Giáo án môn Lịch sử 6 - Bài 14: Nước Âu Lạc

Tiết 15 - Bài 14:

NƯỚC ÂU LẠC

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

HS nắm được: Tinh thần yêu nước, quyết tâm đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay buổi đầu dựng nước. Hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước thời An Dương Vương.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận xét, so sánh, rút ra bài học lịch sử và sử dụng đồ dùng trực quan.

3. Thái độ:

GD tình cảm, tinh thần yêu mến quê hương đất nước, tinh thần cộng đồng luôn nhớ về cội nguồn.

4. Năng lực cần hình thành và phát triển:

- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, tư duy, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí, giải quyết vấn đề.

- Năng lực riêng: nhận xét; so sánh; phát biểu suy nghĩ; tái hiện lịch sử, quan sát và sử dụng tranh ảnh, xác định mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên:

- Bài soạn.

- Lược đồ cuộc kháng chiến và bộ máy nhà nước.

 

doc 13 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 6 - Bài 14: Nước Âu Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2017 
Ngày dạy: 30/11/2017 – Lớp 6A
Tiết 15 - Bài 14:
NƯỚC ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
HS nắm được: Tinh thần yêu nước, quyết tâm đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay buổi đầu dựng nước. Hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước thời An Dương Vương.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận xét, so sánh, rút ra bài học lịch sử và sử dụng đồ dùng trực quan.
3. Thái độ: 
GD tình cảm, tinh thần yêu mến quê hương đất nước, tinh thần cộng đồng luôn nhớ về cội nguồn.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển: 
- Năng lực chung: Tự học, hợp tác, tư duy, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự quản lí, giải quyết vấn đề.
- Năng lực riêng: nhận xét; so sánh; phát biểu suy nghĩ; tái hiện lịch sử, quan sát và sử dụng tranh ảnh, xác định mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: 
- Bài soạn. 
- Lược đồ cuộc kháng chiến và bộ máy nhà nước.
2. Học sinh:
- SGK, vở BT, đọc và tìm hiểu trước bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) 
Câu hỏi:
? Nêu những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ? Kể một số phong tục, tập quán của cư dân Văn Lang ngày nay vẫn được giữ gìn ?
Gợi ý trả lời:
* Những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang 
- Về ở: Nhà sàn mái cong làm bằng tre gỗ nứa.
- Về ăn: Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt cá.
- Về mặc: Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất.Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực.
- Đi lại: chủ yếu là bằng thuyền.
*Một số phong tục, tập quán của cư dân Văn Lang ngày nay vẫn được giữ gìn: 
- Làm bánh chưng, bánh giầy, ăn trầu cau
- Thờ cúng tổ tiên, các lực lượng tự nhiên núi sông đất nước.
3. Bài mới: (33 phút)
*Giới thiệu bài mới: (1 phút)
Nhà nước Văn Lang ở thế kỷ III TCN, cuộc sống của nhân dân không còn yên bình như trước. Vua Hùng thứ 18 không chú ý đến xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở phương Bắc nhà Tần mở rộng bờ cõi xuống phía Nam, đưa đến sự ra đời của nhà nước mới. Nhà nước mới ra đời như thế nào ? Chúng ta hãy cùng vào tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay để làm sáng tỏ vấn đề này.
Tiết 15 - Bài 14.
NƯỚC ÂU LẠC
*Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
PTNL
* Hoạt động 1: 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần.
- Thời gian: 12 phút. 
- GV Chiếu lược đồ.
? Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào ? 
