Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

I. Mục tiêu bài học: Qua nội dung bài học giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu và thấy được

1) Về kiến thức:

- Ở thời Văn Lang, người dân Việt Nam đã xây dựng được cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng cho mình

2) Về thái độ, tư tưởng, tình cảm:

- Giáo dục cho các em có ý thức tự hào dân tộc và có tình cảm cộng đồng.

3) Về kỹ năng:

- Rèn thêm cho học sinh kĩ năng liên hệ thực tế, biết nhận xét và miêu tả lịch sử qua tranh ảnh.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 * Đối với học sinh :

+ Xem và tham khảo trước nội dung của bài 13

+ Có đầy đủ vở học, vở bài tập, bảng phụ

+ Tra cứu những từ khó : Tình cảm cộng đồng, chuyên môn hóa, tín ngưỡng .

* Đối với giáo viên:

+ Có bài soạn mới đầy đủ

+ Một số hình ảnh về các loại trống đồng, có những hình ảnh hoa văn trên mặt trống ( có lời giải thích cụ thể )

+ Có bài tập lịch sử ( có câu hỏi và đáp án kèm theo)

III ) Các phương pháp được sử dụng trong bài dạy:

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5702Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 : Ngày soạn: Thứ 7 ngày 23 tháng 11 năm 2008
Tiết 14 : Ngày dạy: Thứ 3 ngày 25 tháng 11 năm 2008
Bài 13: 
Đời sống vật chất và tinh thần 
của cư dân Văn Lang
I. Mục tiêu bài học: Qua nội dung bài học giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu và thấy được 
1) Về kiến thức: 
Ở thời Văn Lang, người dân Việt Nam đã xây dựng được cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng cho mình
2) Về thái độ, tư tưởng, tình cảm:
Giáo dục cho các em có ý thức tự hào dân tộc và có tình cảm cộng đồng. 
3) Về kỹ năng:
Rèn thêm cho học sinh kĩ năng liên hệ thực tế, biết nhận xét và miêu tả lịch sử qua tranh ảnh.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 
 * Đối với học sinh : 
+ Xem và tham khảo trước nội dung của bài 13 
+ Có đầy đủ vở học, vở bài tập, bảng phụ 
+ Tra cứu những từ khó : Tình cảm cộng đồng, chuyên môn hóa, tín ngưỡng.
* Đối với giáo viên: 
+ Có bài soạn mới đầy đủ
+ Một số hình ảnh về các loại trống đồng, có những hình ảnh hoa văn trên mặt trống ( có lời giải thích cụ thể )
+ Có bài tập lịch sử ( có câu hỏi và đáp án kèm theo)
III ) Các phương pháp được sử dụng trong bài dạy:
Giải thích- miêu tả- so sánh –Đàm thoại hỏi đáp, phân tích..
IV ) Kiểm tra bài cũ ( 5 phút )
Câu 1: 
Điền vào sơ đồ tổ chức nhà nước văn Lang.
( Chiềng, chạ )
Đáp án đúng: 
Hùng Vương
( Lạc hầu- Lạc Tướng)
Lạc Tướng 
( Bộ )
Bồ chính
( Chiềng, chạ )
Lạc Tướng 
( Bộ )
Bồ chính
( Chiềng, chạ )
Bồ chính
( Chiềng, chạ )
V ) Bài học mới :
1) Giới thiệu bài : ( 2 phút )
Như chúng ta đã biết nhà nước Văn Lang được hình thành trên cơ sở kinh tế- xã hội phát triển( Chẳng hạn như: Cư dân Lạc Việt đã biết vận dụng phương thức sản xuất phát triển, đã có kinh nghiệm trong việc trồng trọt như lúa, ngoài ra một số cư dân trong bộ lạc dần dần giàu lên nhanh chóng và từ đó mà xã hội đã bắt đầu có sự phân hóa rõ rệt . Bên cạnh đó một số người Lạc Việt đã định cư trên một địa bàn rộng lớn từ vùng cao đến các vùng đồng bằng châu thổ ..Trong đó bộ lạc Văn Lang là một trong những bộ lạc giàu và hùng mạnh, họ đã tập hợp các bộ lạc lại với nhau để lập thành một nước lớn. Vậy khi đã có nhà nước Văn Lang cuộc sống của cư dân có gì mới, những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang ?
