Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 1. Sơ lược về môn Lịch sử

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Giúp HS hiểu Lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, học Lịch sử là cần thiết.

2. Kĩ năng: Bước đầu giúp HS có kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát.

3. Tư tưởng, tình cảm:

Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác, sự ham thích trong học tập bộ môn.

II. Chun bÞ:

- Sách giáo khoa, tranh ảnh và bản đồ treo tường.

- Sách báo có liên quan đến nội dung bài học.

III. Tiến trình thực hiện bài học:

1. Ổn định tổ chức :

Giới thiệu: GV nói qua về chương trình Lịch sử năm học mới và các năm tiếp theo. GV khẳng định: Để học tốt và chủ động trong các bài học Lịch sử cụ thể, các em phải

doc 90 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1639Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 1. Sơ lược về môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêng và đân tộc Việt Nam nói chung.
GV liên hệ giáo dục HS phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau.
GV tổng kết: Nhấn mạnh sự tồn tại của quốc gia đầu tiên này trong lịch sử dân tộc và bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc, ý thức cội nguồn.
GV nhắc về trống đồng – vật tiêu biểu của nền văn minh xưa và tổng kết bài học.
b. Nghề thủ công.
- Nghề luyện kim được chuyên môn hoá và có trình độ kĩ thuật cao.
- Họ biết rèn sắt, lưỡi cuốc, lưỡi giáo lưỡi cày và đúc được trống đồng.
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao ?
Ở, đi lại.
- Ở nhà sàn, mái cong, tròn, có cầu thang.
- Biết làm hàng rào quanh làng để ngăn thú dữ.
- Đi lại chủ yếu bằng thuyền.
Ăn uống.
- Ăn cơm nếp, cơm tẻ, rau, cá thịt.
- Biết dùng mâm, bát, muôi. Biết làm gia vị.
Mặc.
- Nam đóng khố mình trần, đi chân đất.
- Nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
- Tóc có nhiều kiểu.
- Thích đeo đồ trang sức
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới ?
-Tổ chức lễ hội, vui chơi, nhảy múa, ca hát, tổ chức đua thuyền, giã gạo.
- Ngày lễ hội thường có trầu cau, bánh chưng bánh, giầy.
- Về tín ngưỡng, người Văn Lang thờ cúng lực lượng tự nhiên: Núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.
- Chôn người chết trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ, đồ trang sức.
- Khiếu thẩm mĩ cao.
Þ Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện lại trong người Lạc Việt tạo nên tình cảm cộng đồng.
	4. Củng cố:(4/)	GV cho HS nhắc lại nội dung bài học theo từng đề mục.
5. Dặn dò:(1/)	Học bài, trả lời các câu hỏi, bài tập. Chuẩn bị trước bài 14: Nước Âu Lạc.
Tiết 16 Ngày soạn: 07/12/2009 
Bài 14:	NƯỚC ÂU LẠC
Mục tiêu:
Kiến thức: HS nắm, hiểu được:
 - Tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.
 - Bước tiến mới trong xây dựng đất nước thời An Dương Vương.
Kĩ năng:
 Bồi dường kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.
Tư tưởng, tình cảm:
 Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù.
Thiết bị dạy học:
 Bản đồ nước Văn Lang và Âu Lạc, lược đồ các cuộc kháng chiến .
 Tranh ảnh, sơ đồ thành Cổ Loa.
 Một số câu chuyện cổ tích: Nỏ thần, Mị Châu – Trọng Thuỷ
Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
Các câu chuyện trầu cau, bánh chưng bánh giầy cho ta biết người thời Văn Lang đã có những tục gì ?
Giới thiệu:(1/)	GV : Nhắc qua về cuộc sống bình yên của cư dân Văn Lang ở các thế kỉ IV – III trước công nguyên. Giới thiệu tình hình Trung Quốc: là thời kì chiến quốc. Nhà Tần thành lập (221 TCN) và bành trướng thế lực xuống phía Nam. Trong hoàn cảnh đó nước Âu Lạc ra đời.
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:15/
H: Qua ti vi, chuyện kể , em biết gì về nhà Tần ?
HS trả lời. GV giảng theo SGK về cuộc tiến quân xâm lược phương Nam của nhà Tần từ 218 – 214 TCN.
GV sử dụng bản đồ miêu tả cuộc tiến quân của nhà Tần.
H: Cho biết tình hình nước Văn Lang trong lúc này ?
HS trả lời, nhận xét. GV bổ xung và chuẩn xác.
H: Dựa vào SGK em hãy cho biết những ai trực tiếp đương đầu với quân xâm lược ?
HS trả lời. GV giải thích thêm về bộ tộc Tây Âu 
và mối quan hệ với bộ tộc Lạc Việt và nước Văn
Lang.
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào ?
- Năm 218 TCN quân Tần kéo xuống phương Nam.
- Năm 214 TCN quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang.
- Trong khi đó nhà nước Văn Lang không còn bình yên như trước. Vua chỉ lo ăn chơi, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
H: Họ đã đánh giặc như thế nào ? Tại sao họ không đầu hàng?
HS trả lời,gv nhận xét, bổ sung
H: Thế của giặc trước, sau như thế nào ?
HS trả lời,gv nhận xét.bổ sung
H: Tại sao giặc lại thua ?
HS trả lời gv nhận xét bổ sung : Tinh thần đấu tranh, đoàn kết, dũng cảm của nhân dân ta.
GV liên hệ sự thắng lợi của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp, Mĩ.
H: Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu – Lạc Việt ?
HS trả lời. GV khắc sâu tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường của nhân dân ta.
Hoạt động 2:10/
H: Trong cuộc kháng chiến chống Tần, ai là người có công nhất ? Giữa lúc đó thì vua Hùng thứ 18 như thế nào ?
HS trả lời- GV: Khẳng định sự tất yếu của việc vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán.
H: Em nghĩ gì về việc An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê ?
HS trả lời,gv nhận xét, bổ sung. GV giới thiệu qua về Phong Khê.
H: Tại sao An Dương Vương đặt tên nước là Âu Lạc ?
HS trả lời. gvkl: Là sự hợp nhất giữa người Tây Âu và Lạc Việt.
H: Bộ máy tổ chức nhà nước Âu Lạc như thế nào?
HS trả lời, gvnhận xét.
Hoạt động 3:10/
Cho HS đọc mục 3 trong SGK.
H: Từ khi nước Văn Lang thành lập đến khi nước Âu Lạc ra đời đã trải qua bao nhiêu thế kỉ ?
HS nhắc lại thời gian hình thành nước Văn Lang.
Cho HS quan sát hình 39. 40, yêu cầu HS so sánh hình 39, 40 với các hình 31, 33.
H: Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi ?
HS trả lời,gv nhận xét.
H: Theo em tại sao lại có sự tiến bộ này ?
HS trả lời, nhận xét. GV hướng dẫn và lưu ý: Tinh thần vươn lên và tác động của cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.
GV sơ kết bài học.
 Người Tây Âu – Lạc Việt chiến đấu quyết liệt chống lại quân Tần, dưới sự lãnh đạo của Thục Phán.
- Năm 208 TCN quân Tần bại chiến phải rút về nước.
- Đất nước ta sạch bóng quân thù.
2. Nước Âu Lạc ra đời.
- Năm 207 TCN, Hùng Vương phải nhường ngôi cho Thục Phán; Nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở 2 vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt.
- Thục Phán xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
- Tổ chức bộ máy nhà nước như thời Hùng Vương.
- Quyền hành của nhà nước cao hơn, chặt chẽ hơn, vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
3. Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi ?
- Nhà nước phát triển cao hơn trước.
- Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển.
