I.Mục tiêu :
1. Kiến thức
- HS biết trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý.
2. Kĩ năng
- Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu).
- Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt.
3. Thái độ
-Tự hào về truyền thống chống giặc ngọai xâm kiên cường, bất khất của dân tộc ta. Căm thù quân giặc.
II.Chuẩn bị:
-Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (phóng to).
-Phiếu học tập cho Hs.
-Tìm hiểu về Lý Thường Kiệt và các tư liệu liên quan đến trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (Gv và Hs).
Bài 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075 – 1077) (LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 4, TR 34) I.Mục tiêu : 1. Kiến thức - HS biết trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý. 2. Kĩ năng - Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu). - Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt. 3. Thái độ -Tự hào về truyền thống chống giặc ngọai xâm kiên cường, bất khất của dân tộc ta. Căm thù quân giặc. II.Chuẩn bị: -Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (phóng to). -Phiếu học tập cho Hs. -Tìm hiểu về Lý Thường Kiệt và các tư liệu liên quan đến trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt (Gv và Hs). III. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: hát. 2.KTBC : HS đọc bài chùa thời Lý. - Hãy kể tên các ngôi chùa được xây dựng vào thời nhà Lý ? - Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý đạo Phật rất thịnh? - Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì. - GV nhận xét việc học bài ở nhà của hs. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Năm 1072, vua Lý Thánh Tông từ trần, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi. Nhà Tống coi đó là một cơ hội tốt, liền xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ấy, ai sẽ là người lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi này. b. Hoạt động 1:Hoàn cảnh của cuộc kháng chiến Mục tiêu: HS biết hoàn cảnh của cuộc kháng chiến (Lí Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống). - GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn : “Năm 1072 rồi rút về”. - GV giới thiệu sơ qua về nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt: Ông sinh năm 1019, mất năm 1105. Ông là người làng An Xá, huyện Quảng Đức, nay thuộc địa phận của Hà Nội. Ông là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng súy, làm quan trải 3 đời vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông. Có công lớn trong kháng chiến chống giặc Tống xâm lược, bảo vêï độc lập chủ quyền đất nước ta. - GV hỏi: Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, Lý Thường Kiệt có chủ trương gì? - Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào? - GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau: +Để xâm lược nước Tống. +Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống và uy hiếp tinh thần nhà Tống. - Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao? - GV kết luận: ý kiến thứ hai đúng vì: trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lý Thường Kiệt đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước. c. Hoạt động 2: Diễn biến của cuộc chiến Mục tiêu: Biết và kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần 2. - GV treo lược đồ lên bảng và trình bày diễn biến. - GV hỏi để HS nhớ và xây đựng các ý chính của diễn biến KC chống quân xâm lược Tống: + Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc? + Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ? + Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào ? Do ai chỉ huy ? + Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này. + Lí Thường Kiệt đã có hành động gì? + Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt? - GV nhận xét, kết luận d. Hoạt động 3:Kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến Mục tiêu: HS biết được kết quả và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến. - GV cho HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng .được giữ vững. - Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. - GV đặt vấn đề: nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? (trò chơi) - GV yêu cầu HS thảo luận. - GV kết luận: nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm, có một lòng yêu nước. Lý Thường Kiệt là một tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống; Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt). 4.Củng cố : - GV giới thiệu bài thơ Nam Quốc sơn hà, sau đó cho Hs đọc diễn cảm bài thơ này. - GV hỏi: Em có suy nghĩ gì về bài thơ này? - GV nêu: Bài thơ chính là tiếng của núi sông nước Việt vang lên cổ vũ tinh thần đấu tranh của người Việt trước kẻ thù và nhấn chìm quân cướp nước để mãi mãi giữ vẹn bờ cõi nước Nam ta. - Cho HS đọc phần bài học. 5.Tổng kết - Dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn dò Hs về nhà ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài nhà trần thành lập. - 3 HS đọc và trả lời câu hỏi - HS nhận xét. -HS lắng nghe. -1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi. - Lắng nghe. - Lí Thường Kiệt đã chủ trương “ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. - Cuối năm 1075, Lí Thường Kiệt chia quân làm hai cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu, rồi rút về nước. - HS thảo luận. -Ý kiến thứ hai đúng. Vì Lí Thường Kiệt đánh sang đất Tống để cảnh báo cho nhà Tống không nên xâm lược nước ta - Lắng nghe. - HS theo dõi + Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt . + Vào cuối năm 1076. + 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu. Quách Quỳ chỉ huy. + Ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.Quân giặc ở bờ Bắc, quân ta ở phía Nam. + Thúc quân lặng lẽ vượt sông và bắt ngờ đánh vào doanh trại giặc, khiến chúng không kịp trở tay. + HS kể. - 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi trong SGK. - 1 số HS phát biểu ý kiến, các HS khác bổ sung cho đủ ý: Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước, nền độc lập lập của nứơc Đại Việt được giữ vững. - Lắng nghe. - HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 3 HS đọc. - 1 vài HS nêu ý kiến. - Đọc ghi nhớ. - Lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: