Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức

 - Giúp học sinh hiểu học lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực có căn cứ khoa học.

- Học lịch sử để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

- Hiểu được những căn cứ để biết và khôi phục laị quá khứ lịch sử.

 2. Kĩ năng

 - Học sinh có kĩ năng nhận biết, đối chiếu, so sánh, rút ra kết luận.

 - Bước đầu có khả năng quan sát và sử dụng tranh ảnh lịch sử.

 3. Thái độ

 - Bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn và phương pháp học tập.

 - Bằng nội dung cụ thể và gây hứng thú cho các em trong học tập, để học sinh yêu thích môn lịch sử.

 

docx 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1995Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 1: Sơ lược về môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 1 - Tiết : 1 
 SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ.
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức
 - Giúp học sinh hiểu học lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực có căn cứ khoa học.
- Học lịch sử để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.
- Hiểu được những căn cứ để biết và khôi phục laị quá khứ lịch sử. 
 2. Kĩ năng
 - Học sinh có kĩ năng nhận biết, đối chiếu, so sánh, rút ra kết luận. 
 - Bước đầu có khả năng quan sát và sử dụng tranh ảnh lịch sử.
 3. Thái độ	
 - Bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn và phương pháp học tập.
 - Bằng nội dung cụ thể và gây hứng thú cho các em trong học tập, để học sinh yêu thích môn lịch sử.
 II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử
 III. CHUẨN BỊ:
 Giáo viên: Tranh lịch sử , sơ đồ minh hoạ.
 Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk 
 IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kdss
 2. Kiểm tra miệng: 
 ( Không )
3. Tiến trình bài học:
 Giới thiệu bài mới:
- Học lịch sử nhầm tìm hiểu sự hình thành, phát triển của con người và xã hội loài người. Vì vậy, cần phải hiểu rỏ lịch sừ là gì?căn cứ vào đâu để biết và khôi phục hình ảnh quá khứ lịch sử thế giới và dân tộc. 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
 *Hoạt động1: 7’
 Tìm hiểu khái niệm lịch sử.
Ở cấp tiểu học, các em đã học các tiết Lịch sử ở môn “Tự nhiên và xã hội” thường nghe và sử dụng từ “Lịch sử”, vậy “Thế nào là lịch sử ?”. 
GV: Con người, cây cỏ và mọi vật đều sinh ra lớn lên và biến đổi không ngừng theo thời gian. VD: từ lúc sinh ra đến lúc vào học lớp 6.
-HS theo dõi và lấy ví dụ.
? Xã hội loài người từ lúc hình thành cho đến nay có diễn ra như vậy không?
-HS: TL
GV: Xã hội loài người luôn thay đổi theo thời gian, từ lúc xuất hiện cho đến nay.
-Tất cả những sự vật, hiện tượng trải qua những biến đổi của thời gian đều có lịch sử.
? Theo em hiểu, lịch sử là gì? 
-HS: TL
GV: Nhận xét, bổ sung 
 *Hoạt động2: 10’
 Tìm hiểu mục đích của việc học tập lịch sử
 Nhóm
 GV chia lớp 2 nhóm cho HS xem hình 1 SGK và thảo luận theo nhóm: 5 phút
So sánh lớp học trường làng thời xưa và lớp học hiện nay của các em có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
Mỗi nhóm cử đại diện trả lời ,GV nhận xét cho điểm.
GV: Các em đã nghe nóivề LS, học LS , vậy tại sao học LS là một nhu cầu không thể thiếu được của con người?
HS:Để biết được cội nguồn dân tộc
 -GV: Chuẩn kiến thức
 -Hoạt động 3: 18’
*Tìm hiểu chứng cứ để biết và dựng lại lịch sử.
GV hướng dẫn HS xem hình 2 SgK
GV:theo em có những chứng tích hay tư liệu nào do người xưa để lại ?
HS:bia tiến sĩ 
GV:bia tiến sĩ là đồ vật của người xưa được giữ lại ,đó là tư liệu hiện vật 
GV: Yêu cầu HS kể chuyện Sơn tinh- Thủy tinh, Thánh Gióng
GV: Câu chuyện này là truyền thuyết- sử học gọi đó là tư liệu truyền miệng.
GV: hình 1, 2 giúp em hiểu thêm điều gì? vì sao em biết?
HS: một lớp học trường làng thời xưa, bia tiến sĩ . Nhờ vào chữ khắc trên tranh.
GV:đó là tư liệu gì?
HS:tư liệu chữ viết
GV kết luận :để dựng lại lịch sử phải có bằng chứng cụ thể, đó là tư liệu. Như ông cha ta nói: Nói có sách, mới đảm bảo sự tin cậy của lịch sử. 
GV:Chúng ta có thái độ như thế nào khi đối mặt với các di tích ?
HS:Quý trọng, gìn giữ.
GV:chúng ta cần có ý thức và trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ các di tích và nhắc nhở ai chưa có ý thức .Nếu làm tốt không những giữ gìn được di tích mà làm cho môi trường sống của chúng ta luôn tươi sáng, sạch đẹp, an toàn sức khoẻ .
 Tư liệu là chân thực, giúp chúng ta nhận thức được quá khứ, cần chống lại hành vi phá hoại hoặc tôn tạo hiện đại hoá các di tích lịch sử. 
-GV giải thích câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”
1. Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ.
-Lịch sử xã hội loài người là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện cho đến nay.
-Lịch sử là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
2. Học lịch sử để làm gì?
- Học lịch sử để hiểu về cội nguồn dân tộc, hiểu quá trình sống và lao động, quá trình dựng và giữ nước của cha ông ta.
- Học lịch sử để tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại nhằm xây dựng xã hội văn minh.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử:
- Tư liệu hiện vật.
-Tư liệu truyền miệng.
- Tư liệu chữ viết.
 4.Tổng kết: 
+ Chọn ý đúng Lịch sử là những gì đã xẩy ra trong quá khứ:
 a. Lặp lại.
 b.Không lặp lại.
+ Học lịch sử để làm gì?
- Học lịch sử để hiểu về cội nguồn dân tộc, hiểu quá trình sống và lao động, quá trình dựng và giữ nước của cha ông ta.
- Học lịch sử để tiếp thu những tinh hoa văn hoá của nhân loại nhằm xây dựng xã hội văn minh.
 5. Hướng dẫn học tập: 
- Học bài.
- Chuẩn bị bài mới: Cách tính thời gian trong lịch sử.
- Chuẩn bị bài theo câu hỏi sách giáo khoa, chú ý cách tính thời gian theo lịch công giáo.
 V.PHỤ LỤC:
 * TƯ LIỆU THAM KHẢO: 
 Các nhà sử học xưa đã nói: “Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc dỡ đều làm gương răn dặn cho đời sau. Các nước ngày xưa nước nào cũng đều có sử.” “Sử phải tỏ rõ sự phải trái, công bằng, yêu ghét, vì lời khen của Sử còn vinh dự hơn áo đẹp của vua ban, lời chê của Sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, Sử thực sự là cái cân, cái gương của muôn đời”.
(Theo ĐVSKTT tập 1, NXBKHXH,Hà Nội, 1972 và Nhập môn sử học. NXB Giáo dục, HN, 1897
VI. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 1. Sơ lược về môn Lịch sử.docx