Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 15, 16

1. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 a. Kiến thức: Giúp HS hiểu

- Biết sử dụng kênh hình để mô tả nét chính về thành Cổ Loa và giá trị của nó:

- Sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN.

- Tích hợp môi trường: Cho HS thấy được nhân dân ta đã biết sử dụng những điều kiện tự nhiên để xây dựng thành Cổ Loa và có ý thức bảo vệ di tích.

 b. Kỹ năng:

 - Bước đầu làm quen phương pháp phân tích sơ đồ và phương pháp đọc bản đồ lịch sử.

 c. Tư tưởng, tình cảm:

 - Giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc (dân tộc ta là một dân tộc ngay từ buổi đầu dựng nước đã thể hiện rõ là một dân tộc thông minh, quả cảm.)

 - Giáo dục tinh thần cảnh giác bảo vệ Tổ quốc (qua chuyện Mị Châu – Trọng Thuỷ).

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

a. Giáo viên: Sơ đồ khu thành Cổ Loa.

 Ảnh đền thờ An Dương Vương tại thành Cổ Loa (Hà Nội)

 Bản đồ “ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà thời An Dương Vương ”.

 

doc 16 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3142Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/11/2011 Ngày dạy:29/11/2011 Lớp 6D
 5/12/2011 Lớp 6B
 7/11/2011 Lớp 6A,C
Bài 15 tiết 16:
NƯỚC ÂU LẠC (TiÕp)
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 a. Kiến thức: Giúp HS hiểu 
- Biết sử dụng kênh hình để mô tả nét chính về thành Cổ Loa và giá trị của nó:
- Sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN.
- Tích hợp môi trường: Cho HS thấy được nhân dân ta đã biết sử dụng những điều kiện tự nhiên để xây dựng thành Cổ Loa và có ý thức bảo vệ di tích.
 b. Kỹ năng: 
 - Bước đầu làm quen phương pháp phân tích sơ đồ và phương pháp đọc bản đồ lịch sử.
 c. Tư tưởng, tình cảm:
 - Giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc (dân tộc ta là một dân tộc ngay từ buổi đầu dựng nước đã thể hiện rõ là một dân tộc thông minh, quả cảm..)
 - Giáo dục tinh thần cảnh giác bảo vệ Tổ quốc (qua chuyện Mị Châu – Trọng Thuỷ).
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: Sơ đồ khu thành Cổ Loa.
 Ảnh đền thờ An Dương Vương tại thành Cổ Loa (Hà Nội)
 Bản đồ “ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà thời An Dương Vương ”.
 b. Học sinh: Học bài cũ + Xem trước bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
 a. Kiểm tra bài cũ:
? Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Âu – Lạc Việt chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
- Năm 218 TCN, nhà Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.( 1 điểm )
- Quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt cùng sống với người Tây Âu (Âu Việt) .( 2 điểm )
- Người Tây Âu và Lạc Việt có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu đời. ( 1 điểm )
- Thủ lĩnh Tây âu bị giết, nhưng họ không chịu đầu hàng tiếp tục chiến đấu.
 ( 1 điểm )
- Ban ngày trốn vào rừng, ban đêm xông ra đánh quân Tần. ( 1 điểm )
- Họ tôn người kiệt tuấn tên là Thục Phán lên làm tướng.( 1 điểm )
- Năm 214 TCN, người Việt đã đại phá quân Tần, giết đuợc Hiệu úy Đồ Thư Kháng chiến thắng lợi vẻ vang.( 2 điểm )
 * Giới thiệu bài: Các em đã từng biết câu chuyện “chiếc nỏ thần”, cho đến nay mọi người đều biết câu chuyện không chỉ đơn thuần là một chuyện dã sử, bởi vì ta tước bỏ đi những yếu tố hoang đường thì một sự thực lịch sẽ hiện ra, bằng chứng là di tích thành Cổ Loa hãy còn kia. Vậy sự thực ra sao chúng ta sẽ cùng nhau làm sáng tỏ trong tiết học tiếp theo này.
 b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi
? Sau khi đánh tan quân Tần, Thục Phán đã làm gì?
