Chương III:
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XIV)
Tiết 22. Bài 13:
NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII
I - NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Sau bài học, HS:
- Nắm được nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ và nhà Trần thành lập.
- Việc nhà Trần thành lập đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh thông qua việc sửa đổi pháp luật thời Lý.
2. Kĩ năng: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước, đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước, pháp luật thời Trần.
3. Thái độ: Tự hào về lịch sử dân tộc, về ý thức tự lập, tự cường của ông cha ta.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển:
- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giao tiếp, tư duy, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tự quản.
- Năng lực riêng: Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, so sánh, tái hiện sự kiện, tái hiện hiện tượng lịch sử, nhận xét, xác định mối liên hệ giữa các hiện tượng lịch sử.
Ngày soạn: 30/10/2017 Ngày dạy: 2/11/2017 Chương III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII - XIV) Tiết 22. Bài 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII I - NHÀ TRẦN THÀNH LẬP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Sau bài học, HS: - Nắm được nguyên nhân làm cho nhà Lý sụp đổ và nhà Trần thành lập. - Việc nhà Trần thành lập đã góp phần củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh thông qua việc sửa đổi pháp luật thời Lý. 2. Kĩ năng: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước, đánh giá các thành tựu xây dựng nhà nước, pháp luật thời Trần. 3. Thái độ: Tự hào về lịch sử dân tộc, về ý thức tự lập, tự cường của ông cha ta. 4. Năng lực cần hình thành và phát triển: - Năng lực chung: Tự học, hợp tác, giao tiếp, tư duy, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tự quản. - Năng lực riêng: Vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra, so sánh, tái hiện sự kiện, tái hiện hiện tượng lịch sử, nhận xét, xác định mối liên hệ giữa các hiện tượng lịch sử. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Chuẩn bị của thầy: - Bài soạn, máy tính, máy chiếu, bảng phụ. 2. Chuẩn bị của trò: - SGK, sưu tầm tranh, tài liệu liên quan bài học. - Bút dạ. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) * Câu hỏi: Câu 1: Những sự kiện nào chứng tỏ giáo dục thời Lý bước đầu phát triển ? Câu 2: Dựa vào những bức tranh sau, em hãy nêu tên các công trình tiêu biểu thời Lý ? Qua đó nhận xét về kiến trúc và điêu khắc thời Lý ? * Gợi ý trả lời: Câu 1: Sự kiện chứng tỏ giáo dục thời Lý bước đầu phát triển: + 1070: xây dựng Văn Miếu + Năm 1075: Mở khoa thi đầu tiên + 1076: thành lập Quốc Tử Giám ® trường ĐH đầu tiên ở VN. ® Chủ yếu học chữ Hán và chữ Nho. Câu 2: * Hình 1: Chùa Một Cột Hình 2: Hình rồng thời Lý Hình 3: Tượng Phật A-di-đà * Nhận xét: Các công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo, có quy mô lớn, trình độ điêu khắc tinh vi, tinh tế. 3. Bài mới: (33 phút) * Giới thiệu bài mới: (1 phút) Nhà Lý khi mới thành lập, vua quan rất chăm lo đến việc phát triển đất nước, chăm lo đời sống của nhân dân. Vì vậy, nhân dân hăng hái tăng gia sản xuất và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. Bước sang giai đoạn cuối thế kỉ XII, tình hình nhà Lý có nhiều biến đổi. Sự biến đổi đó là ntn ? Chúng ta cùng vào tìm hiểu nội dung tiết học hôm nay. * Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC * Hoạt động 1: - Hướng dẫn HS tìm hiểu sự sụp đổ của nhà Lý - Thời gian: 9 phút GV: Ở chương II các em đã được tìm hiểu về nhà Lý. Em hãy điểm lại những nét chính của Đại Việt thời Lý ? ? Nhà Lý thành lập khi nào ? HS: Nhà Lý thành lập 1009 ? Cuối thế kỷ XII, tình hình nhà Lý ra sao ? HS: Ngày càng suy yếu GV: Nhà Lý thành lập 1009 trải qua 9 đời vua, đến đời vua thứ 8 bị suy yếu trầm trọng. ? Vì sao nhà Lý suy yếu ? HS: Hs đọc phần chữ nhỏ Sgk - Chính quyền không chăm lo đến đời sống của nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa. - Lụt lội, hạn hán, mất mùa, dân chúng rất cực khổ. - Dân nghèo nổi dậy đấu tranh. GV: Đời vua thứ 8 Lý Huệ Tông chỉ sinh được con gái, vua mắc bệnh cuồng lên phải nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Lợi