Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 12 - Tiết 17: Đời sống kinh tế văn hoá

A.Mục tiêu

 1.Kiến thức: Học sinh nhận thức được

 - Sự chuyển biến trong nền kinh tế nông nghiệp, TCN,và thương nghiệp.

 - Nguyên nhân của sự chuyển biến đó.

 2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng sử dụng tranh ảnh, kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện.

 3. Thái độ: Học sinh có ý thức xây dựng đất nước.

 B. Đồ dùng dạy học

 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo.

 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới

 C. Phương pháp: Trao đổi, phân tích, sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề.

 D. Tổ chức giờ học

 1. ổn định tổ chức ( 1p)

 2. Kiểm tra bài cũ ( 4p)

 Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chông Tống ( 1076- 1077)

 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1507Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 12 - Tiết 17: Đời sống kinh tế văn hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/10/2010 
Ngày dạy: 6/10/2010
BÀI 12 TIẾT 17 ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HOÁ
A.Mục tiêu
 1.Kiến thức: Học sinh nhận thức được
 - Sự chuyển biến trong nền kinh tế nông nghiệp, TCN,và thương nghiệp.
 - Nguyên nhân của sự chuyển biến đó.
 2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng sử dụng tranh ảnh, kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện.
 3. Thái độ: Học sinh có ý thức xây dựng đất nước.
 B. Đồ dùng dạy học
 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới
 C. Phương pháp: Trao đổi, phân tích, sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề.
 D. Tổ chức giờ học
 1. ổn định tổ chức ( 1p)
 2. Kiểm tra bài cũ ( 4p)
 Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chông Tống ( 1076- 1077)
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 Khởi động
Mục tiêu: Khái quát kiến thức của toàn bài tạo hứng thú học tập.
Cách tiến hành: Sau khi kháng chiến kết thúc thắng lợi, nhân dân ta lại bắt tay vào xây dựng đất nước. Công cuộc xây dựng kinh tế phát triển đất nước đạt được kết quả như thế nào? => bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về kinh tế nông nghiệp ( 15p).
- Mục tiêu: HS tìm hiểu và nhận thức được sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
- Cách tiến hành
Bước 1: tìm hiểu các chính sách về nông nghiệp của nhà nước.
HS đọc mục 1 và cho biết nhà nước có những chính sách với nông nghiệp như thế nào?
Hs trả lời- Gv kết luận
? Việc tổ chức lễ cày tịch điền có ý nghĩa như thế nào.
- Khuyến khích nhân dân sản xuất
? Chính sách này được ghi trong bộ luật nào.
- Hình thư..
Bước 2: Tìm hiểu về kết quả
? Nhận xét các chính sách trên. Tác dụng.
- Tiến bộ tích cực.
? Vì sao nhà Lý lại quan tâm đến sản xuất nông nghiệp.
- Là ngành kinh tế quan trọng
? Vì sao nền nông nghiệp thời Lý lại phát triển.
HS thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn.(4p)
- Nhà Lý xác định đúng vai trò của nông nghiệp, có chính sách phù hợp
- Nhân dân ta cần cù chịu khó.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vè thủ công nghiệp và thương nghiệp.( 18p).
- Mục tiêu: HS tìm hiểu và nhận thức được sự chuyển biến trong thủ công- thương nghiệp.
- Cách tiến hành
Bước 1: Tìm hiểu về thủ công nghiệp
Gv cung cấp: 
HS đọc “tháng 2- 1042Tống nữa” và cho biết qua việc làm của vua Lý em nghĩ gì về hàng tơ lụa của Đại Việt thời đó.
- Hàng tơ lụa Đai Việt đẹp.
? Vì sao nhà Lý lại không dùng gấm vóc của nhà Tống nữa.
- Khuyến khích sản xuất, nâng cao lòng tự hào dân tộc..
HS quan sát H22, 23 và nhận xét về sự phát triển của các nghề thủ công.
- Rất phát triển..
Gv mở rộng về đồ gốm và kiến trúc.
Gv cung cấp: 
? Việc xuất hiện nhiều nghề thủ công mới có ý nghĩa gì.
- Sự phát triển không ngừng của thủ công.
Bước 2: Tìm hiểu những chuyển biến trong thương nghiệp.
Gv cung cấp:
? Việc buôn bán với nước ngoài được biểu hiện như thế nào.
- Thuyền buôn tấp nập..
? Việc thuyền buôn nước ngoài vào Đại Việt trao đổi đã phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta hồi đó như thế nào.
- Rất phát triển..
? Nhận xét gì về đời sống kinh tế nước ta thời Lý.
- Phát triển ổn định.
? Vì sao kinh tế nước ta thời Lý lại phát triển.
- Nhà nước quan tâm.
I. Đời sống kinh tế.
1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp.
* Chính sách về nông nghiệp.
- Chia ruộng đất cho nông dân.
- Tổ chức lễ cày tịch điền
- Chú trọng công tác thuỷ lợi.
- Khuyến khích khai khẩn ruộnghoang.
- Cấm giết mổ trâu bò để bảo vệsứckéo
* Kết quả: Nông nghiệp phát triển.
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
a. Thủ công nghiệp
- Các ngành thủ công truyền thống (làm gốm, dệt vải) rất phát triển.
- Các nghề thủ công mới( đúc đồng, làm giấy, đồ trang sức) rất phát triển 
và đạt được nhiều thành tựu.
b. Thương nghiệp
- Hình thành nhiều trung tâm buôn bán 
như Vân Đồn, Thăng Long
- Buôn bán với nước ngoài được mở rộng 
4. Củng cố (5p): Gv sử dụng kĩ thuật 5w 1H để củng cố kiến thức.
 1. Ai là người cày ruộng trong lễ cày tịch điền? ( Vua).
 2. Cái gì được vua không được vua Lý sử dụng nữa? ( Gấm vóc của nhà Tống).
 3. Thuyền buôn nước ngoài thường tập trung ở đâu để trao đổi hàng hoá? ( Vân Đồn)
 4. Khi nào nhà Lý ban hành bộ luật đầu tiên? ( 1042).
 5. Tại sao kinh tế Đại Việt thời Lý lại phát triển? ( Nhà nước có chính sách tích cực).
 6.Đời sống kinh tế Đại Việt ở thời Lý phát triển như thế nào? ( Về nông nghiệp)
5. Hướng dẫn học
- Học sinh nhận thức được những biến đổi trong đời sống kinh tế của nước ta ở thời Lý.
- Chuẩn bị tiết 18 tìm hiểu về sự phát triển của văn hoá, giáo dục và những biến đổi trong xã hội ở thời nhà Lý.
____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_12_Doi_song_kinh_te_van_hoa.doc