Chương III:
THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
Tiết 20. Bài 17:
CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (năm 40)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Trình bày được một số nét khái quát tình hình Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến hết thế kỉ I: Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta (xoá tên nước ta, đồng hoá và bóc lột tàn bạo dân ta). Ách thống trị tàn bạo của thế lực phong kiến đối với nước ta là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra được sự ủng hộ của nhân dân đã nhanh chóng thành công. Ách thống trị của phong kiến phương Bắc bị lật đổ, đất nước ta giành được độc lập.
2. Kĩ năng:
- Biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu thông tin, khai thác thông tin kênh hình, kĩ năng sử dụng lược đồ, kĩ năng làm việc nhóm, tham gia các hoạt động trong bài học, rèn luyện tư duy so sánh, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
3. Thái độ:
- Có thái độ khách quan trong việc đánh giá những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta.
- Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc. Lòng biết ơn, khâm phục, tự hào về chí khí, hành động yêu nước của tổ tiên, nhận thức được vai trò, công lao của Hai Bà Trưng, qua đó tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
: Chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc đối với nước ta (xoá tên nước ta, đồng hoá và bóc lột tàn bạo dân ta). Ách thống trị tàn bạo của thế lực phong kiến đối với nước ta là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả. - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra được sự ủng hộ của nhân dân đã nhanh chóng thành công. Ách thống trị của phong kiến phương Bắc bị lật đổ, đất nước ta giành được độc lập. 2. Kĩ năng: - Biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử. - Rèn luyện các kĩ năng đọc hiểu thông tin, khai thác thông tin kênh hình, kĩ năng sử dụng lược đồ, kĩ năng làm việc nhóm, tham gia các hoạt động trong bài học, rèn luyện tư duy so sánh, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử. 3. Thái độ: - Có thái độ khách quan trong việc đánh giá những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. - Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc. Lòng biết ơn, khâm phục, tự hào về chí khí, hành động yêu nước của tổ tiên, nhận thức được vai trò, công lao của Hai Bà Trưng, qua đó tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam. 4. Năng lực cần hình thành và phát triển: - Năng lực chung: Tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, tự quản lý, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực riêng: nhận xét; tái hiện hiện tượng lịch sử, thực hành với đồ dùng trực quan, xác định mối liên hệ giữa các hiện tượng lịch sử, xác định tác động giữa các hiện tượng lịch sử II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Giáo viên: - Bài soạn trên phần mềm Power Point, bài soạn trên Word. - SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng Lịch sử 6. - Máy tính, máy chiếu, video, phiếu học tập, 2. Học sinh: - Đọc và tìm hiểu kĩ trước bài ở nhà. - Vở ghi, SGK, Vở bài tập Lịch sử 6, đồ dùng học tập. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) - Giới thiệu đại biểu. - Kiểm tra sĩ số: 2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) GV gọi 1 HS lên bảng trả lời. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC - GV chiếu câu hỏi Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu trong thời gian nào ? Vì sao An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà ? Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì ? GV nhận xét, cho điểm - Hs theo dõi, trả lời * Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu vào thời gian: Năm 179 TCN * Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà: - Do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù. - Nội bộ không còn thống nhất để cùng nhau chống giặc. * Bài học kinh nghiệm: - Đề cao cảnh giác - Phải đoàn kết trong nội bộ. - Trọng dụng người hiền tài. - Năng lực tự học 3. Bài mới: (33 phút) *Giới thiệu bài mới: (1 phút) Do chủ quan, thiếu phòng bị, An Dương Vương đã mắc mưu Triệu Đà nên để “cơ đồ đắm biển sâu”, đất nước rơi vào thời kì đen tối kéo dài hơn 1000 năm. Cũng chính vì lí do đó mà trong suốt thời gian từ thế kỉ I đến thế kỉ X nhân dân ta đã không ngừng đứng lên đấu tranh chống chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại phong kiến phương Bắc, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc và giành lại quyền độc lập, tự chủ cho đất nước. Một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu mở đầu cho phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. Cuộc khởi nghĩa này diễn ra như thế nào ? Kết quả ra sao ? Đất nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay ? Để hiểu rõ về những vấn đề này, cô mời các em chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay. Chương III: THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Tiết 20. Bài 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (năm 40) *Dạy bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Hoạt động 1: - Hướng dẫn HS tìm hiểu những đổi thay của nhà nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I. - Thời gian: 12 phút. - Theo dõi thông tin SGK, hãy cho biết: ? Sau thất bại của An Dương Vương, nước ta rơi vào tình trạng nào ? ? Để cai trị Âu Lạc, Triệu Đà đã làm gì ? - GV trình chiếu lược đồ Âu Lạc từ thế kỉ I - thế kỉ III, xác định vị trí 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. GV mở rộng: Năm 111 TCN, nhà Hán đem quân tấn công Nam Việt, nhà Triệu chống cự không nổi và bị tiêu diệt, đất đai Âu Lạc chuyển sang tay nhà Hán. ? Sau khi đánh bại nhà Triệu, Nhà Hán đã thực hiện chính sách gì ở nnước ta ? - GV trình chiếu lược đồ châu Giao. - Mời 1 HS lên xác định vị trí của nước ta và vị trí của châu Giao trên lược đồ. Nhà Hán chia nước ta thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam (bao gồm Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam) gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao. Thủ phủ của châu Giao đặt ở Luy Lâu (Thuận Thành - Bắc Ninh) . ? Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì ? ? Để cai trị nước ta, nhà Hán còn có việc làm nào khác ? ? Nhà Hán sắp đặt bộ máy cai trị ở châu Giao như thế nào ? - GV chiếu sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị châu Giao. GV: Các chức quan lớn đều do người Hán cai trị, chúng muốn xiết chặt bộ máy cai trị đối với nhân dân ta. GV mở rộng: Giải thích cho HS hiểu thế nào là thứ sử, đô uý, thái thú. + Thứ sử là một chức quan do bọn phong kiến Trung Quốc đặt ra để trông coi một số quận, hoặc đứng đầu bộ máy cai trị ở nước phụ thuộc. + Thái thú, đô uý: là chức quan do bọn phong kiến Trung Quốc đặt ra để trông coi một quận. -> Thái thú coi chính trị, Đô uý coi quân sự. ? Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán ? GV: Sau khi bộ máy cai trị được xây dựng, hoàn thiện xong, nhà Hán ra sức bóc lột, vơ vét của cải của nhân dân ta. - Gọi 1 HS đọc một doạn trong SGK, phần thông tin mô tả ách thống trị của nhà Hán. - GV trình chiếu một số hình ảnh cống nạp sản vật quý. ? Qua phần bạn vừa đọc, kết hợp quan sát các hình ảnh em thấy nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào ? Biểu hiện của sự bóc lột đó ? ? Vì sao nhà Hán đánh thuế nặng vào các mặt hàng muối và sắt ? - GV trình chiếu một số hình ảnh về ách thống trị của nhà Hán về mặt kinh tế. ? Để có được những thứ này, nhân dân ta phải làm gì ? Qua hai hình ảnh này, em hãy cho biết đây là những việc làm ntn ? GV: Nó nguy hiểm đến tính mạng những người tham gia tìm kiếm sản vật quý để cống nộp cho nhà Hán. GV: Ngoài việc đề ra và thi hành những chính sách thống trị về kinh tế, nhà Hán còn thi hành các chính sách thống trị về mặt văn hóa. ? Chính sách thống trị về văn hoá của nhà Hán là gì ? ? Nhà Hán đưa