Giáo án môn Lịch sử 7- Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: HS cần nắm:

- Trình bày sơ lược bối cảnh ra đời của nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long và tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý.

- Biết được những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý.

2. Tư tưởng: Giáo dục HS:

- Lòng tự hào, tinh thần yêu nước và yêu nhân dân.

- Bước đầu hiểu rằng pháp luật Nhà nước là cơ sở để xây dựng và bảo vệ đất nước.

3. Kỹ năng: HS biết:

- Phân tích và nêu ý nghĩa các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà Lý.

- Đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu (thời Lý).

II. CHUẨN BỊ:

 1. GV: Bản đồ Việt Nam, khung sơ đồ câm về tổ chức nhà nước, tranh ảnh, tài liệu liên quan.

 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ:

- Nêu những bước phát triển của nền kinh tế tự chủ dưới thời Đinh - Tiền Lê?

- Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi?

 2. Giới thiệu bài: Vào đầu thế kỉ XI, nội bộ nhà Tiền Lê lục đục – vua Lê không cai quản được đất nước và nhà Lý thay thế. Vậy sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã làm gì để xây dựng đất nước? (vào bài).

3. Bài mới

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7- Bài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 	 NS: 05 /10/2012	
Tiết 13 	 NG: /10/2012	
	Chương II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (Thế kỉ XI – XII)
Bài 10: 
NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS cần nắm:
- Trình bày sơ lược bối cảnh ra đời của nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long và tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý.
- Biết được những nét chính về luật pháp, quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Lòng tự hào, tinh thần yêu nước và yêu nhân dân.
- Bước đầu hiểu rằng pháp luật Nhà nước là cơ sở để xây dựng và bảo vệ đất nước.
3. Kỹ năng: HS biết:
- Phân tích và nêu ý nghĩa các chính sách xây dựng và bảo vệ đất nước của nhà Lý.
- Đánh giá công lao của nhân vật lịch sử tiêu biểu (thời Lý).
II. CHUẨN BỊ: 
 1. GV: Bản đồ Việt Nam, khung sơ đồ câm về tổ chức nhà nước, tranh ảnh, tài liệu liên quan.
 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu những bước phát triển của nền kinh tế tự chủ dưới thời Đinh - Tiền Lê?
- Đời sống xã hội và văn hoá nước Đại Cồ Việt có gì thay đổi?
 2. Giới thiệu bài: Vào đầu thế kỉ XI, nội bộ nhà Tiền Lê lục đục – vua Lê không cai quản được đất nước và nhà Lý thay thế. Vậy sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã làm gì để xây dựng đất nước? (vào bài).
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự thành lập nhà Lý.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/35 đàm thoại:
H: Cho biết tình hình chính trị cuối thời Tiền Lê?
HS trả lời và bổ sung. GV nói thêm về quá trình Lê Long Đĩnh ( Lê Ngọa triều) lên ngôi và sự tàn bạo của ông.
H: Sau khi Lê Long Đĩnh chết, quan lại trong triều suy tôn ai lên làm vua?
HS: trả lời và đọc đoạn in nghiêng về Lý Công Uẩn.
H: Vì sao Lý Công Uẩn được suy tôn làm vua?
=>HS trả lời và bổ sung, GV nhấn mạnh: Vì ông là người vừa có đức vừa có uy tín nên được triều thần quý trọng.
H: Sau khi lên ngôi, Lý Công Uẩn làm gì?
HS: Đặt niên hiệu Thuận Thiên (thuận theo ý trời), dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình về Đại La – Hà Nội và đổi tên là Thăng Long - rồng bay lên.
=>GV chuẩn kiến thức và treo bản đồ Việt Nam, xác định cho HS biết về 2 vùng đất Hoa Lư và Thăng Long.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin đoạn in nghiêng /35 thảo luận nhóm (2 bàn/nhóm trong 2’): Tại sao nhà Lý dời đô về Thăng Long? Việc dời đô về Thăng Long của vua Lý nói lên ước nguyện gì của ông cha ta?
Đại diện nhóm HS trả lời và bổ sung: Vì Thăng Long có địa thế thuận lợi và là nơi tụ họp của 4 phương -> muốn xây dựng đất nước giàu mạnh và để khẳng định ý chí tự cường của dân tộc.
GV yêu cầu HS ghi nhớ: “Vùng này.muôn đời” – SGK/35. 
GV liên hệ lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – HN (năm 2010). GV có thể kể thêm về việc rời đô về Đại La và lý do đặt tên Thăng Long.
H: Kinh thành Thăng Long được xây dựng như thế nào?
HS trả lời. GV gọi HS đọc đoạn in nghiêng /36.
H: Sau đó nhà Lý đổi tên nước ta là gì?
