Giáo án môn Lịch sử 8 - Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng

Phần I. LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Lịch sử thế giới cận đại (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1917)

Chương I: THỜI KÌ XÁC LẬP CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

(Từ giữa thế kỉ XVI đến nửa sau thế kỉ XIX )

Bài 1. NHỮNG CUỘC CÁCH MẠNG ĐẦU TIÊN

I. MỤC TIÊU.

 1. Về kiến thức:

Giúp cho HS nắm được:

- Những chuyển biến lớn về kinh tế, chính trị và xã hội ở Châu Âu trong các thế kỉ XVI – XVII.

- Mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa lực lượng sản xuất – tư bản chủ nghĩa và phong kiến. Tù đó thấy được cuộc đấu tranh giữa tư sản và quý tộc phong kiến tất yếu sẽ diễn ra.

- Cách mạng Hà Lan – cuộc cách mạng tư sản đầu tiên.

- Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII, ý nghĩa lịch sử và hạn chế của nó.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh, giải quyết các câu hỏi trong sách giáo khoa.

3. Thái độ:

- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

- Nhận thấy Chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ, song vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

 

doc 119 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 987Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 8 - Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c quốc gia Đông Nam Á, tường thuật.
Giáo viên: Giới thiệu các nước Đông Nam Á qua lược đồ (vị trí, chiến lược, tài nguyên, văn hóa) và nhấn mạnh: Nằm trên đường hàng hải từ Tây sang Đông, có vị trí chiến lược quan trọng.
Hỏi: Tại sao các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? (Học sinh khá)
- Giáo viên: Sử dung lược đồ chỉ các nước Đông Nam Á bị thực dân phương Tây xâm chiếm. (Trừ Xiêm).
Hỏi: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có điểm gì chung? (Học sinh trung bình)
- Vơ vét tài nguyên, khủng bố, đàn áp, chia để trị.
2. Hoạt động 2: (17 phút) Hướng dẫn HS nắm vài nét về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. 
G/v tóm tắt các phong trào và giải thích các phong trào đấu tranh.
Hỏi: Thái độ của nhân dân Đông Nam Á trước họa mất nước và chính sách cai trị hà khắc đó? (Học sinh trung bình)
- Ngày từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc.
Giáo viên: Hướng dẫn HS đọc SGK và lập bảng theo mẫu sau:
I. Quá trình xâm lược của Chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á,
- Đông Nam Á là vùng có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu.
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á (Trừ Xiêm):
+ Anh: Ma Lai, miến Điện
+ Pháp: Việt Nam, Lào, Căm Pu Chia
+ Tây Ban Nha, Mĩ: Phi-lip-pin.
+ Hà Lan, Bồ Đào Nha: In-đô-nê-xi-a.
- Cuối thế kỉ XIX Tư bản phương Tây hoàn thành xâm lược Đông Nam Á.
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
* Nguyên nhân.
- Chính sách thống tri và bóc lột của chủ nghĩa thực dân tàn bạo.
- Mâu thuẩn gay gắt.
* Mục tiêu chung.
- Giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân.
Tên nước
Thời gian
Phong trào tiêu biểu
Thành quả 
bước đầu
In-đô-nê-xi-a
1905
1908
Thành lập Công đoàn xe lửa.
Thành lập Hội liên hiệp công nhân.
Đảng In-đô-nê-xi-a được thành lập
Phi-lip-pin
1896 - 1898
Cách mạng bùng nổ.
Nước Cộng hòa Phi-lip-pin ra đời
Cam-pu-chia
1863 – 1866
1866 - 1867
Khởi nghĩa ở Ta Keo.
Khởi nghĩa ở Cra-chê.
Gây cho Pháp nhiều tổn thất
Bước đầu thành lập liên minh chống Pháp
Lào
1901
1901 – 1907
Đấu tranh vũ trang ở Xa-van-na-khét.
Khởi nghĩa ở Bô-lô-ven.
Việt Nam
1885 – 1896
1884 - 1913
Phong trào Cần Vương.
Khởi nghĩa Yên Thế.
Hỏi: Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa? (Học sinh trung bình)
* Nguyên nhân thất bại. 
- Lực lượng của xâm lược còn mạnh.
- Chính quyền làm tay sai.
