I. Mục tiêu:
-Biết được vai trò, vị trí của tin học văn phòng trong đời sống.
-Biết được mục tiêu, nội dung chương trình nghề, các biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường.
-Biết được các thành phần cơ bản của giao diện hệ điều hành Windows.
-Làm việc được trong môi trường windows, phân biệt được các đối tượng và làm chủ các thao tác với chuột.
II. Chuẩn bị;
-Phiếu học tập.
-Tranh windows explorer.
-Chuẩn bị hình ảnh văn phòng xưa và nay.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề tin học văn phòng.
Lớp 11A1:. Lớp 11A2:. Lớp 11A3:. Lớp 11A4:. Tiết 1, 2, 3 Bài 1. LÀM QUEN VỚI NGHỀ TIN HỌC VĂN PHÒNG Bài 2. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ Mục tiêu: -Biết được vai trò, vị trí của tin học văn phòng trong đời sống. -Biết được mục tiêu, nội dung chương trình nghề, các biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. -Biết được các thành phần cơ bản của giao diện hệ điều hành Windows. -Làm việc được trong môi trường windows, phân biệt được các đối tượng và làm chủ các thao tác với chuột. II. Chuẩn bị; -Phiếu học tập. -Tranh windows explorer. -Chuẩn bị hình ảnh văn phòng xưa và nay. III. Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò, vị trí của nghề tin học văn phòng. Hoạt động của GV Hoạt động học sinh Lưu bảng Hãy nêu những ứng dụng của tin học trong đời sống và trong sản xuất? Bổ sung và kết luận về những ứng dụng của tin học. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK và trả lời câu hỏi: Hãy so sánh sự khác nhau giữa văn phòng trước kia và văn phòng ngày nay? Nhận xét và rút ra kết luận. Từ các vấn đề nêu trên GV yêu cầu HS rút ra kết luận về vai trò và vị trí của tin học văn phòng. Yêu cầu HS đọc SGK và đưa ra khái quát mục tiêu. GV khái quát lại. Hãy nêu nội dung chương trình nghề tin học văn phòng mà ta sẽ học? Yêu cầu HS đọc SGK Rút ra kết luận những nhận xét về phương pháp. GV đưa ra kết luận chính. thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. -Đại diện nhóm trả lời. -Nhóm khác bổ sung. Nghiên cứu SGK. Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. Phát biểu Nghiên cứu SGK. Thảo luận và trình bày Trình bày theo yêu cầu của GV Đọc SGK, thảo luận nhóm và nêu ra phương pháp học tập. Đọc SGK và đưa ra kết luận. BÀI 1. LÀM QUEN VỚI NGHỀ TIN HỌC VĂN PHÒNG Giới thiệu: Tin học và ứng dụng của tin học trong đời sống: Tin học được ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tin học với công tác văn phòng: Công tác văn phòng không thể thiếu máy vi tính. Vai trò và vị trí của tin học văn phòng trong sản xuất và đời sống. Công nghệ thông tin đã giúp cho con người vượt qua những khoảng cách về địa lí, thoát khỏi một phần ràng buộc về thời gian và giảm bớt đáng kể chi phí hoạt động của văn phòng. Công việc văn phòng trở nên thú vị hơn, sáng tạo hơn và tất nhiên đem lại hiệu quả cao hơn nhiều. Tin học văn phòng là công cụ không thể thiếu được trong các cơ quan và tổ chức mà còn rất hữu ích ngay cả với công việc của các cá nhân và gia đình. Chưng trình nghề tin học văn phòng. Mục tiêu của chương trình: *Kiến thức: -Các khái niệm căn