người Hán sang châu Giao nhằm mục đích gì ? GV giải thích, mở rộng: đồng hoá có nghĩa là làm thay đổi bản chất, làm cho giống như của mình. GV: Chúng thực hiện chính sách đồng hóa nhân dân ta, bắt dân ta ăn, mặc, ở, sinh hoạt giống người Hán, cho người Hán di cư sang nước ta lập nghiệp, bắt phụ nữ nước ta lấy người Hán,... ? Qua đây, em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Hán ? Trong các chính sách đó, theo em chính sách nào là thâm hiểm nhất ? Vì sao ? ? Với những chính sách hà khắc của nhà Hán đối với dân ta như vậy đã hình thành nên mâu thuẫn gì ? => Xuất hiện mâu thuẫn xã hội. GV: Đặc biệt là năm 34, Tô Định được cử làm Thái thú quận Giao Chỉ à khiến cho đời sống của nhân dân ta càng thêm cực khổ. ? Em biết gì về Thái thú Tô Định ? HS: Tô Định là Thái thú quận Giao Chỉ, nổi tiếng tham lam, tàn bạo, đã ra sức đàn áp, vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân ta, luôn mượn cớ giữ nghiệp phép nước để tìm cách hà hiếp dân lành và hễ “thấy của cải là giương mắt lên, thấy địch là cụp mắt xuống”. ? Trong hoàn cảnh bị áp bức, bóc lột nặng nề như vậy, theo em nhân dân ta sẽ có phản ứng gì ? GV chuyển ý: Lịch sử đã chứng minh một quy luật: Có áp bức thì có đấu tranh chống áp bức” Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Hán, nhân dân ta phải sống trong cảnh lầm than nô lệ. Không cam chịu thực tại đó, họ đã phải vùng lên đấu tranh. Mở đầu phong trào đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân ta đó chính là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa này diễn ra như thế nào ? Kết quả ra sao ? Mời các em chuyển sang tìm hiểu phần 2 của bài. HS: Dân tộc ta bước vào tình trạng hơn 1000 năm Bắc thuộc. HS trả lời theo SGK HS quan sát lược đồ HS lắng nghe HS trả lời theo SGK - HS quan sát lược đồ - HS lên chỉ lược đồ vị trí của nước ta và vị trí của châu Giao HS suy nghĩ trả lời Nhà Hán muốn chiếm đóng lâu dài và xóa tên nước ta, biến nước ta thành một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. HS: Xây dựng và sắp đặt lại bộ máy cai trị. HS trả lời theo SGK trang 47 HS quan sát sơ đồ HS lắng nghe HS: Nhà Hán mới bố trí được người cai trị tới cấp quận, còn cấp dưới quận là huyện và xã chúng chưa thể vươn tới được nên buộc phải để người Âu Lạc trị dân như cũ. HS lắng nghe HS đọc thông tin HS quan sát các hình ảnh. HS suy nghĩ trả lời: + Bóc lột nặng nề. + Nộp nhiều thứ thuế, sản vật quí. HS suy nghĩ trả lời Muối và sắt là 2 thứ thiết yếu trong đời sống của người dân. + Muối cần được sử dụng trong sinh hoạt + Sắt cần để chế tạo ra vũ khí và công cụ lao động. - HS quan sát. HS: + Nhân dân ta phải lên rừng, xuống biển. + Đây là những việc làm vô cùng nguy hiểm. HS trả lời theo SGK trang 47 HS suy nghĩ trả lời Người Hán muốn đồng hoá dân tộc ta để dễ bề cai trị. HS lắng nghe HS: Suy nghĩ, TL Đó là những chính sách cai trị tàn bạo, thâm độc. Đặc biệt là chính sách người Hán muốn đồng hoá nhân dân ta. Vì chúng muốn biến người Việt thành người Hán. HS: Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với nhà Hán ngày càng sâu sắc. HS: Nhân dân ta đã vùng lên đấu tranh à chống lại ách đô hộ của nhà Hán. 1. Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay ? - Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt. - Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc. - Chính sách thống trị: + Hành chính: ++ Chia Âu Lạc thành 3 quận, gộp với 6 quận của Trung Quốc à châu Giao. ++ Thiết lập bộ máy cai trị. + Kinh tế: Đánh thuế nặng, cống nạp sản vật quý. + Văn hoá: ++ Đưa người Hán sang ở với người Việt ++ Bắt dân ta theo phong tục người Hán. à Mục đích: Đồng hóa dân ta. - Năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tái hiện hiện tượng lịch sử - Năng lực thực hành với đồ dùng trực quan - Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực nhận xét, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự học. - Năng lực tái hiện hiện tượng lịch sử - Năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tư duy, nhăng lực tự học - Năng lực tái hiện hiện tượng lịch sử - Năng lực xác định mối liên hệ giữa các hiện tượng lịch sử - Năng lực nhận xét, năng lực tư duy, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tự học - Năng lực xác định tác động giữa các hiện tượng lịch sử Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân, diến biến, kết quả và ý ngĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). - Thời gian: 20 phút. - GV chiếu hình ảnh Hai Bà Trưng GV: Tiết học trước, cô đã dặn các em về nhà chuẩn bị trước bài mới tìm hiểu về Hai Bà Trưng. Bây giờ cô mời 2 em lên bảng giới thiệu về Hai Bà Trưng theo phần chuẩn bị ở nhà của mình. - GV: Để kiểm tra xem phần giới thiệu của hai bạn về Hai Bà Trưng đã chính xác chưa, cô mời các em xem đoạn vi deo về Hai Bà Trưng. GV: Các em chú ý theo dõi, qua đó tìm hiểu nguyên nhân diễn ra cuộc khởi nghĩa. - Qua đoạn video, các em thấy phần giới thiệu về Hai Bà Trưng của hai bạn đã đúng chưa ? - GV: nhận xét, kết luận. GV cho HS thảo luận nhóm GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động trong thời gian 3 phút. Nội dung: + Nhóm 1: Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? + Nhóm 2: Đọc 4 câu thơ, em hiểu gì về mục tiêu của cuộc khởi nghĩa ? + Nhóm 3: Theo em, việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì ? + Nhóm 4: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng, một thư kí ghi kết quả thảo luận của nhóm mình. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. GV kết luận. GV gọi đại diện nhóm 1 lên trình bày phần kết quả thảo luận của nhóm 1. ? Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. GV chiếu đáp án, chuẩn kiến thức. + Do ách đô hộ và cai trị tàn bạo của nhà Hán + Thi Sách bị Tô Định giết hại. GV chiếu hình ảnh: Thi Sách bị quân Hán giết hại. - GV đặt giả thiết: ? Nếu Tô Định không giết Thi Sách thì khởi nghĩa có diễn ra không ? . GV: Với chính sách cai trị vô cùng thâm độc và tàn bạo của Nhà Hán cuộc khởi Nghĩa Hai Bà Trưng đã diễn ra. ? Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào ? - GV trình chiếu lược đồ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và hướng dẫn HS tìm hiểu các yếu tố được thể hiện trên lược đồ. - GV: Tiết học trước, cô đã dặn các em về nhà đọc trước bài mới và tập trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên lược đồ. Cô mời 1 em lên bảng trình bày phần chuẩn bị của mình về diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - GV nhận xét cách chỉ bản đồ àGV chiếu lược đồ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và hướng dẫn HS mô tả sự phát triển của cuộc khởi nghĩa. GV: Oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán... GV: Tương truyền ngày làm lễ tế cờ (xuất quân), Trưng Trắc đã đọc lời thề, sau này được viết thành 4 câu thơ: - Mời 1 HS đọc “Một xin rửa sạch nước thù Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng Ba kẻo oan ức lòng chồng Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này” ? Qua 4 câu thơ trên, em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa ? GV mời nhóm 2 báo cáo kết quả thảo luận. GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. GV chiếu đáp án, chuẩn kiến thức. Trước là giành độc lập cho Tổ quốc, nối lại sự nghiệp vua Hùng, sau là trả thù cho chồng. GV: 1 là rửa sạch nước thù lật đổ ách thống trị của nhà Hán (Giành độc lập dân tộc), 2 là đem lại sự nghiệp của vua Hùng, 3 là giải oan cho chồng, trả thù cho Thi Sách 4 là nguyện đem sức mình cống hiến cho quê hương. GV tiếp tục trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa trên lược đồ. - Nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, nhân dân khắp nơi đã hưởng ứng kéo về Mê Linh. - GV trình chiếu lược đồ đường tiến công của các nghĩa quân. - Yêu cầu HS đọc một đoạn trong SGK, mô tả việc nhân dân khắp nơi kéo về tụ nghĩa ở Mê Linh. ? Theo em, việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì ? GV mời nhóm 