- Thiếu tổ chức lãnh đạo, đoàn kết.
3. Củng cố. (3 phút) 
- Nắm vài nét về nội dung bài học.
+ Quá trình xâm lược của Chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á
+ Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Học bài cũ mục 1.
- Chuẩn bị bài mới: Bài 12. NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................
– & —
Tuần: 09	 	 Ngày soạn: 11/10/2016
Tiết: 18	 	 Ngày dạy: 12/10/2016
Bài 12. NHẬT BẢN GIỮA THẾ KỈ XIX - ĐẦU THẾ KỈ XX
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Trình bày được nội dung chinh, ý nghĩa của cuộc duy tân Minh Trị.
- Biết được những biểu hiện của sự hình thành chủ nghĩa đế quốc ở Nhật Bản.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích sự kiện.
3. Thái độ: Biết nhận xét đánh giá những cải cách tiến bộ đối với sự phát triển xã hội.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ Nhật Bản.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Phân tích, tổng hợp các sự kiện lịch sử.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) 
CH: Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa?
Trả lời:
- Lực lượng của xâm lược còn mạnh.
- Chính quyền làm tay sai.
- Thiếu tổ chức lãnh đạo, đoàn kết.
3. Bài mới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG 
1. Hoạt động 1: (22 phút) Hướng dẫn HS nắm vài nét về nội dung của cuộc Duy Tân minh Trị.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
- Sử dụng bản đồ giới thiệu về đất nước Nhật Bản.
G/v: Diện tích 374.000 km2, có bốn đảo chính: Hôn-su; Kuy-shu; Si-hô-shu; Hô-cai-đô. Tài nguyên nghèo
Hỏi: Tình hình Nhật Bản trước cuộc Duy Tân Minh Trị như thế nào? (Học sinh trung bình) 
- Trước cuộc Duy Tân, Nhật Bản là một quốc gia Phong kiến lạc hậu.
- Các nước tư bản phương Tây tìm cách “mở cửa” Nhật.
Hỏi: Trước tình hình đó Nhật Bản rơi vào tình trạng như thế nào? (Học sinh trung bình)
 - Thực hiện “Bế quan tỏa cảng”, đóng cửa và vậy Mĩ dùng vũ lực xâm chiếm thị trường,
G/v kết luận: Duy trì chế độ mục nát trở thành miếng mồi cho các nước đế quốc hoặc canh tân để thoát khỏi sự xâm chiếm của các nước phương Tây.
Hỏi: Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, Nhật Bản đã làm gì để bảo vệ nền độc lập dân tộc? (Học sinh trung bình)
- Đã tiến hành cuộc cải cách lớn mà lịch sử gọi là Duy Tân Minh Trị.
- Giáo viên: Giới thiệu đôi nét về Thiên Hoàng Minh Trị.
Hỏi: Để đưa Nhật thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu, Thiên Hoàng Minh Trị đã làm gì?
- Giáo viên: Hướng dẫn HS đọc và tóm tắt các nội dung cải cách.
Hỏi: Nhận xét nội dung cải cách? (Học sinh khá)
- Đây là cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực của xã hội.
 Hỏi: Cuộc Duy Tân có tác dụng như thế nào đối với kinh tế, xã hội Nhật Bản? (Học sinh trung bình)
- Thoát khỏi nguy cơ bị trở thành thuộc địa, mở đường cho CNTB phát triển và chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
HS thảo luận: Vì sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản? (Học sinh trung bình, khá)
- Chính quyền Phong kiến chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa
- Nội dung cải cách mang tính tư sản.
 Hỏi: Cuộc Duy Tân Minh Trị hay cuộc cách mạng tư sản Nhật Bản gợi cho em nhớ những cuộc cách mạng tư sản ở những nước nào mà em đã được học? (Học sinh trung bình)
- Cải cách nông nô ở Nga 1961.
 Hỏi: Vì sao Nhật không bị biến thành thuộc địa hay nửa thuộc địa? (Học sinh trung bình)
 Hỏi: Vì sao Duy tân Minh Trị ở Nhật có sức cuốn hút các nước Châu Á noi theo? (Học sinh trung bình)
 - Đưa nước Nhật từ một nước phong kiến trở thành nước Tư bản phát triển.
Hỏi: Theo em đây có phải là một cuộc cách mạng Tư sản không ? Tại sao? (Học sinh khá)
* Đây là cuộc cách mạng Tư sản do liên minh quý tộc Tư sản tiến hành từ trên xuống đưa Nhật trở thành nước phát triển theo CNTB.