- Thủ công đều có tiến bộ. Công cụ bằng đồng xuất hiện ngày càng nhiều.
	4. Củng cố:(4/)	GV cho HS nhắc lại nội dung bài học.
	5. Dăn dò:(1/)	Học bài, làm các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị trước bài 15.
Tuần 17/ Tiết 17 Ngày soạn:13/12/2008 
 Ngày dạy:15-19/12/08
Bài 15:	NƯỚC ÂU LẠC (Tiếp theo).
Mục tiêu:	(Xem tiết trước)
Thiết bị dạy học:	(Xem tiết trước)
Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức và KTBC:(4/)
Giới thiệu:(1/)	GV sử dụng kiến thức tiết trước để vào bài.
Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1:18/
Cho HS đọc mục 4 SGK.
GV giảng theo SGK và nêu lên quyết tâm mới của An Dương Vương. Giải thích qua về tên gọi Cổ Loa. 
Cho HS quan sát sơ đồ thành Cổ Loa và mô tả.
GV kết hợp SGK với sơ đồ khu thành.
H: Nêu nơi ở, chỗ đóng quân, cách bảo vệ cơ quan đầu não của nhà nước, đường vào ra như thế nào ?
HS trả lời, nhận xét. GV chuẩn xác kiến thức.
H: Qua sơ đồ em thấy sự thiết kế của người xưa như thế nào ?
HS trả lời. GV nhấn mạnh đến sự tài giỏi của người thời đó.
GV giảng về ý nghĩa “quân thành” của Cổ Loa.
4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng.
- Thành được xây dựng ở Phong Khê, người ta gọi đó là Loa thành hay Cổ Loa . Thành có 3 vòng khép kín, tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m, chiều cao 5 – 10 m, mặt thành rộng 10 m, chân rộng 10 – 20 m. Thành lưu thông với bên ngoài qua hệ thống sông hào. Trong thành có nhiều khu nhà ở và làm việc.
- Thành Cổ Loa có một lực lượng quân đội rất lớn được trang bị vũ khí bằng đồng.
- Thành Cổ Loa hiện còn dấu tích.
- Thể hiện trình độ phát triển của nước Âu Lạc, là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.
GV cho HS trả lời câu hỏi cuối mục.
GV hướng dẫn để HS trả lời đúng hướng.
Hoạt động 2:17/
GV giảng về sự thành lập nhà Triệu của Triệu Đà, nhấn mạnh âm mưu bành trướng, xâm lược Âu Lạc.
GV giới thiệu về âm mưu của Triệu Đà qua chuyện Mị Châu – Trọng Thuỷ.
H: Theo em chuyện Mị Châu – Trọng Thuỷ nói lên điều gì ?
HS trả lời. GV giải thích qua.
H: Triệu Đà có từ bỏ âm mưu của mình hay không ?
HS trả lời. GV giới thiệu về âm mưu của Triệu Đà.
H: Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì ?
HS trả lời, nhận xét, bổ xung. GV bổ xung và chuẩn xác.
GV sơ kết: Với cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân đã đánh bại Tần, xuất hiện nước Âu Lạc, đất nước tiến thêm một bước với thành Cổ Loa đồ sộ.
Do chủ quan An Dương Vương đã mắc mưu địch nên để cơ đồ đắm biển sâu; đất nước rơi vào thời kì đen tối kéo dài hơn 1000 năm.
GV tổng kết bài học.
5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
- Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà lập nước Nam Việt và bành trướng thế lực ra xung quanh.
- Năm 181 – 180 TCN Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc. Quân Triệu đã bị ta đánh bại.
- Năm 179 TCN sau khi đã chia rẽ nội bộ nước Âu Lạc, Triệu Đà đem quân đánh Âu Lạc, Âu Lạc thất bại rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.
- Đó là bài học lớn về chống ngoại xâm của lịch sử dân tộc.
4. Củng cố:(4/)	GV cho HS nhắc lại kiến thức bài học.
5. Dặn dò:(1/)	Học bài, làm các câu hỏi cuối bài. Ôn tập để chuẩn bị thi học kì I vào tuần sau.
Tuần 18/ Tiết 18 Ngày soạn: 
 Ngày thi:
THI HỌC KÌ I.
Mục tiêu:
HS nắm lại các kiến thức đã học.
Kiểm tra mức độ nắm, hiểu bài của HS.
Chuẩn bị:
GV:	Ra đề, đáp án trắc nghiệm.
HS:	Ôn tập kỹ các nội dung đã học.
Tiến trình tiết thi học kì:
Ổn định tổ chức lớp.
Phát đề và hướng dẫn cách làm.
Coi HS làm bài, nhắc HS làm bài nghiêm túc, cẩn thận.
Thu bài khi hết giờ, kiểm tra số lượng bài.
ĐỀ THI HỌC KÌ I. 
ĐỀ A
TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 NĂM HỌC 2008 - 2009
HỌ VÀ TÊN:;LỚP: 6 THỜI GIAN: 15 PHÚT (Không kể thời gian phát đề) 
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
ĐỀ BÀI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 ĐIỂM) 
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ? (0,25đ)
A. Tư liệu truyền miệng ; B. Tư liệu hiện vật ; C. Tư liệu chữ viết ; 	 D. Cả ba loại tư liệu trên
Câu 2: Nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước: (0,25đ)
A. Chiếm hữu nô lệâ	 B. Cộng hòa	 C. Quân chủ chuyên chế D. Cả ba câu trên đều đúng
Câu 3: Lực lượng nào là lao động chính trong xã hội cổ đại Hy Lạp và Rô- ma? (0,25đ)
A. Giai cấp nông dân ; B. Giai cấp nô lệ	C. Giai cấp chủ nô	 D. Tầng lớp quý tộc	
Câu 4: Thời Văn Lang, tổ chức xã hội nước ta là ? (0,25đ)
A.Tổ chức xã hội theo chế độ phụ hệ.	C. Tổ chức xã hội theo chế độ phong kiến .
B.Tổ chức xã hội theo chế độ mẫu hệ.	D. Tổ chức xã hội theo chế độ chiếm hữu nô lệ.
Câu 5: Nhà nước Văn Lang ra đời để làm gì ? (0,25đ)
A. Giải quyết mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo.
B. Để tập hợp nhân dân chống lụt lội.
C. Giải quyết các xung đột giữa các bộ lạc với nhau.
D. Cả a, b, c, d đều đúng.
Câu 6: Vũ khí đặc biệt lợi hại nhất của người Âu Lạc là gì?(0,25đ)
A. Dao găm ; B.Nỏ; C. Rìu; D. Giáo mác; 
 Câu 7: Trống đồng thường được cư dân Văn Lang dùng để làm gì? Hãy điền đúng(Đ) hoặc sai(S) vào trước các câu sau:(0,5đ)
Đánh trống để cầu nắng, cầu mưa
Đánh trong ngày lễ hội
Thúc dục binh sĩ trong chiến đấu
 Xua đuổi tà ma
II. Nối thời gian với các sự kiện sau sao cho đúng (1đ)
Thời gian
Nối
Sự kiện
A. Thế kỉ VII TCN
1+...............
1. Kháng chiến chống quân xâm lược Tần
B. 214-208 TCN
2+...............
2. Nước Văn Lang thành lập
C. 207 TCN
3+...............
3. Nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm chiếm
D. 179 TCN
4+...............
4. Nước Âu Lạc của An Dương Vương thành lập
E. 40
(0
.
.
....
.
....
ĐỀ THI HỌC KÌ I. 
ĐỀ B
ĐỀ BÀI
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 ĐIỂM) 
I.Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước: (0,25đ)
A. Quân chủ chuyên chế; B. Cộng hòa	; C. Chiếm hữu nô lệ; D. Cả ba câu trên đều đúng
Câu 2: Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ? (0,25đ)
A. Tư liệu truyền miệng ; B. Tư liệu hiện vật ; C. Tư liệu chữ viết ; 	 D. Cả ba loại tư liệu trên Câu 3: Thời Văn Lang, tổ chức xã hội nước ta là ? (0,25đ)
A.Tổ chức xã hội theo chế độ mẫu hệ.	C. Tổ chức xã hội theo chế độ phụ hệ.
B.Tổ chức xã hội theo chế độ phong kiến .	D. Tổ chức xã hội theo chế độ chiếm hữu nô lệ.
Câu 4: : Lực lượng nào là lao động chính trong xã hội cổ đại Hy Lạp và Rô- ma? (0,25đ)
A. Giai cấp nông dân ; B. Giai cấp nô lệ;	C. Giai cấp chủ nô;	 D. Tầng lớp quý tộc 
Câu 5: Nhà nước Văn Lang ra đời để làm gì ? (0,25đ)
A. Giải quyết mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo.
B. Để tập hợp nhân dân chống lụt lội.
C. Giải quyết các xung đột giữa các bộ lạc với nhau.
D. Cả a, b, c, d đều đúng.
Câu 6: Vũ khí đặc biệt lợi hại nhất của người Âu Lạc là gì?(0,25đ)
A. Dao găm ; B. Giáo mác; C. Nỏ; D. Rìu
Câu 7: Trống đồng thường được cư dân Văn Lang dùng để làm gì? Hãy điền đúng(Đ) hoặc sai(S) vào trước các câu sau:(0,5đ)
A. Xua đuổi tà ma
B. Đánh trong ngày lễ hội
C. Đánh trống để cầu nắng, cầu mưa
D. Thúc dục binh sĩ trong chiến đấu
 II. Nối thời gian với các sự kiện sau sao cho đúng: (0,1đ)
Thời gian
Nối
Sự kiện
A. Thế kỉ VII TCN
1+...............
1. Nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm chiếm 
B. 214-208 TCN
2+...............
2. Nước Văn Lang thành lập
C. 207 TCN
3+...............
3. Kháng chiến chống quân xâm lược Tần
D. 179 TCN
4+...............
4. Nước Âu Lạc của An Dương Vương thành lập
E. 40
TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước thời Văn Lang? (3đ)
Câu 2: Hãy tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần.(2,5đ)
Câu 3: Theo em, sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau những bài học gì? (1,5đ)
***************************************************8
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ 6
NĂM HỌC 2008 – 2009
TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 ĐIỂM)
Đề A
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: D (0,25đ);	Câu 2: C (0,25đ);	Câu 3: B (0,25đ);
Câu 4: A (0,25đ);	Câu 5: D (0,25đ); Câu 6: B (0,25đ)
Câu 7: A-Đ; B-Đ; C-Đ; D-S (0,5đ) 
 II. Nối thời gian với các sự kiện sau sao cho đúng: (0,1đ)(Mỗi ý đúng được 0,25đ)
1-B; 2A; 3D; 4C
Đề B
I. 	 Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: A (0,25đ);	Câu 2: D (0,25đ);	Câu 3: C (0,25đ);
Câu 4: B (0,25đ);	Câu 5: D (0,25đ); Câu 6: C (0,25đ)
Câu 7: A-S; B-Đ; C-Đ; D-Đ (0,5đ) 
 II. Nối thời gian với các sự kiện sau sao cho đúng: (0,1đ)(Mỗi ý đúng được 0,25đ)
1-D; 2-A; 3-B; 4-C
TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1:(3đ) Vẽ sơ đồ 1,5đ.
-Nhà nước Văn Lang tổ chức rất đơn giản, chia làm 3 cấp (chỉ có vài chức quan) (0,5đ) 
Hùng Vương
Lạc hầu – Lạc tướng
(Trung ương)
Lạc tướng
(Bộ)
Lạc tướng
(Bộ)
Bồ chính
(chiềng
chạ)
Bồ chính
(chiềng
chạ)
Bồ chính
(chiềng
chạ)
-Nhà nước chưa có quân đội và luật pháp (0,5đ) 
-Nhà nước Văn Lang tuy đơn giản nhưng đã là tổ chức
chính quyền cai quản cả nước(0,5đ) 
Câu 2:(2,5đ)
- Năm 218 TCN quân Tần kéo xuống 
phương Nam.(0,5đ) 
- Năm 214 TCN quân Tần kéo đến vùng 
Bắc Văn Lang.(0,5đ) 
- Trong khi đó nhà nước Văn Lang không còn
bình yên như trước. Vua chỉ lo ăn chơi, đời sống 
nhân dân gặp nhiều khó khăn.(0,5đ) 
- Người Tây Âu – Lạc Việt chiến đấu quyết liệt 
chống lại quân Tần, dưới sự lãnh đạo của 
Thục Phán.(0,5đ) 
- Năm 208 TCN quân Tần bại chiến 
phải rút về nước.(0,5đ) 
Câu 3: (1,5đ).
Tinh thần cảnh giác không để mắc mưu kẻ thu ø(0,5đ) 
Chuẩnbị lực lượng mạnh, vũ khí tốt (0,5đ) 
Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng mới đủ sức mạnh chống ngoại xâm (0,5đ) 
Tuần 19/ Tiết 19 Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
Bài 16:	ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
Mục tiêu:
Kiến thức: HS nắm, hiểu được:
Giúp HS củng cố những kiến thức về lịch sử dân tộc từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta đến thời đại Văn Lang – Âu Lạc .
Nắm được những thành tựi kinh tế, văn hoá tiêu biểu của các thời kì khác nhau.
Nắm được những nét chính về tình hình xã hội và nhân dân thời Văn Lang – Âu Lạc, cội nguồn dân tộc.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng khái quát sự kiện, tìm ra những điểm chính, biết thống kê các sự kiện có hệ thống.
Tư tưởng: Củng cố ý thức và t/c đối với Tổ quốc, với nền văn hoá dân tộc.
Thiết bị dạy học:
Lược đồ đất nước thời nguyên thuỷ và thời Văn Lang – Âu Lạc.
Tranh ảnh các công cụ, công trình nghệ thuật tiêu biểu cho từng giai đoạn, từng thời kì.
