Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu:

- Quá trình thành lập nhà Lý

- Những chính sách của nhà Lý trong quá trình xây dựng đất nước.

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá.

* KNS:

 + Tự nhận thức về quá trình thành lập nhà Lý; những chính sách của nhà Lý trong quá trình xây dựng đất nước.

 + Giao tiếp/ phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ cảm nhận về Lý Công Uẩn

3. Thái độ:

 - Giáo dục cho HS lòng tự hào và tinh thần yêu nước, yêu dân.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - Bản đồ lãnh thổ Đại Việt thời Lý.

- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước.

- Tài liệu về triều Lý.

- SGK, SGV, TLHDTH chuẩn KTKN

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3651Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/9/2011
 Ngày giảng:
 Tiết 14
 Chương II: 
 NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI - XII)
 Bài 10
NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu: 
- Quá trình thành lập nhà Lý
- Những chính sách của nhà Lý trong quá trình xây dựng đất nước.
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích, đánh giá. 
* KNS:
 + Tự nhận thức về quá trình thành lập nhà Lý; những chính sách của nhà Lý trong quá trình xây dựng đất nước.
 + Giao tiếp/ phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ cảm nhận về Lý Công Uẩn
3. Thái độ:
 - Giáo dục cho HS lòng tự hào và tinh thần yêu nước, yêu dân. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Bản đồ lãnh thổ Đại Việt thời Lý.
- Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước.
- Tài liệu về triều Lý.
- SGK, SGV, TLHDTH chuẩn KTKN
III. Phương pháp:
 - Phát vấn, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, phân tích...
 - KT: Động não.
2. Học sinh: 
- Học bài cũ, đọc trước bài 10.
- Vở ghi, vở bài tập, sgk.
IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục
1. Ổn định: ( 1’) 7B: 
2. Kiểm tra bài cũ : ( 4’)
? Hãy trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế thời Đinh - Tiền Lê?
 * Nông nghiệp:
 * Thủ CN:
 * Thương nghiệp
? Tại sao thời Đinh - tiền Lê các nhà sư lại được trọng dụng?
 - GD thời kì này chưa phát triển, phần lớn người có học là các nhà sư, họ đem tài năng và trí tuệ giúp nước, giúp dân=> Họ được nhà nước và nhân dân trọng dụng.
- Kể chuyện nhà sư Lí Giác đối đáp với sứ thần nhà Tống
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
 Vào đầu thế kỉ XI, nội bộ nhà tiền Lê lục đục, vua Lê không cai quản được đất nước, nhà Lý thay thế để tiếp tục giữ vững nền độc lập thống nhất quốc gia. Thế nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài...
Hoạt động 1:
Trình bày được bối cảnh ra đời của nhà Lý, việc dời đo ra Thăng Long và tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý
? Em có nhận xét gì về tình hình đất nước cuối thời Lê?
- Sau khi Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi, sống buông thả, tàn bạo, độc ác: thả người trôi sông, dùng dao cùn xẻo thịt người...nhân dân căm ghét, triều đình bất đồng lộn xộn.
? Khi Lê Long Đĩnh chết, quan lại trong triều tôn ai làm vua?
- Lý Công Uẩn
* HS đọc phần in nghiêng về Lý Công Uẩn.
? Tại sao Lý Công Uẩn được tôn làm vua?
- Vì ông là người vừa có đức, vừa có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.
? Sau khi lên ngôi Lý Công Uẩn đã làm những việc gì để củng cố lại chính quyền?
- Dời đô, đổi tên nước, thiết lập bộ máy nhà nước...
? Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long?