2) Nội dung bài học mới : 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Những kiến thức cần đạt
Thời gian
Hoạt động 1: Nông nghiệp và Thủ công nghiệp
Nông nghiệp, thủ công nghiệp là gì?
Kể những loại cây nông nghiệp và các nghề thủ công mà em biết ?
Giáo viên nhận xét và kết luận những ý kiến của tập thể 
Giáo viên cần khẳng định rằng: 
Yêu cầu học sinh đọc mục 1 / 38 
Học sinh quan sát những công cụ bằng đồng trong sgk
Học sinh trả lời câu hỏi sau: Qua quan sát hình trên, cư dân Văn Lang đã sử dụng công cụ gì để gieo, cấy, xới đất ? ( Lưỡi cày đồng, liềm đồng )
Nông nghiệp nào được xem là phát triển của người dân VL? 
Trồng ( Khoai, đậu, rau, ngô, bầu bí, chuối, cam, nho, dâu )
Nuôi gia súc như gà, lợn, trâu, bò, dê, vịt, chó, mèo
Người nông dân nuôi trâu bò dùng để làm gì? ( Dùng trâu để kéo cày thay sức kéo của con người )
Hãy đọc lại câu tục ngữ về con trâu trong nông nghiệp:
“Trâu ơi ta bảo trâu này, 
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta. 
Cấy cày giữ nghiệp nông gia. 
Ta đây trâu đấy, ai mà quản công! 
Bao giờ cây lúa còn bông, 
thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn”. 
“Con trâu là đầu cơ nghiệp
-----------------------------
Đời vua Thái Tổ - Thái Tông 
Lúa mọc đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.
---------------------
Trai thì cày ruộng khiển trâu 
Gái thì phải biết bổ cau têm trầu
-------------------
Trâu đồng ta ăn cỏ đồng ta 
Tuy rằng cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm
-------------------
Dù ai buôn bán nơi đâu 
Mồng Mười, tháng Tám chọi trâu thì về
Nhân dân văn Lang có những nghề thủ công nào phát triển ? 
( làm đồ gốm, dệt vải, xây nhà, đóng thuyền, đúc đồng, làm vũ khí..)
Quan sát hình 36-37-38.
Trống đồng – Hoa văn trên mặt trống đồng
Thạp đồng Đào Thịnh – Trống đồng Ngọc Lũ ( Hà Nam )
Nhận xét trình độ kĩ thuật đúc đồng của cư dân Văn Lang? 
( Nghề luyện kim được xem là nghề thủ công phát triển nhất, kĩ thuật ngày càng cao ) 
Giáo viên miêu tả thêm về nét hoa văn trên mặt trống đồng
( Trống đồng là vật tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang, kĩ thuật luyện đồng của người Việt cổ đã đạt đén trình độ điêu luyện, nó là hiện vật tiêu biểu cho trí tuệ, tài năng và thẩm mĩ của những người thọ thủ công tài ba )
Ngoài việc đúc đồng ( làm trống, thạp..) họ còn biết làm gì? 
1) Nông nghiệp và các nghề thủ công 
Nông nghiệp và thủ công nghiệp là cơ sở vật chất của xã hội 
- Cây lúa đã trở thành lương thực chính .
- Họ còn biết trồng trọt và chăn nuôi
- Các nghề thủ công được chuyên môn hóa cao( Nghề luyện kim)
- Họ bắt đầu biết rèn sắt
15’
Hoạt động 2: Đời sống vật chất 
Đời sống thiết yếu của con người là gì ? ( ăn, mặc, đi lại, ở..)
Cho học sinh đọc mục 2/39 
Yêu cầu học sinh chia cột để phân tích
Cư dân Văn Lang có những nhu cầu gì về đời sống vật chất?
Đời sống vật chất
Nơi ở
Đi lại
Ăn uống
Ăn mặc
Nhà sàn
Có mái cong, hình thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang lên xuống
Thuyền 
Họ ở những cao ven sông, biển, sử dụng thuyền để đi lại, trao đổi hàng hóa 
Cơm, rau, cá thịt, cà
Họ đã biết trồng lúa, các loại rau củ, biết dùng các gia vị như muối, gừng
Đàn ông đóng khô, cởi trần, đi chân đất
Đàn bà mặc váy xòe, có yếm
Mái tóc búi tó, tết đuôi xam.
