Giáo án môn Lịch sử 7 - Trường THCS Thạnh Phước

I / Mục tiêu:

1.Kiến Thức: -Giúp HS nắm được quá trình hình thành XHPK ở châu Au.

- Hiểu khái niệm lãnh địa PK và đặc trưng của nền KT lãnh địa để hiểu rằng các lãnh chúa PK đã chiếm ruộng đất mênh mông biến nô lệ và nông dân thành nông nô để bóc lột.

- Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào, KT trong thành thị trung đại khác với KT lãnh địa ra sao ?

2.Kĩ năng:- Rèn kĩ năng bản đồ và xác định vị trí các quốc gia phong kiến

- Vận dụng phương pháp đối chiếu , so sánh

3.thái độ: Bồi dưỡng nhận thức cho HS về sự phát triển hợp quy luật của XH loài người từ XH chiếm hữu nô lệ sang XHPK.

 

doc 249 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1218Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Trường THCS Thạnh Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nhau tìm hiểu.
b) Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1 Tình hình giáo dục và khoa cử :( 15 phút)
GV: Thời Lê Sơ tình hình giáo dục và khoa cử nhìn chung phát triển hơn thời Trần và đại được nhiều thành tựu rực rỡ .
? Nhà nước quan tâm phát triển giáo dục ntn ?
H: giáo dục thời Lê Sơ rất quy củ và chặt chẽ, biểu hiện như thế nào?
GV: Thời Lê Sơ trải qua 3 kì thi : hương , hội , đình .
? Nội dung học tập và thi cử dưới thời Lê sơ là gì ?
- GV nêu :
? Vì sao thời Lê Sơ hạn chế phật giáo và tôn sùng nho giáo?
? Để khuyến khích học tập và kén chọn nhân tài, nhà Lê có biện pháp gì?
GV: Cho HS quan sát H45 bia tiến sĩ trong văn miếu hiện nay còn 81 bia mỗi bia khắc tên những người đổ tiến sĩ trong mỗi khoá thi.
? Em phải làm gì để bảo vệ các di tich văn hóa này ?
Hoạt động 2 :Văn học , khoa học nghệ thuật :( 17 phút)
GV gọi HS đọc mục 2
? Nêu những thành tựu nổi bật về văn học thời Lê Sơ ?
? Nêu một số tác phẩm tiêu biểu .
? Các tác phẩm văn học tập trung phản ánh nội dung gì?
? Thời Lê Sơ có những thành tựu KH tiêu biểu nào ?
? Những nét đặc sắc về nghệ thuật sân khấu?
- Cho HS quan sát H 46 .
? Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu trên ?
- Ông cha ta ngày xưa đã bỏ nhiều công sức tạo dựng nên vậy chúng ta phải có trách nhiệm như thế nào đối với các thành tựu ấy ? 
- HS lắng nghe.
HS: Dựng lại quốc tử giám ở Thăng Long
Mở nhiều trường học ở các đạo lô , phủ
Mọi người dân đều có thể đi học , đi thi
HS: muốn làm quan phải qua thi rồi mới được cử vào các chức trong triều hoặc ở địa phương
HS: là các sách của đạo Nho .
HS lắng nghe.
HS: Vì nho giáo đề cao trung hiếu ( trung với vua , hiếu với cha mẹ )
HS: Vua ban mũ áo vinh quy bái tổ, khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu .
- HS quan sát :
- HS trả lời:
- HS đọc mục 2 .
HS: Văn học chữ Hán được duy trì
Văn học chữ nôm rất phát triển
SGK chữ in nghiêng
HS: Có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào DT khí phách anh hùng .
HS: - Sử học : Đại Việt sử kí toàn thư
- Địa lí : dư đại chí
- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu
- Toán học: Lập thành toán pháp
HS: ----->
- HS quan sát và nêu nội dung .
HS: Công lao đóng góp XD đất nước của nhân dân. Triều đại PK thịnh trị, có cách trị nước đúng đắn.
- HS trả lời:
III /TÌNH HÌNH VĂN HOÁ GIÁO DỤC:
1/ Tình hình giáo dục và khoa cử :
- Dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long .
- Ở các đạo , phủ đều có trường công , hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại .
- Đa số nhân dân đều có thể đi học trừ những kẻ phạm tội và những người làm nghề ca hát .
- Nội dung học tập và thi cử là các sách của đạo Nho .
