Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 1 đến bài 13

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 1/ Về Kiến Thức

 - Học sinh cần hiểu rõ học lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực, có căn cứ khoa học.

 - Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

 - Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, học sinh cần có phương pháp học tập khoa học thích hợp.

 2/ Tư tưởng

 - Trên cơ sở những kiến thức khoa học, bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn lịch sử và phương pháp học tập, khắc phục quan niệm sai lầm, lệch lạc trước đây là: Học lịch sử chỉ cần học thuộc lòng.

 - Bằng nội dung cụ thể, gây hứng thú cho các em trong học tập, để học sinh yêu thích môn lịch sử.

 3/ Kĩ Năng

 - Giúp học sinh có khả năng trình bày và lý giải các sự kiện lịch sử khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt, có thể trả lời được những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài.

 

doc 57 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 1 đến bài 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tiếng được người đời sau vô cùng thán phục.
 + Đền Páctênông ( Aten)
 + Đấu trường Côlidê ( Rôma)
 + Tượng lực sĩ ném đĩa
 + Tượng thần vệ nữ ( Milô) .
3/SƠ KẾT BÀI:
Loài người cư dân phương Đông ,phương Tây cổ đại đã tạo ra hàng lọat thành tụ ­ văn hóa phong phú ,vĩ đại.Qua đó muốn nói lên năng lực vĩ đại của trí tụê loài người ,vua72 đặt cơ sở cho văn minh nhân lọai .
4/ ĐÁNH GIÁ : 4 Phút
 - Nêu những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông ?
 - Nêu những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Tây ?
 - Kể tên 3 kì quan thế giới của văn hóa cổ đại ?
5 / DẶN DÒ: 1 Phút
 - Học sinh học theo những câu hỏi cuối bài ?
 - Sưu tầm tranh ảnh về các kì quan văn hóa thế giới thời kì cổ đại ?
- Xem bài 7 ở nhà trước.
Ngày dạy : Tiết 7 
Ngày sọan: Tuần: 7
BÀI 7 ÔN TẬP
I/ MỤCTIÊU BÀI HỌC :
 1/ Kiến thức
- Những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cổ đại.
- Sự xuất hiện của loài ngưới trên trái Đất.
- Các giai đoạn phát triển của con người nguyên thủy thông qua lao động sản xuất.
- Các quốc gia cổ đại.
- Những thành tựu văn hoá lớn của thời kì cổ đại.
 2/ Tư tưởng
- Học sinh thấy rõ được vai trò của lao động trong lịch sử phát triển của con người.
- Các em trân trọng những thành tựu văn hóa rực rỡ của thời kì cổ đại.
- Giúp các em có những kiến thức cơ bản nhất của lịch sử thế giới cổ đại làm cơ sở để học tập phần lịch sử dân tộc.
 3/ Kĩ năng
- Bồi dưỡng kĩ năng khái quát và so sánh cho HS.
 B/ THIẾT BỊ DẠY HỌC 
- Lược đồ Lịch sử thế giới cổ đại.
- Tranh ảnh về các công trình nghệ thuật.
C/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1/ Kiểm tra bài cũ : ( TG) 
 2/ Bài mới
 GV: Cần khái quát những kiến thức của lịch sử phát triển xã hội loài người.
 * Đó các vấn đề
 + Con người xuất hiện trên Trái Đất.
 + Sự phát triển của con người và loài người.
 + Sự xuất hiện các quốc gia cổ đại và sự phát triển của nó.
 + Những thành tựu văn hoá lớn của lịch sử thế giới cổ đại.
 - Sau đó GV dùng bản đồ Lịch sử thế giới cổ đại để đưa HS vào những vấn đề chính của bài.
TG
Hoạt Động GV-HSø
NỘI DUNG
2
10
3
5
 4
9
 2
HS trả lời: Đông Phi, Nam Âu, Châu Á 
( Bắc Kinh, Giava).