- Vì Đại La có vị thế thuận lợi và là nơi tụ họp của bốn phương ( chiếu dời đô)
GV: Việc dời đô nói lên ước nguyện gì của ông cha ta?
- Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh và khẳng định ý chí tự cường của dân tộc.
? Từ khi được chọn làm kinh đô, Thăng Long đã được nhà Lý xây dựng và phát triển như thế nào?
* HS thảo luận trả lời:
- Dần dần trở thành đô thị phồn vinh:Thăng Long vừa là kinh đô, vừa là một thành thị có quy mô lớn trong khu vực
* GV :Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt, xây dựng và củng cố chính quyền từ Trung ương đến địa phương.
? Bộ máy nhà nước thời lý được tổ chức như thế nào?
- Do Vua đứng đầu, cha truyền con nối, giúp việc cho vua có các quan đại thần văn, võ.
*GV treo sơ đồ và phân tích bộ máy nhà nước thời Lý:
- Vua đứng đầu, trực tiếp nắm giữ mọi quyền hành, về sau giao bớt cho các đại thần, chỉ giữ quyền quyết định chung, vua ở ngôi theo chế độ cha truyền con nối.
+ Giúp vua bàn việc nước có các đại thần, văn, võ. 
+ Các chức vụ quan trọng đều cử người thân cận nắm giữ.
- Địa phương: cả nước chia thành 24 lộ, phủ. + Đứng đầu lộ, phủ, huyện là con cháu họ Lý, các công thần với các chức tri phủ, tri châu, và đặt ra lệ "Ai là con cháu quan lại mới được làm quan"
? Tại sao nhà Lý giao những chức vụ quan trọng cho người thân nắm giữ?
- Vì thời này đặt ra lệ ai là con cháu vua thì được làm quan; Giữ vững ngai vàng lâu hơn.
* GV: Dưới thời Lý, khi một hoàng tử được nối ngôi, vua Lý bắt người đó ra ngoài thành để tìm hiểu cuộc sống nhân dân, Đặt chuông trước điện Long Trì ai có oan ức đánh chuông xin vua xét xử. Tất cả những việc làm đó nói lên điều gì?
- Nói lên sự quan tâm đến đời sống nhân dân và luôn coi dân là gốc rễ lâu bền của chính quyền.
? Qua sơ đồ em hãy so sánh sự khác nhau giữa bộ máy nhà nược thời Lý so với thời tiền Lê?
* HS: Thảo luận nhóm, trả lời, nhận xét
* GV chốt:
- Bộ máy hoàn chỉnh hơn.
- Bỏ bộ phận tăng quan
- Chia cả nước làm 24 lộ phủ, dưới là huyện, hương, xã.
- Thời tiền Lê chia cả nước làm 10 lộ, phủ, châu.
1. Sự thành lập nhà Lý( 18’ )
- Năm 1009, Lê Long Đĩnh mất, Lý Công Uẩn được tôn lên ngôi
+ Năm 1010, dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long
+ Năm 1054, đổi tên nước là Đại Việt
+ Tổ chức lại bộ máy nhà nước:
* Chính quyền TW:
 Vua
 //
 Quan đại thần
 Quan văn quan võ
* Chính quyền địa phương: 24 lộ
 Lộ, phủ
 Huyện
 Hương, Xã
=> Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh hơn: đó là chính quyền quan chủ, nhưng khoảng cách giữa chính quyền với ND chưa xa lắm: coi dân là gốc rễ sâu bền.
. Hoạt động 2:
Trình bày những nét chính về xây dựng luật pháp và quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý.
? Nhà Lý đã làm gì để bảo vệ chính quyền?
- Ban hành bộ luật mới - Hình thư
* GV đọc nội dung một số điều luật trong bộ luật Hình thư (dựa vào TL thiết kế tr 61):
"Lính bảo vệ cung và sau này cả hoạn quan không tự tiện vào cung cấm. Nếu ai vào sẽ bị tội chết. Người canh giữ không cẩn thận để người khác vào bị tội chết. Cấm dân không được bán con trai, quan lại không dược giấu con trai. Những người cầm cố ruộng đất sau 20 năm được chuộc lại. Trả lại ruộng cho những người đã bỏ không cày cấy. Những người trộm trâu bò bị xử nặng, những người biết mà không báo củng bị xử nặng..."
? Qua những nội dung cơ bản trên, em hãy cho biết bộ luật Hình Thư bảo vệ ai, cái gì?
- HS TL nhóm trình bày:
- Bảo vệ vua, triều đình, trật tự xã hội và sản xuất nông nghiệp.
* HS đọc phần in nghiêng trong sgk
