Giáo án môn Lịch sử 7- Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê

I.Mục tiêu bài hoc:

1.Về Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được:

- Thời Đinh-Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như thời Ngô Quyền

- Nhà Tống xâm lược nước ta, nhưng chúng đã bị quân dân ta đánh cho đại bại

- Nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã bước đầu xây dựng nền kinh tế, văn hoá phát triển

2.Về tư tưởng:

- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng kinh tế quý trọng các truyền thống văn hoá của cha ông .

- Sự biết ơn đối với những người có công xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kì đầu giành lại độc lập

3.Về kỹ năng:

 Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, kĩ năng sử dụng bản đồ

 II.Thiết bị dạy-học:

- Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất

- Tranh ảnh

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 10713Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7- Bài 9: Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
6-7
Soạn:
05-10-2004
Tiết:
12-13
Giảng:
10-10-2004
17-10-2004
 TPP : 12- 13 Bài 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH-TIỀN LÊ 
I.Mục tiêu bài hoc:
1.Về Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được: 
Thời Đinh-Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như thời Ngô Quyền 
Nhà Tống xâm lược nước ta, nhưng chúng đã bị quân dân ta đánh cho đại bại 
Nhà Đinh và nhà Tiền Lê đã bước đầu xây dựng nền kinh tế, văn hoá phát triển 
2.Về tư tưởng: 
- Lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập tự chủ trong xây dựng kinh tế quý trọng các truyền thống văn hoá của cha ông .
- Sự biết ơn đối với những người có công xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời kì đầu giành lại độc lập 
3.Về kỹ năng:
 Bồi dưỡng kĩ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ, kĩ năng sử dụng bản đồ 
 II.Thiết bị dạy-học:
Lược đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất 
Tranh ảnh 
III.Phương pháp:
IV. Tiến trinh dạy-học ; 
1.Bài cũ :
 ? Trình bày tình hình cuối thời Ngô và quá trình thống nhất đất nước ?
* Yêu cầu HS trả lời :
- Tình hình chính trị cuối thời Ngô :
+ Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi, các thế lực nổi dậy tranh chấp .
+ 965 Ngô Xương Văn chết , đất nước rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”
- Quá trình thống nhất đất nước :
+ Đinh Bộ Lĩnh có tài quân sự, được nhân dân ủng hộ 
+ Đã phối hợp với cánh quân Trần Lãm , chiêu dụ Phạm Bạch Hỗ 
=> dẹp được loạn 12 sứ quân , thống nhất đất nước .
2.Giới thiệu bài mới:
 Sau khi dẹp yên 12 sứ quân, đất nước lại được thanh bình, thống nhất. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, tiếp tục xây dựng một quốc gia vững mạnh mà Ngô Quyền đã đặt nền móng. 
3.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Hoạt động 1:
Bước 1: Cho học sinh đọc sách giáo khoa. Bước 2: Đặt câu hỏi ; .
 ? Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ?
Bước 3: GV giải thích 
Bước 4: Đặt câu hỏi
? Tại sao Đinh Tiên Hoàng lại đóng đô ở Hoa Lư ?
? Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc nói lên điều gì?
 Bước 5: GV giải thích 
Bước 6: Đặt câu hỏi :
? Đinh Tiên Hoàng còn áp dụng biện pháp gì để xây dựng đất nước ?
Bước 7: GV giảng
Bước 8: Đặt câu hỏi :
? Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa gì ?
Bước 9: GV kết luận 
 Hoạt động 2:
Bước 1: Cho học sinh đọc sách giáo khoa
Bước 2: GV kể chuyện 
Bước 3: Đặt câu hỏi :
? Nhà Tiền Lê được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
? Vì sao Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua?
? Việc thái hậu Dương Vân Nga trao áo bào cho Lê Hoàn nói lên điều gì ?
Bước 4: GV giải thích khái niệm 
Bước 5: Đặt câu hỏi :
 ? Chính quyền nhà Lê được tổ chức như thế nào ?
Bước 6 : GV hướng dẫn vẽ sơ đồ 
Bước 7 : Đặt câu hỏi