 GV: Hướng học HS xem lại hình 5 SGK xem tượng đầu người tối cổ (Nêanđéctan) và tượng đầu người tinh khôn 
( Hômôsapiên) để HS so sánh.
 GV: Cho HS xem lại những công cụ bằng đá, đồng, để HS so sánh các công cụ thời kì đồ đá cũ, đồ đá gữa, đồ kim khí ( đồng).
- Sau đó HS rút ra nhận xét
GV: Cho HS xem lại những bức tranh về người nguyên thủy và sau đó đặt câu hỏi để HS rút ra nhận xét.
 GV: Thị tộc là một nhóm người (vài chục gia đình) có quan hệ huyết thống.
 GV: Hướng dẫn HS xem lại lược đồ các quốc gia cổ đại hình 10 SGK, sau đó hướng dẫn HS trả lời.
 GV: Các tầng lớp xã hội chính ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
 GV: Các quốc gia cổ đại phương Tây có những tầng lớp xã hội nào?
 HS trả lời
GV: Nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước gì?
 HS trả lời
 GV: Nhà nước cổ đại phương Tây là nhà nước gì?
HS trả lời
GV: Giải thích “ Hội đồng 500) là gì?
Riêng Rôma, quyền lãnh đạo đất nước đổi dần từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ V theo thể chế quân chủ, đứng đầu là vua.
GV: Những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì?
HS trả lời
GV: Có mấy cách tính lịch?
HS trả lời: Có 2 cách tính lịch
 + Âm lịch ( qui luật của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất).
 + Dương lịch ( qui luật của Trái Đất quay quanh Măt Trời).
GV: Thành tựu văn hóa thứ 2 của các quốc gia này là gì?
HS trả lời
 GV: Thành tựu văn hoá thứ 3 của các quốc gia này là gì?
HS: Trả lời
HS trả lời tiếp: Chữ số lúc đầu là những chữ cái vạch, sau đó những số 10, 100, 1000 có những kí hiệu riêng.
 GV: Thành tựu về kiến trúc của các quốc gia này là gì?
 GV: Các quốc gia cổ đại phương Đông đạt được những thành tựu rực rỡ về văn hoá, còn các quốc gia cổ đại phương Tây thì sao?
 HS trả lời: Thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Tây cũng rất rực rỡ.
- ( 1 năm có 365 ngày + 6 giờ) chia thành 12 tháng, mỗi tháng có 30 hoặc 31 ngày, tháng 2 có 28 ngày, năm nhuận tháng 2 có 29 ngày).
GV: Thành tựu thứ 2 của văn hoá cổ đại phương Tây là gì?
 HS trả lời
-( Lúc đầu có 20 chữ cái, sau đó bổ sung thêm 6 chữ cái nữa, hiện nay bảng chữ cái chúng ta dùng có 26 chữ cái).
GV: Về khoa học, các quốc gia cổ đại phương Tây đã đạt được thành tựu gì?
HS trả lời: Thành tựu khoa học rất rực rỡ.
GV: Yêu cầu các em nêu lại tên các nhà bác học nổi tiếng lúc đó trên các lĩnh vực khoa học. Tiếp đó đặt câu hỏi.
 + Những thành tựu về kiến trúc?
 HS trả lời
 GV: Gọi 1 HS khái quát
- Chúng ta rất trân trọng, giữ gìn, bảo tồn và phát triển những thành tựu đó.
1/ Những dấu vết của người tối cổ ( người vượn) được phát hiện ở đâu?
2/ Điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ.
 a/ Về con người
* Người tối cổ ( xuất hiện cách đây 4 triệu 7 triệu năm).
 + Dáng đứng thẳng
 + Hai tay được giải phóng
 + Trán thấp, vát ra đằng sau
 + U lông mày cao
 + Xương hàm bạnh, nhô ra đằng trước
 + Hộp sọ và não nhỏ
 + Có một lớp lông mỏng trên cơ thể
* Người tinh khôn
 + Dáng đứng thẳng
 + Xương cốt nhỏ hơn
 + Đôi tay khéo léo hơn
 + Trán cao, mặt phẳng
 + Hộp sọ và thể tích não lớn hơn
 + Cơ thể gọn, linh hoạt hơn
 + Không còn lớp lông mỏng trên cơ thể.
 b/ Về công cụ lao động
* Người tối cổ
 - Công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ hoặc được mài một mặt: mảnh tước đá, rìu tay ghè đẽo thô sơ hoặc mài một mặt, cuốc, thuổng
* Người tinh khôn
 - Công cụ đá mài tinh xảo hơn: cuốc, rìu, mai, thuổng
 - Công cụ đồng: cuốc, liềm, mai, thuổng
 - Đồ trang sức bằng đá, đồng: vòng đeo cổ, đeo tay
 c/ Về tổ chức xã hội
- Người tối cổ: sống thành từng bầy.
- Người tinh khôn: sống thành các thị tộc.
 3/ Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào?
- Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm có: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm có Hy Lạp, và Rôma.
 4/ Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại?
* Phương Đông gồm có
 - Quí tộc ( vua, quan).
 - Nông dân công xã ( lực lượng sản xuất chính nuôi sống xã hội).
 - Nô lệ ( chủ yếu phục vụ vua, quan, quí tộc).
 * Phương Tây gồm có
 - Chủ nô.
 - Nô lệ ( lực lượng sản xuất đông đảo nuôi sống xã hội.
 5/ Các loại nhà nước thời cổ đại
- Nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước chuyên chế ( vua quyết định mọi việc).
- Nhà nước cổ đại phương Tây là nhà nước dân chủ chủ nô Aten - “ Hội đồng 500”.
6/ Những thành tựu văn hóa của thời cổ đại
* Phương Đông.
 - Tìm ra lịch và thiên văn
 * Chữ viết
 - Chữ tượng hình ( Ai Cập và Trung Quốc).
 * Toán học
 - Họ rất giỏi về hình học, số học, tìm ra chữ số.
 - Người Ân Độ tìn ra số 0, tìm ra số pi = 3,14.
* Kiến trúc
 - Kim tự tháp ở Ai Cập.
 - Thành Babilon ở Lưỡng Hà
- Phương Tây sáng tạo ra Dương lịch.
 - Họ sáng tạo ra bảng chữ cái: a, b, c.
* Về khoa học
 - Toán học, Vật lý, Triết học, Sử học, Địa lý, Văn Học.
* Về kiến trúc
 - Đền Pactênông ( Aten).
 - Đấu trường Côlidê ( Rôma).
 - Tượng thần vệ nữ ( Milô).
 7/ Đánh giá các thành tựu văn hoá lớn của thời cổ đại.
 - Thời cổ đại, loài người đã đạt được những thành tựu văn hoá phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực.
3/ SƠ KẾT BÀI:
4 / ĐÁNH GIÁ : ( TG) 4 Phút
 - Sự xuất hiện loài người trên Trái Đất?
 - So sánh người tối cổ và người tinh khôn?
 - Kể tên các quốc gia cổ đại?
 - Những thành tựu văn hoá lớn thời cổ đại?
 - Các tầng lớp xã hội cổ đại?
5 / DẶN DÒ HỌC SINH : ( TG) 1 Phút
 - HS học theo nội dung những câu hỏi trong SGK, coi bài 8 ở nhà trước.
Ngày soạn : 	Tuần: 9
Ngày dạy : 	 	 Tiết: 9 
Phần hai
LỊCH SỬ VIỆT NAM
Chương I
BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
Bài 8 THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I/ MỤC TỊÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức
- Qua bài giảng HS hiểu rằng: Nước ta có quá trình lịch sử lâu đời, là một trong những quê hương của loài người.
- Trải qua hàng chục vạn năm là quá trình người tối cổ đã chuyển thành người tinh ngôn trên đất nước ta, sự phát triển này phù hợp với qui luật phát triển chung của lịch sử thế giới
 2/ Tư tưởng
- Bồi dưỡng cho HS có ý thức tự hào dân tộc: Nước ta có quá trình phát triển lịch sử lâu đời.
- HS biết trân trọng quá trình lao động của cha ông để cải tạo con người, cải tạo thiên nhiên, phát triển sản xuất, xây dựng cuộc sống ngày càng phong phú và tốt đẹp hơn.
 3/ Kĩ năng
Rèn luyện cho HS biết quan sát tranh ảnh lịch sử, rút ra nhận xét và so sánh.
B/ THIẾT BỊ DẠY HỌC :
 -Bản đồ địa chính việt nam 
C / HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1/ Kiểm tra bài cũ: ( TG) 4 Phút
 - Hãy nêu các dân tộc phương đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hóa gì ?
 - Hãy nêu người Hy Lạp và Rôma đã có những đóng góp gì về văn hóa ?
 2/ Bài mới
* Cũng như một số nước trên thế giới, nước ta cũng có một lịch sử lâu đời, cũng trải qua các thời kì của xã hội nguyên thủy và xã hội cổ đại.
TG
Hoạt Động GV-HS ø
NỘI DUNG 
15
 7
13
GV: Gọi HS đọc mục 1 trang 22 + 23 SGK, sau đó đặt câu hỏi.
 + Nước ta xưa kia là một vùng đất như thế nào?
HS trả lời
- Nước ta xưa kia là một vùng núi rừng rậm rạp, nhiều hang động, sông suối, vùng ven biển dài, khí hậu hai mùa nóng lạnh rõ rệt, thuận lợi cho con người và sinh vật sinh sống.
- Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều di tích của người tối cổ ở Việt Nam.
 GV: Gọi 1 HS trả lời câu hỏi:
 + Người tối cổ là người thế nào?
 HS trả lời
- Cách đây khoảng 4 triệu đến 5 triệu năm, 1 loài vượn cổ đã từ trên cây chuyển xuống đất kiếm ăn, biết dùng nững hòn đá ghè vào nhau thành những mảnh tước đá để đào bới thức ăn, đó là mốc đánh dấu Người tối cổ ra đời.
- Họ sống thành từng bầy, trong các hang động, sống bằng hái lượm và săn bắt.
- Cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên.
 GV: Gọi HS đọc 1 đoạn trang 23 SGK và hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
 + Di tích Người tối cổ được tìm thấy ở đâu trên đất nước Việt Nam?
 HS trả lời
 GV giải thích thêm
- Răng này vừa có đặc điểm của răng vượn vừa có đặc điểm răng người, vì họ còn “ Ăn sống, nuốt tươi”.
 GV tiếp tục đặt câu hỏi
- Ngoài các di tích ở Lạng Sơn, người tối cổ còn cư trú ở địa phương nào trên đất nước ta?
 HS trả lời
 GV kết luận
GV: Hướng dẫn HS xem lược đồ trang 26 và hỏi.
 + Các em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của Người tối cổ trên đất nước ta.
 HS trả lời
- Người tối cổ sinh sống trên mọi miền đất nước ta, tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
 GV: Gọi HS đọc mục 2 trang 235 SGK.
 GV: đặt câu hỏi và hướng dẫn HS trả lời
 + Người tối cổ trở thành Người tinh khôn từ bao giờ trên đất nước Việt Nam?
 HS trả lời
 GV: Đặt câu hỏi tiếp
 - Người tinh khôn sống như thế nào?
 HS trả lời
- Tiếp đó GV hướng dẫn HS xem hình 19, 20 SGK và đưa ra một số công cụ bằng đá đã được phục chế, hướng dẫn HS so sánh và rút ra nhật xét.
 + Công cụ bằng đá ngày càng được chế tác tinh xảo, gọn, rõ hình thù, sắc bén hơn.
 + Nguồn thức ăn nhiều hơn, cuộc sống ổ định hơn.
GV: Gọi 1 HS đọc trang 23 + 24 SGK và đặt câu hỏi.
 + Những dấu tích của Người tinh khôn được tìm thấy ở những địa phương nào trên đất nước ta?
 HS trả lời
 GV Giải thích thêm: Bằng phương pháp hiện đại – phóng xạ cacbon, người ta đã xác định : Người tinh khôn nguyên thủy sống cách đây từ 10.000 đến 4000 năm.
 GV Hướng dẫn HS xem hình 21, 22, 23 SGK 
( hoặc cho các em xem những cụ này đã được phục chế) và hỏi: Em có nhận xét gì về những công cụ này?
 HS trả lời
- Các công cụ đá phong phú, đa dạng hơn.
- Hình thù gọn hơn, họ đã biết mài ở lưỡi cho sắc bén hơn.
- Tay cầm của rìu ngày càng được cải tiến cho dễ cầm hơn, năng xuất lao động cao hơn, cuộc sống ổn định và cải thiện hơn.
 GV sơ kết
 GV Giải thích câu nói của Bác Hồ đóng khung ở cuối bài.
 “ Dân ta phải biết sử ta
 Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
 - Người Việt Nam phải biết lịch sử Việt nam biết rõ quá trình phát triển qua các giai đoạn “ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, để hiểu và rút kinh nghiệm của quá khứ, sống trong hiện tại tốt đẹp và hướng tới tương lai rực rỡ hơn.
1/ Những dấu tích của Người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
- Việt Nam là nơi đã có dấu tích của Người tối cổ sinh sống.
- Ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên ( Bình Gia, Lạng Sơn) người ta đã tìm thấy những chiếc răng của người tối cổ.
 - Ở núi Đọ ( Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai) người ta phát hiện nhiều công cụ đá, được ghè đẽo thô sơ.
- Như vậy, chúng ta có thể khẳng định: Việt Nam là một trong những quê hương của loài người.
2/ Ở giai đoạn đầu Người tinh khôn sống như thế nào?
- Cách đây khoảng 3 vạn đến 2 vạn năm, Người tối cổ trở thành Người tinh khôn.
- Di tích tìm thấy ở mái đá Ngườm ( Võ Nhai, Thái Nguyên), Sơn Vi ( Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An.
- Họ cải tiến việc chế tác công cụ đá. Từ ghè đẽo thô sơ đến những chiếc rìu đá có mài nhẵn, sắc , phần lưỡi để đào bới thức ăn dễ hơn.
- Nguồn thức ăn nhiều hơn.
3/ Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới?
- Họ sống ở Hòa Bình, Bắc Sơn ( Lạng Sơn) Quỳnh Văn ( Nghệ An), Hạ Long ( Quảng Ninh), Bàu Tró ( Quảng Bình).
- Thời nguyên thủy trên đất nước ta chia làm 2 giai đoạn.
+ Người tối cổ ( sống cách đây hàng triệu năm).
+ Người tinh khôn ( sống cách đây hàng vạn năm).
 - Phù hợp với sự phát triển của lịch sử thế giới.
3 / SƠ KẾT BÀI: 
- Con người xuất hiệ trên đất nước ta từ rất sớm từ người vượn cổ ,người tinh khơn .Những dấu tích tìm lại thơng qua các cơng cụ bằng đá , sừng tê  ở nhiều nơi trên đất nước ta ,người nguyên thủy ra đời đánh dấu bước mở đầu lịch sử việt nam 
 4/ ĐÁNH GIÁ :( TG) 4 Phút
 - Em hãy lập bảng hệ thống các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy ở nước ta theo mẫu: thời gian, địa điểm chính, công cụ
 - Giải thích sự tiến bộ của rìu mài lưỡi so với rìu ghè đẽo.
5 / DẶN DÒ HỌC SINH: ( TG) 1 Phút
 - HS học theo câu hỏi cuối bài và giải thích câu nói của Bác Hồ ở cuối bài.
 - Xem bài 9 ở nhà trước.
Ngày soạn: 	Tuần: 10
Ngày dạy: 	Tiết: 10 
BÀI 9 
ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
A / Mục tiêu cần đạt:
 1/ Kiến thức
 - Qua bài giảng HS cần hiểu được ý nghĩa quan trọng của những đổi mới trong đời sống vật chất của người Việt cổ thời kì văn hóa Hòa Bình – Bắc Sơn.
- Học sinh hiểu tổ chức xã hội đầu tiên của người nguyên thủy và ý thức nâng cao đời sống tinh thần của họ.
2/ Tư tưởng
 - Bồi dưỡng cho HS ý thức về lao động và tinh thần cộng đồng.
3/ Kĩ năng
 - Bồi dưỡng kĩ năng quan sát tranh ảnh, hiện vật, rút ra những nhận xét so sánh.
 B/ THIẾT BỊ DẠY HỌC :
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
 1 / Kiểm tra bài cũ: ( TG) 4 Phút
- Hãy trình bày những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu ?
- Hãy trình bày ở giai đoạn đầu, người tinh khôn sống như thế nào ?
 2 / Bài mới
 * Ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu về sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của người nguyên thủy trên đất nước ta, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy
TG
Hoạt Động GV-HSø
NỘI DUNG
15
8
12
GV: Gọi HS đọc mục 1 trang 27 SGK và hướng dẫn các em xem hình 25 SGK (nếu có những công cụ bằng đá đã phục chế cho HS xem thì càng tốt).
- Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Trong quá trình sinh sống người nguyên thủy Việt Nam làm gì để nâng cao năng suất lao động?
 HS trả lời: Cải tiến công cụ lao động.
GV: Công cụ chủ yếu làm bằng gì?
HS: Công cụ bằng đá.
GV: Công cụ ban đầu của người Sơn Vi (đồ đá cũ) được chế tác như thế nào?
HS trả lời: Họ chỉ biết ghè đẽo các hòn cuội ven suối để làm rìu.
GV: Đến thời văn hoá Hoà Bình – Bắc Sơn (đồ đá giữa và đồ đá mới), người nguyên thủy Việt Nam chế tác công cụ thế nào?
HS trả lời:
 + Họ đã biết mài đá, chế tác nhiều loại công cụ khác nhau: rìu mài vát một bên, có chuôi tra cán, chày.
 + Họ còn biết dùng tre, gỗ, sừng, xương làm công cụ và những đồ dùng cần thiết.
 + Biết làm đồ gốm.
 GV sơ kết
 GV: Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ đá?
 HS: Việc làm đồ gốm chứng tỏ rằng công cụ sản xuất được cải tiến, đời sống người nguyên thủy được nâng cao hơn.
 GV:Những điểm mới về công cụ và sản xuất của thời Hoà Bình – Bắc Sơn là gì?
 HS trả lời
 + Công cụ đồ đá tinh xảo hơn.
 + Họ biết trồng trọt và chăn nuôi.
 + Nguồn thức ăn ngày càng tăng (ngoài cây, củ kiếm được, họ còn trồng thêm rau, đậu, luau; biết chăn nuôi: trâu, bò, chó, lợn ..).
 GV: Em cho biết ý nghĩa của việc trồng trọt và chăn nuôi?
 HS trả lời
 + Chứng tỏ thức ăn của con người ngày càng nhiều.
 + Cuộc sống ổn định hơn, ít phụ thuộc vào thiên nhiên hơn, đỡ đói rét hơn (lúc đầu kinh tế nguyên thủy là hái lượm, và săn bắt). Nhưng lúc này họ đã biết trồng trọt và chăn nuôi, thức ăn có tích trữ.
 GV sơ kết
 GV Gọi HS đọc mục 2 trang 28 SGK, sau đó hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
 * Người ngyên thủy Hòa Bình – Bắc Sơn sống như thế nào?
 HS trả lời:
 _ Họ sống thành từng nhóm ở những vùng thuận tiện.
 _ Họ định cư lâu dài ở một số nơi (những lớp vỏ sò dày 3 – 4 mét, chứa nhiều công cụ, xương thú).
 GV: Quan hệ xã hội của người Hòa Bình – Bắc Sơn thế nào?
 HS trả lời
 * Quan hệ xã hội được hình thành đó là quan hệ huyết thống ( cùng chung một dòng máu, có họ hàng với nhau).
 * Họ sống cùng nhau
 + Tôn người mẹ lớn tuổi nhất làm chủ.
 GV giải thích thêm: Chế độ thị tộc mẫu hệ là tổ chức xã hội đầu tiên của loài người, lúc đó vị trí của người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội (thị tộc) rất quan trọng (kinh tế hái lượm và săn bắt, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào lao động của người phụ nữ). Trong thị tộc cần có người đứng đầu để lo việc làm ăn, đó là người mẹ lớn tuổi nhất. Cho nên lịch sử gọi đó là thời kì thị tộc mẫu hệ.
 GV sơ kết
 GV : Gọi HS đọc mục 3 trang 28, 29 SGK và hưỡng dẫn các em xem hình 26, 27, đồng thời cho các em xem những đồ trang sức của người nguyên thủy đã được phục chế.
 GV: Ngoài lao động sản xuất, người Hoà Bình – Bắc Sơn còn biết làm gì?
 HS trả lời
 + Những võ ốc được xuyên lỗ
 + Vòng đeo tay bằng đá
 + Chuỗi hạt bằng đất nung
 GV: Theo em, sự xuất hiện những đồ trang sức của người nguyên thủy có ý nghĩa gì?
 HS trả lời:
 + Cuộc sống vật chất của con người ngày càng ổn định ( không đói, rét), cuộc sống tinh thần phong phú hơn.
 + Họ có nhu cầu làm đẹp.
 + Quan hệ thị tộc ( mẹ con, anh em ngày càng gắn bó hơn), quan hệ cũng được người xưa ghi lại ở hình 27 SGK.
 GV: Theo em việc chôn công cụ lao động theo người chết nói lên điều gì?
 HS trả lời: Điều đó chứng tỏ cuộc sống tinh thần của người nguyên thủy Hòa Bình – Bắc Sơn phong phú hơn, họ quan niệm người chết sang thế giới bên kia cũng lao động và họ đã có sự phân biệt giàu nghèo.
 GV sơ kết
 1/ Đời sống vật chất
- Từ thời Sơn Vi đến Hòa Bình – Bắc Sơn, người nguyên thủy luôn cải tiến công cụ để nâng cao năng xuất lao động.
- Lúc đầu công cụ chỉ là những hòn cuội, ghè đẽo thô sơ ( Sơn Vi) sau đó đuợc mài vát một bên làm rìu tay, tiến tới rìu tra cán ( Hòa Bình – Bắc Sơn).
- Họ biết làm gốm ( dấu hiệu của thời kì đồ đá mới )
* Như vậy điểm mới về công cụ và sản xuất của văn hoá Hoà Bình – Bắc Sơn là:
 - Người nguyên thủy luôn cải tiến công cụ lao động ( chế tác đá tinh xảo hơn).
 - Năng suất lao động tăng lên.
 - Nghề nông nguyên thuỷ gồm 2 ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi
 - Cuộc sống ổn định hơn.
 - Họ s

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sơ lược về môn Lịch sử (18).doc