HS: Thế kỉ VII TCN
- GV chiếu lược đồ:
? Yêu cầu HS xác định vị trí nước Văn Lang trên bản đồ ?
HS:
? Nguyên nhân nào nhà Tần xâm lược nước ta ?
HS:
? Biểu hiện của khó khăn đó ?
HSTL:
“Vì Vua không lo sửa sang võ bị, chỉ ham ăn uống vui chơi. Lụt lội xảy ra, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn”
? Giữa lúc đó ở phương Bắc có biến cố gì xảy ra ?
HS:
? Qua ti vi, truyện kể, em biết gì về nước Tần ?
( nằm ở đâu ? Là nước ntn ?)
HS: 
- Phía Bắc Văn Lang. 
- GV: ở phía Bắc Văn Lang tức là phía Nam Trung Quốc - vùng Quảng Đông, Quảng Tây hiện nay.
GV: Nhà Tần là một quốc gia rất lớn mạnh.
- GV chiếu lược đồ: Nhà Tần đánh chiếm các nước và thống nhất Trung Quốc.
-> HS quan sát.
- GV giới thiệu với HS: Lược đồ nhà Tần thống nhất Trung Nguyên.
-> HS chú ý đọc chú giải, mũi tên màu nâu nhạt thể hiện hướng tấn công của nhà Tần.
- GV tiếp tục chiếu lược đồ: Nhà Tần đánh chiếm các nước và thống nhất Trung Nguyên.
-> GV chỉ trên lược đồ cho HS thấy sự lớn mạnh của nhà Tần.
GV: Năm 221 TCN, nhà Tần hoàn thành quá trình xâm lược => thống nhất Trung Nguyên.
- Theo dõi phần thông tin mục 1 SGK, cho biết:
? Sau khi thống nhất Trung Nguyên, nhà Tần có âm mưu và hành động gì tiếp theo ? Mục đích?
HS:
GV: Không chỉ dừng lại ở đây, nhà Tần lại còn mang dã tâm lớn hơn nữa, đó là tiếp tục bành trướng xuống phía Nam.
? Em hãy trình bày những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Tần trên lược đồ ? Kết quả ?
- GV chiếu Lược đồ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần.
-> HS quan sát:
-> GV hướng dẫn HS cách trình bày diễn biến trên lược đồ.
-> GV trình bày 1 lần trên lược đồ.
-> Gọi 1 HS lên trình bày lại.
- HS quan sát Lược đồ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần, cho biết:
? Trong cuộc tiến quân xâm lược phương Nam từ năm 218 – 214 TCN, nhà Tần đã chiếm được những nơi nào ?
HS:
- GV dùng lược đồ mô tả cuộc kháng chiến.
Chúng chiếm vùng Bắc Văn Lang, địa bàn cư trú của người Lạc Việt và Tây Âu sinh sống.
GV: Bộ lạc Tây Âu và Lạc việt sinh sống ở phía Nam Trung quốc (vùng Quảng Đông, Quảng Tây hiện nay).
? Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần, ai là người trực tiếp đương đầu với quân xâm lược ?
HS: 
 Người Tây Âu và Lạc Việt.
? Người Tây Âu và người Lạc Việt có quan hệ với nhau ntn ? 
HS: Quan hệ gần gũi, anh em từ lâu đời.
? Khi quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang người Tây Âu và Lạc Việt đã làm gì ?
HS:
 Họ đã đứng lên kháng chiến.
? Trong giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt đã gặp những khó khăn gì ?
HS: Quân địch quá mạnh, hung bạo.
? Khi thủ lĩnh của người Tây Âu bị giết, nhân dân Tây Âu, Lạc việt có thái độ như thế nào?
HS: Không chịu đầu hàng, tiếp tục kháng chiến.
? Để tiếp tục chiến đấu, họ đã làm gì ?
HS: Họ đã bầu người kiệt tuấn lên làm tướng.
 ? Các em có biết vị tướng đó là ai không ?
HS:
? Thục Phán là người ntn ? 
HS: Kiệt tuấn - tài giỏi, thủ lĩnh của người Lạc Việt.
GV: Trước đây, một số người cho rằng Thục Phán là người Trung Quốc, gần đây giới sử học đã có đầy đủ cứ liệu để khẳng định Thục Phán là người nước ta.
? So sánh lực lượng giữa ta và địch em thấy thế nào ?
HS :
 + Địch: đông, thế mạnh.
 + Ta: ít, yếu.
? Cách đánh của người Tây Âu và người Lạc Việt như thế nào ?
HS: Ban ngày thì im hơi lặng tiếng, đến đêm thì bất thần xông ra đánh địch, làm cho quân địch tiến không được, thoát không xong.
? Nhận xét cách đánh của người Tây Âu và Lạc Việt ?
HS:
 Thông minh, sáng tạo, đầy mưu trí.
? Thế và lực của giặc trước và sau khi đánh như thế nào ?
HS:
(+ Trước: hung hăng.
 + Sau: hoang mang, hoảng sợ).
? Kết quả cuộc kháng chiến chống quân xâm lược)Tần như thế nào ?
HS: sau 6 năm, người Việt đại phá quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ Thư -> kháng chiến thắng lợi vẻ vang.
*HS HOẠT ĐỘNG NHÓM
? Vì sao quân Tần mạnh, nhưng nhân dân Tây Âu và Lạc Việt vẫn đánh bại cuộc xâm lược của nhà Tần? 
(Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến)
-> HS thảo luận nhóm theo bàn trong thời gian 2 phút.
-> GV mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
=> GV kết luận, chuẩn kiến thức. 
+ Nhờ tinh thần đoàn kết, anh dũng chống giặc của người Tây Âu và Lạc Việt.
+ Có lối đánh sáng tạo “Ngày ở ẩn, đêm ra đánh”, giặc gặp khó khăn thì phản công.
+ Tài lãnh đạo của Thục Phán, biết dựa vào địa thế rừng núi để đánh du kích.
 + Quân Tần mất hết ý chí.
* Ý nghĩa lịch sử:
 Đây là chiến thắng đầu tiên của cả dân tộc chống lại phong kiến phương Bắc bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền dân tộc
* Bài học kinh nghiệm:
- Khi giặc mạnh thì biết lẩn trốn vào rừng núi và chọn thời cơ vào ban đêm để tập hợp mọi lực lượng bất ngờ tấn công để tiêu hao dần lực lượng của địch - Đây là cách đánh du kích đầu tiên.Là bài học kinh nghiệm lớn nhất cho các cuộc kháng chiến sau này.
? Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu – Lạc Việt ?
HS:
 Chiến đấu kiên cường, bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền DT.
- GVKL: Nhà nước Văn Lang mất ổn định, quân Tần xâm lược nước ta, nhân dân Tây Âu và Lạc Việt chiến đấu dũng cảm bảo vệ lãnh thổ. 
GV chuyển ý: 
 Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần kết thúc thắng lợi đã đưa tới một sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng, đó là sự kiện gì ? Chúng ta hãy cùng chuyển sang tìm hiểu tiếp phần 2.
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào ?
* Nguyên nhân: 
- Cuối thế kỉ III TCN, nước Văn Lang gặp nhiều khó khăn.
- Nhà Tần mở rộng lãnh thổ.
* Diễn biến: 
- Năm 218 TCN, quân Tần đánh xuống phía Nam (vùng Quảng Đông, Quảng Tây –Trung Quốc) => mở rộng bờ cõi. 
- Sau 4 năm chinh chiến (214 TCN), quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang.
- Kháng chiến bùng nổ -> Thủ lĩnh Tây Âu bị giết -> Tôn Thục Phán lên làm tướng -> chỉ huy người Tây Âu - Lạc Việt chiến đấu kiên cường: Ban ngày ở yên trong rừng, đêm đến bất ngờ ra đánh quân Tần
* Kết quả: sau 6 năm (Năm 208 TCN), người Việt đánh tan quân Tần, kháng chiến thắng lợi vẻ vang.
* Ý nghĩa lịch sử: bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền dân tộc
- Năng lực tái hiện lịch sử
- Năng lực sử dụng lược đồ, NL tự học
- Năng lực tự học
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng lược đồ
- Năng lực tự học
- Năng lực tự học
- Năng lực tư duy, NL giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tự học
- Năng lực so sánh, NL tư duy, NL giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực tư duy, NL nhận xét, NL giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực hợp tác, NL giao tiếp, NL tư duy, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tự quản
- Năng lực phát biểu suy nghĩ
* Hoạt động 2: 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu sự ra đời của nước Âu Lạc.
- Thời gian: 11 phút.
? Sau khi phá tan quân Tần, Thục Phán đã làm gì ?
HS:
? Vì sao vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán ?
HS: 
+ Giữa lúc đó Hùng Vương chỉ ham ăn uống vui chơi, không chịu sửa sang võ bị.
+ Thục Phán là người tài giỏi, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần.
- GV Chiếu lược đồ.
-> HS quan sát, cho biết:
? Vì sao Thục Phán đặt tên nước là Âu 
Lạc ?
HS: 
 Âu Lạc là sự kết hợp giữa 2 tộc người Tây Âu và Lạc Việt thành Âu Lạc. 
=> Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc chính là sự thể hiện tinh thần hợp nhất dân tộc.
GV: Do nhu cầu của cuộc kháng chiến chống Tần, hai bộ lạc này đã hợp nhất với nhau để bảo vệ lãnh thổ.
GV: Đây là điều tất yếu vì Nhà nước không còn chăm lo tới đời sống của nhân dân, không lo tổ chức kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
? Sau khi lên ngôi, Thục Phán đã làm gì ?
HS:
 ? An Dương Vương cho đóng đô ở đâu ?
HS:
- GV chiếu lược đồ vị trí Phong Khê (Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội).
? Tại sao An Dương Vương lại đóng đô ở Phong Khê ?
HS: 
GV chiếu lược đồ.
Là trung tâm đất nước, cư dân đông đúc, gần các con sông lớn, thuận lợi đi lại.
Là vùng đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, vừa gần sông Hồng lại có sông Hoàng chảy quagiao thông thuận tiện.
GV: Vùng đất Phong Khê (Cổ Loa) có sông Hoàng chảy qua. Sông Hoàng nhỏ nhưng là đường nối giữa sông Hồng và sông Cầu, đây là đầu mối giao thông đường thủy của nước ta lúc đó.
Nếu có chiến sự thì từ sông Hoàng ra sông Hồng, ngược sông Lô, sông Đà có thể lên Tây Bắc. Hoặc từ sông Hoàng, ra sông Hồng xuôi sông Đáy có thể xuống đồng bằng và ra biển. Từ sông Hoàng, ra sông Hồng, tiến đến sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam có thể lên Đông Bắc.
 ? Bộ máy nhà nước được An Dương Vương tổ chức lại như thế nào ?
HS:
- GV chiếu sơ đồ bộ máy nhà nước thời Hùng Vương.
- HS vẽ sơ đồ nhà nước Âu Lạc.
? Nhận xét về bộ máy Nhà nước Âu Lạc so với Nhà nước Văn Lang ? 
HS:
THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI 
Qua 2 sơ đồ và kiến thức đã học em hãy so sánh để tìm ra điểm tiến bộ của tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời Hùng Vương ?
-> HS thảo luận nhóm đôi theo bàn trong thời gian 2 phút.
-> GV mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
=> GV kết luận, chuẩn kiến thức.
Điểm tiến bộ:
- Nhà nước thời An Dương Vương: quyền hành của nhà nước đã cao hơn và chặt chẽ hơn.
- Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
- Lãnh thổ được mở rộng, sau khi hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt
- Có quân đội hùng mạnh, thành Cổ Loa kiên cố và vũ khí tốt.
- Đóng đô ở Phong Khê là trung tâm của đất nước.
- GV: Tuy sơ đồ bộ máy nhà nước Âu Lạc không có gì khác trước, song quyền lực nhà vua cao hơn trước.
? Dựa vào sơ đồ, hãy cho biết các chức danh chủ chốt trong bộ máy nhà nước CHXHCNVN hiện nay ?
HS: 
* Các chức danh chủ chốt trong bộ máy nhà nước CHXHCNVN hiện nay:
- Tổng bí thư: Nguyễn Phú Trọng; 
- Thủ tướng chính phủ: Nguyễn Xuân Phúc
- Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Chủ tịch nước: Trần Đại Quang; 
- Phó Chủ tịch nước: Đặng Thị Ngọc Thịnh.
- GVKL: Nhà nước Âu Lạc ra đời, đất nước có những thay đổi: Vua, địa điểm đóng đôBộ máy nhà nước không thay đổi, song uy quyền nhà vua lớn hơn nhiều.
GV chuyển ý:
 Sau khi Nhà nước Âu lạc ra đời, ngoài những thay đổi trên, đất nước còn có thay đổi nào khác ? Những thay đổi cụ thể đó diễn ra như thế nào ? Chúng ta hãy cùng chuyển sang tìm hiểu tiếp phần 3.
2. Nước Âu Lạc ra đời
* Hoàn cảnh ra đời: 
- Năm 207 TCN, Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình và hợp nhất 2 vùng đất Tây Âu - Lạc Việt, lập ra nước Âu Lạc.
- Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở Phong Khê (Đông Anh – Hà Nội).
* Bộ máy nhà nước:
-> Giống thời Văn Lang.
-> An Dương Vương có quyền lực cao hơn Vua Hùng lúc trước.
- Năng lực tái hiện lịch sử