* Tích hợp MT. ? An Dương Vương đã xây dựng kinh đô ở đâu?
? An Dương Vương và nhân dân ta đã xây dựng thành Cổ Loa như thế nào ?
? Vì sao người ta gọi Cổ Loa là Loa thành?
GV Giải thích: Cổ Loa còn có tên gọi là Chạ chủ và Khả Lũ ( theo an nam chí lược của Lê Trắc chép thế kỉ XIV). Đến thế kỉ XV mới xuất hiện tên Loa thành và thành Cổ Loa
? Em có nhận xét gì về cấu trúc của thành Cổ Loa?
? Thành Cổ Loa kiên cố và lợi hại như thế nào ?
GV Giảng: Vòng thành nội hình chữ nhậtchu vi 1.650m, cao 5m, mặt thành rộng 10-12m, chân rộng từ 20-30m, có một cửa nam trông thẳng vào thiết triều.
Thành trung và thành ngoại không có hình thù rõ ràng, căn cứ vào những gò đống có sẵn, nhân dân ta bồi đắp thành những vùng thành Cổ Loa.
Thành trung dài 6. 500m có 5 cửa: Cửa nam chung với thành ngoại.
Thành ngoại dài 8.000m có 3 cửa. Các thành bố trí so le nhau để khi giặc vào vòng thành ngoại, vòng trong có thể tác chiến.
? Bên trong thành nội là khu vực gì?
? Theo truyền thuyết Nỏ thần, thành Cổ Loa được xây dựng trong thời gian bao nhiêu năm? (18 năm)
? Quá trình xây dựng diễn ra như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỷ III – II TrCN ở nước âu Lạc ?
GV giảng: Dân số Âu lạc lúc đó chỉ có khoảng 1 triệu người, đắp được 3 vòng thành Cổ Loa, đó là một kì công của người Việt Cổ.
? Vì sao người ta gọi thành Cổ Loa là một quân thành ?
? Căn cứ vào đâu chúng ta kết luận Cổ loa là một thành quân sự?
? Hãy nêu những điểm giống nhau, khác nhau của nhà nước Văn Lang và âu Lạc ?
GV phân tích thêm: Âu Lạc có thành Cổ Loa vừa là kinh đô, trung tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân sự bảo vệ an ninh quốc gia. Vua có quyền lực hơn.
? Trong thời gian An Dương Vương xây dựng đất nước, ở Trung Quốc có gì đáng lưu ý ?
GV giảng : Năm 181-180 TCN Triệu Đà đem quân xâm lược Nam Việt
? Em biết gì về Triệu đà?
? Sau khi thành lập nước Nam Việt, Triệu Đà đã có âm mưu gì đối với nước Âu Lạc ?
? Tại sao Triệu Đà nhiều lần đem quân đánh âu Lạc nhưng đều thất bại ?
? Sau thất bại nhiều lần, Triệu Đà dùng mưu kế gì ?
? Việc chia rẽ nội bộ của Triệu Đà có thực hiện được không ? Kết quả ra sao?
GV giảng: Năm 179, sau khi chia rẽ được nội bộ Âu Lạc, Các tướng của An Dương Vương như Cao Lỗ , Nồi Hầu bỏ về quê, Triệu Đà đã đem quân đánh Âu Lạc, An Dương Vương không đề phòng ( Trọng Thuỷ ở trong thiết triều, biết rất rõ về kĩ thuật quân sự của Âu Lạc ). Trọng Thuỷ đã báo với vua cha là Triệu Đà, bàn kế hoạch đánh nước ta. ADV trở tay không kịp cho nên Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu
? Tại sao An Dương Vương thất bại nhanh chóng ?
? Theo em, truyện Trọng Thuỷ- Mỵ Châu nói lên điều gì ?
? Thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau bài học gì ?
GV nhận xét về An Dương Vương: Ông là người có công vừa là người có tội với lịch sử
 +Có công dựng nước.
 +Có tội do mất cảnh giác để nước ta rơi vào tay Triệu Đà ( 179 TCN ) mở đầu hơn một năn bắc thuộc.
* Kết luận toàn bài: Với cuộc kháng chiến anh dũng, lâu dài, người Việt Nam đã đánh bại quân xâm lược Tần, tạo điều kiện cho sự hình thành của nước âu Lạc. Đất nước tiến thêm một bước với thành Cổ Loa đồ sộ. Do chủ quan, An Dương Vương đã mắc mưu địch nên để “cơ đồ đắm biển sâu”, đất nước rơi vào thời kỳ đen tối kéo dài hơn 1000 năm.
- Làm vua, xưng vương.
- Đặt tên nước, chọn nơi xây dựng kinh đô.
- Lợi dụng địa thế thuận lợi Xây dựng ở Phong Khê Cổ Loa thành.
- Thành rộng hơn nghìn trượng như hình chôn ốc.
- Thành có hình xoáy chôn ốc nên người ta còn gọi là Loa thành.
Cho HS quan sát thành cổ loa hình 41 SGK
- Có 3 vòng khép kín, chu vi 16.000m, chiều cao từ 5 -10m, chân thành rộng từ 10-20m, 
- Có hào bao quanh rộng từ 10-30m, các hào thông nhau với một đầm lớn.
- Bên trong thành Nội là nơi ở, làm việc của An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng.
- 18 năm
- Xây rồi lại đổ nhiều lần, sau khi có thần Kim quy (rùa vàng) giúp sức, vua mới xây xong.
- Là một công trình sáng tạo to lớn của nhân dân Âu Lạc, một di vật hiếm hoi của tổ tiên đã tồn tại hơn hai nghìn năm còn để lại ngày nay.
- Có một lực lượng quân đội lớn, gồm bộ binh và thuỷ binh, được trang bị vũ khí bằng đồng.
- Ở phía nam thành ( Cầu Vực ) người ta đã phát hiện hàng vạn mũi tên đồng. Đầm Cả là nơi tập trung thuyền chiến vừa luyện tập vừa sẵn sàng chiến đấu khi có chiến sự.
- Giống nhau: tổ chức bộ máy nhà nước
- Khác nhau: 
 +Văn Lang: Kinh đô ở vùng trung du (Bạch Hạc, Phú Thọ)
 +Âu Lạc: kinh đô ở đồng bằng (Cổ Loa, Hà Nội)
- Năm 207TrCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà chiếm 3 quận lập thành nước Nam Việt.
- Triệu đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận phía bắc Âu Lạc ( Quảng Đông, Quảng Tây – TQ ngày nay ).
- Đem quân xâm lược nước Âu Lạc.
- Âu Lạc có vũ khí tốt cùng với tinh thần dũng cảm của nhân dân.
Cho HS kể lại truyện Mị Châu- Trọng Thuỷ.
- Xin hoà, dùng mưu kế để chia rẽ nước ta .
- Nhiều tướng giỏi như : Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê. Âu Lạc rơi vào tay giặc .
- Thiếu phòng thủ, do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn đoàn kết chống giặc. Đây là bài học chống ngoại xâm của lịch sử dân tộc.
- Không thắng thì dùng mưu kế để chia rẽ nội bộ, tìm hiểu sức mạnh của âu Lạc.
- Phải cảnh giác trước kẻ thù, tin tưởng vào trung thần, dựa vào dân để đánh giặc.
1. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng:
a. Thành Cổ Loa:
- Xây dựng ở Phong Khê, một khu thành đất rộng hơn nghìn trượng có ba vòng khép kín với chu vi khoảng 16.000m như hình chôn ốc sau này gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa.
- Các thành đều có hào bao quanh và thông nhau. 
- Bên trong thành Nội là nơi ở, làm việc của An Dương Vương và các Lạc hầu, Lạc tướng.
- Thành Cổ Loa là một biểu tượng rất đáng tự hào của nền văn minh Việt cổ.
b. Lực lượng quốc phòng:
- Có bộ binh và thuỷ binh.
- Được trang bị vũ khí bằng đồng (giáo, rìu, dao găm, nỏ)
2. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
- Năm 207TrCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà chiếm 3 quận phía Nam, lập ra nước Nam Việt.
- Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc, 
- Triệu Đà giả vờ xin hoà để dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
- Năm 179TrCN, Do An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết. Âu Lạc rơi vào ách thống trị của nhà Triệu.
 c. Củng cố - Luyện tập:
? Theo em sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau những bài học gì?
Đáp: - Sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, đó là:
- Tinh thần cảnh giác để không mắc mưu kẻ thù;
- Chuẩn bị lực lượng mạnh, vũ khí tốt.
- Tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng mới có đủ sức mạnh cjống giặc ngoại xâm của lịch sử dân tộc. Bài học đầu tiên vế công cuộc giữ nước.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học bài kỹ, 
 - Làm bài tập trong sách thực hành.
 - Xem trước và chuẩn bị bài ôn tập chương I và chương II.
**********************************
RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG BÀI
Thời gian.....................................................................................................................