dụng tình hình đó, các quan trong triều tranh chấp quyền hành, quan lại bên dưới quấy nhiễu bóc lột ND, không chăm lo sản xuất. ? Việc làm trên của vua quan nhà Lý đã dẫn đến hậu quả gì ? HS: Nhân dân nổi dậy đấu tranh. GV: “Bấy giờ nhà vua vẫn cứ tiến hành mọi việc thổ mộc không ngừng, nghe nói ngoài kinh thành có giặc cướp, cũng giả vờ làm ngơ để bưng bít đi, chỉ ham thích của cải. Các bầy tôi (quan lại) đều bắt chước, tranh nhau bán quan buôn ngục, ngoài ra không còn nghĩ đến việc gì”. (Khâm định Việt sử thông giám cương mục) ? Thái độ của các thế lực địa phương như thế nào ? HS: 1 số thế lực ở các ĐP đánh giết lẫn nhau chống triều đình, 1 số nước phía nam đem quân cướp phá. ? Như vậy đến thời điểm này, nhà Lý đã gặp những khó khăn gì ? Quan tham lam vơ vét ND. ND nổi loạn Đế quốc Nguyên - Mông lăm le bờ cõi. ? Trước phong trào đấu tranh của dân nghèo và các thế lực địa phương, nhà Lý đã làm gì ? HS: Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần chống lại các lực lượng nổi loạn. ? Nhân cơ hội này họ Trần đã làm gì ? HS: Nhân cơ hội đó, nhà Trần buộc Lý Chiêu Hoàng phải nhường ngôi cho Trần Cảnh vào tháng 12, năm Ất Dậu (đầu năm 1226) (Trần Cảnh (tức là Trần Thái Tông) là chồng của Lý Chiêu Hoàng). - GV yêu cầu 1 HS Đọc lời chiếu của vua Lý Chiêu Hoàng trong lễ nhường ngôi cho Trần Cảnh. GV: Trong ngày lễ lên ngôi của Trần Cảnh, tổng chỉ huy Trần Thủ Độ nhấn mạnh: “Hiện nay, giặc cướp đều nổi, họa loạn mỗi ngày một tăngnhà Lý suy yếu, thế nước nghiêng đổ, nguy ngập nên chúa Chiêu Hoàng không thể gánh vác nổi mới ủy thác cho chồng”. ? Qua câu nói của Trần Thủ Độ, em thấy việc nhà Trần thành lập là cần thiết trong hoàn cảnh lúc bấy giờ không ? Em có nhận xét gì về sự thành lập nhà Trần ? HS: Việc nhà Trần thành lập là cần thiết và hợp quy luật. GV chuyển ý: Sau khi thành lập, nhà Trần đã có những biện pháp gì để củng cố chế độ phong kiến tập quyền ? Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2 của tiết học hôm nay. 1. Nhà Lý sụp đổ - Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu. Biểu hiện: + Quan lại: ăn chơi sa đọa, không chăm lo đời sống nhân dân. + Kinh tế: khủng hoảng, mất mùa + Đời sống nhân dân: cực khổ ® ly tán ® nổi dậy đấu tranh. ® Phong kiến nổi dậy. - 12. 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh ® Nhà Trần thành lập. - Năng lực tái hiện sự kiện - Năng lực tái hiện hiện tượng lịch sử - Năng lực tư duy - Năng lực xác định mối liên hệ giữa các hiện tượng lịch sử - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực nhận xét * Hoạt động 2: - Hướng dẫn HS tìm hiểu sự sụp đổ của nhà Lý - Thời gian: 14 phút - GV chiếu lược đồ lãnh thổ Đại Việt thế kỉ XIII. ® HS quan sát, theo dõi. ? Sau khi lên nắm chính quyền, nhà Trần đã làm gì ? HS: Dẹp yên rối loạn, xây dựng lại bộ máy nhà nước. ? Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức ntn ? HS: Bộ máy chính quyền nhà Trần được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp: - Triều đình. - Các đơn vị hành chính trung gian lộ, phủ, huyện, châu. - Cấp hành chính cơ sở là xã. GV: Giải thích “chế độ quân chủ trung ương tập quyền”. ? Chế độ vua thời nhà Trần như thế nào ? HS: Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng. Các vua thường nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng với vua (con) quản lí đất nước. ? Vì sao nhà Trần thực hiện chế độ này ? HS: Tránh được việc tranh giành ngôi vua như triều đại trước đó và bản thân vị Hoàng đế sẽ tiếp xúc và làm quen việc cai trị cho đến khi trưởng thành. ? Hệ thống quan lại của nhà Trần như thế nào ? HS: - Các chức đại thần văn, võ phần lớn do người họ Trần nắm giữ. - Bên dưới giống nhà Lý. - Đặt thêm một số cơ quan như Quốc sử viện (viết sử), Thái y viện (chữa bệnh trong cung vua). - Một số chức quan như Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ ? Nhà Trần có những quy định, chế độ như thế nào đối với quan lại và quý tộc Trần ? HS: - Quy định cụ thể thời gian xem xét việc thưởng, phạt quan lại. - Phong vương hầu, ban thái ấp cho quý tộc họ Trần. - Quan lại được hưởng bổng lộc. ? Đơn vị hành chính địa phương tổ chức như thế nào ? HS: - Cả nước chia thành 12 lộ, đứng đầu là chánh, phó, An phủ sứ. - Dưới lộ là phủ, đứng đầu là tri phủ. - Dưới phủ là huyện, châu, đứng đầu