Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1.1 Kiến thức

- Sau thất bại của An Dư¬ơng Vư¬ơng, đất nước ta bị phong kiến phư¬ơng Bắc thống trị (thời kì Bắc thuộc). Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phư¬ơng Bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trư¬ng.

- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trư¬ng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng, đất nước giành được độc lập.

1.2. Tư¬ tưởng

Giáo dục cho HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc.

Giáo dục cho các em lòng biết ơn Hai Bà Tr¬ưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.

1.3. Kĩ năng

Rèn luyện cho HS biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch s¬ử.

Bư¬ớc đầu rèn luyện kĩ năng cho HS biết vẽ và đọc bản đồ lịch sử.

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 26 /11/2010
Ngµy gi¶ng: 6A: 9 /12 /2010 ; 6B: 13/12/2010 ; 6C: 14/12/2010 
 Tiết 19
Bài 17.
Cuéc khëi nghÜa hai bµ tr­ng ( n¨m 40)
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1.1 Kiến thức
- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị (thời kì Bắc thuộc). Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng, đất nước giành được độc lập.
1.2. Tư tưởng
Giáo dục cho HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc.
Giáo dục cho các em lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
1.3. Kĩ năng
Rèn luyện cho HS biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử.
Bước đầu rèn luyện kĩ năng cho HS biết vẽ và đọc bản đồ lịch sử.
2.ChuÈn BÞ:
GV:Bản đồ loại treo tường "Khởi nghĩa Hai Bà Trưng" do trung tâm bản đồ tranh ảnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản.Bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ III TCN.Bản đồ Âu Lạc thế kỉ I - thế kỉ III.Tranh dân gian về Hai Bà Trưng khởi nghĩa, ảnh về đền thờ Hai Bà ở Hà Nội, Hà Tây...Giáo án.
HS: So¹n bµi theo c©u hái SGK.
3.Ph­¬ng ph¸p
- Ph©n tÝch, diÔn gi¶i, gi¶i thÝch...
4.TiÕn tr×nh:
4.1.KiÓm tra sÜ sè 1’ : 6A.............................; 6B...............................; 6C..................................
4.2.KiÓm tra bµi cò KiÓm tra viÖc chuÈn bÞ bµi cña HS
4.3.Bµi míi:35’
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1(10’) Tìm hiểu mục 1 SGK.
GV cho HS quan sát bản đồ Âu Lạc thế kỉ I – thế kỉ III ( trình chiếu).
sSau cuộc kháng chiến của ADV thất bại, dân tộc ta đã rơi vào tình trạng như thế nào?
HS nêu: Dân tộc ta bước vào tình trạng hơn 1000 năm Bắc thuộc.
s Nhà Triệu, nhà Hán đã thực hiện chính sách gì ở nước ta?
HS nêu : Sáp nhập nước ta vào đất đai của TQ. Biến nước ta thành quận huyện .
GV dùng bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ III TCN để học sinh thấy rõ chính sách thâm độc của nhà Hán (biến nước ta thành quận, huyện của T.Q). (Trình chiếu).
sNhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao nhằm âm mưu gì?
 - HS nêu: muốn chiếm đóng lâu dài xoá tên nước ta, biến nước ta thành một bộ phận của TQ.
sNhà Hán sắp đặt bộ máy cai trị ở nước ta như thế nào?
 - HS nêu.
GV g.thiệu bộ máy cai trị, p.tích. (Trình chiếu)
sEm có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán?
 - HS nêu: Người Hán trực tiếp cai trị, nhưng chưa với tay được đến cấp huyện nên vẫn phải để người Việt trị dân như cũ.
sChính sách cai trị của nhà Hán đối với nhân dân ta như thế nào?
- HS nêu: Chính sách áp bức bóc lột vô cùng nặng nề, tàn bạo.
sEm hãy cho biết mục đích của việc nhà Hán bắt nhân dân ta phải theo phong tục người Hán và việc đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt?
 - HS nêu: Muốn đồng hoá dân ta.
GV giải thích thêm:Chúng bắt dân ta ăn, mặc, ở sinh hoạt giống người Hán, cho người Hán di cư sang nước ta lập nghiệp, bắt phụ nữ nước ta lấy người Hán...GV phân tích thêm về Tô Định để HS thấy được sự cùng cực không thể chịu đựng nổi của nhân dân ta và việc vùng dậy là tất yếu không thể tránh khỏi.
Hoạt động 2 (15’) Tìm hiểu mục 2.
sCuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ trong hàon cảnh nào?
- HS nêu được : Khách quan: Do bị bóc lột tàn bạo ...
 Chủ quan: Thi Sách, chồng Trưng Trắc bị giết.
GV yêu cầu học sinh nói rõ hơn thân thế của Hai Bà Trưng. Hai Bà Trưng là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, hậu duệ đời thứ 25 của vua Hùng, họ Lạc. Thân mẫu là bà Trần Thị Đoan( bà Man Thiện).Năm 19 tuổi,Trưng Trắc đã kết duyên cùng Thi Sách con Lạc tướng huyện Chu Diên (vùng đất thuộc Đan Phượng -Hà Tây và Từ Liêm-Hà Nội ngày nay).Hai gia đình Lạc tướng và ngầm liên kết với các thủ lĩnh ở mọi miền đất nước chuẩn bị nổi dậy. Không may, Thi Sách bị giết hại.
GV gọi HS đọc 4 câu thơ (Trình chiếu)
sVới 4 câu thơ đó, em hiểu như thế nào về mục tiêu của cuộc khởi nghĩa?
 - Hs nêu.
sCuộc khởi nghĩa phát triển như thế nào?
GV dùng lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng để HS theo dõi các địa điểm có quân khởi nghĩa, yêu cầu HS điền các danh tướng của Hai Bà vào các địa điểm.(Trình chiếu)
sTheo em, việc khắp nơi đều kéo quân về Mê Linh nói lên điều gì?
- HS nêu: Điều đó nói lên cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã được đông đảo nhân dân cả nước hưởng ứng. Tạo ra thực lực đánh bại kẻ thù.
GV trình bày diễn biến trên lược đồ (Trình chiếu)
Giới thiệu các kí hiệu có trên bản đồ.
GV giải thích câu nói của Lê Văn Hưu đóng khung cuối bài.Đây là cuộc khởi nghĩa thu hút được đông đảo dân chúng tham gia chống lại ách thống trị của nhà Hán (người chỉ huy là Hai Bà Trưng, hô một tiếng là 65 thành đều hưởng ứng).
sChiến thắng của nghĩa quân có ý nghĩa như thế nào?
- HS nêu: Cuộc khởi nghĩa này báo hiệu thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta.Cổ vũ cho tình thần chiến dấu của nhân dân ta.
1.Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì đổi thay?
+ Biến nước ta thành quận, huyện của TQ.
- Năm 179 TCN,nước ta bị sáp nhập vào với nước Nam Việt, bị chia thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.
-Năm 111.TCN nước ta bị chia thành 3 quận:Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam hợp nhất 3 quận của ta với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
* Bộ máy cai trị:
CHÂU - > Thứ sử - Người Hán
QUẬN -> Thái thú ,Đô uý – N.Hán
HUYỆN -> Lạc tướng – Người Việt
*Chính sách áp bức bóc lột:
+ Về kinh tế:
- Phải nộp các loại thuế:muối, sắt...
- Cống nạp sản vật quý: sừng tê, ngà voi, ngọc trai, đồi mồi...
+ Về văn hoá:
- Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt.
- Bắt dân ta phải theo phong tục của Hán -> muốn đồng hoá dân ta.
2.Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ
Nguyên nhân khởi nghĩa:
+ Khách quan: Do chính sách áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
+ Chủ quan: Thi Sách chồng Trưng giết hại. 
* Mục đích của cuộc khởi nghĩa:
- Đánh đuổi quân xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, trả thù cho chồng.
* Diễn biến khởi nghĩa:
- Mùa xuân năm 40 (tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây).
- Chiếm được Mê Linh -> đánh Cổ Loa và Luy Lâu -> quân địch thất bại.
*Ý nghĩa:
- Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta.
- Báo hiệu thế lực PHPBắc không thể cai trị vĩnh viễn nước ta.
4.4. Củng cố 4’
?. Đất nước và nhân dân Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi?
?. Em có suy nghĩ gì về nhận xét của Lê Văn Hưu.
4.5. H­íng dÉn vÒ nhµ: 5’
- Học bài cũ theo câu hỏi cuối bài.Trình bày diễn biến của khởi nghĩa bằng bản đồ.Ý nghĩa lịch sử cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Soạn tiếp bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán.
+ Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập?
+ Cuộc khánh chiến chống quân xâm lược Nam Hán dã diễn ra như thế nào?
5.rót kinh nghiÖm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngµy th¸ng 12 n¨m 2010
 Tæ ký duyÖt
 __________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (4).doc