? Từ nhận xét trên em hãy cho biết sự cần thiết và tác dụng của bộ luật đối với đất nước ta lúc bấy giờ?
- Rất cần thiết vì xã hội phát triển, muốn ngày càng phát triển hơn, đời sống yên vui, không phải lo lắng về trộm cướp, tính mạng...thì phải có những quy định, quy tắc buộc mọi người phải tuân theo, nếu không thì bị trừng phạt.
- Luật pháp có tác dụng rất lớn vì có nó mới buộc mọi người sống theo một quy định, quy tắc chặt chẽ, đảm bảo trật tự kỉ cương phép nước.
? Quân đội nhà Lý gồm mấy bộ phận?
- Cấm quân và quân địa phương; ngoài ra còn có lực lượng dân binh; ở đồng bằng gọi là hương binh, miền núi là thổ binh.
* HS đọc bảng phân chia cấm quân và quân địa phương ở sgk
GV: Quân đội nhà Lý có đầy đủ các binh chủng, thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông" và phân tích về chính sách đó (dựa vào sách lịch sử Việt Nam tập 1)
? Việc thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông" có lợi như thế nào?
- Vẫn đảm bảo sản xuất, huấn luyện quân sự, Khiến mọi người dân đều có khả năng tham gia bảo vệ Tổ quốc mỗi khi có chiến tranh.
 ? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội nhà Lý?
- Chặt chẽ, quy củ.
? Trình bày chính sách đối ngoại của nhà Lý đối với các nước láng giềng?
- Giữ quan hệ với TQ và Chăm Pa, kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.
? Vì sao nhà Lý chủ trương quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng Tống và Chămpa?
- Tống và Chămpa là 2 nước láng giềng. Nhà Tống nắm sát với ta, nước to lớn, mạnh hơn ta, đã từng thống trị ta hơn 1000 năm đây là mối quan hệ sống còn, ngay sau khi thành lập ta củng đã hết sức coi trọng mối quan hệ này, để ổn định phía nam nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Chămpa sau đó trở lại quan hệ bình thường.
? Nhà Lý đã có chủ trương gì để bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc?
- Gả công chúa, ban quan tước cho các tù trưởng
- Trấn áp những người có ý tách khỏi Đại Việt.
? Em có nhận xét gì về các chủ trương của nhà Lý?
- Vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết.
2. Luật pháp và quân đội:( 18’)
* Luật pháp:
- Năm 1042, ban hành bộ Hình thư.
- Nội dung:
+ Bảo vệ vua, triều đình, trật tự xã hội và sản xuất nông nghiệp.
* Quân đội:
- Gồm cấm quân và quân địa phương
- Thực hiện chính sách "ngụ binh ư nông"
=> Chặt chẽ quy củ
* Chính sách đối ngoại:
- Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng, kiên quyết chống xâm lượcTQ, Chăm pa
* Chính sách đối nội
- Gả công chúa, ban quan tước cho các tù trưởng miền núi
- Trấn áp những kẻ có ý định tách khỏi Đại Việt 
 => Vừa mềm dẻo, vừa kiên quyết
 4. Củng cố: ( 2’) 
- Qua bài học hôm nay, em hãy cho biết nhà Lý đã làm gì để củng cố nền thống nhất 
quốc gia, giữ vững nền tự chủ? Điền dấu nhân (+) vào đáp án đúng?
A. Kế thừa bộ máy nhà nước thời Đinh - Tiền Lê : +
 B. Xây dựng chính quyền. +
C. Đặt luật pháp và xây dựng quân đội +
D. Khước từ quan hệ ngoại giao với nhà Tống 
E. Đoàn kết các dân tộc trong nước +
G. Giữ quan hệ bang giao hoà hiếu với nhà Tống và Chămpa: +
 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2’)
* Bài cũ:
- HS học bài củ theo nội dung câu hỏi ở sgk
- Làm các bài tập ở sách bài tập của bài 10.
* Bài mới:
- Đọc trước bài 11 và trả lời các câu hỏi sau:
? Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
? Nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào?
? ý nghĩa của việc chủ động tấn công của nhà Lý?
V. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước.doc