Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 18: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I/ MỤC TIU BI HỌC

1/Kiến thức.

HS nắm được:

Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ và nguyên nhân của sự phát triển đó.

Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.

Kiến thức nng cao: Khai thác tranh ảnh hiểu biết các vấn đề về kinh tế, x hội Mĩ.

2/ Kỹ năng.

 - Biết sử dụng và khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề

kinh tế xã hội.

 

doc 8 trang Người đăng trung218 Lượt xem 3206Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 8 - Bài 18: Nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 14 / 11/ 2014.
 Ngày dạy: 
 TUẤN 14
 TIẾT 27 – LS8 
BÀI 18: NƯỚC MỸ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI (1918-1939)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/Kiến thức.
HS nắm được:
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ và nguyên nhân của sự phát triển đĩ.
Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng.
Kiến thức nâng cao: Khai thác tranh ảnh hiểu biết các vấn đề về kinh tế, xã hội Mĩ.
2/ Kỹ năng.
 - Biết sử dụng và khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề 
kinh tế xã hội.
 HSKG: Bước đầu biết tư duy so sánh để rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện lịch sử.
3/ Thái độ, tư tưởng.
HS nhận thức được bản chất của chủ nghĩa Tư bản Mỹ, những mâu thuẫn gay gắt trong lòng nước Mỹ.
-Bồi dưỡng ý thức đúng đắn về cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội tư bản.
I/ CHUẨN BỊ.
GV.Sưu tầm tranh ảnh, bản đồ nước Mỹ.
HS. Bảng nhĩm, xem trước các câu hỏi trong SGK.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1/Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.	
2/ Kiểm tra bài cũ: 
? Trong giai đoạn 1929- 1930 Châu Âu lam vào tình trạng gì? Hậu quả của nĩ. ( Châu âu lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế thừa, Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước TBCN, àng trăm triệu người đĩi khổ vì thất nghiệp, CN Phát xít xuất hiện.)
3/ Bài mới.
	a/ Giới thiệu bài. 
	b/ Nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng.
Hoạt động 1.
Yêu cầu HS đọc bài.
GV dùng bản đồ thế giới chỉ rõ vị trí nước Mỹ. 
?Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo cho nước Mĩ cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế như thế nào ?
GV cho HS quan sát hình 65, 66 
 ? Nêu nhận xét về tình hình kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX
GV dùng bảng phụ thống kê số liệu: “Năm 1928 Mĩ chiếm 48% sản lương công nghiệp thế giới, 60% trữ lượng vàng thế giưới” cho thấy kinh tế Mỹ chiếm vị trí số 1 trong thế giới tư bản, thời kì hoàng kim. 
? Về mặt xã hội Mỹ cĩ gì đáng lưu ý.
GV giải thích và mô tả liên hệ thực tế nước Mĩ hiện nay, 
GV đặt câu hỏi:
Chuyển mục sang phần II.
HĐ 2: 
GV cho HS đọc SGK mục II trang 94, 95 SGK
?Cuối tháng 10/1929, có sự kiện gì xảy ra với nước Mĩ?
?Nguyên nhân nào đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế ở Mĩ?
GV cho HS quan sát hình 68 SGK và đặt câu hỏi: Quan sát hình 68 em có nhận xét gì ?
?Đứng trước tình hình đó, nước Mĩ đã làm gì để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng?
?Nội dung của chính sách mới?
Cho HSKG quan sát hình 69 SGK, yêu cầu HS chia nhóm thảo luận:
?Em có nhận xét gì về hình 69?
 .
?Kết quả của chính sách kinh tế mới?
