Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang

I/ MỤC TIÊU .

 1/ Kiến thức : Giúp học sinh :

- Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chống giặc.

- Diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn 2 và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt.

 2/ Tư tưởng.

- Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân.

- Sự thông minh, sáng tạo của nhân dân ta trong cách đánh giặc.

 3/ Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng vẽ bản đồ, lược đồ, dùng bản đồ trong việc học và trả lời bài cũ

II/ CHUẨN BỊ:

 1/GV: SGK, Giao án ,. Bản đồ về cuộc kháng chiến chống Tống lần hai

 2/ Học sinh: SGK, dụng cụ học tập

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1/ Kiểm tra bài cũ.

- Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống ? Sự chuẩn bị của nhà Tống ?

- Dựa vào lược đồ trình bày lại cuộc tiến công để phòng vệ ? Ý nghĩa ?

 2.Giới thiệu bài mới:. Như chúng ta đã biết, tháng 10 – 1075 quân ta tiến công vào đất Tống và nhanh chóng hạ được các nơi tập trung quân lương của nhà Tống. Sau đó , Lý Thường Kiệt cho rút quân về nước, gấp rút chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Vậy,cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào?-> Bài hôm nay sẽ rõ.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 Ngày Soạn: 04 – 10 – 2011.
TIẾT 15. Ngày Dạy: 07 – 10– 2011
BÀI 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
1075 – 1077 ( tiếp theo )
I/ MỤC TIÊU .
 1/ Kiến thức : Giúp học sinh :
Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt để chống giặc.
Diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn 2 và chiến thắng to lớn của quân dân Đại Việt.
 2/ Tư tưởng.
Giáo dục cho học sinh lòng tự hào về tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân.
Sự thông minh, sáng tạo của nhân dân ta trong cách đánh giặc.
 3/ Kỹ năng.
Rèn kỹ năng vẽ bản đồ, lược đồ, dùng bản đồ trong việc học và trả lời bài cũ
II/ CHUẨN BỊ:
 1/GV: SGK, Giao án ,. Bản đồ về cuộc kháng chiến chống Tống lần hai
 2/ Học sinh: SGK, dụng cụ học tập
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1/ Kiểm tra bài cũ.
Trình bày âm mưu xâm lược của nhà Tống ? Sự chuẩn bị của nhà Tống ?
Dựa vào lược đồ trình bày lại cuộc tiến công để phòng vệ ? Ý nghĩa ?
 2.Giới thiệu bài mới:. Như chúng ta đã biết, tháng 10 – 1075 quân ta tiến công vào đất Tống và nhanh chóng hạ được các nơi tập trung quân lương của nhà Tống. Sau đó , Lý Thường Kiệt cho rút quân về nước, gấp rút chuẩn bị cho cuộc kháng chiến. Vậy,cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào?-> Bài hôm nay sẽ rõ.
 3/ Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu kháng chiến bùng nổ
 - Sau khi rút quân về nước, quân ta đã chuẩn bị như thế nào ?
 + Giáo viên cho học sinh đọc “ các tù trưởngthủy binh địch”.
- Tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống ? ( Học sinh trả lời theo phần chữ in nghiêng Sgk, giáo viên dùng lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt để miêu tả )
- Giáo viên dùng lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 để chỉ đường tấn công của quân giặc.
 + Đường bộ : Theo hai hướng là Cao Bằng và Lạng sơn -> Thăng Long.
 + Đường thủy : Do Hoà Mâu chỉ huy -> biển Quảng Ninh để tiếp ứng.
- Cánh quân thủy của giặc bị đạo quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh - > không thể tiến quân vào đất liền để tiếp ứng.
