Giáo án môn Lịch sử lớp 6

1-MỤC TIÊU BÀI DẠY:

 a. Kiến thức: Giúp HS hiểu lịch sử là một môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối vơí mỗi con người . Học lịch sử là cần thiết.

 b . Kĩ năng : Bước đầu giúp HS có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát.

 b. Tư tưởng : Bước đầu bồi dưỡng HS có ý thức về tính chính xác và sự ham thích học tập bộ môn .

2- THIẾT BỊ DẠY HỌC :

 GV : _ Tranh một lớp học ở trường làng thời xưa .

 _ Tranh bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám .

 _ Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi trắc nghiệm – tự luận

 HS : _ Chuẩn bị SGK , tập vở để học môn lịch sử .

 

doc 73 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1632Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược tìm thấy ở Lạng Sơn là ?
 	a-Mãnh xương trán . 	b- Chiếc răng . c-Công cụ đá.
 -GV cho HS điền vào bảng sau:
Các giai đoạn phát triển.
Thời gian sinh sống.
Địa điểm 
tìm thấy dấu tích.
Công cụ được tìm thấy.
Đánh giá sự tiến bộ về công cụ.
Người tối cổ.
40 -30 vạn năm TCN.
Thẩm Hai, Thẩm Khuyên, núi Đọ, Quan Yên-Xuân Lộc
Công cụ đá ghè đẽo thô sơ
Người tinh khôn ở giai đoạn đầu.
3 -2 vạn năm TCN.
Thái Nguyên, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá
Những chiếc rìu bằng hòn cuội, ghè đẽo thô sơ
Thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng
Người tinh khôn ở giai đọan phát triển.
10.000– 4.000 năm TCN.
Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long, Bàu Tró
Rìu gắm, rìu có vai- rìu đá cuội xương sừng
Sắc bén, phong phú , đa dạng
	4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
_Bài cũ: Các em học bài theo câu hỏi SGK, chú ý phần 3, hoàn thành các bài tập ở vở BTLS
_ Bài mới: Các em chuẩn bị bài: Đời sống của người Nguyên thuỷ trên đất nước ta.
	 _Các em học bài trước 3 lần ở SGK và chuẩn bị bài theo câu hỏi sau:
Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình- Bắc Sơn ?
Những điểm mới trong đời sống tinh thầncủa người nguyên thuỷ là gì ? Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ sản xuất theo người chết ?
5. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung : 	
	Ï
Phương pháp : 	
Phương tiện : 	
Hình thức tổ chức :	
ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
Tiết PPCT : 9	
Ngày dạy : 
 BÀI 9 : 
1-MỤC TIÊU:
 	a- Kiến thức:Giúp HS hiểu được ý nghĩa quan trọng của những đổi mới trong đời sống vật chất của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình-Bắc Sơn. Ghi nhận tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thuỷ và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ.
 	b-Thái độ: Bồi dưỡng ý thức cộng đồng .
	c-Kĩ năng:Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng quan sát, so sánh.
2-CHUẨN BỊ :
 	 a-GV:Công cụ phục chế của người nguyên thuỷ .
 	b-HS:Tập ghi –SGK –VBTLS.
3-PHƯƠNG PHÁP:
 _Quan sát các loại rìu, bôn, chày để tìm ra điểm mới về công cụ của người nguyên thuỷ.
 _Các loại đồ trang sức phục chế để tìm ra nhu cầu về đời sống tinh thần của họ.
4-TIẾN TRÌNH:
 	4.1.Ổn định lớp : GV điểm danh HS.
 	4.2.Kiểm tra bài cũ :
 	-Người tinh khôn phát triển và sống cách nay khoảng ?
	a. khoảng 10.000 năm đến 4.000 năm TCN (x)
	b. khoảng 12.000 năm đến 5.000 năm TCN 
	c. khoảng 15.000 năm đến 6.000 năm TCN 