 GV giáo dục tư tưởng và kết thúc bài học.
HS: đọc bài.
HS: quan sát lược đồ.
HS: Tham gia muộn (tháng-4/1917), thu được nhiều lợi nhuận do bán vũ khí, giành ưu thế của nước thắng trận 
HSKG Thảo luận khai thác nội dung kênh hình. Trả lời câu hỏi.
Bức ảnh:“ Bãi đỗ ô tô ở Niu Oóc năm 1928” cho thấy những dòng xe ô tô dài vô tận đậu trên bãi biễn vào một ngày nghỉ cuối tuần, phía xa là những toà nhà sầm uất
=> sự phát triển công nghiệp chế tạo ô tô, nhà hàng, khách sạn mọc lên giải quyết công việc cho hàng triệu người.
 Bức ảnh“ Công nhân xây dựng cao ốc Mỹ” cho thấy phía xa là toà nhà cai chọc trời đựơc xây dựng trong những năm 20 của thế kỷ XX. Đó là một trong những hình ảnh cho thấy sự phồn vinh của kinh tế Mỹ.
HS: dựa vào SGK trính bày.
HS: nghe hiểu.
HS đọc bài.
HS: dựa vào SGK trình bày.
HS: Sản xuất tăng nhanh, hàng hoá ế thừa, người dân không đủ sức mua.
HSKG: quan sát tranh và trả lời câu hỏi
HS: Phu- rơ- ven tiến hành sử dụng chính sách kinh tế mới giải quyết khĩ khăn.
HS: dựa vào SGK trả lời.
HSKG thảo luận nhĩm 
- Hình ảnh người khổng lồ tượng trưng cho vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát đời sống kinh tế của đất nước, can thiệp vào tất cả các lĩnh vực của sản xuất, lưu thông phân phối để đất nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế nguy kịch
HS: dựa vào SGK trình bày.
HS nghe hiểu.
I.Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
- Kinh tế: Là thời kì phồn vinh trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại tài chính đứng số một thế giới.
- Xã hội:
 Công nhân bị áp bức bóc lột, nạn phân biệt chủng tộc. 
=> phong trào công nhân phát triển mạnh.
+Tháng 5/ 1921. Đảng Cộng sản Mĩ được thành lập.
II. Nước Mĩ trong những năm 1929-1939.
- Cuối tháng 10/1929 nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy.
- Nguyên nhân: 
Sản xuất tăng nhanh, hàng hoá ế thừa, người dân không đủ sức mua.
-Biện pháp: Phu- rơ- ven tiến hành sử dụng chính sách kinh tế mới giải quyết khĩ khăn.
-Kết quả: Giải quyết được tình trạng thất nghiệp, kinh tế sớm ổn định.
4/ Củng cố - Luyện tập.
HSTBY: Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của TK XX?
(Phát triển mạnh nhất nhanh nhất trở thành trung tâm kinh tế của thế giới.)
HSKG: Vì sao nước Mĩ thốt ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933? ( nhờ sử dụng đúng chính sách kinh tế mới hợp lý và kịp thời)
5/ Hướng dẫn – Dặn dị.
Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách 
Học bài và làm bài đầy đủ.
I/RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.
 TUẤN 14
 TIẾT 28 – LS8 
 Ngày soạn : 14 / 11/ 2014.
 Ngày dạy: 
BÀI 19: NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH
THẾ GIỚI (1918-1939)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC
1/Kiến thức.
HS nắm được:
Khái quát về tình hình kinh tế – xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Quá trình phát xít hoá ở Nhật Bản và hậu quả của nó
2/ Kỹ năng.
 - Biết sử dụng và khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề 
kinh tế xã hội.
 -Bước đầu biết tư duy so sánh SK
 3/ Thái độ, tư tưởng.
Giúp HS nhận thức rõ bản chết phản động , hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa 
phát xít Nhật.
Giáo dục tư tưởng chống Phát xít, căm thù tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra cho nhân loại.
II/ CHUẨN BỊ.
GV.Sưu tầm tranh ảnh, bản đồ nước Nhật.
HS. Bảng nhĩm, xem trước các câu hỏi trong SGK.