2. Hoạt động 2. (12 phút) Hướng dẫn HS nắm vài nét về Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. 
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. 
Hỏi: Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật chuyển sang chủ nghĩa đế quốc? (Học sinh trung bình)
+ Xuất hiện các công ty độc quyền: Mit-xưi, Mít-su-bi-shi.
+ Xâm lược thuộc địa.
+ Phát triển công nghiệp, ngân hàng.
- Giáo viên: Giới thiệu đôi nét về công ty độc quyền Mit-xưi, Mít-su-bi-shi.
Hỏi: Vì sao Nhật Bản là một nước châu Á lại thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa, trở thành môt nước đế quốc? (Học sinh khá)
- Vì Nhật đã tiến hành cải cách, tạo điều kiện cho chủ nghĩa phát triển thành một nước tư bản, nhanh chóng chuyển sang chủ nghĩa đế quốc. 
- Giáo viên: Liên hệ đến Phong trào Đông Du 
I. Cuộc Duy tân Minh Trị.
a. Hoàn cảnh.
- Chủ nghĩa Tư bản phương Tây nhòm ngó.
- Chế độ phong kiến mục nát, khủng hoảng.
b. Thời gian.
- 1/1868 cải cách Minh Trị được tiến hành.
c. Nội dung.
- Kinh tế: Xóa bỏ sự ràng buộc của Chế độ phong kiến, mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Chính trị – xã hội: Cải cách chế độ nông nô đưa quý tộc Tư sản hóa lên nắm quyền.
- Giáo dục: Chú trong KHKT, tiếp thu thành tựu của phương Tây.
- Quân sự: Chế độ nghĩa vụ thay thế cho chế độ trưng binh.
d. Kết quả: Từ một nước Phong kiến trở thành Chủ nghĩa tư bản phát triển.
e. Tính chất: Đây là cuộc cách mạng Tư sản. (Vì chấm dứt chế độ phong kiến thiết lập chính quyền của quý tộc tư sản).
II. Nhật Bản chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc.
 a. Điều kiện. 
- Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh sau cải cách Minh Trị 1868.
- Cuối thế kỉ XIX đẩy mạnh xâm lược vơ vét, lấy tiền bồi thường chiến tranh Trung – Nhật; Nga – Nhật.
- Một số công ty độc quyền ra đời.
Ä Nhật bản chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc.
b. Đối nội và đối ngoại.
- Đối nội: Hạn chế quyền tự do dân chủ, đàn áp phong trào nhân dân.
- Đối ngoại: Tiến hành xâm lược.
* Mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
III. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản.
(Không dạy)
GV sơ kết toàn bài học: Nhật bản là nước phong kiến, song nhờ thực hiện cải cách nên không chỉ thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa mà đã trở thành nước tư bản và tiến lên chủ nghĩa đế quốc.
	Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản ngày một dâng cao, đặc biệt là phong trào công nhân.
3. Củng cố. (4 phút) 
Nắm vài nét về nội dung bài học.
+ Nội dung của cuộc Duy Tân minh Trị
+ Nhật Bản chuyển sang Chủ nghĩa đế quốc.
+ Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản.
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Học bài cũ mục 1, đọc trước bài mới. 
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 10	 	 Ngày soạn: 17/10/2017
Tiết: 19	 	 Ngày dạy: 18/10/2017
Bài 12. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: 
- Biết rõ sự phát triển không đều giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và giải thích được mâu thuẩn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến tranh.
- Trình bày sơ lược diễn biến chính của chiến tranh qua giai đoạn 1.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích sự kiện.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hòa bình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Phân tích, miêu tả, trình bày, gợi mở.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. Không
3. Bài mới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG 
1. Hoạt động 1. (22 phút) Hướng dẫn HS nắm vài nét về nguyên nhân của chiến tranh thứ nhất.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