- Nho giáo chiếm địa vị độc tôn , Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế .
- Từ năm 1428 – 1527 , tổ chức được 26 khoa thi , lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên .
2/ Văn học , khoa học nghệ thuật :
a) Văn học 
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế ,văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng . 
- Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc , thể hiện niềm tự hào , khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc .
b) Khoa học 
Nhiều tác phẩm khoa học thành văn như :
- Sử học : Đại Việt sử kí toàn thư ,...
- Địa lí : Dư đại chí ,...
- Y học: Bản thảo thực vật toát yếu ,...
- Toán học: Lập thành toán pháp ,....
c) Nghê thuật
- Sân khấu ca , hát , nhạc ,chèo , tuồng ,..nhanh chóng được phục hồi và phát triển.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc có phong cách khối đồ sộ và trình độ kĩ thuật điêu luyện . 
4/ Củng cố, luyện tập : ( 5 phút)Kể tên một số thành tựu văn hoá tiêu biểu . ( M 1 , 2)
- Vì sao Đại Việt TK XV lại đạt được những thành tựu như vậy ? (Vì ông lao đóng góp XD đất nước của nhân dân. Triều đại PK thịnh trị, có cách trị nước đúng đắn. )
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 1phút)Về nhà học bài, làm bài tập trong SGK bài 1,2, chuẩn bị phần tiếp theo.
 IV/ Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân:
TRƯỜNG THCS THẠNH PHƯỚC.
Tuần 23 Ngày soạn 16 / 01 / 2015
Tiết 43 Ngày dạy:
BÀI 20 . NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ ( TT )
TIẾT 4 : MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC
I/ MỤC TIÊU:Mục IV: một số danh nhân xuất sắc của dân tộc. Chỉ nêu tên các danh nhân văn hóa, không cần chi tiết) 
1/ Kiến thức : Hiểu biết sơ lược cuộc đời và những cống hiến to lớn của một số danh nhân văn hoá, tiêu biểu là Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông đối với sự nghiệp của nước Đại Việt
2/ Tư tưởng: Tự hào và biết ơn những bậc danh nhân thời Lê , từ đó hình thành ý thức trách nhiệm giữ gìn phát huy truyền thống văn hoá dân tộc.
3/ Kĩ năng : Phân tích , đánh giá sự kiện LS.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ GV: Chân dung Nguyễn Trãi những mẫu chuyện về các danh nhân .
2/ HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà theo các câu hỏi gợi ý trong bài và sưu tầm những mẫu chuyện về các danh nhân .
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định: KTSS
2/ KT bài cũ: (4 phút)
- Giáo dục và thi cử thời Lê Sơ có đặc điểm gì? ( M1)
- Nêu một số thành tựu văn hoá tiêu biểu mà em biết.( M2)
3/ Dạy nội dung bài mới:
a) Đặt vấn đề vào bài: (1 phút)Chúng ta đã tìm hiểu xong việc tiến hành Xd đất nước về mọi mặt của nhà Lê sau khi tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.
Những thành tựu này đã làm cho nước ta thời nhà Lê trở nên hùng mạnh. Hôm nay chúng ta có ĐK đi sâu tìm hiểu một số danh nhân xuất sắc của DT, những người đã đóng góp vào sự nghiệp chung, họ xứng đáng được nhân dân ta ghi nhớ công ơn muôn thuở.
b) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nguyễn Trãi (14 phút)
- GV: giới thiệu tiểu sử : Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai người làng Nhi Khê tỉnh Hà Tây là con của Nguyễn Phi Khanh và cháu ngoại Trần Nguyên Đán .
? Trong cuộc KN Lam Sơn Nguyễn Trãi có vai trò như thế nào ?
? Sau KN Lam Sơn ông đã có những đóng góp gì cho đất nước ?
? Các TP của ông tập trung phản ánh nội dung gì?
- GV Gọi HS đọc phần chữ in nghiêng
Cho HS thảo luận nhóm
? Em có nhận xét gì về những đóng góp của Nguyễn Trãi ?
- GV nhận xét :
- Cho HS quan sát h47 SGK
Hoạt động 2: Lê Thánh Tông( 10 phút)
- Gọi Hs đọc SGK
? Hãy trình bày hiểu biết của em về Lê Thánh Tông?
? Ông có đóng góp gì cho sự phát triển KT , VH?
- GV nêu :- Văn thơ của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc.
Hoạt động 3 : Ngô Sĩ Liên ( 10 phút)
- GV giới thiệu
Ngô Sĩ Liên ở huyện Chương Mỹ – Hà Tây không rõ năm sinh năm mất .
? Nêu những hiểu biết của Em về Ngô Sĩ Liên
? Tên tuổi của Ngô Sĩ Liên còn để lại dấu ấn gì?
Hoạt động 4 : Lương Thế Vinh( 9 phút)
? Nêu hiểu biết của em về Lương Thế Vinh.
- GV nêu:Ông được người đời ca ngợi là nhân vật tài hoa danh vọng bậc nhất .
? Lương Thế Vinh có vai trò quan trọng như thế nào đối với thành tựu về nghệ thuật và khoa học ?
-HS quan sát,theo dõi.
- HS: Là nhà chính trị quân sự đại tài, những đóng góp của ông là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến KN Lam Sơn.
- Ông viết nhiều TP có giá trị : Bình Ngô sách , Quân trung từ mệnh tập , Bình Ngô đại cáo , Quốc âm thi tập,...
- Tác phẩm của ông thể hiện tư tưởng của thời đại , nêu cao lòng nhân nghĩa , yêu nước thương dân .
- 1 HS đọc.
Đại diện nhóm
Là vị anh hùng DT ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đánh giặc XD đất nước, ông luôn luôn nêu cao lòng nhân nghĩa yêu nước thương dân
- HS quan sát.
- 1 HS đọc bài.
- HS: Là con thứ tư của Lê Thái Tông, mẹ là Ngô Thị Ngọc Giao. Năm 1460 được lên ngôi khi ông vừa 18 tuổi
- HS: Quan tâm phát triển KT: NN, công thương nghiệp, đê hồng Đức, luật Hồng Đức...phát triển văn hoá giáo dục.
- Ông lập ra hội Tao Đàn .
- Có nhiều tác phẩm : 
Quỳnh quyển cửu ca, Châu thơ thắng thưởng , Hồng Đức quốc âm thi tập,...
- Văn thơ của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc.
- HS lắng nghe.
- HS: Là nhà sử học nổi tiếng .
- 1442 đỗ tiến sĩ
- Là tác giả cuốn Đại Việt sử kí toàn thư
- HS: Tên phố, tên trường học nổi tiếng.
- Hs nêu :
- HS: Đã đóng góp nhiều cho nghệ thuật ,soạn thảo bộ “ Hí phường phả lục” đây là công trình LS nghệ thuật sân khấu,với nhiều tác phẩm Đại thành toán pháp ,thuyền môn giáo khoa..
IV .MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HOÁ CỦA DÂN TỘC:
1/ Nguyễn Trãi :( 1380 – 1442) 
- Nguyễn Trãi ( 1380 – 1442) là nhà chính trị, quân sự đại tài, là anh hùng dân tộc,là danh nhân văn hoá thế giới.
2/ Lê Thánh Tông:( 1442 – 1497 ) 
- Lê Thánh Tông ( 1442 – 1497 ) là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực KT , chính trị , quân sự và văn ,thơ.
3/ Ngô Sĩ Liên ( Thế kỉ XV):
-Là nhà sử học nổi tiếng ở thế kỉ XV.
- 1442 đỗ tiến sĩ .
- Là tác giả cuốn Đại Việt sử kí toàn thư.
4/ Lương Thế Vinh ( 1442 - ? ):
- Ông đỗ trạng nguyên năm 1463 là nhà tóan học nổi tiếng thời Lê sơ .
4/ Củng cố, luyện tập :(4 phút)
- Đánh giá của em về một danh nhân văn hoá tiêu biểu TK XV ? (Tùy HS nêu )
- Những danh nhân được nêu trong bài học đã có công lao gì đối với đất nước ? (Tùy HS nêu )
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: ( 1 phút)Về nhà học thuộc bài, tìm sưu tầm những mẫu chuyện nói về các danh nhân văn hoá
Chuẩn bị trước các bài tập trong phần ôn tập
IV/ Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân:
TRƯỜNG THCS THẠNH PHƯỚC.
Tuần 23 Ngày soạn: 16/ 01/ 2015
Tiết 44 Ngày dạy :
BÀI 21 : ÔN TẬP CHƯƠNG IV
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức : Củng cố vốn kiến thức đã học ở chương IV.
- Thấy được sự phát triển toàn diện của đất nước ta ở TK XV đầu TK XVI.
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa thời thịnh trị nhất ( Lê Sơ) với thời Lý - Trần
2/ Tư tưởng: Lòng tự hào, tự tôn DT về một thời thịnh trị của PK Đại Việt ở TK XV đầu TK XVI
3/ Kĩ năng : Hệ thống các thành tựu LS của một thời đại.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ GV: Lược đồ lãnh thổ ĐV thời Trần và Lê sơ.
- Bảng phụ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lý – Trần và Lê Sơ.
2/ HS: Bảng phụ ; chuẩn bị trước các bài tập trong SGK
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Ổn định: KTSS (1 phút)
2/ KT bài cũ:( 5phút)
- Những cống hiến của Nguyễn Trãi đối vời sự nghiệp của nước Đại Việt ? ( M 1 )
- Trình bày những hiểu biết của em về Lê Thánh Tông ? ( M 2 ) 
3/ Dạy nội dung bài mới:
a) Đặt vấn đề vào bài:(1 phút) Chúng ta đã học qua giai đoạn LSVN ở TK XV đầu TK XVI, cần hệ thống hoá toàn bộ kiến thức về mọi mặt KT, chính trị , XH , văn học nghệ thuật của thời kì được coi là thịnh trị của chế độ PK VN.
b) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1(14 phút): Câu 1, 2,3.
- GV: Xét về mặt chính trị chủ yếu tập trung vào tổ chức bộ máy nhà nước.
- GV: Treo sơ đồ bộ máy nhà nước yêu cầu HS nhận xét.
Thảo luận nhóm
So sánh sự giống và khác nhau của hai tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ và Lý Trần?
GV nhận xét:
? Cách đào tạo và tuyển chọn quan lại như thế nào?
? Nhà nước thời Lê Sơ khác nhà nước thời Lý Trần ở điểm nào ?
? Ở nước ta luật pháp có từ bao giờ ?
? Luật pháp ra đời có ý nghĩa gì?
? Luật pháp thời Lê sơ có điểm gì giống và khác thời lý Trần ?
Hoạt động 2: Câu 4 (7 phút)
? Tình hình KT thời Lệ sơ có gì giống và khác thời Lý Trần ?
? Thủ CN như thế nào?
Hoạt động 3: (7phút)
Câu 5 .
GV: Gọi 2 HS lên vẽ sơ đồ các giai cấp tầng lớp trong XH thời Lý- Trần và Lê Sơ ?
---> Gọi Hs khác lên nhận xét
? Em có nhận xét gì về tình hình xã hội thời Lý- Trần và Lê Sơ ?
Hoạt động 4: Câu 6(5 phút)
? Giáo dục thi cử thời Lê Sơ đạt những thành tựu gì ?
? Giáo dục thi cử có gì khác nhau giữa 2 triều đại ?
? Văn học thời Lê sơ tập trung phản ánh nội dung gì?
? Em có nhận xét gì về tình hình Văn hoá giáo dục KH nghệ thuật thời Lý- Trần và Lê Sơ ?
HS lắng nghe.
HS quan sát sơ đồ
Đại diện nhóm
* Giống : Các triều đình PK đều XD theo kiểu nhà nước TW tập quyền.
* Khác : - Thời Lý Trần :
Bộ máy nhà nước đã hoàn chỉnh trên danh nghĩa nhưng thực chất vẫn còn đơn giản, làng xã còn nhiều luật lệ.
- Thời Lê sơ:
Bộ máy nhà nước tập quyền chuyên chế đã kiện toàn ở mức hoàn chỉnh từ TW đến địa. phương, các đơn vị hành chính tổ chức chặt chẽ hơn.
HS: Thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử là chủ yếu.
- Thời Lý Trần ---->
HS: - Thời Lý Trần nhà nước quân chủ quý tộc, muốn được làm quan thì phải xuất thân từ đẳng cấp quý tộc
- Nhà Lê : Là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế , nghĩa là phải có học , thi đổ có bằng cấp thì mới được làm quan
HS: 1042 bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta ra đời ( luật hình thư ) đến thời Lê sơ luật pháp được Xd tương đối hoàn chỉnh 
( luật Hồng Đức )
------>
- HS: 
* Giống : cùng bảo vệ quyền lợi của vua và giai cấp thống trị, khuyến khích Sx phát triển, bảo vệ trật tự XH.
* khác : Luật pháp thời Lê Sơ có điểm tiến bộ hơn : bảo vệ quyền lợi người phụ nữ .
HS: --------->
HS -------->
HS vẽ sơ đồ .
- HS nêu.
- Cá nhân HS nêu: ( M III.1)
- HS: - Thời Lý Trần: XD văn miếu quốc tử giám, đạo phật phát triển.
- Thời Lê Sơ: giáo dục thi cử PT , chữ hán và chữ nôm PT
HS: Thời Lê Sơ phật giáo không còn chiếm địa vị thống trị, nho giáo chiếm địa vị độc tôn
HS: Thể hiện lòng yêu nước , niềm tự hào DT, ca ngợi thiên nhiên cảnh đẹp quê hương , ca ngợi vua...
- HS trả lời .
1/ Về mặt chính trị :
Câu 1:
- Bộ máy nhà nước thời Lê sơ ngày càng hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn.
-Thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử là chủ yếu.
- Thời Lý Trần: các chức quan giao cho những người thân cận, con cháu vua nắm giữ.
Câu 2:
Câu 3 : 
- Luật pháp ngày càng hoàn chỉnh, có nhiều điểm tiến bộ.
- Đảm bảo trật tự an ninh kĩ cương trong XH.
2 / Kinh Tế:
Câu 4:
Thời Lê sơ khác thời Lý -Trần:
a) Nông nghiệp:
- Mở rộng Dt đất trồng
- XD đê điều
- Sự phân hoá chiếm hữu ruộng đất ngày càng sâu sắc
b) thủ công nghiệp:
phát triển các ngành nghề truyền thống.
c) Thương nghiệp: Khuyến khích lập chợ ,hợp chợ, xuất hiện nhiều trung tâm buôn bán.
3 / Câu 5 .Xã hội :
- Phân chia giai cấp ngày càng sâu sắc hơn .
4 / Câu 6 : Văn hoá giáo dục KH nghệ thuật :
- Quan tâm phát triển giáo dục.
- Văn học thể hiện lòng yêu nước.
- nhiều công trình khoa học nghệ thuật có giá trị.
4/ Củng cố, luyện tập : (4 phút) 
 Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu về giáo dục, văn học và KH nghệ thuật như vậy? ( Nhờ công lao đóng góp của vua Lê Thái Tổ ,....)
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1 phút)Về nhà làm hoàn thiện các bài tập còn lại và chuẩn bị trước bài 22 SGK trang 105.
IV/ Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân:
TRƯỜNG THCS THẠNH PHƯỚC.
Tuần 24 Ngày soạn : 24 / 01 / 2015
Tiết 45 Ngày dạy :
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức :
- Củng cố lại hệ thống kiến thức đã học tư thời Lê sơ.
- Thấy được sự phát triển toàn diện của nước ta ở TK XV.
- So sánh điểm giống và khác nhau giữa thời thịnh trị nhất ( Lê Sơ ) với thời Lý Trần.
2/ Tư tưởng: Lòng tự hào, tự tôn dân tộc về một thời thịnh trị của PK Đại Việt ở TK XV đến đầu TK XVI
3/ Kĩ năng : Hệ thống hóa các thành tựu LS của một thời đại .
II/ CHUẨN BỊ:
1/ GV: Chuẩn bị trước các câu hỏi,bài tập và đáp án.
Chép sẳn bài tập 6 ,7 vào bảng phụ.
2/ HS: Bảng phụ , ôn lại các bài đã học ở chương II ,chương III.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Ổn định: KTSS ( 1 phút )
2/ KT bài cũ: Không
3/ Dạy học nội dung bài mới:
a) Đặt vấn đề vào bài:( 1 phút ) Chúng ta đã học qua giai đoạn lịch sử VN ở TK XV đầu TK XVI, cần hệ thớng hoá toàn bộ kiến thức về mọi mặt KT, chính trị, XH , văn học nghệ thuật của thời kì được coi là thịnh trị của chế độ PKVN.
b) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1: ( 10 phút )
- GV nêu lần lượt các bài tập 1,2,3,4,5 gọi HS lên xác định.
*Khoanh tròn câu trả lời đúng.
Câu 1/ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn xảy ra vào:
a. Năm 1418 
b. Năm 1419 c. Năm 1420
Câu 2/ Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là :
a. Lê Lai b. Lê Lợi c. Nguyễn Chích 
Câu 3/ Nguyễn Chích đề ra kế hoạch chuyển địa bn hoạt động nhằm:
a.Thóat khỏi sự bao vây của giặc 
b.Mở ra địa bàn hoạt động vùng kiểm sóat
c.Được đông đảo nhân dân ủng hộ
d.Cả a, b, c đều đúng.
Câu 4/ Bộ luật Hồng Đức được ban hành vào thời:
a. Lý b. Trần c. Lê
Câu 5/ Bộ “Đại Việt Sử Kí Tòan Thư ” được biên soạn bởi
Lê Văn Hưu
b. Ngô Sĩ Liên
c. Lương Thế Vinh.
Hoạt động 2: ( 10 phút )
-GV đính bảng phụ có ghi bài tập 6,7 ,gọi HS lên điền.
Câu 6/ Viết chữ Đ(đúng) v chữ S(sai) vào các câu sau:
1. ( )Lê Chiêu Thống là người sang cầu cứu quân Thanh.
2.( ) Ng ười chỉ huy quân Thanh sang xâm lược nước ta là Nguyễn Lữ.
Câu 7/ Dùng mũi tên để nối sự kiện và niên đại sau cho đúng :
- Cá nhân HS nêu câu trả lời .
1/ Sự kiện :
Câu 1/ a
Câu 2 / b
Câu 3 / d
Câu4 / c
Câu5 / b
Câu 6 / 1 đ
2 s
Niên đại
A – B
Sự kiện
Năm 1418
b.Năm 1427
c.Năm 1788
d.Năm 1789
a -2
b - 4
c - 1
d -3
1/ Quân Thanh
xâm lược nước ta
2/ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ
3/ Quang Trung đại phá quân Thanh.
4/ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn tòan thắng.
Hoạt động 3: ( 10 phút )
-GV nêu câu hỏi :
Câu 8/Trình bày quá trình chuẩn bị, diễn biến, kết quả của trận Chi Lăng-Xương Giang(10/1427).
Hoạt động 4: ( 10 phút )Cho HS thảo luận:
* Nhóm 1,2
Để nhanh chóng phục hồi và phát triển SX nông nghiệp vua Lê Thái tổ đã thực hiện những biện pháp gì?
* Nhóm 3,4
Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp của nước ta thời Lê sơ 
- Cá nhân HS trả lời.
Đại diện nhóm
Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, kêu gọi dân phiêu tán về quê cũ
- đặc các chức quan chuyên lo về Sx nông nghiệp
- Thực hiện chính sách quân điền...
Đại diện nhóm
- Các ngành thủ công truyền thống phát triển và phục hồi
- nhiều làng thủ công nổi tiếng ra đời
- Nhà nước thành lập cục bách tác để quản lí các xưởng thủ công của nhà nước 
Câu 8/ 
a/ Chuẩn bị :
-15 vạn quân từ Trung Quốc kéo vào nước ta. 
-Ta tập trung lực lượng tiêu diệt quân giặc. 
b/ Diễn biến :
- 8/10/1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng.
-Lương minh lện thay và dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm Phố Cát.
-Cùng lúc đó Lê Lợi sai dem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại của Mộc Thạnh . Mộc Thạnh Hoảng sợ vội rút quân về nước.
c) Kết quả: Liểu Thăng, Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị giết
- 10/12/1427 Vương Thông xin hoà mở hội thề Đông Quan rút khỏi nước ta
4/ Củng cố, luyện tập : ( 2 phút ) Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu về giáo dục, văn học và khoa học nghệ thuật như vậy ?
==> Đất nước hoà bình thống nhất, dân an cư lạc nghiệp
- nhà nước có nhiều biện pháp khuyến học, khuyến khích phát triển chữ nôm, các loại hình văn nghệ dân gian.
- Nhân dân ta lao động cần cù, sáng tạo .
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà:( 1 phút ) Về nhà hoàn thiện các bài tập còn lại và chuẩn bị trước bài 22 trang 105.
 IV/ Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân:
TRƯỜNG THCS THẠNH PHƯỚC.
Tuần 24 Ngày soạn : 24 / 01 / 2015
Tiết 46 Ngày dạy:
BÀI 22 : SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN
( TK XVI – XVIII)
TIẾT 1 : TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ – XÃ HỘI
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức : - Sự sa đoạ của triều đình phong kiến nhà Lê Sơ, những phe phái dẫn đến xung đột về chính trị, tranh giành quyền lợi ngày càng gay gắt .trong 20 năm
- Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh ở đầu TK XVI
2/ Tư tưởng: - Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân
Hiểu được rằng: nhà nước thịnh trị hay suy vong là do ở lòng dân.
Củng cố ý thức giữ gìn di sản văn hóa ,lịch sử của tổ tiên.
3/ Kĩ năng : Đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình phong kiến nhà Lê TK XVI
II/ CHUẨN BỊ:
1/ GV: - Lược đồ PT KN nông dân TK XVI.
- Đề kiểm tra 15 phút và đáp án.
Câu 1 /Trình bày quá trình sự chuẩn bị, diễn biến, kết quả của trận Chi Lăng-Xương Giang(10/1427).
Câu 2/Để nhanh chóng phục hồi và phát triển SX nông nghiệp vua Lê Thái tổ đã thực hiện những biện pháp gì?
Câu 3 /Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp của nước ta thời Lê sơ .
ĐÁP ÁN :
Câu 1 /
a/ Chuẩn bị :
-15 vạn quân từ Trung Quốc kéo vào nước ta. 
-Ta tập trung lực lượng tiêu diệt quân giặc. 
b/ Diễn biến :
- 8/10/1427 Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích và bị giết ở ải Chi Lăng.
-Lương minh lện thay và dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị phục kích ở Cần Trạm Phố Cát.
-Cùng lúc đó Lê Lợi sai dem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại của Mộc Thạnh . Mộc Thạnh Hoảng sợ vội rút quân về nước.
c) Kết quả: Liểu Thăng, Lương Minh bị tử trận, hàng vạn tên địch bị giết
- 10/12/1427 Vương Thông xin hoà mở hội thề Đông Quan rút khỏi nước ta
Câu 2/
Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng, kêu gọi dân phiêu tán về quê cũ
- đặc các chức quan chuyên lo về Sx nông nghiệp
- Thực hiện chính sách quân điền...
Câu 3/
- Các ngành thủ công truyền thống phát triển và phục hồi
- Nhiều làng thủ công nổi tiếng ra đời
- Nhà nước thành lập cục bách tác để quản lí các xưởng thủ công của nhà nước 
2/ HS: Bảng phụ ; chuẩn bị trước nội dung bài học theo các câu hỏi gợi ý trong bài.
Ôn bài và chuẩn bị giấy kiểm tra.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Ổn định: KTSS ( 1 phút )
2/ KT bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
Gv chép đề :Câu 1 /Trình bày quá trình chuẩn bị, diễn biến, kết quả của trận Chi Lăng-Xương Giang(10/1427).
Câu 2/Để nhanh chóng phục hồi và phát triển SX nông nghiệp vua Lê Thái tổ đã thực hiện những biện pháp gì?
Câu 3 /Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp của nước ta thời Lê sơ .
3/ Dạy học nội dung bài mới:
a) Đặt vấn đề vào bài: ( 1 phút )TK XV thời Lê Sơ đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Do đó đây được coi là thời kì thịnh trị của nhà nước PK tập quyền. Nhưng bước sang thế kĩ XVI nhà Lê bắt đầu suy thoái, các cuộc đấu tranh giành quyền lực của các phe phái phonh kiến nổi lên.
b) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Triều đình nhà Lê ( 12 phút )
Thảo luận nhóm
? Vì sao nói việc nhà Lê Sơ XD đất nước là thời kì thịnh trị của chế độ phong kiến tập quyền?
-GV bổ sung
Trãi qua các triều đại:- Lê Thái Tổ triều đình phong kiến vững vàng, KT ổn định 
- Lê Thánh Tông: chế độ PK đạt đến thời kì cực thịnh.
- Như ng đến TK XVI Lê Uy Mục , Lê Tương Dực lên ngôi nhà Lê bắt đầu suy yếu 
? Nguyên nhân nào dẫn đến việc nhà Lê Suy yếu ?
? Hậu quả đầu tiên của sự suy thoái là gì?
- GV: Thời Lê Uy Mục, quí tộc muốn nắm hết quyền lực giết hại công thần nhà Lê.
- ThờiLê Tương Dực tướng Trịnh Duy Sản chia bè phái

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Su_hinh_thanh_va_phat_trien_cua_xa_hoi_phong_kien_o_chau_Au.doc