- Năng lực tư duy
- Năng lực tư duy, NL tự học
- Năng lực tái hiện hiện tượng lịch sử
- Năng lực tư duy, NL giao tiếp, NL sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực vẽ sơ đồ, NL nhận xét
- Năng lực hợp tác, NL giao tiếp, NL tư duy, NL sử dụng ngôn ngữ, NL tự quản
* Hoạt động 3: 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu những thay đổi của đất nước thời Âu Lạc.
- Thời gian: 9 phút.
? Từ khi nước Văn Lang thành lập đến trước khi nước Âu Lạc ra đời trải qua bao nhiêu thế kỷ ? 
HS:
 Thời gian: Hơn 4 thế kỷ
GV: Trong suốt thời gian hơn 4 thế kỉ, đất nước ta có rất nhiều thay đổi.
? Những thay đổi đó biểu hiện ở những lĩnh vực nào ?
HS: Kinh tế và xã hội.
- GV chiếu hình ảnh,
-> HS quan sát, cho biết:
? Trong kinh tế có những những chuyển biến nào ?
HS:
* Nông nghiệp: (phát triển)
+ Công cụ bằng đồng được dùng phổ biến. 
+ Trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển.
- GV chiếu hình ảnh: 
+ Hình 31: Mũi giáo đồng Đông Sơn
+ Hình 33: Lưỡi cày đồng
+ Hình 40: Mũi tên đồng Cổ Loa.
+ Hình 39: Lưỡi cày đồng Cổ Loa.
* Thủ công nghiệp: (tiến bộ)
+ Có nhiều tiến bộ: đồ gốm, dệt, làm đồ trang sức.
+ Nghề luyện kim, xây dựng đặc biệt phát triển.
- GV chiếu hình 31, 33, 39, 40.
- HS quan sát Hình 31, 33, 39, 40, hãy:
? So sánh sự khác nhau giữa công cụ đồng Đông Sơn với công cụ đồng Cổ Loa ?
HS:
 Hình 39, 40 tiến bộ hơn, kỹ thuật cao hơn - Đồng.
? Nhận xét về sản xuất nông nhiệp và thủ công nghiệp ?
HS:
+ Nông nghiệp: Phát triển hơn.
+ Thủ công nghiệp: Các ngành đều phát triển hơn trước: cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất ngày càng nhiều.
? Theo em, tại sao có sự tiến bộ này ?
HS: Do tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và tinh thần cầu tiến của nhân dân ta
 Nguyên nhân: Kinh nghiệm SX nhiều năm; nhu cầu xây dựng dinh thự; quân đội hùng mạnh; nhu cầu chống giặc ngoại xâm => Đó là tinh thần vươn lên và thành quả của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
? Bên cạnh sự tiến bộ trong kinh tế, đời sống dân cư, xã hội thời Âu Lạc có sự biến đổi như thế nào ?
HS:
? Khi sản phẩm xã hội tăng, của cải dư thừa nhiều, xã hội xuất hiện hiện tượng gì ?
HS: XH có sự phân biệt giàu nghèo 
=> Mâu thuẫn giai cấp xuất hiện.
3. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi ?
a. Kinh tế:
- Nông nghiệp phát triển.
- Các nghề thủ công có kĩ thuật cao.
b. Xã hội:
- Dân số tăng.
- Sự phân biệt giữa các tầng lớp sâu sắc hơn. 
- Mâu thuẫn giai cấp xuất hiện.
- Năng lực tính toán
- Năng lực tư duy, NL tự học
- Năng lực sử dụng tranh ảnh
- Năng lực so sánh, NL nhận xét
- Năng lực tư duy
- Năng lực tự học
- Năng lực xác định mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử
4. Củng cố: (5 phút)
GV sơ kết nội dung bài học: 
- Nước Âu Lạc ra đời là bước tiếp nối của nước Văn Lang, chưa được xem là một thời kì lịch sử mới trong Lịch sử nước ta. Tổ chức xã hội không mới nhưng có những thay đổi trong sản xuất và quan hệ xã hội.
- Nước Âu Lạc ra đời, đất nước ta có những chuyển biến rõ rệt do sự phát triển kinh tế kỹ thuật, tinh thần vươn lên của dân tộc ta.
- Bài học hôm nay chúng ta cần nắm được mấy nội dung chính ? Đó là những nội dung nào ?
-> GV hệ thống lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Cho HS chơi trò chơi giải ô chữ.
 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút) HS về nhà:
- Làm bài tập vở bài tập.
- Học bài cũ.
- Tìm hiểu và nghiên cứu trước bài 15: “Nước Âu Lạc ” (tiếp theo) giờ sau học, trả lời các câu hỏi cuối bài trong SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 14 Nuoc Au Lac_12267597.doc