	d. khoảng 10.000 năm đến 3.000 năm TCN 
	-Di tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước ta ? 
 (HS xác định trên lược đồ )
 HS: Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá),
 Xuân Lộc (Đồng Nai).
 - Việc tìm thấy di tích của người tối cổ trên đất nước ta có ý nghĩa như thế nào ?
 HS : Điều đó có thể khẳng định rằng :Việt Nam là 1 trong những quê hương của loài người.
 	GV gọi HS nhận xét phần kiểm tra bài cũ. Gv nhận xét, kết luận.
 	4.3. Bài mới : GTB Dấu vết của người tinh khôn phát triển được tìm thấy ở Hoà Bình –Bắc Sơn-Hạ Long. Vậy đời sống về vật chất-tinh thần của họ như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 	
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
NỘI DUNG GHI BÀI.
 ? Trong quá trình sinh sống người nguyên thuỷ thời Sơn Vi-Hoà Bình-Bắc Sơn, phải làm gì để tăng năng xuất lao động ?
 HS:Họ thường xuyên phải cải tiến công cụ lao động .
 Gv: Nguyên liệu để làm công cụ lao động chủ yếu là đá,ban đầu người thời Sơn Vi chỉ biết ghè đẽo các hòn cuội ven suối để làm rìu.
 ? Người nguyên thuỷ thời Hoa Bình –Bắc Sơn họ biết làm những công cụ và đồ dùng gì ?
 HS:Họ biết mài đá và dùng nhiều loại đá khác nhau để làm ra nhiều công cụ như : rìu, bôn, chày, ngoài ra họ còn biết dùng tre, gổ, xương, sừng. Sau đó họ còn biết làm ra đồ gốm .
 GV cho HS thảo luận nhóm đôi nội dung :
 Theo em việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm ra 1 công cụ bằng đá ?
 HS : Khác rất nhiều, vì nguyên liệu làm đồ gốm là đất sét ,không thể đẽo, gọt mài được mà phải dùng tay nặn, sau đó đem đi nung.
 GV : Việc làm ra đồ gốm đã chứng tỏ rằng công cụ sản xuất được cải tiến, đời sống vật chất được nâng cao hơn.
 Nhờ cải tiến công cụ lao động, người nguyên thuỷ đã mở rộng sản xuất ra sao ?
 HS : Họ biết trồng trọt -chăn nuôi.
 ? Ý nghĩa của việc trồng trọt –chăn nuôi ?
 HS : Họ tự tạo ra nguồn thức ăn mà họ cần, cuộc sống ổn định.bớt phụ thuộc vào thiên nhiên. Vì họ có nguồn thức ăn dự trữ.
 Gv : Nhờ cải tiến công cụ lao động ,mà cuộc sống của người Hoà Bình-BắcSơn-Hạ Long đã khác trước rất nhiều. Chính nhờ sự cải tiến công cụ lao động đã làm cho nền sản xuất ngày càng phát triển. Cuộc sống ngày càng ổn định hơn, tiến bộ hơn. Vậy tổ chức xã hội nguyên thuỷ được tổ chức như thế nào ? Chúng ta sang phần 2
 HS thảo luận lớp : Gv treo bảng phụ nội dung :
 Người nguyên thuỷ thời Hoà Bình –Bắc Sơn sống như thế nào ?
 HS : lần lượt trình bày 
 GV :Chế độ thị tộc mẫu hệ là tổ chức xã hội đầu tiên của loài người. Lúc bấy giờ vị trí của người phụ nữ trong gia đình-xã hội (thị tộc)rất quan trọng, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào lao động của người nữ. Trong thị cần có người đứng đầu để lo việc làm ăn,đó là người nữ lớn tuổi nhất,cho nên gọi đó là thời kì thị tộc mẫu hệ.
 GV liên hệ –so sánh gia đình hiện nay.
 GV chuyển ý sang phần 3.
 ?Ngoài lao động sản xuất, người thời Hoà Bình-Bắc Sơn còn biết làm gì nữa ?
 HS:Họ biết làm đồ trang sức .
 ? Đồ trang sức của họ được làm bằng gì ?
 HS: Vỏ ốc, vòng đeo tay bằng đá, hạt chuởi bằng đất nung.
 GV cho HS xem đồ trang sức bằng hiện vật phục chế _H26 SGK/28.
 ? Theo em sự xuất hiện của những đồ trang sức trong các di chỉ đã nói lên điều gì ?
 HS:Cuộc sống vật chất càng ổn định ,đời sống tinh thần ngày càng phong phú và họ có nhu cầu làm đẹp
 GV: Người nguyên thuỷ đã biết vẽ trên vách các hang động những hình vẽ mo âtả về cuộc sống tinh thần của mình.
 HS xem H27 SGK/29.
 GV phân tích mối quan hệ trong thị tộc (Mẹ, con, anh, em ngày càng gắn bó hơn.
 .Trong những hang động ở Bắc Sơn,nhiều địa điểm ở Huỳnh Văn-Hạ Long,người ta còn phát hiện trong ngôi mộ người chết có nhiều công cụ lao động.
 ? Theo em việc chôn công cụ theo người chết ý muốn nói lên điều gì ?
 HS: Họ quan niệm rằng khi người chết sang thế giới bên kia củng phải lao động. Điều này chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa những người trong thị tộc ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn và họ đau buồn khi có người trong thị tộc qua đời.
 1-Đời sống vật chất.
 _Công cụ :Người thời Sơn Vi thường xuyên cải tiến công cụ lao động .
 .Người thời Hoà Bình –Bắc Sơn biết chế tác ra nhiều công cụ bằng đá: Rìu, bôn, chày, lưỡi cuốc đá 
 .Công cụ bằng tre, gỗ, xương sừng.
 .Biết làm ra đồ gốm.
 =>Năng suất lao động tăng.
_Sản xuất:Họ biết trồng trọt và chăn nuôi.
 .Cuộc sống rất ổn định .
2-Tổ chức xã hội : 
 -Sống theo từng nhóm (cùng huyết thống), ở cố định 1 nơi và tôn người phụ nữ lớn tuổi nhất lên làm chủ, đó là thời kì thị tộc mẫu hệ .
 3-Đời sống tinh thần .
 .Họ có nhu cầu làm đẹp cho bản thân.
 .Mối quan hệ trong thị tộc ngày càng gắn bó và chặt chẽ ,sâu sắc hơn. 
 Đời sống tinh thần ngày càng phong phú .
 	4.4.Củng cố và luyện tập :
 ? Những điểm mới trong đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình-Bắc Sơn-Hạ Long ? (HS tự trả lời)
 ? Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ là gì ? Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ lao động theo người chết ? (HS tự trả lời)
 	4.5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà :
 _Phần bài cũ :Các em học bài và trả lời các câu hỏi ở SGK/29.
 .Làm hoàn chỉnh các bài tập ở VBTLS.
 _Phần bài mới : Chuẩn bị tiết 10 làm bài kiểm tra 1 tiết 
-Nội dung ôn lại những kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 9
-Làm các bài tập trong SGK, vở bài tập lịch sử.
5-RÚT KINH NGHIỆM : 
KIỂM TRA 1 TIẾT
Tiết PPCT :10
Ngày kiểm tra: 
1-MỤC TIÊU:
 	a- Kiến thức:Giúp HS nắm được những kiến thức đã học 1 cách sâu sắc từ tiết 1đến tiết 10 về các sự kiện lịch sử cơ bản nhất .
 	b- Kĩ năng: Rèn cho HS những thao tác và kĩ năng phân tích, so sánh, trắc nghiệm các câu hỏivề các sự kiện lịch sử.
 	c-Thái độ :Giáo dục HS tính cẩn thận nghiêm túc trong kiểm tra ,thi cử.
2-PHƯƠNG PHÁP: Tự luận.
3-CHUẨN BỊ :
 	GV:Chuẩn bị đề kiểm tra (photo)
 	HS:Viết, dụng cụ học tập.
4-TIẾN TRÌNH :
 4.1. Ổn định lớp: GV kiểm tra sĩ số HS.
 4.2.Kiểm tra bài cũ: không
 Gv dặn dò HS trước khi phát đề
 4.3.Kiểm tra : GV phát đề cho HS.
A-Trắc nghiệm: (3đ) Mỗi câu đúng được 0,5đ.
Câu 1:Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử.
 a-Tư liệu truyền miệng. b- Tư liệu chữ viết.
 c- Tư liệu hiện vật. D- Cả 3 ý trên.
Cầu 2:Quá trình tiến hoá của loài người diễn ra như sau:
 a-Vượn _Tinh tinh _Người tinh khôn.
 b-Vượn cổ _Người tối cổ _Người tinh khôn. 
 c-Tinh tinh _Người tối cổ_Người tinh khôn.
Câu 3:Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm :
 a-Lưỡng Hà _Hi Lạp _Rô Ma _Aán Độ.
 b-Ai Cập _Lưỡng Hà _Rô Ma _Trung Quốc.
 c-Ai Cập _Lưỡng Hà _Aán Độ _Trung Quốc.