là tri châu, tri huyện. - Dưới cùng là xã, do quan xã đứng đầu. - Gv sử dụng bảng phụ vẽ sơ đồ. ? Em có nhận xét gì về tổ chức hệ thống quan lại thời Trần ? ? HS: => Tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị hành chính được hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn. GV: Thảo luận nhóm (2 phút) ? So với bộ máy nhà nước thời Lý, thời Trần có gì giống và khác ? Nhận xét ? HS: Thảo luận và trình bày - Giống: Bộ máy quan lại. - Khác: + Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng. + Các quan đại thần phần lớn do họ Trần nắm giữ. + Đặt thêm các cơ quan, chức quan để trông coi sản xuất. + Cả nước chia làm 12 lộ. * Nhận xét: Bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ, chế độ tập quyền củng cố hơn thời Lý. GV chuyển ý: Sau khi thành lập, nhà Trần rất quan tâm tới tình hình chính trị, cụ thể là đã có những biện pháp củng cố chế độ phong kiến tập quyền ? Bộ máy nhà nước ngày càng quy củ, chặt chẽ hơn. Còn về pháp luật thì sao ? Nhà Trần đã làm gì để củng cố hệ thống pháp luật. Chúng ta cùng tìm hiểu phần cuối của tiết học hôm nay. 2. Nhà Trần củng cố chế độ phong kiến tập quyền - Bộ máy quan lại được tổ chức theo chế độ quân chủ TW tập quyền, gồm 3 cấp: + Triều đình + Các đơn vị hành chính trung gian + Cấp hành chính cơ sở là xã. - Đặt thêm một số cơ quan và chức quan. - Cả nước chia thành 12 lộ. SƠ ĐỒ BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THỜI TRẦN ® Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn. ® Chế độ tập quyền được củng cố hơn. - Năng lực tái hiện hiện tượng lịch sử - Năng lực: hợp tác, giao tiếp, tư duy, nhận xét, so sánh, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tự quản * Hoạt động 3: - Hướng dẫn HS tìm hiểu pháp luật thời Trần. - Thời gian: 9 phút ? Để củng cố hệ thống pháp luật, nhà Trần đã làm gì ? HS: ? Em hãy so sánh Hình Luật thời Trần với bộ Hình Thư thời Lý ? HS: Bộ “Quốc triều hình luật” thời Trần cũng giống như bộ Hình Thư thời Lý nhưng được bổ sung thêm: + Pháp luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản + Quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất. ? Để xét xử kiện cáo, nhà Trần đã làm gì ? HS: - GV nói thêm: Vua Trần còn để chuông lớn trước cửa điện Long Trì cho nhân dân gõ khi cần. Những lúc vua đi thăm các địa phương, nhân dân có thể đón rước, thậm chí xin vua dừng lại xem 1 vụ kiện oan -> Mối quan hệ giữa vua và nhân dân tuy có sự cách biệt, nhưng chưa sâu sắc. ? Luật “Hình thư” thời Lý và “Quốc triều hình luật” thời Trần có gì giống và khác nhau ? Nhận xét về pháp luật thời Trần ? HS: - Giống: quy định chặt chẽ, bảo vệ nhà vua, cung điện, xem trọng bảo vệ của công và tài sản nhân dân, nghiêm cấm mổ, trộm trâu bò, những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc. - Khác: + Bộ Quốc triều hình Luật được bổ sung thêm xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định mua bán ruộng đất. + Đặt cơ quan Thẩm hình viện để xét xử việc kiện cáo. - Liên hệ tình hình chính trị, pháp luật hiện nay của nước ta. 3. Pháp luật thời Trần - Ban hành bộ luật mới: “Quốc triều hình luật”. - Đặt cơ quan Thẩm hình viện ® xét xử việc kiện cáo. => Pháp luật được tăng cường và hoàn thiện hơn. - Năng lực tái hiện Hiện tượng lịch sử - Năng lực so sánh - Năng lực giải quyết vấn đề Vận dụng kiến thức lịch sử giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra 4. Củng cố: (5 phút) Hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. * Câu hỏi: Câu 1: Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh vào: a. 1224 b. 1225 c. 1226 d. 1227 Câu 2: Một chế độ đặc biệt có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ nào? a. Chế độ Thái Thượng Hoàng b. Chế độ lập Thái tử sớm c. Chế độ nhiều Hoàng hậu d. Chế độ Nhiếp chính vương. Câu 3: Nhà Trần ban hành bộ luật gì? a. Bộ Hình Thư b. Luật Hồng Đức c. Luật Gia Long d. Quốc triều hình luật * Trả lời: Câu 1: c. 1226; Câu 2: a. Chế độ Thái Thượng Hoàng; Câu 3: d. Quốc triều hình luật. - TLCH: ? Tưởng nhớ tới công lao của các vị anh hùng đã có công với nước, nhân dân ta đã làm gì ? 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút) - Trả lời câu hỏi 1,2,3 sách giáo khoa cuối mục I. - Tìm hiểu trước mục II - Nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế.
Tài liệu đính kèm: