Giáo án môn Lịch sử 7 - Trường THCS Yên Kiện

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Qúa trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu.

- Hiểu khái niệm “lãnh địa PK”,đặc trưng của KT lãnh địaPhong Kiến

- Nguyên nhân xuất hiện Thành Thị Trung Đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế Lãnh Địa và nền kinh tế trong Thành Thị Trung Đại.

2.Tư tưởng:

-Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người: chuyển từ xã hội Chiếm Hữu Nô Lệ sang xã hội Phong Kiến

3.Kĩ năng:

-Biết xác định vị trí các quốc gia Phong Kiến Châu Âu trên bản đồ.

-Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội Chiếm Hữu Nô Lệ sang xã hội Phong Kiến.

 

doc 209 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Trường THCS Yên Kiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh và các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh đầu TK XV. 
2.Tư tưởng:
 - Nâng cao lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, niềm tin tự hào về truyền thống yêu nước đấu tranh bất khuất của dân tộc. 
-Vai trò to lớn của quần chúng trong các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược.
 3.Kĩ năng: 
-Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ khi học bài. 
-Lược thuật sự kiện lịch sử.
 II. Thiết bị, đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên: - Lược đồ các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỷ XV. 
2. Học sinh:SGK.
III. Hoạt động dạy học :
 1. Tổ chức: 
Lớp
Thứ
Ngày dạy
Tiết(TKB)
Sĩ số
HS nghỉ
7A
 2. Kiểm tra : 
- Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên?
3.Giới thiệu bài mới: 
Từ đầu thế kỉ XV, khi nhà Hồ lên nắm chính quyền HQL đã đưa ra hàng loạt cải cách nhằm thay đổi tình hình đất nước.Tuy nhiên một số chính sách không được lòng dân, không được nhân dân ủng hộ vì vậy việc cai trị đất nước của nhà Hồ gặp rất nhiều khó khăn. Giữa lúc đó, nhà Minh ồ ạt xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống giặc Minh diễn ra như thế nào?
4.Tổ chức các hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv : 1406 nhà Minh đem quân xâm lược nước ta .
1. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.
? Nhà Minh đem quân xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nước ta ntn? (Khó khăn, 1405 nạn đói sảy ra, đất nước khó khăn )
?Quân Minh lấy cớ gì đem quân xâm lược nước ta? (Quân Minh mượn kế khôi phục lại nhà Trần để xâm chiếm đô hộ nước ta). 
? Có phải nhà Minh XL nước ta là do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần không ? Vì sao ?( K phải – nhà Minh muốn mở rộng lãnh thổ, tư tưởng bành trướng nước lớn, muốn XL nước ta từ lâu)
GV treo lược đồ : 
? Dựa trên lược đồ trình bày cuộc kháng chiến của nhà Hồ ?( Quân Minh đánh 1 số điểm ở Lạng sơn, quân nhà Hồ rút về bờ Bắc sông Hồng, lấy Đa Bang làm nơi cố thu,û 21/1/1407 quân Minh tấn công Đa Bang, chiếm Đông Đô ( Thanh Hoá) . 4/1047 quân Minh đánh thành Tây Đô 6/1047 cha con HQL bị bắt). 
?Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng bị thất bại? ( Không thu hút được toàn dân tham gia kháng chiến)
Thảo luận : So sánh với các cuộc kháng chiến của nhà Lý - Trần. (Vì cuộc kháng chiến không thu hút được toàn dân tham gia, không phát huy sức mạnh toàn dân).
GV : Hồ Nguyên Trừng đã nói : Tôi không sợ đánh mà sợ lòng dân không theo .
-11/1406 quân Minh cùng hàng chục dân phu do Trương Phụ cầm đầu tiến đánh nước ta.
-1/1407, quân Minh chiếm đóng Đông Đô 
- 4/1407 quan Minh tấn công thành Tây Đô.
-6/1407 cha con Hồ Quý Ly bị bắt.
-> Cuộc kháng chiến thất bại .
2. Chính sách cai trị của nhà Minh. 
? Nêu những chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta? 
? Tất cả những chính sách cai trị của nhà Minh nhằm mục đích gì ? (Biến nước ta thành quận huyện của Trung Quốc, đồng hoá dân ta, xoá tên nước ta trên bản đồ thế giới )
HS đọc “ Trương Phụ... hết mùi”.
? Nhận xét các chính sách cai trị của nhà Minh?(Thâm độc, tànbạo) 
+ Chính trị: Xóa bỏ quốc hiệu nước ta, sát nhập vào Trung Quốc.
+ Kinh tế: đặt ra hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ và trẻ em về Trung Quốc làm nô tì.
+ Văn hóa:Thi hành chính sách đồng hóa ngu dân, bắt nhân dân phải bỏ phong tục tập quán của mình.
?Vì sao quí tộc Trần lại nổi dậy khởi nghĩa? (Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh)
? Các cuộc khởi nghĩa nhằm mục đích gì ?
(Chống quân Minh đô hộ )
GV treo bản đồ – gt các cuộc khởi nghiã tiêu biểu . 
? Em có nhận xét gì về các cuộc Kn ?( Diễn ra liên tục, nhưng đều thất bại )
? Vì sâócc cuộc KN đều thất bại ? ( Quân Minh mạnh, các cuộc KN thiếu sự liên kết )
? Các cuộc KN có ý nghĩa ntn ?( Thể hiện tinh thần yêu nước)
3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần
a. Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)
-Tháng 10-1407 Trần Ngỗi lên làm minh chủ.
-Tháng 12-1408 nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở Bô Cô.
-Năm 1409 cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
b. Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng
 (1409-1414)
-Năm 1409 Trần Qúy Khoáng lên ngôi lấy niên hiệu là Trùng Quang Đế.
-Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.
-Năm 1413 cuộc khởi nghĩa thất bại.
IV. Kết thúc bài học
1. Củng cố : - Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chóng sụp đổ. 
 - Nội dung chính sách cai trị nước ta của nhà Minh. 
2. Dặn dò: - Học bài – ôn tập chuẩn bị giờ sau làm bài tập lịch sử . 
 - Vễ sẵn lược đồ trống kháng chiến lần 3 chống quân Nguyên .
 Ngày / 12/2013
	Kí duyệt giáo án
	 TỔ TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Thốn 
Ngày soạn : 6/12/2013. 
Tiết 34- LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I. Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức: Học sinh vận dụng những kiến thức đã học phần LS Việt Nam từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV ở chương III để làm bài tập .
 2.Tư tưởng:
 Niềm tự hào truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc lòng căm thù giặc sâu sắc. 
 3.Kĩ năng: 
 - Kỹ năng sử dụng bản đồ, kiến thức, lịch sử đã học để làm bài tập. 
 II. Thiết bị, đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên: - Chuẩn bị BT và bảng phụ. 
2. Học sinh: SBT.
III. Hoạt động dạy học :
 1. Tổ chức: 
Lớp
Thứ
Ngày dạy
Tiết(TKB)
Sĩ số
HS nghỉ
7A
 2. Kiểm tra : 
- Hãy nêu chính sách cai trị của nhà Minh?. 
3.Giới thiệu bài mới: 
Thế kỉ XIII Đại Việt là một trong những nước hùng mạnh, đánh tan 3 cuộc xâm lược của quân Mông –Nguyên xây dựng một nhà nước phát triển thịnh vượng. Vì sao nhà Trần đạt được thành quả to lớn như vậy? Bài hôm nay chúng ta cùng làm các bài tập để nắm kĩ hơn.
4.Tổ chức các hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG THẦY – TRÒ 
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV treo bảng phụ, gọi HS làm, GV sửa bổ sung. 
Đáp án : E 
Bài tập 1: Khoanh tròn ý trả lời em cho là đúng : Nguyên nhân sự sụp đổ của nhà Lý. 
A.Vua quan chỉ lo ăn chơi, không chăm lo đến đời sống nhân dân.
B.Thiên tai mất mùa, đói kém.
C.Các thế lực phong kiến địa phương đánh giết nhau.
D.Dân nghèo nổi dậy đấu tranh.
E.Các ý đều đúng .
Bài tập 2 (2/trang 35). 
Điền nội dung tương ứng các chức quan ở các đơn vị hành chính thời Trần. 
-Chánh, phó an phủ sứ ; tri phủ ; tri huyện ; xã quan.
Đáp án : 1, 2, 3, 5.
Đáp án :1, 2, 6.
Dựa trên sự chuẩn bị sẵn lược đồ trống HS hoàn thiện các hướng tấn công của ta và quân Nguyên.
Bài tập 3 (3/ trang 36 )
Hãy cho biết luật pháp nhà trần bảo vệ ai? 
-Bảo vệ nhà vua, cung điện; xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản, quy định cụ thể việc mua bán ruộng đất.
 Bài tập 4 : (8/40): đánh dấu “X” vào ô trống đầu câu chỉ nguyên nhân thắng lợi 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
1. 1Sự tham gia tích cực, chủ động của tất cả các tầng lớp nhân dân.
2. 1Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
3. 1 Đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo
4. 1 Quân đội Đại Việt mạnh hơn quân Mông-Nguyên.
5. 1 Xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
Bài tập 5 : (1/45): Từ giữa thế kỷ XIV, nền kinh tế nước ta suy thoái, đời sống nhân dân sa sút, xã hội rối loạn, theo em vì sao lại xảy ra tình trạng đó, đánh dấu “X” vào ô trống ở đầu câu em cho là đúng. 
1. 1Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo bảo vệ đê điều.
2. 1Nông dân bị bóc lột nặng nề.
3. 1Giặc ngoại xâm tràn vào cướp phá.
4. 1Vương hầu quý tộc, nhà chùa chiếm nhiều ruộng đất.
5. 1Ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều.
6. 1Chính sách thuế khóa hà khắc.
Bài tập 6 : HS hoàn thiện lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần 3 chốngquân Nguyên .
IV. Kết thúc bài học
1. Củng cố: 
- Những thành tựu của Đại Việt thời Lý - Trần? 
- Thời Lý - Trần nhân dân ta phải đương đầu với những cuộc xâm lược nào? 
2. Dặn dò: - Học bài, soạn bài.
 - Ôn tập phần lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 15. 
Ngày soạn : 7/12/2013. Tuần 18
Tiết 35 : ÔN TẬP
I. Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức: Học sinh hệ thống kiến thức cơ bản đã học phần LS Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV qua các triều đại Lý - Trần – Hồ .
- Những thành tựu đã đạt được về văn hóa, xã hội, chính trị.
 2.Tư tưởng:
 Củng cố, nâng cao lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. 
3.Kĩ năng: Kỹ năng sử dụng bản đồ, kiến thức lịch sử đã học để làm bài tập. 
II. Thiết bị, đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên: - Chuẩn bị BT và bảng phụ. 
2. Học sinh: SBT. SGK
III. Hoạt động dạy học :
Tổ chức: 
Lớp
Thứ
Ngày dạy
Tiết(TKB)
Sĩ số
HS nghỉ
7A
 2. Kiểm tra : 
3.Giới thiệu bài mới: 
Các em đã được tìm hiểu về phần LS Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV qua các triều đại Lý - Trần – Hồ. Bài hôm nay chúng ta cùng ôn lại để nắm kĩ hơn.
4.Tổ chức các hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 ? Nêu sự hình thành và phát triển của XH PK Châu Âu ? 
? Nêu sự hình thành của XH TB ở Châu Âu?
? Kể tên các triều đại PKTQ?
I. Lịch sử thế giới trung đại .
- Sự hình thành và phát triển của XH PK Châu Âu.
- Sự hình thành của CNTB ở Châu Âu
- Trung Quốc thời phong kiến.
- Các quốc gia PK Đông Nam á.
II. Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV . 
1. Các triều đại VN từ TKX đến TKXV.
? Từ TKX đến TK XV nước ta trải qua các triều đại nào ?
Thời Ngô
Thời Đinh –Tiền Lê.
Thời Lý .
Thời Trần.
Thời Hồ. 
? Kể tên các cuộc KN, Kháng chiến của ND ta từ TKX đến TKXV?
?Trình bày diễn biến các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông Nguyên thời Trần. 
 ? Nêu đường lối kháng chiến chống Tống thời Lý, chống Mông Nguyên thời Trần?.
? Nêu tên những tấm gương yêu nước, bất khuất trong mỗi cuộc kháng chiến?.
? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của những cuộc kháng chiến thời Lý – Trần?.
- HS làm bài tập hoàn thiện bảng thống kê về sự phát triển kinh tế văn hoá nước ta từ TKX đến TKXV.
2. Kháng chiến chống quân xâm lược ( Từ TKX đến TKXV)
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
- Chiến thắng chống Tống của Lê Hoàn năm 981.
- Kháng chiến chống xâm lược Tống của Lý Thường Kiệt (1075- 1077).
- Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên( 1258- 1288).
3. Sự phát triển kinh tế văn hoá nước ta từ TKX đến TKXV. 
Nội dung
Ngô
Đinh- Tiền Lê
Lý
Trần
Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
Tôn giáo 
Giáo dục
Văn học- Nghệ Thuật
Khoa học- kĩ Thuật
IV. Kết thúc bài học
1. Củng cố - Hệ thống kiến thức 
2. Dặn dò: Học bài - Ôn tập chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kỳ I. 
 Ngày / 12/2013
	Kí duyệt giáo án
	 TỔ TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Thốn 
Tiết 36 – LÀM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I (1 TIẾT)
( Kiểm tra theo đề, đáp án của phòng giáo dục)
HỌC KÌ II
Ngày soạn : 6/12/2013. Tuần 20
 Tiết 37- Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427)
I. Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức: Học sinh nắm được : 
 - Những nét chính về diễn biến những năm đầu hoạt động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn . 
 2.Tư tưởng: 
- Thấy được tinh thần hy sinh vượt qua gian khổ anh dũng bất khuất của nhân dân Lam Sơn. - Giáo dục học sinh lòng yêu nước tự hào, tự cường dân tộc. 
- Bồi dưỡng tinh thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên. 
 3.Kĩ năng: 
 Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ trong luyện tập tham khảo các tài liệu lịch sử để bổ sung cho bài học. 
II. Thiết bị, đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên: - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn 
2. Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy học :
Tổ chức: 
Lớp
Thứ
Ngày dạy
Tiết(TKB)
Sĩ số
HS nghỉ
7A
 2. Kiểm tra : 
Trình bày cuộc khởi nghĩa của nhà Hồ và nguyên nhân thất bại
3.Giới thiệu bài mới: 
Quân Minh đặt ách thống trị trên đất nước ta, nhân dân khắp nơi đứng lên khởi nghĩa chống quân Minh. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng lên mạnh mẽ, trước hết ở vùng miền núi Thanh Hóa. 
4.Tổ chức các hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
? Hãy cho biết vài nét về Lê Lợi?( -Lê lợi sinh 1385 là hào trưởng vùng Lam Sơn, là người yêu nước thương dân có uy tín lớn 
I. Thời kì miền tây Thanh Hoá 
( 1418-1423)
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
 HS đọc : “ông thường...kẻ khác”.
? Câu nói của ông thể hiện điều gì?
( Thể hiện ý thức tự chủ dân tộc )
? Vì sao Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ?( Đau lòng trước cảnh mất nước nhà tan )
?Vì sao Lê Lợi chọn Lam sơn làm căn cứ KN?(Là vùng đồi đất thấp xen kẽ những dải rừng thưa và thung lũng nằm ở tả ngạn sông Chu nơi có các dân tộc sinh sống và có địa thế hiểm trở)
GV : Lê Lợi dựng cờ KN hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng trong đó có Nguyễn Trãi.
HS đọc “ Nguyễn Trãi... Ngô”.
? Em có hiểu biết gì về Nguyễn Trãi? 
GV: Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh là người học rộng, tài cao đỗ tiến sĩ thời Trần, giàu lòng yêu nước, ông làm quan cho triều Hồ, khi nhà Hồ sụp đổ ông bị giam lỏng ở Đông Quan sau đó ông bỏ chốn theo nghĩa quân Lam sơn.
?Vì sao các hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc KN Lam sơn ngày càng đông? ( Mục đích cuộc KN phù hợp với lòng dân: Chống Minh cứu nước).
HS đọc “ Tôi ... lời thề”.
? Bài văn ở hội thề Lũng nhai nói lên điều gì ?( Thể hiện sự đồng lòng sống chết cùng sự nghiệp đánh giặc cứu nước )
- Lê Lơi chọn Lam sơn làm căn cứ khởi nghĩa .
-1416 Lê Lợi cùng bộ chỉ huy mở hội thề ở Lũng Nhai.
- 7.2.1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn,tự xưng là Bình Định Vương. 
? Trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân đã gặp những khó khăn gì?
( Lực lượng yếu, lương thực thiếu- nghiã quân liên tiếp bị quân Minh tấn công )
GV : Tình hình khó khăn trong những ngày đầu của nghĩa quân đã được Nguyễn Trãi nhận xét “ Cơm ăn sớm tối không được 2 bữa, áo mặc đông hè chỉ có 1 manh, quân lính thì vài nghìn, khí giới thì thật tay K0.
?Trước tình hình đó nghĩa quân đã làm gì?
 GV : Trong gian khổ có rất nhiều tấm gương hy sinh của nghĩa quân.
? Tiêu biểu là tấm gương hy sinh của ai ? Em hãy kể lại câu chuyện đó ?( Gương hi sinh của Lê Lai – Giữa 1418 quân Minh huy động lực lượng mạnh, bao vây căn cứ quyết bắt và giết bằng được Lê Lợi, trước tình hình đó Lê Lai phải cải trang làm Lê Lợi chỉ huy toán quân liều chết phá vây, Lê Lai cùng đội quân cảm tử hi sinh, quân Minh tưởng giết được Lê Lợi lên rút quân.
? Em có hiểu biết gì về Lê Lai ? 
? Em có suy nghĩ gì trước tấm gương hi sinh của Lê Lai ? ( Cảm động trước tấm gương quên mình vì đất nước )
GV : Để ghi nhớ công lao của Lê Lai – Lê Lợi đã phong cho Lê Lai là công thần hạng nhất và căn dặn con cháu họ Lê : Sau này Lê Lợi mất sẽ làm giỗ Lê Lai hôm trước, hôm sau giỗ Lê Lợi. Ngày nay ND ta vẫn truyền nhau câu nói 21 Lê Lai, 22 Lê Lợi . 21/8 hàng năm vẫn tế lễ Lê Lai 22/8 mới tế lễ Lê Lợi vì Lê lợi mất 22/8/1433.
 ?Lê Lợi đề nghị tạm hòa hoãn với quân Minh trong hoàn cảnh nào ?( Cuối 1421 quân Minh huy động 10 vạn lính vây quét căn cứ, nghĩa quân rút lên núi Chí linh lần 3, nghĩa quân gặp muôn ngàn khó khăn nên 1423 Lê Lợi đề nghị tạm hòa hoãn với quân Minh )
?Tại sao Lê Lợi đề nghị tạm hòa hoãn với quân Minh ? (để tránh cuộc bao vây của quân Minh có thời gian củng cố lực lượng ).
 Thảo luận : Nhận xét tình hình nghĩa quân những năm đầu hoạt động? ( Luôn luôn trong thế bị động). 
? Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân từ 1418 đến 1423? ( Dũng cảm, bất khuất, hi sinh, vượt gian khổ)
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn.
- Lực lượng nghĩa quân còn yếu, lương thực còn thiếu, Quân Minh nhiều lần tấn công.
- Nghĩa quân đã 3 lần rút lên núi Chí Linh. 
- 1423 Lê Lợi hòa hoãn với quân Minh. 
- 1424 quân Minh trở mặt tấn công ta. 
IV, Kết thúc bài học
1. Củng cố: 
- Trình bày tóm tắt diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418 - 1423? 
- Giai đoạn từ 1418 - 1423 nghĩa quân ở trong thế như thế nào?
2. Dặn dò: - Học bài, tìm hiểu phần II bài 19.
 Ngày / 12/2013
	Kí duyệt giáo án
	 TỔ TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Thốn
Ngày soạn : 2/1/2014. 
Tiết 38- Bài 19 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427)
I. Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức: Học sinh nắm được : 
 -Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424-1425.
-Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn trong thời kì này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hoá tiến tới làm chủ một vùng rộng lớn ở miền Trung và bao vây được Đông Quan.
2.Tư tưởng: 
 Giáo dục truyền thống yêu nước,tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
3.Kĩ năng: 
 -Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.
-Nhận xét các sự kiện,nhân vật lịch sử tiêu biểu.
 II. Thiết bị, đồ dùng dạy học :
1. Giáo viên: - Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn 
 - Lược đồ tiến quân ra Bắc. 
2. Học sinh: SGK
III. Hoạt động dạy học :
Tổ chức: 
Lớp
Thứ
Ngày dạy
Tiết(TKB)
Sĩ số
HS nghỉ
7A
 2. Kiểm tra : 
Trình bày diễn biến giai đoạn 1418 – 1423 ? 
3.Giới thiệu bài mới: 
Giai đoạn 1418 - 1423 nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, truy sát kẻ thù, để giải quyết khó khăn này bộ chỉ huy đã làm gì, tìm hiểu qua bài học hôm nay. 
4.Tổ chức các hoạt động dạy học.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ 
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV : Trước tình hình quân Minh liên tục tấn công, Nguyễn Chích đề ra kế hoạch .
? Kế hoạch của Nguyễn Chích là gì ?
?Tại sao Nguyễn Chích lại đề nghị chuyển quân vào Nghệ An? ( Nghệ An là vùng đất rộng, người đông địa hình hiểm trở xa trung tâm của địch)
? Kế hoạch của Nguyễn Chích nhằm mục đích gì ? ( Thoát khỏi thế bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động trên phạm vi Nghệ an, Tân bình, Thuận hoá, sau đó dựa vào Nghệ an đánh Đông Đô )
HS đọc “ Nguyễn Chích... Lam sơn”.
? Em có hiểu biết gì về Nguyễn Chích?
GV treo lược đồ KN Lam sơn.
? Quá trình thực hiện kế hoạch đó diễn ra ntn. 
GV gt trên LĐ : 12-10-1424 nghĩa quân tập kích đồn Đa căng( Thọ xuân- Thanh hoá), sau đó hạ thành Trà Lân buộc địch đầu hàng . Trên đà thắng lợi nghĩa quân tiến đánh ở Khả lưu ( Anh sơn- Nghệ an), Bồ ải . Phần lớn Nghệ an được giải phóng, Lê Lợi cho quân vây thành Nghệ an, tiến đánh Diễn châu, thừa thắng đánh ra Thanh Hoá.
?Việc thực hiện kế hoạch đó đem lại kết quả gì?
 ?Nhận xét kế hoạch của Nguyễn Chích?
( Chủ động, sáng tạo )
?Sau khi giải phóng Nghệ An, nghĩa quân tiếp tục giải phóng ở những nơi nào? Kết quả? 
? Vậy từ 10/1424 đến 8/1425 Nghĩa quân Lam sơn đã giải phóng những đâu ? (giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân)
 HS dựa trên lược đồ xác định địa bàn kiểm soát của nghĩa quân Lam sơn tính đến 8/1425. 
? Vì sa chỉ trong vòng 10 tháng nghĩa quân Lam sơn đã giải phóng 1 vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân?( Sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân, sự lãnh đạo tài tình của BCH, sự ủng hộ của ND)
GV treo LĐ tiến quân ra Bắc .
?Sau khi giải phóng Nghệ an, Tân bình, Thuận hoá Lê Lợi có quyết định ntn ? ( Tiến quân ra Bắc )
?Kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi ntn? Nhiệm vụ của mỗi đạo ? ( Chia 3 đạo – Đạo 1 : GP vùng Tây Bắc, ngăn viện binh địch sang. - Đạo 2 : Giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (Sông Hồng, chặn đường rút của giặc từ Nghệ an về Đông quan - Đạo 3: Tiến thẳng ra Đông quan )
? Nhiệm vụ chung của 3 đạo là gì ?( Nhiệm vụ của 3 đạo đánh vào vùng địch chiếm đóng,cùng nhân dân bao vây đồn địch,giải phóng đất đai,thành lập chính quyền mới.)
HS đọc “ Nhiều tấm gương... sông”.
? Sự ủng hộ của quần chúng có tác dụng ntn ?
( Góp phần giành thắng lợi )
?Kết quả quá trình tiến quân ra Bắc của nghĩa quân ntn ?
II. Giải phóng Nghệ an, Tân bình, Thuận hoá và tiến quân ra Bắc ( 1424-1426)
1. Giải phóng Nghệ An (Năm 1424)
-Kế hoạch của Nguyễn Chích: 
 + Chuyển địa bàn vào Nghệ An.
- Diễn biến :
+12-10-1424 nghĩa quân tập kích đồn Đa Căng( Thọ xuân- Thanh hoá), sau đó hạ thành Trà lân. 
+ Tập kích đánh giặc ở Khả lưu, Bồ ải, vây thành Nghệ an, tiến đánh Diễn châu, Thanh hoá.
- Kết quả 
-Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa (Năm 1425)
-Tháng 8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy ở Nghệ An giải phóng Tâ

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_29_On_tap_chuong_V_va_chuong_VI.doc