Hoạt động 2:Tìm hiểu cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
* Giáo viên sử dụng lược đồ “ cuộc chiến đấu tại sông Như Nguyệt”để tường thuật sự tấn công tuyệt vọng của quân Tống.
 + Tại phòng tuyến sông Như Nguyệt cả 2 bên đều giữ thế phòng thủ.
- Trong thời gian này,Lý Thường Kiệt cho sáng tác bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà”hằng đêm cho người vào đềnTrương Hống – Trương Hát ngâm vang -> Mời học sinh đọc bài thơ.
- Bài thơ Nam Quốc sơn hà nói lên điều gì ?( khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta)
=> Giáo viên khẳng định đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất,sau này còn có “Bình Ngô Đại Cáo ” của Nguyễn Trãi và tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.
- Sau khi quân giặc bị hoang mang Lý Thường Kiệt đã làm gì?
- Em hãy nêu kết quả của cuộc chiến đấu trên sông Như Nguyệt ?
- Vì sao,Lý Thường Kiệt lại cử người đến giảng hoà với Quách Quỳ?( Đảm bảo mối quan hệ bang giao giữa hai nước,không làm tổn thương danh dự của nước lớn )
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng trên sông Như Nguyệt?
* Giáo viện cho học sinh chia nhóm thảo luận.
- Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
 + Thực hiện chủ trương:Tiến công trước để tự vệ.
 + Làm thơ Nam Quốc sơn hà 
 + Xây dựng phòng tuyến.
 + Chủ động kết thúc chiến tranh
II/ Giai đoạn thứ hai ( 1076 – 1077 )
 1.Kháng chiến bùng nổ
- Quân ta : Lý Thường Kiệt hạ lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng
 + Chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến chống giặc.
- Quân Tống:
 + Cuối 1076 quân địch do Triệu Tiết và Quách Qùy chỉ huy theo đường bộ -> Thăng Long.
 + Quân thủy do Hoà Mâu chỉ huy ->Vịnh Bắc Bộ-> tiếp ứng.
=> Bị phòng tuyến Như Nguyệt chặn lại, phải đóng quân ở bờ Bắc, chờ sự tiếp ứng.
 2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt
- Quân Tống: Không có sự tiếp ứng của quân thuỷ-> hai lần vượt sông tấn công ta-> bị đánh bật trở lại.
 + Tinh thần quân lính mệt mỏi,chán nản-> củng cố ,phòng ngự.
- Quân ta: Cuối năm 1077,ta vượt sông Như Nguyệt đánh vào doanh trại giặc.
* Kết qua
- Quân Tống chết quá nữa,chấp nhận giảng hoà với ta.
- Vội vã rút quân về nước
* Ý nghĩa
- Giữ vững độc lập dân tộc
- Đập tan ý đồ xâm lược nước ta của nhà Tống
 4/ Củng cố
Sau khi rút quân về nước,Lý Thường Kiệt đã cho chuẩn bị mọi mặt để chống giặc.
Cuộc chiến đấu của quân và dân ta trên phòng tuyến Như Nguyệt đã giành thắng lợi.
Em hãy tường thuật cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống lần 2 của nhân dân ta bằng lược đồ ?
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống có ý nghĩa gì ?
Bài Tập:
1.Em hãy ngâm bài thơ “ Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt ? bài thơ đó nói lên điều gì ?
2. Hãy nối các niên đại với các sự kiện lịch sử dưới đây cho đúng ?
 - Nhà Lý thành lập - Năm 1054.
 - Đổi tên nước là Đại Việt - Năm 1009.
 - Tấn công thành Ung Châu - Năm 1100.
 - Chiến thắng ở Như Nguyệt - Năm 1075
 - Năm 1077.
 - Năm 1200.
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
 - Học bài kết hợp Sgk trả lời các câu hỏi trong bài.
Vẽ lược đồ trện chiến tại phòng tuyền Như Nguyệt.
Chuẩn bị bài mới : Xem kĩ các bài đã học ( Phần lịch sử Việt nam ) tiết sau làm bài tập lịch sử.
IV .Rút kinh nghiệm:
..
-
 -------------------------------JJJ-----------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Tra.doc