Câu 4:Ngành kinh tế chính của quốc gia cổ đại Hi Lạp_Rô Ma là :
 a-Trồng trọt _Chăn nuôi.
 b-Thủ công nghiệp _ Thương nghiệp .
 c-Đánh bắt cá.
Câu 5:Thị tộc Mẫu hệ được tổ chức bởi :
 a-Những người cùng dòng máu, có họ hàng với nhau. Ở cố định 1 nơi, làm chung, ăn chung. Tôn người phụ nữ lớn tuổi nhất lên làm chủ. 
	b-Những người khác dòng máu, không cùng huyết thống với nhau, ở không cố định
	c- Làm riêng ăn riêng, tôn người đàn ông lớn tuổi nhất lên làm chủ
	d-Những người sống trong các hang động không ổn định ai tài giỏi thì làm chủ.
Câu 6:Vì sao trong ngôi mộ của người chết (người nguyên thuỷ) người ta tìm thấy 1 số công cụ lao động :
Do người ta bỏ quên.
Đó là đồ dùng của người chết khi còn sống.
Người ta tin rằng sang thế giới bên kia người chết củng phải lao động.
Công cụ đó tự nhiên mà có.
 B-TỰ LUẬN:(7 đ)
Câu 1:Xã hội cổ đại phương Đông có mấy tầng lớp ? Hãy nêu thân phận của mỗi tầng lớp ? (3 đ)
Câu 3 : Điền các cụm từ sau vào chổ trống cho hợp lí: Thị tộc Mẫu hệ, đồ gốm, chăn nuôi-trồng trọt, đồ trang sức, vẽ, lưỡi cuốc đá.
 .Đến thời Hoà Bình- Bắc Sơn, người ta biết làm ra công cụ như : Rìu,bôn, chày. Sau đó họ biết chế tạo ra -------(1)---------để đựng, để đun nấu. Ngoài săn bắt và hái luợm người ta còn biết--------(2)-------------------------.Những người cùng dòng máu sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ,đó là thời kì--------------(3)--------------------. Người nguyên thuỷ đã biết -----(4)---trên vách đá.Họ biết dùng -------------(5)--------------để làm đẹp cho mình.Họ chôn theo người chết ------------(6)------------------vì họ tin rằng khi sang thế giới bên kia người chết củng phải lao động. (3đ)
ĐÁP ÁN
 A-Trắc nghiệm:3đ.
 Câu 1:d (0,5đ)
 Câu 2:b (0,5đ)
 Câu 3:c (0.5đ)
 Câu 4:b (0,5đ)
 Câu 5:a (0.5đ)
 Câu 6:c (0,5đ)
 B-Tự luận:7đ.
Câu 1:Xã hội cổ đại phương Đông có 3 tầng lớp:
 Quí tộc:Có quyền thế,giàu có sống sung sướng. (1đ)
 Nông dân:Là lực lượng chính làm ra của cải,nghèo khổ . (1đ)
 Nô lệ:Thân phận thấp hèn, (1đ)
Câu 2:Thuật luyện kim và nghề nông trông lúa nước. (1đ)
Câu 3: 1(Đồ gốm),2 (Trồng trọt,chăn nuôi),3(Thị tộc Mẫu hệ),4 (vẽ),5 (Đồ trang sức),6 (lưỡi cuốc đá).
 (Mỗi ý đúng được 0,5đ).
4.4 Củng cố:
.GV nhận xét tiết kiểm tra.
. Xử lí những HS vi phạm.
4.5 –Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	-Về nhà xem lại nội dung kiểm tra
	-Chuẩn bị bài mới : Tiết 11 – Bài 10 : Những chuyển biến trong đời sống kinh tế, trả lời các câu hỏi màu xanh, câu hỏi cuối bài. Xem và tìm hiểu kỹ thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước.
V- RÚT KINH NGHIỆM:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chương II : THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG- ÂU LẠC
Mục tiêu chương :
-Hs hiểu được 
-Những chuyển biến về đời sống kinh tế, xã hội
-Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang-ÂU Lạc, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, ÂU lạc.
Bài 10 Tiết :11
Tuần dạy : 10
NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
	BÀI 10 :
1-MỤC TIÊU:
 	1.1-Kiến thức:Giúp HS hiểu được:
_Những chuyển biến lớn ,có ý nghĩa quan trọng của nền kinh tế nước ta.
_Công cụ cải tiến (kĩ thuật chế tác tinh xão hơn )
_Nghề luyện kim củng xuất hiện (công cụ đồng xuất hiện )năng suất lao động tăng lên.
