Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 4: Trung quốc thời phong kiến (tiết 2)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Nét nổi bật tình hình kinh tế, chính trị Trung Quốc thời Tống – Nguyên, Minh – Thanh.

- Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học kỹ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến

 2. Thái đô:

- Hiểu được mối quan hệ lịch sử giữa Trung Quốc – Việt Nam, từ đó có thái độ đúng đắn trong quan hệ hiện nay.

- Hiểu rõ các giá trị văn hoá của nhân dân Trung Quốc.

3. Kỹ năng:

- Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, tự rút ra kết luận.

- Biết sử dụng các loại bảng biểu thống kê.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Giáo án, một số tranh ảnh về các công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến.

 - Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các thời đại.

2. Học sinh:

- Đọc bài mới ở nhà

- Học bài cũ theo hướng dẫn tiết học trước.

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3018Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 4: Trung quốc thời phong kiến (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Tiết: 5
Ngày soạn: 06/09/2015
Ngày dạy: 09/09/2015
Bài 4. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
- Nét nổi bật tình hình kinh tế, chính trị Trung Quốc thời Tống – Nguyên, Minh – Thanh.
- Những thành tựu lớn về văn hoá, khoa học kỹ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến
 2. Thái đô:
- Hiểu được mối quan hệ lịch sử giữa Trung Quốc – Việt Nam, từ đó có thái độ đúng đắn trong quan hệ hiện nay.
- Hiểu rõ các giá trị văn hoá của nhân dân Trung Quốc.
3. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng phân tích, tự rút ra kết luận.
- Biết sử dụng các loại bảng biểu thống kê.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Giáo án, một số tranh ảnh về các công trình kiến trúc của Trung Quốc thời phong kiến.
	- Một số tư liệu thành văn về các chính sách của nhà nước phong kiến Trung Quốc qua các thời đại.
2. Học sinh:
- Đọc bài mới ở nhà
- Học bài cũ theo hướng dẫn tiết học trước.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: (4/)
- Xã hội phong kiến Trung Quốc đã được hình thành như thế nào ?
- Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện ở mặt nào ?
2. Giới thiệu bài: (1/)
 Sau thời nhà Đường, các triều đại Tống – Nguyên, Minh – Thanh tiếp tục trị vì nhưng không còn phát triển mạnh mẽ như trước. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những nét chính của bốn triều đại này và những thành tựu chính về văn hoá, khoa học kỹ thuật của Trung Quốc.
3. Bài mới: (32/)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1. Tìm hiểu Trung Quốc thời Tống – Nguyên. (8/)
GV giới thiệu: sau thời Đường, Trung Quốc rơi vào cảnh loạn lạc, nhà Tống lại thống nhất nhưng không còn phát triển mạnh mẽ như trước.
? Em hãy nêu những nét chính về kinh tế, chính trị của nhà Tống ?
? Những chích sách trên của nhà Tống có tác	
dụng gì ?
GV giới thiệu: Nhà Tống bị quân Mông Cổ tiêu diệt → nhà Nguyên ra đời.
? Hãy nêu những chính sách cơ bản của nhà Nguyên ?
? Những chính sách của nhà Nguyên đã có tác động như thế nào đến xã hội Trung Quốc ?
HS thảo luận nhóm 3’:Vì sao nhà Nguyên lại thi hành chính sách phân biệt, đối xử giữa các dân tộc ? 
GV nhấn mạnh: ( Là người ngoại bang đến xâm lược nên nhà Nguyên sợ người Hán sẽ nỗi dậy chống lại)
Hoạt động 2. Tìm hiểu Trung Quốc thời Minh – Thanh. (9/)
GV: giới thiệu sự ra đời của nhà Minh: Cuối triều Nguyên, mâu thuẫn xã hội gay gắt, đời sống nhân dân cơ cực → Tháng 8 – 1368 Chu Nguyên Chương lật đổ nhà Nguyên, lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Minh.
* Nhà Minh bị lật đổ bởi cuộc khởi nghĩa của Lí Tự Thành. Sau đó một bộ tộc người Mãn ở phía Bắc đánh bạu Lí Tự Thành , lập ra nhà Thanh.
? Em có nhận xét gì về xã hội Trung Quốc thời Minh – Thanh ?
HS: quan sát hình 9 Sgk trang 14 nhận xét kiến trúc thời phong kiến.
? Về kinh tế của Trung Quốc dưới thời Minh – Thanh ?
? Những mầm mống kinh tế TBCN được xuất hiện như thế nào ? 
HS: + Nhiều xưởng dệt lớn, thuê nhiều nhân công, chuyên môn hoá cao
 + Quảng Châu là thương cảng lớn
GV gợi ý: Liên hệ với các triệu đại phong kiến Việt Nam để thấy được sự ảnh hưởng về tổ chức bộ máy nhà nước.
? Các triều đại phong kiến Trung Quốc đều có chính sách chung đối ngoại nào?
HS: đều tiến hành mở rộng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược, mỗi khi xâm lược Đại Việt đều chịu thất bại nặng nề.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về văn hoá, khoa học kỷ thuật Trung Quốc thời phong kiến. (15/)
HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 14.
Học sinh thảo luận: Em hãy nêu những thành tựu chính của văn hoá, khoa học kỷ thuật của nhân dân Trung Quốc
 + Nho giáo: Mạnh Tử, Khổng Tử, Đổng Trọng Thư,
 + Văn học: Thi Nại Am, La Quán Trung, Lí Bạch, Đỗ Phủ
 + Sử học : Hán thư, Đường thư, Minh sử. Nỗi tiếng là sử kí Tư Mã Thiên.
 + Nghệ thuật : Hội họa ( Lí Bạch ), nhiều công trình lớn như Cố Cung ở Bắc Kinh.
GV: giới thiệu về những phát minh lớn của TQ thời phong kiến
→ Sự phát triển của khoa học kỉ thuật thể hiện trình độ cao của người Trung Quốc.
4. Trung Quốc thời Tống – Nguyên
 a. Nhà Tống
- Năm 960 nhà Tống thành lập thống nhất Trung Quốc
- Xoá bỏ nhiều thứ thuế và sưu dịch.
- Mở mang các công trình thủy lợi.
- Khuyến khích phát triển một số ngành thủ công nghiệp.
- Có nhiều phát minh quan trọng: la bàn, thuốc, nghề in...
→ Đời sống nhân dân ổn định.
 b. Nhà Nguyên
- Phân biệt đối xử giữa các dân tộc :
 + Người Mông Cổ có địa vị cao.
 + Người Hán có địa vị thấp kém.
→ Nhân dân đói khổ, nhiều lần khởi nghĩa.
5. Trung Quốc thời Minh – Thanh
- Xã hội phong kiến Trung Quốc lâm vào tình trạng suy thoái.
- Kinh tế: công thương nghiệp phát triển, xuất hiện của mầm mống kinh tế TBCN như nhiều xưởng dệt, gốm chuyên môn hóa,có nhiều nhân công làm việc.
- Ngoại thương phát triển, buôn bán với nhiều nước Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư...
6. Văn hoá, khoa học kỷ thuật Trung Quốc thời phong kiến
a.Văn hóa
Đạt được nhiều thành tựu lớn và rực rỡ:
- Tư tưởng: Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến.
 - Văn học: thời Đường xuất hiện nhiều nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đổ Phủ...thời Minh – Thanh xuất hiện nhiều bộ tiểu thuyết có giá trị: Tam quốc diễn nghĩa, Tây du kí
- Sử học : có các bộ Sử kí Tư Mã Thiên, Hán thư...
- Nghệ thuật kiến trúc: lâu đời, độc đáo và trình độ cao.
b. Khoa học kỷ thuật
 - Có nhiều phát minh lớn: Giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng
- Từ vật dụng cho cuộc sống bình thường đến kỉ thuật đóng tàu, luyện sắt, khai thác dầu mỏ... đều có sự đóng góp của người Trung Quốc.
4. Củng cố: (5/)
	Lập bảng tóm tắt những thành tựu về văn hoá, khoa học kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến.
Nội dung
Những thành tựu chính
Tư tưởng chủ đạo 
..
..
Về văn học 
..
..
Về nghệ thuật
..
Khoa học – kĩ thuật
..
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (2/)
- Học bài theo các câu hỏi 1,2,3 Sgk trang 15.
- Hoàn thành bài tập ở phần củng cố.
- Đọc trước SGK bài 5: Ấn Độ thời phong kiến, trả lời câu hỏi SGK mực xanh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_4_Trung_Quoc_thoi_phong_kien.doc