? Quân đội thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào? 
Bước 8: GV kết luận .
 Hoạt động 3:
 Bước 1: Cho HS đọc SGK
 Bước 2: Đặt câu hỏi :
? Quân Tống xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào ?
 Bước 3 : GV tường thuật diễn biến 
 Bước 4: HS tường thuật lại diễn biến 
 Bước 5: Đặt câu hỏi:
? Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống là gì ? 
 Bước 6: GV kết luận .
 Tiết 2:
 Hoạt động 1:
Bước 1: Cho học sinh đọc SGK 
Bước 2: Đặt câu hỏi :
? Tình hình nông nghiệp nước ta thời Tiền Lê như thế nào ?
? Em có suy nghĩ gì về tình hình nông nghiệp như vậy ? 
? Vua Lê Đại Hành tổ chức lễ cày tịch điền để làm gì ?
Bước 3: GV giảng 
Bước 4: Đặt câu hỏi :
? Sự phát triển của thủ công nghiệp thể hiện ở những mặt nào ? 
Bước 5: GV giảng
Bước 6: Đặt câu hỏi :
? Hãy miêu tả lại cung điện Hoa Lư để thấy được sự phát triển của nước ta thời Tiền Lê? 
? Thương nghiệp có gì đáng chú ý ?
? Việc thiết lập quan hệ bang giao với nhà Tống có ý nghĩa gì ?
Bước 7: GV kết luận 
 Hoạt động 2:
Bước 1: Cho HS đọc SGK 
Bước 2: GV sử dụng sơ đồ 
Bước 3: Đặt câu hỏi:
? Trong xã hội có những tầng lớp nào?
? Tầng lớp thống trị gồm những ai?
? Những người nào thuộc tầng lớp bị trị ? 
? Vì sao các nhà sư thời kì này lại được trọng dụng ? 
Bước 4: GV kể chuyện 
Bước 5: Đặt câu hỏi :
? Tình hình giáo dục dưới thời Đinh- Tiền Lê? 
? Đời sống sinh hoạt của người dân diễn ra nhưthế nào ? 
? Vào những ngày vui, Vua cũng thích đi chân đất cầm chiếc xiên lội ao đâm cá, cử chỉ đó chứng tỏ điều gì ?
Bước 6: GV kết luận
Kiến thức cơ bản:
 1. Nhà Đinh xây dựng đất nước :
- 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua 
- Đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư
- Đặt niên hiệu là Thái Bình 
- Phong vương cho các con, cắt cử quan lại 
- Dựng cung điện, đúc tiền, xử phạt nghiêm với kẻ phạm tội 
 2. Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê :
979 Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua -> lập nên nhà Tiền Lê
Giúp vua có Thái sư, Đại sư và bộ máy quan lại : quan văn, quan võ , tăng quan 
 - Cả nước chia làm 10 lộ, dưới lộ có phủ, châu 
 * Quân đội : 10 đạo và 2 bộ phận 
 + cấm quân 
 + quân địa phương
3.Cuộc kháng chiến chống Tống: 
a. Diễn biến :( SGK ) 
b. Ý nghĩa :
- biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta
chứng tỏ bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Việt 
II.Sự phát triển kinh tế và văn hoá:
 1.Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ: 
 a.Nông nghiệp: 
- Khuyến khích nông dân sản xuất.
- Chính sách khẩn hoang được mở rộng.
- Chú ý đào vét kênh ngòi.
 b.Thủ công nghiệp: 
- Xây dựng một số xưởng thủ côngnhà nước, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền, đúc tiền, may mũ áo cho vua quan.
- Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển.
 c.Thương nghiệp:
- Đúc tiền để lưu thông trong nước.
- nhiều trung tâm buôn bán, chợ làng đường hình thành.
- Quan hệ bang giao Việt – Trung được thiết lập.
 2.Đời sống xã hội và văn hoá:
Xã hội:
+ Đứng đầu nhà nước là vua, dưới vua có các quan văn, quan võ, nhà sư tạo thành nhà máy thống trị.
+ Bên dưới là nhân dân bị trị: ND, TTC, một số ít địa chủ, người buôn bán nhỏ, dưới cùng là nô tỳ.
Văn hoá: 
+ Giáo dục chưa phát triển, người có học chủ yếu là các nhà sư.
+ Đạo phật được truyền bá rộng rãi.
+ nhiều loại hình văn hoá dân gian đã tồn tại: ca hát, nhảy múa nghệ thuật chèo được hình thành.
4.Củng cố: 
? Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê ? 
5.Dặn dò: Học bài cũ, làm bài tâp.
6. Rút kinh nghiệm :
 Tiết 1 : Do kể chuyện về việc Đinh Tiên Hoàng bị ám hại và việc Lê Hoàn lên ngôinhiều nên thời gian không kịp để cũng cố bài 
 - Tiết 2 : Thiếu tranh ảnh nên bài giảng phần 1 không sinh động , còn phần 2 nên để HS tập vẽ sơ đồ 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 9. Nước Đại Cồ Việt thời Đinh - Tiền Lê.doc