3 báo cáo kết quả thảo luận. GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. GV chiếu đáp án à HS đối chiếu, so sánh àGV kết luận. + Việc nhân dân khắp nơi kéo về Mê Linh đã chứng tỏ ách thống trị của nhà Hán đối với nhân dân ta rất tàn bạo, khiến mọi người đều căm hận muốn nổi dậy chống lại nhà Hán. + Nó cũng cho thấy rằng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã được đông đảo nhân dân khắp nơi hưởng ứng. ? Được nhân dân ủng hộ, cuộc khởi nghĩa đã thu được kết quả ntn ? GV chiếu hình ảnh tranh dân gian Đông Hồ về Hai Bà Trưng. GV giới thiệu: Tranh dân gian Đông Hồ là loại tranh có xuất sứ từ làng Đông Hồ tỉnh Bắc Ninh. Tranh dân gian Đông Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. ? So sánh hình ảnh giữa Hai Bà Trưng với hình ảnh của Tô Định ? GV: đọc câu thơ “Ngàn Tây nổi áng phong trần Àm ầm binh mã xuống gần Long Biên” Hai Bà Trưng oai phong lẫm liệt, trong khi đó thì Tô Định hoảng hốt bỏ thành, sau đó cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về Nam Hải. 1 sự đối lập hoàn toàn về hai vị tướng. Đều là tướng nhưng Hai Bà Trưng đi đến đâu, lũ giặc sợ hãi chạy dài tới đó, còn Tô Định phải nhục nhã, hèn nhát. GV mời 1 HS đọc bài thơ trong tác phẩm “Hồng Đức quốc âm thi tập” “Giúp dân dẹp loạn trả thù mình Chị rủ cùng em kết nghĩa binh Tô Định bay hồn vang một trận Lĩnh Nam mở cõi vững trăm thành Mới đây bao vị gia ơn trọng Đã đội hoa quan xuống phúc lành Còn nước, còn non, còn miếu mạo Nữ trung đệ nhất đấng tài danh” GV tích hợp Ngữ văn mở rộng, giải thích về tên tác phẩm. GV: Thông qua tác phẩm bạn vừa đọc, chúng ta thấy chiến công của Hai Bà Trưng đối với đất nước là vô cùng to lớn và được sử sách, sách vở ghi lại rất nhiều và đặc biệt được ghi nhận trong các tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc. - GV cho HS nghe một đoạn nhạc trong bài hát Hai Bà Trưng - Sáng tác: Ngô Nguyễn Trần và Tâm Thơ. ? Sau khi nghe xong bài hát về hai bà Trưng, các em có cảm nhận gì về bài hát này ? GV mở rộng: Bài hát đã được ca sĩ Võ Hạ Trâm thể hiện rất thành công. Nó thể hiện được sự kiên cường, bất khuất của Hai Bà Trưng, đồng thời cho chúng ta khắc sâu hơn về hình ảnh đẹp của các anh hùng Việt Nam. Hai Bà Trưng là hai vị anh hùng đầu tiên của dân tộc, mở đầu cho quá trình chống giặc ngoại xâm giữ nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. GV: Cuộc khởi nghãi Hai Bà Trưng diễn ra, kết quả đã giành thắng lợi. Nguyên nhân nào đưa đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ? Cuộc khởi nghĩa thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào ? GV mời nhóm 4 báo cáo kết quả thảo luận. GV mời các nhóm nhận xét, bổ sung. GV chiếu đáp án à Kết luận * Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa: - Tinh thần yêu nước và đoàn kết của quân dân - Được nhân dân ủng hộ - Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm. - Tài chỉ huy của Hai Bà Trưng. * Ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa: - Đem lại độc lập cho đất nước - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta. - Thể hiện sự đoàn kết, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân. - Khẳng định ý thức độc lập dân tộc ta. - Báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta. - Khẳng định vai trò của người phụ nữ Việt Nam. - Tích hợp kiến thức xã hội àLiên hệ ngày quốc tế phụ nữ (8/3) Trên thế giới nói chung, tại Việt Nam nói riêng, để thể hiện sự tôn vinh những người phụ nữ, một nửa thế giới, Trong 365 ngày của một năm, phụ nữ có riêng một ngày để được xã hội quan tâm và bù đắp những thiệt thòi, vất vả trong cuộc sống. Các em có biết đó là ngày nào không ? GV: Ngày 8/3 còn là ngày kỷ niệm “cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng”, hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã đánh đuổi giặc ngoại xâm phương Bắc, giành lại chủ quyền dân tộc. Niềm tự hào và ý chí vươn lên của phụ nữ Việt Nam một phần cũng có cội nguồn từ truyền thống dân tộc độc