Nội dung:....................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 2/12/2011 Ngày dạy: 6/12/2011 Lớp 6A Sĩ số: 32
 6/12/2011 Lớp 6B Sĩ số: 31
 6/12/2011 Lớp 6C Sĩ số:27 
 6/12/2011 Lớp 6D Sĩ số: 26
Tiết: 18
KIỂM TRA HỌC KÌ I
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức:
- Kiểm tra quá trình nhận thức của học sinh trong một học kì.
- Qua đó đánh giá kết quả của học sinh trong học kì I
Kĩ năng:
- Củng cố kĩ năng làm bài tổng hợp các kiến thức học kì I
Thái độ:
- Giáo dục tính tự lập, tính trung thực ,óc suy nghĩ và sáng tạo trong làm bài. Qua đó học sinh yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a. Giáo viên: Đề bài + Đáp án – biểu điểm.
b. Học sinh: Ôn tập + Chuẩn bị giấy kiểm tra.
3. NỘI DUNG ĐỀ BÀI:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN LỊCH SỬ LỚP 6 
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
Lịch sử thế giới cổ đại Bài 6. Tiết 6 
Văn hoá cổ đại
Nêu được những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông 
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ:
1 câu ( câu 1)
2,5 = 25%
1 Câu
2,5 = 25%
Lịch sử Việt Nam Bài 13 tiết 14. 
Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Trình bày được những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ:
1 câu ( câu 2)
2,5 = 25%
1 Câu
2,5 = 25%
Lịch sử Việt Nam Bài 12. Tiết 13 
Nước Văn Lang
Vẽ được sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang? 
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ:
1 câu ( câu 3)
3 = 30%
1 câu
 3 = 30%
Lịch sử Việt Nam Chương II 
Bài 10. Tiết 11 Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
Trình bày cảm nhận của mình về ý nghĩa cuả việc phát minh ra thuật luyện 
Số câu:
Số điểm, tỉ lệ:
1 câu ( câu 4)
2 = 20%
1 câu
2 = 20%
T. số câu:
T. số điểm, tỉ lệ:
 2
5 = 50%
1
3 = 30%
1
2 = 20%
4 câu
10 = 100%
Câu 1 : ( 2,5 điểm )
Hãy nêu những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông? 
Câu 2: ( 2,5 điểm )
Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
Câu 2 : ( 3 điểm )
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang ?
Câu 3: ( 2 điểm )
Theo em việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa gì?
4. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM:
Câu 1 : ( 2,5 điểm )
 Những thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông là :
- Họ có tri thức đầu tiên về thiên văn. Họ sáng tạo ra lịch và biết dùng lịch âm.
 ( 0,5 điểm )
- Biết làm đồng hồ đo thời gian . ( 0,5 điểm )
- Sáng tạo ra chữ viết, gọi là chữ tượng hình. ( 0,5 điểm )
- Toán học: phát minh ra phép đếm đến 10, các chữ số từ 1 đến 9 và số 0, tính được số Pi bằng 3,16.( 0,5 điểm )
- Kiến trúc : Kim tự tháp(AC), thành Bablon(LH). ( 0,5 điểm )
Câu 2: ( 2,5 điểm )
Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang 
- Về ăn: cơm nếp, cơm tẻ: rau, cà, thịt, cá, biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị.
 ( 0,5 điểm )
- Về ở: ở nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.( 0,5 điểm )
- Đi lại: chủ yếu bằng thuyền. ( 0,5 điểm )
-Trang phục: Nam đóng khố mình trần, nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắn hoặc bỏ xoã, búi tó, hoặc tết đuôi xam. ( 1 điểm )
Câu 3: ( 3 điểm )
 SƠ ĐỒ NHÀ NƯỚC VĂN LANG
Hùng Vương
L¹c hÇu – l¹c t­íng 
 (Trung ương)
Lạc hầu – Lạc 
Lạc tướng
(bộ)
Lạc tướng
(bộ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Bồ chính
(chiềng, chạ)
Củng cố - 
Câu 4: ( 2 điểm )
 Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa hết sức to lớn không chỉ với người thời đó mà cả với các thời đại sau này. Nhờ thuật luyện kim mà có được công cụ khá cứng, có thể thay thế đồ đá. Đúc được nhiều loại hình công cụ, dụng cụ khác nhau. Hình thức công cụ đẹp hơn, chất liệu bền hơn, mở ra con đường tìm nguyên liệu mới.
5. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT TIẾT KIỂM TRA;
Ý thức:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Thái độ:
................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 9/12/2011 Ngày dạy:12/12/2011 Lớp 6B
 13/12/2011 Lớp 6D
 14/12/2011 Lớp 6A,C
Bài 16 Tiết 17 
ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 a. Kiến thức: Giúp HS nhớ lại và khắc sâu:
 - Những dấu hiệu chứng tỏ trên mảnh đất Việt Nam hiện nay, từ xa xưa đã có người Việt cổ sinh sống.
 - Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào ?
 - Những nét nổi bật của thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.
 b. Về kỹ năng: 
 - Thời kỳ lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
 c. Về tư tưởng: 
 - Dân tộc Việt Nam là người chủ tự nhiên và muôn thuở của nước Việt Nam
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
 a. Giáo viên: - Lược đồ “Một số di tích khảo cổ Việt Nam”
 - Tranh ảnh các công cụ, các công trình nghệ thuật tiêu biểu cho từng giai đoạn từng thời kỳ. Một số câu chuyện cổ, câu ca dao về nguồn gốc dân tộc, phong tục tập quán.
 b. Học sinh: Học bài cũ + Xem trước bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
 a. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
? Nêu nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà?
Đáp: - Năm 179TrCN, Do An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết. Âu Lạc rơi vào ách thống trị của nhà Triệu.
 * Giới thiệu bài : ( 1’)
 Chúng ta vừa học xong thời kỳ lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta ôn tập các kiến thức ở chương I và II
 b. Dạy nội dung bài mới:
Câu 1: Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta?
 ( Hiện vật, Thời gian? Địa điểm? ) ( 7’)
GV dùng bản đồ hình 24 SGK cho HS xác định vùng những người Việt cổ cư trú.
Cho HS lập bảng thống kê dấu tích của người Việt cỏ ở Việt Nam
Hiện vật
Thời gian
Địa điểm
Những chiếc răng của người tối cổ
Cách đây 30-40 vạn năm.
ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
Nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ, nhiều mảnh đá ghè mỏng ở nhiều chỗ 
Cách đây 30-40 vạn năm
Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai)
GV sơ kết : Những người Việt cổ và con cháu của họ là chủ nhân muôn thuở của đất nước Việt Nam.
Câu 2: Xã hội nguyên thuỷ trải qua những giai đoạn nào ? ( 8’)
? Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào? 
? Căn cứ vào đâu em xác định được tư liệu này? 
? Tổ chức Xã hội của người nguyên Thuỷ Việt Nam như thế nào?
- Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua 3 giai đoạn cụ thể là:
+ Giai đoạn Sơn Vi ( đồ đá cũ ), công cụ đồ đá được ghè đẽo thô sơ.
+ Giai đoạn văn hoá Hoà Bình – Bắc Sơn ( đồ đá giữa ) công cụ đá được ghè đẽo một mặt, bắt đầu có đồ gốm ( Bắc Sơn ). Chứng tỏ người Việt cổ đã bước sang thời đại đồ đá mới.
+ Giai đoạn văn hoá Phùng Hưng ( thời đại kim khí ) đồng thau xuất hiện.
- Căn cứ vào các tài liệu của giới khảo cổ học Việt Nam.
- Thời kì Sơn Vi, người nguyên thuỷ sống thành từng bầy.
- Thời Hoà Bình, Bắc Sơn họ sống thành các thị tộc mẫu hệ.
- Thời Phùng Nguyên họ sống thành các bộ lạc là liên minh các thị tộc mẫu hệ.
GV hướng dẫn HS: Lập bảng thống kê những giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ Việt Nam
Giai đoạn
Địa điểm
Thời gian
Công cụ sản xuất
Người tối cổ
Sơn Vi
Hàng chục vạn năm
Đồ đá cũ, công cụ đá được ghè đẽo thô sơ
Người tinh khôn ( Giai đoạn đầu )
Hoà Bình-Bắc Sơn
40-30 vạn năm
Đồ đá giữa và đồ đá mới, công cụ đá được mài tinh xảo.