Một số câu ca dao về nguồn gốc dân tộc hay phong tục, tập quán.
Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức:(1/)
Giới thiệu:(1/)	GV nêu mục đích tiết ôn tập. 
Các hoạt động ôn tập:(42/) GV cùng HS giải đáp các câu hỏi trong SGK.
Câu hỏi 1: Cho HS trả lời câu hỏi 1, nhận xét, bổ xung. GV tổng hợp và nêu đầy đủ các địa điểm ở Bắc và Nam, hiện vật để lại và thời gian tồn tại.
Câu hỏi 2: GV đặt câu hỏi nhỏ về công cụ, địa điểm, thời gian(Thẩm Hai, Thẩm Khuyên, Núi Đọ, Xuân Lộc, Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn, Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Lung Leng).
GV cho HS nhận xét trên cơ sở lập sơ đồ thống kê trên bảng.
Câu hỏi 3: 	H: Nêu các nền văn hoá tồn tại trên đất nước ta vào các thế kỉ VIII – VII TCN ? 
	H: Trình độ phát triển ? (đồng thau, sơ kì sắt).
	GV g/t tập trung ở khu vực Đông Sơn vì đây là nơi hình thành q/g đầu tiên của người Việt.
	GV cho HS nêu các hiện vật tiêu biểu thể hiện sự phát triển cao của nền kinh tế dẫn đến sự phân hoá xã hội và là điều kiện để cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc với cuộc kháng chiến chống Tần.
Câu hỏi 4:
	GV cho HS nêu các công trình văn hoá tiêu biểu.
	GV giảng và rút gọn lại ở trống đồng và thành Cổ Loa. GV giải thích ý nghĩa của từng sự kiện.
	GV nhấn mạnh những di sản đó là cơ sở của lòng tự hào dân tộc và tổ tiên chúng ta đã vượt qua những thử thách vô cùng nguy hiểm trong hơn 1000 năm Bắc thuộc.
4.Dặn dò:(1/)	Học bài, ôn lại kiến thức. Chuẩn bị tiết sau làm bài tập lịch sử.
Tuần 20/ Tiết 20 
 	 Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I.Mục tiêu:Nắm được địa điểm xuất hiện của người tối cổ trên đất nước ta và giai đoạn đầu, bước phát triển mới của người tinh khôn.
Nắm được đời sống vật chất, tinh thần, tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.
Nắm được những chuyển biến trong đời sống kinh tế xã hội dẫn đến sự ra đời, tổ chức, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.
Sự hình thành và sụp đổ của nhà nước Âu Lạc.
Hiểu biết tinh thần chiến đấu, bảo vệ đất nước của nhân dân ta. Biết quý trọng những gì người xưa để lại.
Giáo dục lòng yêu nước cho HS .
Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tế, kĩ năng sử dụng bản đồ, vẽ sơ đồ, quan sát, tìm hiểu bài học lịch sử.
Thiết bị dạy học:
 Một số tranh ảnh, hiện vật, sơ đồ, bản đồ lịch sử lớp 6.
 III. Tiến trình thực hiện bài học:
Ổn định tổ chức:(1/)
Giới thiệu:(1/)	GV nêu mục đích tiết làm bài tập lịch sử. 
Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1:(5/)GV giao nội dung bài tập cần làm cho HS.
a Bài tập 1: Nêu các địa điểm sinh sống của người tối cổ trên đất nước ta ?
Bài tập 2: Nêu đời sống vật chất, tinh thần, tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ trên đất nước ta ?
Bài tập 3: Trình bày những chuyển biến trong đời sống kinh tế – xã hội. ?
Bài tập 4: Hoàn cảnh ra đời, sự thành lập, tổ chức của nhà nước Văn Lang ?
Bài tập 5: Nêu đời sống cật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang ?
Bài tập 6: Sự ra đời và sụp đổ của nước Âu Lạc ?
Hoạt động 2: :(27/)	GV hướng dẫn HS làm bài tập.
GV hướng dẫn HS dựa vào SGK, vở ghi, tranh ảnh, hiện vật, lược đồ để làm các bài tập.
IV.Củng cố: :(10/)	GV cho HS trình bày các bài tập của mình, nhận xét, bổ xung. GV hướng dẫn và chuẩn xác. GV có thể cho điểm những H

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sơ lược về môn Lịch sử (6).doc