đáo đó. GV: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đi vào lịch sử cách ngày nay gần hai nghìn năm, nhưng nhân dân ta vẫn luôn ghi nhớ công ơn của hai bà - những nữ anh hùng dân tộc trong buổi đầu đấu tranh chống lại phong kiến phương Bắc. ? Để tưởng nhớ công ơn của Hai Bà Trưng và các nữ tướng của bà, nhân dân ta đã có những việc làm nào ? GV cho HS xem 1 số hình ảnh tham quan dã ngoại lịch sử tại đền thờ Hai Bà Trưng ở Mê Linh, tại lễ hội đền Hai Bà Trưngđể HS thấy được những nét đẹp trong đời sống tinh thần của các thế hệ người Việt Nam, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”. GV: Bên cạnh đó khi đi dã ngoại lịch sử, một số du khách thường mang hương, hoa, dâng cúng hai bà (GV cho HS xem hình ảnh) ? Em có suy nghĩ gì về những hình ảnh này ? Từ đó giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn các di sản lịch sử ở địa phương. HS quan sát HS giới thiệu về hai bà Trưng theo sự chuẩn bị bài ở nhà - HS xem vi deo, nhận xét phần giới thiệu của hai bạn HS đưa ý kiến nhận xét HS thảo luận, ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập Nhóm 1 báo cáo kết quả thảo luận. HS quan sát hình ảnh Thi Sách bị Tô Định giết hại HS tư duy, suy nghĩ à Xác định nguyên nhân chính HS quan sát lược đồ HS trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa HS lắng nghe HS theo dõi HS đọc Nhóm 2 báo cáo kết quả thảo luận. - HS đọc thông tin Nhóm 3 báo cáo kết quả thảo luận. HS trả lời theo SGK - HS quan sát hình ảnh tranh dân gian Đông Hồ về Hai Bà Trưng. HS lắng nghe HS so sánh trả lời + Hai Bà Trưng oai phong lẫm liệt + Tô Định hốt hoảng, sợ hãi HS đọc HS lắng nge HS nghe nhạc HS phát biểu cảm nhận: Đây là một bài hát rất hay nói về chiến công của Hai bà Trưng HS lắng nghe Nhóm 4 báo cáo kết quả thảo luận. HSTL: Ngày 8/3 HS: Lập đền thờ, đặt tên trường, tên đường, tên phố mang tên hai bà. HS quan sát, cảm nhận những hình ảnh đẹp về truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. HS quan sát hình ảnh, phát biểu suy nghĩ về các hành động xấu làm ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan khu di tích lịch sử, để từ đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử, bảo vệ các di sản văn hoá. 2. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ a. Nguyên nhân: - Nhà Hán: + Cai trị tàn bạo + Giết hại Thi Sách. b. Diễn biến: - Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn. - Nghĩa quân làm chủ Mê Linh à tiến xuống Cổ Loa àLuy Lâu. c. Kết quả: - Tô Định bỏ chạy - Quân Hán bị đánh tan. => Khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. d. Ý nghĩa lịch sử: - Nền độc lập dân tộc được giữ vững - Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc, của phụ nữ Việt Nam. - Năng lực tự học - Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tự, năng lực tự quản lí - Năng lực tư duy - Năng lực thực hành với đồ dùng trực quan - Năng lực tư duy - Năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tự học - Năng lực so sánh, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tư duy, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ - Năng lực tự học - Năng lực tự học - Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ 4. Củng cố: (5 phút) - GV sơ kết bài học: Dưới ách thống trị Hán, nhân dân ta nổi dậy đấu tranh, điển hình là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý trí bất khuất của dân tộc ta thời kỳ đầu công nguyên. - GV hệ thống hóa lại nội dung kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bông hoa kiến thức”. - GV có thể hỏi HS: ? Sau khi học xong bài học này, các em có suy nghĩ gì ? HS: phát biểu suy nghĩ của bản thân sau khi học xong bài học. - GV nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút) HS về nhà: - Bài cũ: + Với từ khóa “CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (năm 40)”, em hãy dựa vào nội dung bài vừa học để xây dựng một bản đồ tư duy. + Làm bài tập sách bài tập + Vẽ và điền các ký hiệu thích
Tài liệu đính kèm: