Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 10. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Phạm Thị Thu Hoa

1. Công cụ sản xuất được cải tiến hơn?

H2: Việc người nguyên thuỷ mở rộng vùng cư trú nói lên diều gì? (Buổi đầu lịch sử họ sống trong vùng rừng núi. Việc mở rộng vùng cư trú đòi hỏi phải có công cụ lao động tốt. Địa bàn sinh sống ở chân núi, thung lũng ven khe suối và cả đồng bằng đòi hỏi phải có dụng cụ lao động sắc bén).

H3: Công cụ SX được cải tiến ntn?

* HS quan sát H28,29- sgk và so sánh với H22, ,23, 25

* GVBS: SD KH 19,20:

H28- Rìu đá Hoa Lộc: Trong ảnh là những chiếc rìu có vai được mài nhẵn ở cả 2 mặt và rìu lưỡi, vai thường ngang hoặc vai xuôi, rất dễ cầm, có hình dáng vuông vắn, hoặc có hình chữ nhật → tiện lợi khi sử dụng

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 10. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Phạm Thị Thu Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II:
THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC: VĂN LANG – ÂU LẠC
Tuần 11 – Tiết 11
Bài 10 (1 Tiết):
NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
1. Công cụ sản xuất được cải tiến hơn?
H2: Việc người nguyên thuỷ mở rộng vùng cư trú nói lên diều gì? (Buổi đầu lịch sử họ sống trong vùng rừng núi. Việc mở rộng vùng cư trú đòi hỏi phải có công cụ lao động tốt. Địa bàn sinh sống ở chân núi, thung lũng ven khe suối và cả đồng bằng đòi hỏi phải có dụng cụ lao động sắc bén). 
H3: Công cụ SX được cải tiến ntn?
* HS quan sát H28,29- sgk và so sánh với H22, ,23, 25 
* GVBS: SD KH 19,20:
H28- Rìu đá Hoa Lộc: Trong ảnh là những chiếc rìu có vai được mài nhẵn ở cả 2 mặt và rìu lưỡi, vai thường ngang hoặc vai xuôi, rất dễ cầm, có hình dáng vuông vắn, hoặc có hình chữ nhật → tiện lợi khi sử dụng
H29- Rìu đá Phùng Nguyên:
 + Trong ảnh là những chiếc rìu đá có hình tứ giác, ko có vai. Với kĩ thuật cưa đá phổ biến, con người thời kì này đã có thể chế tạo ra được những công cụ có hình dáng chính xác và tiết kiệm được nhiều nguyên liệu. Những chiếc rìu đá này sau được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng vuông vắn và cân xứng , bề mặt nhẵn bóng, lưỡi mỏng và săc. Có những công cụ này vừa có chức năng như những công cụ chặt, vừa có chức năng như các con dao nhỏ và có thể dùng để nạo mặt gốm, khắc rãnh gốm.
+ So với Rìu đá Hoa Lộc, Rìu đá Phùng Nguyên có hình dáng nhỏ hơn, vuông vắn, cân xứng, được mài nhẵn toàn bộ, lưỡi mỏng và sắc, có thể làm nhiều việc.Điều đó chứng tỏ kĩ thuật chế tác đá của người Phùng Nguyên đã phát triển cao hơn. → Ở các H28,29, các công cụ đẹp hơn, vuông vắn hơn nhiều so với công cụ ở H22,23,25. Các công cụ này được mài nhẵn toàn bộ ( trông như các công cụ được đúc bằng kim loại) và có hình thù rõ ràng.
* HS quan sát H30- sgk. * GVBS: SD KH21:
H30- Hoa văn trên đồ gốm Hoa Lộc: Hàng loạt công cụ bằng gốm, được chế tác theo những khuôn mẫu trên các bàn xoay nên kiểu dáng đẹp, hoa văn phong phú, độc đáo như: nồi, bình, vò, vại, bát, đĩa, cốctrong hình là những con dấu, con lăn bằng đất nung hình chữ nhật, hình tròn, hình trụ. Mặt con dấu là những đường cong uốn lượn phức tạp hình chữ S, hình làn sóng, hay hoa văn nối liền nhau, được khắc rất sâu, có lẽ là dùng để in lên vải hay đồ gốm khác.
Sự kết hợp khéo léo giữa kiểu dáng phong phú và những hoa văn độc đáo đó đã tạo nên những loại hình đồ gốm đẹp. khiến người đời sau phải khâm phục.
2. Thuật luyện kim được phát minh như thế nào?
H7: Tại sao nói: Nghề làm đồ gốm phát triển tạo đk phát minh ra thuật luyện kim? 
+ Theo em, làm đồ gốm cần những gì? ( Cần đất sét để nặn hình sau đó nung khô).
+ Mối liên quan giữa nghề làm đồ gốm với thuật luyện kim?
Trong tự nhiên, kim loại tồn tại dưới hình thức quặng, nghĩa là không có kim loại nguyên chất. Phải nấu chảy quặng mới lọc ra được kim loại, mà muốn nấu chảy quặng phải có độ nóng cao và điều này đã làm được khi người ta đốt lò nung đồ gốm Sau đó, muốn làm được những công cụ, đồ dùng theo ý mình, người ta không thể ghè đẽo kim loại như ghè đẽo đá mà phải làm khuôn đúc bằng đất sét. Nghề làm đồ gốm đã giúp người ta làm được các khuôn đúc đó. Vì vậy, có thể nói, Nghề làm đồ gốm phát triển tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim.
 Do đồng có nhiệt độ nóng chảy thấp: 800-1000oC, nên vào thời đó, đây là kim loại được sử dụng và phát hiện đầu tiên. Hơn nữa, đồng thì không đẽo hay mài như đá được, mà phải nung chảy đồng, rót vào khuôn để tạo ra công cụ hay đồ dùng cần thiết. 
Tuần 12 – Tiết 12
Bài 11 (1 Tiết):
NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI
1. Sự phân công lao động đã hình thành như thế nào?
Nhóm 1,4- Câu 1: Em có nhận xét gì về việc đúc 1 đồ dùng bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung, so với việc làm một công cụ bằng đá?
+ Đúc 1 đồ dùng = đồng hay làm 1 bình = đất nung đòi hỏi phải qua nhiều công đoạn: ( nung nóng đồng, đưa vào khuôn, tạo ra hình thù như ý ( đúc đồng)
+ Đá: chỉ ghè đẽo, cưa mài thô sơ, công đoạn làm đơn giản hơn. 
H1: SX nông nghiệp cần có những công đoạn nào?(sgk):
Thời xưa SX càng phát triển thì LĐ càng phức tạp. Trong nông nghiệp, phải chỉ xới đất, trồng cây mà phải chia ra nhiều bước như làm đất, san đất, chọn giống, gieo hạt, tưới nước hay tháo nước, chăm bón lúa, bắt sâu, gặt lúa, đập lúa v.v
→ H2: Như vậy, để đúc 1 đồ dùng = đồng hay làm nghề nông, 1 cá nhân có thể đảm đương được không?Vì sao?
Không 1 người không thể đảm đương và thông thạo tất cả các khâu.Khi nghề làm đồ gốm và đặc biệt là đúc đồng ra đời, công việc càng phức tạp, đòi hỏi phải chuyên môn hoá- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp → Vì vậy, trong XH cần có sự phân công lao động. Đó vừa là kết quả của phát triển sản xuất vừa là nguyên nhân thúc đẩy SX phát triển hơn nữa. 
3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
Nhóm 3,6: Theo em, những công cụ nào góp phần tạo nên bước biến chuyển trong xã hội? (KH-22-24):
+ H31- Mũi giáo đồng Đông Sơn: hình dáng rất giống nhau: cân đối, bên dưới nhỏ, có thể gắn vào cán tre hay cán gỗ. Những mũi giáo đồng ĐÔng Sơn xuất hiện cách đây 2000 năm. Đây có thể là 1 loại vũ khí được sử dụng trong chiến đấu hoặc là 1 phương tiện để săn bắt thú rừng. 
+ H32- Dao găm đồng Đông Sơn: cán dao đúc như hình thân người, có đầu và 2 tay, hoặc đúc thành hình quả bí, phần to, phần nhỏ, cán dao chắc, khoẻ, vừa tay cầm, lưỡi dao sắc, cân đối, đẹp, mũi dao nhọn. Đây có thể là 1 công cụ dùng để cắt, chặt, săn bắt cũng có thể là 1 thứ vũ khí. Dao găm đồng Đông Sơn là 1 biểu hiện cao trong kĩ thuật đúc đồng của cư dân Đông Sơn.
+ H33- Lưỡi cày đồng: Lưỡi cày đồng Đông Sơn có nhiều loại, kích thước khác nhau, thường có hình cánh bướm, có sống giữa, 2 bên có gờ nhỏ, tạo nên sự chắc chắn, bền vững của lưỡi cày, Mũi cày nhọn, hình tam giác, đầu trên của lưỡi cày có lỗ để tra vào thân cày. Khi cày có thể dùng sức kéo của trâu bò hoặc của người.
Hỏi: So với cuốc đá thì lưỡi cày đồng có ưu điểm ntn? Lưỡi cày đồng tiện lợi hơn nhiều. Đây thực sự là 1 sáng tạo to lớn của người đương thời. Nó chứng tỏ rằng: người đương thời đã biết sử dụng động vật (trâu, bò) vào canh tác nông nghiệp. Chính sự xuất hiện của lưỡi cày đồng đã biến nền nông nghiệp trồng lúa thành ngành kinh tế chủ yếu của con người thời Đông Sơn, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo ra cuộc sống định cư lâu dài của con người vùng đồng bằng, tạo ra những tiền đề cho 1 cuộc chuyển biến lớn về sau 
+ H34: Lưỡi liềm đồng: Dáng cong mỏng và sắc, ở giữa có đường gân chạy song song với đường cong của sống và lưỡi. Chuôi liềm có họng tra cán hình chóp cụt và có lỗ để buộc dây đeo vào người. Loại công cụ này dùng để thu hoạch hoa màu ( cắt lúa, ngô, khoai, rau). Nó cũng rất gần với lưỡi liềm ngày nay chúng ta vẫn dùng để cắt lúa, cắt cỏĐiều đó chứng tỏ, ngay từ thời xa xưa cha ông ta đã rất sáng tạo trong việc chế tạo ra các loại công cụ lao động để phục vụ cho SX và cuộc sống. Lưỡi liềm đồng Đông Sơn cũng chứng tỏ thêm 1 bước phát triển mới của nền nông nghiệp trồng lúa lúc bấy giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 10. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Phạm Thị Thu Hoa.doc