HS: Đại Việt (trước đây là Đại Cồ Việt)
=>GV chuẩn kiến thức và chuyển ý: Sau khi thành lập, nhà Lý tiến hành xây dựng và củng cố chính quyền từ TW đến địa phương.
H: Nhà Lý đã xây dựng bộ máy chính quyền ở Trung ương và địa phương như thế nào?
HS thảo luận nhóm 4 trong 3 phút. GV treo sơ đồ câm lên bảng, yêu cầu đại diện nhóm lên điền thông tin.
GV đặt các câu hỏi để HS trả lời.
H: Ai đứng đầu nhà nước? Vua có quyền hành gì?
H: Ai giúp vua lo việc nước?
=>GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS trao đổi bàn (2’): Tại sao nhà Lý lại giao các chức vụ quan trọng cho người thân cận nắm giữ?
HS: vì muốn củng cố quyền lực trong tay vua; sợ bị người ngoài chiếm ngôi.
=>GV chuẩn kiến thức, so sánh với nhà Tiền Lê (có 10 lộ) và cho HS vẽ sơ đồ vào vở và khẳng định: Đó là chính quyền quân chủ nhưng khoảng cách giữa vua với dân chưa phải xa lắm, nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền 
GV liên hệ nhà nước ta hiện tại. 
GV chốt, chuyển ý.
Hoạt động 2: Tìm hiểu luật pháp và quân đội nhà Lý.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2/37 để tìm hiểu:
H: Để quản lí đất nước, nhà Lý đã làm gì?
HS: Ban hành bộ Hình thư.
=>GV liên hệ thời Đinh- Tiền Lê (chưa có hệ thống PL) và nhấn mạnh đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta (nay không còn).
H: Tại sao nhà Lý lại ban hành bộ luật đó?
 HS dựa vào phần in nghiêng trả lời. GV nhấn mạnh sự cần thiết và tác dụng của bộ Hình thư.
H: Bộ Hình thư bảo vệ ai và bảo vệ những gì?
HS: Vua, cung điện, bảo vệ sức kéo
=>GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Luật pháp nhà Lý được quy định chặt chẽ để xử phạt nghiêm những kẻ phạm tội.
H: Quân đội thời Lý gồm mấy bộ phận? So sánh với thời Tiền Lê?
HS: 2 bộ phận và nhìn vào bảng để so sánh
H: Nhà Lý còn thi hành chính sách gì?
HS trả lời.
H: Quân đội nhà Lý được tổ chức như thế nào?
HS: gồm cả quân thuỷ và quân bộ.
H: Em nhận xét gì về tổ chức quân đội nhà Lý?
HS: Kỉ luật nghiêm, huấn luyện chu đáo, trang bị vũ khí=> tổ chức chặt chẽ và quy củ.
H: Nhà Lý thi hành chủ trương gì để bảo vệ khối đoàn kết dân tộc?
HS: Gả công chúa, ban chức tước, trấn áp kẻ phản loạn
H: Chính sách đối ngoại của nhà Lý với nước láng giềng?
HS trả lời.
Vì sao nhà Lý chủ trương quan hệ hào hiếu với các nước láng giềng?
HS: nhà Tống sát biên giới, to lớn, hùng mạnh hơn ta, từng đô hộ nước ta
H: Trong mối quan hệ đó thì nguyên tắc gì không thể nhân nhượng?
HS trả lời.
H: Nhận xét của em về các chủ trương của nhà Lý?
=>HS khá, giỏi trả lời và bổ sung. GV nhận xét và chốt lại: Đó là những chính sách vừa mềm dẻo - vừa kiên quyết
GV liên hệ chính sách đối ngoại của nước ta hiện nay. GV chốt lại.
1. Sự thành lập nhà Lý:
a. Bối cảnh ra đời:
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh nối ngôi và 1009 thì qua đời.
- Lý Công Uẩn lên ngôi vua (Lý Thái Tổ).
=> Nhà Lý được thành lập.
- Năm 1010, Lý Thái Tổ dời đô về Đại La và đổi tên thành là Thăng Long.
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.
b. Tổ chức chính quyền:
- Trung ương:
Vua
Các quan đại thần
Quan văn
 Quan võ
- Địa phương:
24 lộ, phủ
Huyện
Hương
Xã
2. Luật pháp, quân đội : 
a. Luật pháp:
- 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư - bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Nội dung: bảo vệ vua, cung điện, của công và nền sản xuất nông nghiệp...
b. Quân đội: 
- Gồm 2 bộ phận: Cấm quân
 Quân địa phương.
- Chính sách : “ngụ binh ư nông”.
- Lục lượng : quân bộ và quân thuỷ.
- Vũ khí: giáo mác, dao kiếm, cung, nỏ...
c. Chính sách đối nội - ngoại: 
- Củng cố khối đoàn kết dân tộc.
- Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống và Champa.
- Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ ...
4. Củng cố:
*HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết công lao của Lý Công Uẩn?
*GV kết luận: 
- Những chính sách của nhà Lý có tác dụng củng cố quốc gia thống nhất.
- Với âm mưu xâm lược nước ta từ lâu, nhà Tống đã có hành động khiêu khích để xâm lược Đại Việt. Vậy nhà Lý đã chủ động tiến công để phòng vệ như thế nào? (bài sau).
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo các nội dung.
- Tìm hiểu chủ trương tiến công để phòng vệ của nhà Lý với quân Tống.
- Chuẩn bị giờ sau học bài 11 (mục I).
* Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong.doc