_Nghề nông trồng lúa nước ra đời làm cho cuộc sống người việt cổ ổn định hơn.
 	1.2-Kĩ năng: Tiếp tục bồi dưỡng cho HS kĩ năng nhận xét _ so sánh và liên hệ thực tế.
 	1.3Thái độ:Giáo dục cho HS tinh thần sáng tạo trong lao động.
2. TRỌNG TÂM : Những chuyển biến lớn ,có ý nghĩa quan trọng của nền kinh tế nước ta.
3 -CHUẨN BỊ :
 3.1-GV:Bộ công cụ phục chế –tranh ảnh về các loại rìu đá ở Phùng Nguyên và đồ gốm Hoa Lộc.
 3.2-HS:Tập-SGK-VBTLS.
4-TIẾN TRÌNH:
 4.1-Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV điểm danh HS.
 4.2-Kiểm tra miệng:
 	 Người thời Hoà Bình –Bắc Sơn-Hạ Long biết chế tạo công cụ lao động từ đá bằng cách:
 	a-Mài .	b-Ghè đẽo.	c-Đi tìm trong tự nhiên.	d-Đúc.
 ? Trình bày những điểm mới trong đời sống vật chất-đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình- Bắc Sơn-Hạ Long ?
 HS:Đời sống vật chất:Công cụ sản xuất luôn được cải tiến và chế tạo ra nhiều loại hình công cụ như:Bằng đá –xương _sừng _cây_ tre_gỗ
.Biết trồng trọt _chăn nuôi.Cuộc sống ổn định hơn.
 Đời sống tinh thần :Họ có nhu cầu làm đẹp ,biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau,kể cả người chết.
 	.GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Sau đó Gv nhận xét và kết luận.
	4.3-Bài mới : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
NỘI DUNG GHI BÀI .
Hoạt động 1 : GTB : Trên bước đường phát triển sản xuất để nâng cao cuộc sống, con người đã biết sử dụng ưu thế của đất đai, tạo ra những phát minh lớn. Từ đó một cuộc sống mới bắt đầu, như vậy đời sống kinh tế của họ chuyển biến ra sao ? Chúng ta vào bài mới.
Thảo luận nhóm
 GV:Chia lớp thành 4 nhóm lớn ; thảo luận câu hỏi ?
 _Nhóm 1: Địa bàn cư trú của người việt cổ trước đây ở đâu ? Sau đó mở rộng địa bàn sinh sống ra sao ?
 _Nhóm 2 : Nhìn vào H28, H29, H30, em thấy công cụ sản xuất của người nguyên thuỷ có những công cụ gì ?
 _Nhóm 3 : Những công cụ bằng đá, xương, sừng, đã được các nhà khảo cổ học tìm thấy ở địa phương nào trên đất nước ta ? Thời gian xuất hiện ?
 _Nhóm 4 : Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ của người thời đó ?
 GV cho đại diện nhóm trình bày.
 .Các nhóm khác bổ sung.
 GV cho HS xem 1 số công cụ phục chế .
 GV sơ kết : Từ trình độ cao của kĩ thuật chế tác công cụ đá và làm đồ gốm, con người đã tiến thêm 1 bước đó là phát minh ra thuật luyện kim. Vậy thuật luyện kim được phát minh như thế nào ? Chúng ta sang phần 2
* Hoạt động 2 : Thuật luyện kim ra đời.
Gv gọi HS đọc mục 2/SGK
 Cuộc sống của người việt cổ ra sao ?
 HS:Cuộc sống của họ ngày càng ổn định, xuất hiện nhiều làng bản ở ven sông lớn như : sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Đồng Nai với nhiều thị tộc khác nhau.
 Để định cư lâu dài ,con người cần phải làm gì ?
 HS:Cần phải cải tiến công cụ lao động và đồ dùng hàng ngày.
 Công cụ được cải tiến sau đồ đá là đồ gì ?
 HS: Đồ đồng, đồ đồng xuất hiện sau đồ gốm. Chính sự phát triển của đồ gốm mà người Phùng Nguyên_Hoa Lộc phát minh ra thuật luyện kim.
 * Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào?
 HS tự trả lời.
GV chuyển sang phần 3.
* Hoạt động 3 : Nghề trồng lúa nước ra đời.
 Những dấu tích nào chứng tỏ người việt cổ đã phát minh ra nghề nông trồng lúa nước ?
 HS: Lưỡi cuốc đá, dấu vết gạo cháy, thóc lúa
 Những dấu tích này đã nói lên điều gì ?