Đeo đồ trang sức đẹp vòng đeo tay..
Cho học sinh liên hệ thực tế ngày nay về cuộc sống vật chất của con người – giáo viên đánh giá và nhận xét chung.
Có thể tổ chức cho học sinh làm bài tập theo nhóm 
( Em hãy kể tên theo bảng sau đây )
Nơi ở
Phương tiện
Ăn uống
Ăn mặc
Nhà cấp 4, ván, tầng, trọ, tập thể, rông, sàn, chòi.
Máy bay, tàu, thuyền, bè, honda, đạp, voi, ngựa, cày, ô tô, buýt, taxi, đi bộ, xe lăn
Cơm, xôi, chè, cháo, bún, bánh canh, b cuốn, thịt, b mì, cà , dưa chua, cá, rau, ớt, chanh, tỏi, mắn, dầu ăn, mỡ, xì dầu
Váy, sơ mi, quần tây, jean, áo lạnh, len, dài, áo dạ hội, áo vét, ..
2) Đời sống vật chất của cư dân VL ra sao? 
Ở : Nhà sàn
Đi lại: Thuyền
Ăn uống: Cơm, rau, cá thịt, cà ..
Ăn mặc : Đóng khố và váy xòe
10’
Hoạt động 3: Đời sống tinh thần
Giáo viên cần khẳng định lại với học sinh : Đời sống tinh thần là sự phản ánh của cơ sở vật chất, tuy đời sống vc còn đơn giản nhưng đã phát triển phù hợp với xã hội của cư dân VL.
Nhận xét về xã hội VL: ( giàu – nghèo )
+ chia thành nhiều tầng lớp khác nhau như: ( Quý tộc, nông dân tự do, nô tỳ )
Trong cuộc sống người dân VL có những hoạt động gì về tinh thần ? 
Tiếng trống trong ngày hội có ý nghĩa gì? 
( Thể hiện sự mong muốn mưa thuận, gió hòa – chính giữa mặt trống đồng là một ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho mặt trời ..)
Các câu truyện Trầu, cau, bánh chưng, bánh giày nói lên phong tục tập quán gì của con người? 
Người lạc việt có những tín ngưỡng gì ? 
Giáo viên phân tích thêm : Họ đã biết chôn cất người thân trong thạp bình, trong mộ thuyền có kèm theo đồ vật 
Cho học sinh liên hệ thực tế về đời sống tinh thần của chúng ta ngày nay – giáo viên nhận xét và kết luận 
* Qua phân tích trên những yếu tố nào đã tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân VL ? 
+ Đời sống của họ đơn sơ, đạm bạc, hòa đồng với thiên nhiên
+ Đời sống tinh thần phong phú, đa dạng nhiều màu sắc, có mang đậm bản sắc dân tộc VN .
=> Kết luận: 
3) Đời sống tinh thần của cư dân VL có gì mới? 
- Thường tổ chức những lễ hội , vui chơi ( múa hát, đua thuyền, giã gạo, trai gái ăn mặc đẹp ..)
- Phong tục: Ăn trầu nhuộm răng
- Thờ cúng các vị thần linh ( núi, sông, lửa..)
* Đời sống VC-TT đã hòa quyện với nhau, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc của cư dân Văn Lang
10’
Bài tập lịch sử: ( 3’ )
Hãy điền tiếp nội dung ở cột bên phải để thấy rõ những nét chính của cư dân VL
Đời sống vật chất – tinh thần
Vật chất
Nơi ở
Đi lại
Ăn mặc
Ăn uống
Tinh thần
Phong tục
Lễ hội
Tín ngưỡng
Đáp án đúng cho bài tập này :
Đời sống vật chất – tinh thần
Vật chất
Nơi ở
Nhà sàn
Đi lại
Thuyền
Ăn mặc
Đóng khố – váy xòe
Ăn uống
Cơm, canh, rau, cá thịt
Tinh thần
Phong tục
Ăn trầu nhuộm răng
Lễ hội
Ca múa hát, đua thuyền, giã gạo, nhảy sạp..
Tín ngưỡng
Thờ các vị thần linh ( núi, nước, đất, trời, sông ..)
3) Sơ kết bài học:
- Sự tiến bộ trong sản xuất nông – công nghiệp
- Biết sử dụng cày để phục vụ cho nông nghiệp
- Biết sử dụng sức kéo của trâu bò trong lao đông.
- Thấy được ý nghĩa của trồng đồng ( thông qua hoa văn )
- Thấy được cuộc sống thay đổi của cư dân VL ( VC-TT )
4) Nhận xét đánh giá tiết học và bài tập về nhà :
Vẽ hình trang trí trên trống đồng trong sgk ( hình 38/39 )
________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 13. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.doc