III/ CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
1/Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp.	
2/ Kiểm tra bài cũ: 
? Hãy cho biết tình hình kinh tế Nước Mỹ sau 2 cuộc chiến tranh thế giới.
(Là thời kì phồn vinh trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại tài chính đứng số một thế giới.)
3/ Bài mới.
	a/ Giới thiệu bài. 
	b/ Nội dung bài mới.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trị
Ghi bảng.
Hoạt động 1.
GV dùng bản đồ thế giới ( hoặc Châu Á) để xác định vị trí của Nhật Bản ở Châu Á và trên thế giới. Đặt câu hỏi:
?Hãy nêu những nét chính của tình hình nước Nhật sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
?Tình hình xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào.
Cho HS tự đọc tài liệu trong SGK trang 96 và xem hình 70 SGK. 
? Trong thập niên 20 của thế kỷ XX, kinh tế Mĩ và Nhật có điểm gì giống và khác nhau?
Mĩ
Nhật
Giống
Đều là nước thu đựơc nhiều lợi nhuận sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Khác
Kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng do:
Cải tiến kĩ thuật 
Thực hiện phương pháp sản xuất tiên tiến
Kinh tế Nhật gặp khủng hoảng sau chiến tranh:
Công nghiệp không có sự cải thiện đáng kể. 
Nông nghiệp trì trệ.
GV nhận xét, đánh giá và kết luận cùng liên hệ thực tế giáo dục tư tưởng HS
Hoạt động 2.
?Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã ảnh hưởng đế kinh tế Nhật như thế nào?
? Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 –1933 giới cầm quyền Nhật Bản đã làm gì?
?Quá trình thiết lập chế độ phát xít ở Nhật Bản đã diễn ra như thế nào?
 GV cho HS xem hình 71 yều cầu HS tìm hiểu nội dung qua kênh hình.
GV nhận xét bổ sung cho đầy đủ nội dung.
GV kết thúc bài học.
HS quan sát lược đồ.
HS:Dựa vào SGK trình bày.
HSKG: Đời sống khó khăn, Phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao
HS: đđọc sách.
HS: Lâm vào tình trạng giảm súc trầm trọng. 
HS: Đọc bài.
HS: Dựa vào SGK trả lời.
HS:Nhật bản sử dụng chính sách phản động giải quyết khĩ khăn khủng hoảng => Chủ nghĩa phát xít ra đời.
HS: Dựa vào SGK trình bày.
HSKG: thảo luận trả lời câu hỏi.
HS : ghi nhận bài học
I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
-Kinh tế phát triển khơng ổn định chỉ phát triển trong những năm đầu sau chiến tranh
-Xã hội:
-Đời sống khó khăn
-Phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao
-Tháng7-1922, Đảng Cộng Sản thành lập
-1927 khủng hoảng tài chính 
=> Khủng hoảng kinh tế.
II.Nhật Bản trong những năm 1929-1939:
Khủng hoảng kinh tế xã hội:
Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền
- Đối nội: Tăng cường đàn áp bóc lột nhân dân
- Đối ngoại: Mở rộng chiến tranh xâm lược 
Phong trào đấu tranh của nhân dân lan rộng.
4/ Củng cố - luyện tập.
HSKG: ?Em thấy giữa nước Nhật và Mỹ cĩ điểm nào giống nhau trong kinh tế sau chiến tranh. ( cĩ giai đoạn cả 2 quốc gia đều lâm vào tình trạng khủng hoản , suy giảm nghiêm trọng.)
HSTBYK: NB đã làm gì để thốt khỏi tình trạng khủng hoảng trầm trọng vào năm 1919 – 1933.( chủ yếu dùng chính sách phát xít hĩa ) làm cho chủ nghĩa phát Xít xuất hiện.
Hướng dẫn Hs trả lời câu hỏi sau mục bài.
5/Dặn dị.
Yêu cầu làm đầy đủ bài tập. học bài 
Xem trước bài tiếp theo.
IV/RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY.
 Phần kí duyệt.
 Nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 14- LS8.doc