Người tinh khôn
 ( Giai đoạn phát triển )
Phùng nguyên
4000- 3500 năm
Thời đại kim khí, công cụ sản xuất bằng đồng thau + sắt
Câu 3: Những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
 ( 10’)
? Địa bàn cư trú của người việt cổ ở đâu? Cách đây bao nhiêu năm? 
? Họ sống bằng nghề gì?
? Cây lương thực chính của họ là gì?
Công cụ chủ yếu của họ làm bằng gì?
? Quá trình sinh sống họ gặp khó khăn gì? 
? Để khắc phục những khó khăn đó họ phải làm gì?
? Nhà nước Văn Lang ra đời như thế nào?
? Cho HS kể lại truyền thuyết “ Con rồng cháu tiên ”.
? Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về cội nguồn dân tộc?
? Nhà nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Cách đây khoảng 4000 năm các bộ lạc Việt cổ đã sống định cư thành các xóm làng ở vùng thung lũng, ven sông ven biển. 
- Họ sống bằng trồng trọt và chăn nuôi.
- Cây lúa nước.
- Công cụ chủ yếu bằng đồng, sắt thay thế cho công cụ bằng đá.
- Lũ lụt và các bộ tộc khác xâm lấn.
- Các bộ lạc phải liên kết với nhau lập ra nhà nước. 
- Trong 15 bộ lạc sống ở đồng bằng ven các con sông lớn thì bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh nhất, thủ lĩnh của bộ lạc văn Lang đã dứng lên hợp nhất các bộ lạc lập lên nước Văn lang vị thủ lĩnh ấy tự xưng là Hùng Vương, đóng đo ở Bạch Hạc ( Việt Trì – phú Thọ ) vào thế kỉ thứ III TCN.
- HS kể.
- Dân tộc ta có chung một cọi nguồn thống nhất ( Đồng bào )
- Vào cuối thề kỉ III TCN đất nước Văn Lang suy yếu. Quân Tần âm mưu xân lược Văn Lang Thục Phán chỉ huy đất nước đánh tan quân Tần, năm 207 TCN thục phán lên làm vua hợp nhất người Tây Âu và người Lạc Việt thành một nước mới đặt tên là Âu Lạc.
Câu 4: Những công trình văn hoá tiêu biểu thời Văn Lang – Âu Lạc:( 11’)
? Những công trình tiêu biểu cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc là gì ?
GV giải thích: 
Trống đồng là vật tượng trưng cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Nhìn vào hoa văn của trống đồng người ta có thể thấy những văn hoá vậy chất và tinh thần của thời đó.
Trống đồng dùng trong lễ hội, cầu mưa thuận gió hoà.
Thành cổ loa: Là kinh đô của Âu Lạc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, khi có chiến tranh thành Cổ Loa là một công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
Bởi vì xung quanh 3 vòng thành đều là các hào nước được nối với sông Hoàng và sông Hồng, từ đó ta có thể tiến lên Tây bắc, Việt Bắc và ra biển bằng đường thuỷ
GV dùng sơ đồ khu thành cổ loa ( hình 41 ) để phân tích những giá trị của thành Cổ Loa
Trống đồng
Thành Cổ Loa
 * Kết luận toàn bài: Tóm lại, thời Văn Lang – Âu Lạc đã để lại cho chúng ta:
- Tổ quốc ( nhà nước Văn Lang - Âu Lạc mở đầu thời kì dựng nước và giữ nước)
- Thuật luyện kim: SX công cụ lao động.
- Nông nghiệp lúa nước, với 2 nghành sx chính là trồng trọt và chăn nuôi.
- Phong tục: Nhuộm răng, ăn trầu, ngày tết làm bánh chưng bánh dày.
- Tín ngưỡng: thờ thần Mặt trời, thần sấm, thần mưa, thần núi. Thờ cúng tổ tiên....
- Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước. Trong mọi tình huống, chúng ta phải luôn cảnh giác với kẻ thù.
 c. Củng cố - Luyện tập: ( 2’)
 GV khái quát nội dung toàn bài.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 1’)
 - Học lại bài ở chương I và chương II
 - Chuẩn bị thi HKI
 *************************
 RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG BÀI
Thời gian.....................................................................................................................
Nội dung:....................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 15. Nước Âu Lạc (tiếp theo).doc