- Dẫn dắt HS về tình hình của các nước Anh, Pháp, Đức cuối XIX đầu XX.
Hỏi: Tình hình kinh tế các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX? (Học sinh trung bình)
- HS đọc SGK để biết để biết những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên là biểu hiện của mâu thuẫn này.
- Giáo viên: Sự tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu đưa đến việc gây chiến tranh để chia lại đất đai trên thế giới. Đức là nước hung hăng nhất. Ở châu Âu, hình thành hai khối quân sự kình địch nhau: Đức, Áo – Hung, Thổ Nhĩ Kì với Anh, Pháp, Nga. Ngoài ra giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước muốn lợi dụng chiến tranh để đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và giải phóng dân tộc 
- Giáo viên: Sự kiện trên chỉ là duyên cớ để bùng nổ chiến tranh.
 Hỏi: Vì sao các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị chiến tranh? (Học sinh khá)
- Mong muốn thanh toán đối thủ để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.
2. Hoạt động 2. (17 phút) Hướng dẫn HS nắm vài nét về Những diễn biến chính của chiến sự.
Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. 
Hỏi: Duyên cớ trực tiếp đưa đến chiến tranh bùng nổ là gì? (Học sinh trung bình)
- 28/6/1914 Thái tử Áo – Hung bị ám sát.
Hỏi: Tình hình chiến sự giai đoạn 1 diễn ra như thế nào? Em có nhận xét gì? (Học sinh trung bình)
- G/v tường thuật trên lược đồ giai đoạn 1.
 - Đức tấn công phía Tây nước Pháp, uy hiếp Pa-ri.
- Nga tấn công Đức giải nguy cho Pháp.
- Từ 1916, chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự.
- Chiến tranh đã lôi kéo nhiều nước tham gia, nhiều loại vũ khí hiện đại được sử dụng.
- Sử dụng tranh ảnh về H50 và nêu những hậu quả của các loại vũ khí đó.
I. Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Nguyên nhân:
- Sự phát triển không đều của Chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX đầu XX.
- Mâu thuẩn giữa các nước đế quốc gay gắt về thị trường, thuộc địa, muốn thanh toán địch thủ mình để làm bá chủ thế giới.
- Hình thành 2 khối:
+ 1882 khối Liên minh: Đức, Áo-Hung
+ 1907 khối Hiệp Ước: Anh, Pháp, Nga phát động chiến tranh.
II. Những diễn biến chính của chiến sự.
- 28/6/1914 Thái tử Áo – Hung bị ám sát.
- 28/7/1914 Áo – Hung tuyên chiến Xéc-bi.
- 1/8/1914 Đức tuyên chiến Nga, Anh, Pháp
* Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
a. Giai đoạn 1: Từ 1914 đến 1916. 
 - Đức tấn công phía Tây nước Pháp, uy hiếp Pa-ri.
- Nga tấn công Đức giải nguy cho Pháp.
- Từ 1916, chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự.
- Chiến tranh đã lôi kéo nhiều nước tham gia, nhiều loại vũ khí hiện đại được sử dụng.
* Kết thúc giai đoạn 1: ưu thế thuộc về phe Liên minh
3. Củng cố. (4 phút) Nắm vài nét về nội dung bài học.
+ Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
+ Tình hình chiến sự giai đoạn 1 diễn ra như thế nào?
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Học bài củ mục 1.
- Đọc trước mục II.2.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 10	 	 Ngày soạn: 18/10/2017
Tiết: 20	 	 Ngày dạy: 19/10/2017
Bài 12. CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918)
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: 
- Trình bày sơ lược diễn biến chính của chiến tranh qua giai đoạn 2.
- Trình bày kết cục của chiến tranh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích sự kiện.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hòa bình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Phân tích, miêu tả, trình bày, gợi mở.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (7 phút)
CH: Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh?
Trả lời:
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX đầu XX.
- Mâu thuẩn giữa các nước đế quốc gay gắt về thị trường, thuộc địa, muốn thanh toán địch thủ mình để làm bá chủ thế giới.
- Hình thành 2 khối:
+ 1882 khối Liên minh: Đức, Áo-Hung
+ 1907 khối Hiệp Ước: Anh, Pháp, Nga phát động chiến tranh.
3. Bài mới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG 
1. Hoạt động 1: (17 phút) Hướng dẫn HS nắm vài nét về Những diễn biến chính của chiến sự.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. 
- G/v phân tích..
- Sử dụng bản đồ.
- Nhắc lại vài nét về giai đoạn I.
Hỏi: Tình hình chiến sự giai đoạn 2 diễn ra như thế nào? Em có nhận xét gì? (Học sinh trung bình)
- G/v tường thuật trên lược đồ giai đoạn II.
- Năm 1917 chiến trường chủ yếu ở mặt trận Tây Âu.
- Phe liên minh thất bại, đầu hàng.
- Ngày 7/10/1917 Cách mạng Tháng 10 Nga thắng lợi. Nước Nga Xô Viết rút ra khỏi chiến tranh.
- Tháng 7/1918, quân Anh, Pháp tấn công trên nhiều mặt trận, các Đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
- Ngày 9/10/1918, cách mạng Đức bùng nổ, lật đổ nền quân chủ thành lập chế động cộng hòa.
- Ngày 11/11/1918, chính phủ Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt. 
Hỏi: Em có nhận xét gì khi cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và nước Nga rút khỏi cuộc chiến tranh? (Học sinh khá)
2. Hoạt động 2: (16 phút) Hướng dẫn HS nắm vài nét về Hậu quả và tính chất của cuộc chiến tranh.
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk.
Hỏi: Hậu quả của chiến tranh để lại cho loài người như thế nào? (Học sinh trung bình)
- 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị tàn phá, gây đau thương cho nhân loại.
- Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp được mở rộng thêm.
Hỏi: Chiến tranh kết thúc thuộc địa của các nước có gì thay đổi không? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Nêu tính chất của Chiến tranh thế giới thứ nhất? (Học sinh trung bình)
- Là cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa phản động, chiến tranh ăn cướp. 
II. Những diễn biến chính của chiến sự.
b. Từ 1917 đến 1918 ưu thế thuộc về phe Hiệp ước.
- Năm 1917 chiến trường chủ yếu ở mặt trận Tây Âu.
- Phe liên minh thất bại, đầu hàng.
- Ngày 7/10/1917 Cách mạng Tháng 10 Nga thắng lợi. Nước Nga Xô Viết rút ra khỏi chiến tranh.
- Tháng 7/1918, quân Anh, Pháp tấn công trên nhiều mặt trận, các Đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
- Ngày 9/10/1918, cách mạng Đức bùng nổ, lật đổ nền quân chủ thành lập chế động cộng hòa.
- Ngày 11/11/1918, chính phủ Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ 2 chấm dứt.
 * Thế giới hình thành 2 phe XHXN và TBCN
III. Kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
* Hậu quả: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị tàn phá, gây đau thương cho nhân loại.
- Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp được mở rộng thêm.
* Tính chất: Là cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa phản động, chiến tranh ăn cướp. 
3. Cũng cố. (3 phút) Nắm vài nét về nội dung bài học.
+ Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất?
+ Tình hình chiến sự giai đoạn 2 diễn ra như thế nào?
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Học bài củ mục III.
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 Sgk trang 73.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
– & —
Tuần: 11	 Ngày soạn: 23/10/2017
Tiết: 21	 Ngày dạy: 25/10/2017
Bài 14. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
(TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: 
- Củng cố và dặn dò:những kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại một cách có hệ thống, vững chắc.
- Nắm rõ và hiểu rõ những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại để chuẩn bị học tốt lịch sử hiện đại.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích sự kiện.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần đấu tranh kiên quyết chống Chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hòa bình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng thống kê các móc lịch sử (nếu có)
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Phân tích, miêu tả, trình bày, gợi mở.
IV/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (7 phút) 
CH: Nêu những hậu quả, tính chất của chiến tranh?
Trả lời:
	* Hậu quả: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị tàn phá, gây đau thương cho nhân loại.
- Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp được mở rộng thêm.
* Tính chất: Là cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa phản động, chiến tranh ăn cướp. 
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG 
1. Hoạt động 1: (15 phút)
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk và lập bảng thống kê các sự kiện.
- Dẫn dắt HS nắm vài nét về những sự kiện chính của mỗi thời kì.
2. Hoạt động 2: (10 phút)
- Yêu cầu HS đọc thông tin sgk. ? Rút ra năm nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại? (Học sinh khá)
- Nhận xét.
- Nhận xét, bổ sung.
Hỏi: Mục tiêu của tất cả các cuộc cách mạng Tư sản là gì? Nó có đạt được không? (Học sinh trung bình)
- Nhận xét.
Hỏi: Nguyên nhân chung dẫn đến cách mạng bùng nổ là gì? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Biểu hiện nào rõ nhất của sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Vì sao phong trào công nhân quốc tế bùng nổ? (Học sinh khá)
Hỏi: Phong trào công nhân chia làm mấy giai đoạn, đặc điểm của từng giai đoạn đó? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Vì sao phong trào giải phóng dân tộc phát triển rộng khắp các nước Á, Phi, Mĩ la-tinh? (Học sinh khá)
Hỏi: Nêu các phong trào tiêu biểu? 
Hỏi: Hãy kể tên các thành tựu? Tác dụng của các thành tựu đó là gì? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất? Diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất? (Học sinh trung bình)
3. Hoạt động 3: (8 phút) 
I. Những sự kiện chính.
(Lập bảng theo các sự kiện SGK)
II. Những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại.
- Cách mạng Tư bản và sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản.
- Sự xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản được đẩy mạnh.
- Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ.
- Khoa học kỉ thuật - văn học nghệ thuật đạt nhiều thành tựu.
- Sự phát triển không đều của Chủ nghĩa tư bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Cách mạng Tư bản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Thành tựu đạt được: Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi toàn thế giới.
- Chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu_ Chủ nghĩa tư bản phát triển
 Mâu thuẩn giữa Chế độ phong kiến với Chủ nghĩa tư bản.
2. Phong trào công nhân quốc tế bùng nổ
- Cuối thế kỉ XVIII - đầu XIX: Phong trào chưa có tổ chức mang tính tự phát: Phong trào đập phá máy móc
- Giữa thế kỉ XIX – XX phong trào phát triển, tính chất, quy mô, có sự điều khiển, giác ngộ cách mạng (Quóc tế thứ nhất 1864).
3. Phong trào giải phóng dân tộc.
(Tên các phong trào ở Á, Phi, Mĩ-la tinh)
4. Khoa học kỉ thuật - văn học nghệ thuật đạt nhiều thành tựu.
(Nêu những thành tựu về kỉ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội)
5. Sự phát triển không đồng đều của các nước Chủ nghĩa tư bản.
(Chiến tranh thế giới thứ nhất).
II. Bài luyện tập.
Thời gian
Sự kiện
Kết quả- Ý nghĩa
8 - 1566
Cách mạng Hà Lan
Lật đổ ách thống trị của vương quốcTây Ban Nha.
1640 - 1688
Cách mạng TS Anh
Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển
1775
C

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12259691.doc