 HS:Đã chứng minh nghề nông trồng lúa nước đã ra đời và trở thành cây lương thực chính của con người và Việt Nam là 1 trong những nơi trồng lúa sớm nhất.
 Theo em vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông lớn ?
 HS:Họ có nghề nông trồng lúa nước. Công cụ SX được cải tiến, của cải lương thực ngày càng nhiều, điều kiện sống tốt hơn. Từ đó họ có thể định cư lâu dài ở 1 nơi.
 GV sơ kết toàn bài : Trên bước đường sản xuất để nâng cao đời sống con người đã biết sử dụng ưu thế cuả đất đai.Người việt cổ đã tìm ra 2 phát minh lớn đó là : Thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Từ đó cuộc sống của con người ngày càng được ổn định hơn.
 .Như vậy : Chính sự chuyển biến về kinh tế là những điều kiện cơ bản để dẫn đến bước ngoặt lịch sử con người dần dần vượt ra khỏi xã hội nguyên thuỷ.
 1_Công cụ được sản xuất như thế nào ?
_Công cụ được mài toàn bộ.
_Hình dáng cân xứng, đẹp, đa dạng về kích thước.
_Đồ gốm có hoa văn.
2- Thuật luyện kim được phát minh như thế nào ?
_Nhờ sự phát triển của nghề gốm mà người Phùng Nguyên-Hoa Lộc phát minh ra thuật luyện kim.
 _Ý nghĩa: Tạo ra nhiều công cụ sắc bén hơn, bền hơn và cho năng xuất nhiều hơn.
 3_Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu ? và trong điều kiện nào ?
.Người thời Phùng Nguyên- Hoa Lộc đã chuyển xuống vùng đồng bằng ven sông để sinh sống và họ trồng được nhiều loại cây-củ .Đặc biệt là cây lúa .
 .Ý nghĩa : Con người có lương thực để ăn và dự trữ lâu dài, cuộc sống ổn định hơn. Họ định cư lâu dài.
	 4.4- Câu hỏi, bài tập củng cố:
	-Sự tiến bộ của cộng cụ sản xuất ở thời kì này so với thời kì trước ?
a. Mài đá rộng, dài hơn. 	b. Nhiều loại hình công cụ hơn.
c. Kĩ thuật làm đồ gốm được nâng cao.	d. Cả ba ý trên.
 	- Trong các di chỉ được tìm thấy ở Phùng Nguyên –Hoa Lộc,di chỉ nào quan trọng hơn :
 	a-Đồ trang sức, công cụ đá.	 	 b- Đồ gốm có hoa văn.
 	 c-Cục đồng, dây đồng.	 d-Công cụ bằng xương, bằng sừng.
 	-Những dấu tích nào cho thấy nghề nông trồng lúa nước ra đời ở nước ta ? (HS tự trả lời)
	-Theo em 2 phát minh lớn góp phần tạo nên bước chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế của con người ở thời kì này là gì ? (HS tự trả lời)
 	4.5-Hướng dẫn HS tự học:
 	 _Phần học bài :Các em về nhà học thuộc bài, chú ý phần 2 và phần 3. Làm hoàn chỉnhVBTLS.
 	 _Phần bài mới: Về nhà đọc SGK và chuẩn bị bài11 :” Những chuyển biến về xã hội, theo những câu sau”
Sự phân công lao động được hình thành như thế nào? Tại sao nghề luyện kim phát triển lại đòi hỏi chuyên môn hoá trong sản xuất ? Ý nhgiã của việc phân công lao động ? Xã hội có gì mới ? Tại sao chế độ phụ hệ chiếm ưu thế ? Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào ?
 5-RÚT KINH NGHIỆM : 
Ngày dạy : 
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI.
Tiết PPCT :12
	Bài 11:
I-MỤC TIÊU:
 a-Kiến thức:Những chuyển biến về kinh tế ở thời kì này đã dẫn đến những thay đổi về mặt xã hội.
 _Sự phân công lao động được ra đời.
 _Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ .
 _Sự hình thành những nền văn hoá trên đất nước ta.Điển hình là nền văn hoá Đông Sơn.
 b-Kĩ năng:
 _Rèn kĩ năng quan sát ,phân tích ,so sánh 
 c-Thái độ :Bồi dưỡng 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sơ lược về môn Lịch sử (10).doc