Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa - Nguyễn Quỳnh Thư - Trường THCS Liêng Trang

I. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức : Giúp học sinh :

 - Thời Lý có sự phân hoá mạnh về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội

 - Một số thành tựu chính về văn hoá, giáo dục, nghệ thuật thời Lý

 2. Thái độ.

 - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng nền văn hoá dân tộc.

 3. Kỹ năng.

 - Lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ.

 - Tập quan sát và phân tích những nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh ảnh trong SGK. Giáo án.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

 - Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ?

 - Nêu tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý ?

 2. Giới thiệu bài mới:

Ở tiết học trước chúng ta đã biết được, nhờ những biện pháp tích cực mà nhà Lý đã tạo cơ sở cho nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh. Vậy, về xã hội thời Lý có những thay đổi gì, giáo dục và văn hoá đạt được những thành tựu nào ? -> bài hôm nay.

 

docx 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4897Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 12: Đời sống kinh tế, văn hóa - Nguyễn Quỳnh Thư - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 10	 Ngày soạn: 25 / 10 / 2012
TIẾT : 20	 Ngày dạy : 01 / 11/ 2012
BÀI 12: ÑÔØI SOÁNG KINH TEÁ, VAÊN HOÙA 
II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA
Tiết 2
I. MỤC TIÊU.
 	 	1. Kiến thức : Giúp học sinh :
 	 - Thời Lý có sự phân hoá mạnh về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội
 	 - Một số thành tựu chính về văn hoá, giáo dục, nghệ thuật thời Lý
 	 	2. Thái độ.
 	- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức xây dựng nền văn hoá dân tộc.
 	 3. Kỹ năng.
 	 - Lập bảng so sánh, vẽ sơ đồ.
 	 - Tập quan sát và phân tích những nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh ảnh trong SGK. Giáo án.
Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
 	- Nhà Lý đã làm gì để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ?
 	- Nêu tình hình thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý ?
 	 	2. Giới thiệu bài mới: 
Ở tiết học trước chúng ta đã biết được, nhờ những biện pháp tích cực mà nhà Lý đã tạo cơ sở cho nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh. Vậy, về xã hội thời Lý có những thay đổi gì, giáo dục và văn hoá đạt được những thành tựu nào ? -> bài hôm nay.
 	3. Bài mới..
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN- HỌC SINH
 NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1:Tìm hiểu những thay dổi về mặt xã hội.
-> Chia nhóm thảo luận: Hãy nêu các tầng lớp cư dân trong xã hội thời Lý và đời sống của họ ?
+ Tầng lớp thống trị: Sống xa hoa, sung sướng, có nhiều ruộng đất và thế lực về chính trị.
+ Tầng lớp bị trị: Lao động làm ra của cải để nuôi sống xã hội,nộp thuế và làm nghĩa vụ cho nhà nước.
+ Nô tì: Thấp kém nhất trong xã hội,phục vụ trong cung điện hoặc các nhà quan, đời sống rất khổ cực.
- GV: treo sơ đồ tầng lớp xã hội thời Lý-> So với thời Đinh -Tiền Lê,về mặt xã hội thời Lý có gì thay đổi? ( Tầng lớp thống trị thời Đinh -Tiền Lê có một số nhà sư ,thời Lý không có song lại có thêm một số địa chủ.Tầng lớp bị trị có thêm nông dân cày ruộng của địa chủ,một số phải đi cầu thực – khai hoang )
-> Sự phân hoá giàu nghèo đã tiến thêm một bước về khoảng cách song chưa sâu sắc
Hoạt động 2: Tìm hiểu Giáo dục và văn hoá
* GV cho học sinh đọc đoạn đầu của mục 2 Sgk -> Nhà Lý đã chăm lo phát triển giáo dục như thế nào? 
+ Thờ ông tổ đạo nho là Khổng Tử,dạy học cho các con vua.
+ Quốc tử giám được coi là trường đại học đầu tiên của Đại Việt,lúc đầu chỉ giành cho con vua,về sau nhà Lý đã mở rộng cho con em quan lại và những ngưởi giỏi trong nước-> Nội dung học tập chủ yếu là chữ hán và một số sách nho giáo.Ngoài ra còn học thêm kinh phật và đạo giáo.
- Nhấn mạnh: Chế độ khoa cử thời Lý mới chỉ là bước đầu, chưa có nề nếp , quy cũ chỉ khi nào cần tuyển chọn quan lại nhà nước mới mở khoa thi.
- Về văn hoá dưới thời Lý có đặc điểm gì nổi bật?
- Những chi tiết nào chứng tỏ đạo phât phát triển mạnh?
* GV cho học sinh quan sát hình 24,25 Sgk -> Mô tả theo tư liệu lịch sử lớp 7.
- Nghê thuật kiến trúc,điêu khắc như thế nào?
-> Cho học sinh quan sát hình 26 Sgk, rút ra nhận xét? ( Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như ngọn lửa)
- Từ những đặc điểm trên em có nhận xét gì về nghệ thuật thời Lý?( Thể hiện sự khéo léo của nhân dân ta)
I. Sinh hoạt xã hội và văn hóa
 1. Những thay dổi về mặt xã hội.
- Tầng lớp thống trị: Vua, quan, địa chủ( Hoàng tử, công chúa, nông dân có nhiều ruộng )
- Tầng lớp bị trị:
 + Nông dân: Cày ruộng công, cày ruộng nộp tô cho địa chủ, đi khai hoang.
 + Thợ thủ công phải nộp thuế và làm nghĩa vụ với nhà vua
Nô tì
2. Giáo dục và văn hoá.
a. Giáo dục.
- Năm 1070,xây dựng Văn Miếu.
- Năm 1075 ,mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại.
- Năm 1076,Quốc Tử Giám được thành lập.
 b.Văn hoá.
- Văn học chữ Hán phát triển mạnh.
- Đạo phật phát triển mạnh mẽ và rộng khắp.
- Văn hoá dân gian đa dạng,có nhiều thể loại như: Hát chèo,múa rối,đấu vật
- Kiến trúc và điêu khắc: Có nhiều công trình lớn và độc đáo, trình độ tinh vi, thanh thoát.
=> Nghệ thuật đa dạng ,linh hoạt, tạo nên nét văn hoá riêng biệt – văn hoá Thăng Long.
Củng cố
Dưới thời Lý xã hội đã có sự thay đổi hơn, song sự phân hoá giàu nghèo chưa sâu sắc.
Về giáo dục bước đầu có sự phát triển. Văn hoá đa dạng, phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc.
 Xã hội thời Lý gồm có mấy tầng lớp ? Đời sống của họ ra sao ?
Văn hoá và kiến trúc thời Lý có đặc điểm gì ?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà
 - Học bài theo các câu hỏi 1,2,3 Sgk trang 49.
 - Nước Đại Việt thế kỉ XIII( Nhà Trần thành lập)
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 12.Đời sống kinh tế, văn hóa - Nguyễn Quỳnh Thư - Trường THCS Liêng Trang.docx