bản và hệ điều hành Windows. -Chức năng và ứng dụng của phầm mềm WORD và EXCEL. -Kiến thức cơ sở về mạng. *Kỹ năng: -Sử dụng được máy. -Soạn thảo, trình bày và in văn bản. -Lập được bảng tính. Nội dung chương trình: P1. Mở đầu. P2. Hệ điều hành Windows. P3. Hệ soạn thảo văn bản WORD P4. Chương trình bảng tính EXCEL. P5. Mạng cục bộ. P6. Tìm hiểu nghề. Phương pháp học tập nghề. -Tự học, tự khám phá. -Làm việc theo nhóm. -Chuẩn bị trước ở nhà bài thực hành và chuẩn bị cách thực hành. IV. An toàn vệ sinh lao động. Mục đích là để tránh những tai nạn nghề nghiệp trong quá trính lao động. -Ngồi đúng tư thế. -Đặt máy đúng chổ. -An toàn về điện. Hoạt động 2: Ôn lại một số kiến thức cơ bản về hệ điều hành và hệ điều hành Windows. Hệ điều hành là gì? Giới thiệu HĐH của MS> Giới thiệu công ty MS. Có mấy thao tác cơ bản với chuột? Gồm những thao tác nào? Nhớ lại kiến thức đã học, tham khảo SGK, thảo luận và trình bày. Nêu các thao tác cơ bản với chuột. Bài 2. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ SỞ Khái niệm HĐH và HĐH windows: 1. Hệ điều hành là gì? HĐH là một tập hợp có tổ chức các chương trình thành một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính. Là hệ điều hành của công ty Microsoft cới các “cửa sổ”. Thao tác với chuột: -Move. -Click. -Right click. -Double click. -Drag and drop. Hoạt động 3: Tìm hiểu về môi trường Windows. Hãy nêu các thành phần chung cho các cửa sổ? Giải thích chức năng của mỗi thành phần? Nhận xét trả lời của HS Bảng chọn Start nằm ở đâu? Và có chức năng gì? Thanh công việc chứa những gì? Chức năng của nó? Có thể mở được bao nhiêu cửa sổ? Thao tác lệnh có tác dụng trên cửa sổ nào? Nêu các cách để chuyển đổi cửa sổ làm việc? Thảo luận và trả lời câu hỏi của giáo viên. Thảo luận và trả lời câu hỏi của giáo viên. Thảo luận và trả lời câu hỏi của giáo viên. Môi trường Windows: a/ Cửa sổ và bảng chọn: -Các thành phần chung cho các cửa sổ: +Thanh tiêu đề. +Nút điều khiển. +Thanh bảng chọn. +Các thanh công cụ. +Các thanh cuốn. b/ Bảng chọn Start và thanh công việc: -Bảng chọn Start chứa mọi lệnh để bắt đầu làm việc. -Thanh công việc ở đáy màn hình. Mỗi chương trình mở ra có một nút nằm trên thanh công việc. c/ Chuyển đổi cửa sổ làm việc: -Chỉ có một cửa sổ tích cực. -Để chuyển cửa sổ làm việc thực hiện một trong các cách sau: +Nháy vào biểu tượng trên thanh công việc. +Nháy vào một vị trí trên thanh công việc. +Giữ phím Alt và nhấn phím TAB cho đền khi chương trình được chọn. Hoạt động 4: Thực hành Hướng dẫn học sinh thực hành bài 1, 2, 5. Chia nhóm HS. Quan sát và hướng dẫn. HS thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. Sau mỗi 45 phút đổi HS khác trong nhóm thực hành. Tiến trình thực hành: 1/ Bật máy. Đăng nhập Windows. 2/ Ôn lại thao tác chuột: 5 thao tác à Khám phá windows 5/ Mở một cửa sổ bất kỳ và thực hiện các thao tác phóng to thu nhỏ, di chuyển cửa sổ. Hoạt động 5: Tổng kết đánh giá. Nhận xét , đánh giá buổi học. Hướng dẫn học sinh làm bài thực hành 3, 4. Dặn học sinh về nhà đọc bài 3 và chuẩn bị kỉ phần thực hành. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: