Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)

A/Mục tiêu:

 I/ Kiến thức:

 -Sau thất bại của An Dương Vương ,đất nước ta bị phong kiến phương bắc thống trị ( Thời kỳ bắc thuộc).Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

 -Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ , thắng lợi nhanh chóng, đát nước dành được độc lập.

 II/ Tư tưởng:

 -Giáo dục cho Hs ý thức căm thù quân xâm lược ,ý thức tự hào ,tự tôn dân tộc .

 -Giáo dục cho Hs lòng biết ơn Hai Bà Trưng & tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.

III/ Kĩ năng:

 -Rèn luyện cho hs biết tìm nguyên nhân & mục đích của sự kiện LS.

 -bước đầu rèn luyện kĩ năng biết vẽ & đọc lược đồ LS.

B/ Phương pháp: Kích thích tư duy, đồ dùng :tranh ảnh, bản đồ.

 C/ Chuẩn bị của GV &HS:

 I / Chuẩn bị của GV: Bản đồ cuộc kháng chiến, tranh ảnh về Hai Bà Trưng, ảnh đền thờ Hai Bà, bài soạn.

 II/ Chuẩn bị của HS: học bài cũ , làm bài tập, tìm hiểu & soạn bài mới.

 D/ Tiến trình lên lớp:

 I/ ổn địnhlớp:

 II/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra hs, gv nhắc lại nét chính nguyên nhân thất bại của An Dương Vương , dẫn dắt bài mới.

 

doc 10 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ..../...../200....
Ngày giảng: ...../...../200...
Chương 3 ThờI Kỳ BắC THUộC & ĐấU TRANH
GIàNH ĐộC LÂP.
Tiết 19: CuộC KhởI NGHĩA HAI Bà TRƯNG NĂM 40
A/Mục tiêu:
 I/ Kiến thức: 
 -Sau thất bại của An Dương Vương ,đất nước ta bị phong kiến phương bắc thống trị ( Thời kỳ bắc thuộc).Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 -Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ , thắng lợi nhanh chóng, đát nước dành được độc lập.
 II/ Tư tưởng:
 -Giáo dục cho Hs ý thức căm thù quân xâm lược ,ý thức tự hào ,tự tôn dân tộc .
 -Giáo dục cho Hs lòng biết ơn Hai Bà Trưng & tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
III/ Kĩ năng:
 -Rèn luyện cho hs biết tìm nguyên nhân & mục đích của sự kiện LS.
 -bước đầu rèn luyện kĩ năng biết vẽ & đọc lược đồ LS.
B/ Phương pháp: Kích thích tư duy, đồ dùng :tranh ảnh, bản đồ.
 C/ Chuẩn bị của GV &HS:
 I / Chuẩn bị của GV: Bản đồ cuộc kháng chiến, tranh ảnh về Hai Bà Trưng, ảnh đền thờ Hai Bà, bài soạn.
 II/ Chuẩn bị của HS: học bài cũ , làm bài tập, tìm hiểu & soạn bài mới.
 D/ Tiến trình lên lớp:
 I/ ổn địnhlớp:
 II/ Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra hs, gv nhắc lại nét chính nguyên nhân thất bại của An Dương Vương , dẫn dắt bài mới.
 III/ Bài mới;
 1/Giới thiệu bài mới:Sau khi nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Hán, nhà Hán đẩy nhân dân ta đến trước những thử thách nghiêm trọng: đất nước bị mất tên, dân tộc có nguy cơ bị đồng hoá. Nhưng nhân dân ta quyết không chịu sống trong cảnh nô lệ đã liên tục nổi dậy đấu tranh, mở đầu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40). Để biết được điều đó hôm nay chúng ta tìm hiểu.
 2/ Triển khai các hoạt động:
Hoạt động của GV &HS
Nội dung bài học
 Hoạt động 1
-Gv: Gọi Hs đọc mục 1 Sgk& hỏi: Sau cuộc k/c của An Dương Vương chống Triệu Đà thất bại , nước ta bước vào tình trạng gì?
-Hs: Dân tộc ta bước vào tình trạng hơn 1000 năm bắc thuộc.
-Gv: Sau khi nhà Hán đánh bại nhà Triệu, chúng đã thực hiện c/s gì ở nước ta?
-Hs:Năm 111 TCN nhà Hán thay nhà Triệu thống trị Âu Lạc.
-Gv: Nhà Hán gộp Âu lạc với 6 quận của TQ nhằm mục đích gì?
-Hs: Nhằm xoá bỏ hẳn Âu lạc cũ, xem Âu Lạc là 1 vùng đất của TQ ở phía Nam.
-Gv: Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại cai trị của nhà Hán?
-Hs:Nhà Hán mới bố trí người cai quản đến cấp quận,cònở huyện xã nhà Hán chưa nắm được.
-Gv: H/dẫn hs thảo luận c/sthống trị của nhà Hán đối với nhân dân ta?
- Gv: Em biết gì về thái thú Tô Định?
-Gv: Nhà Hán đưa người Hán sangChâu Giao sinh sống lâu dài nhằm mục đích gì?
-Hs:Nhằm bắt người Việt phải theo phong tục ,tập quán của người Hán để thực hiện mưu đồ biến người Việt thành người Hán.
Gv: Em có nhận xét gì về c/s cai trị của nhà Hán?
-Gv: Trong hoàn cảnh đó nhân dân Giao chỉ phải làm gì?
Gv chuyển mục.
 Hoạt động2:
-Gv: Yêu cầu Hs đọc mục 2 Sgk & hỏi:Vì sao cuộc khởi nghĩa Hai Bà TRưng bùng nổ?
-Hs : Dựa vào Sgk trả lời ,Gv bổ sung.
-Gv: Em biết gì về Hai Bà Trưng?
-Gv: Cuộc khởi nghĩa diễn ra như thế nào?
-Hs: Dựa vào bản đồ tường thuật.
-Gv: bốn câu thơ trong Thiên Nam Ngữ Lục nói lên mục đích của K/n là gì?
-Gv: Việc khắp nơi kéo quân về tụ nghĩa nói lên đIều gì?(Liên hệ câu nói của Lê Văn Hưu)
-Hs: ách thống trị tàn bạo của nhà Hán khiến nhân dân ta căm giận & nổi dậy khởi nghĩa.
-Gv: Kết quả cuộc k/n ra sao?
-Gv:H/d hs thảo luận nguyên nhân thắng lợi & ý nghĩa của cuộc k/n? 
1/ Nước Âu Lạc từ thế kỷIITCN đến thế kỷI có gì thay đổi:
-Năm 179 Tcn, Triệu Đà sát nhập Âu lạc vào Nam Việt, biến Âu Lạc thành 2 quận của TQ là Giao Chỉ & Cửu Chân.
-Năm 111TCN, nhà Hán thống trị Âu Lạc ,chia Âu Lạc thành 3 quận:Giao Chỉ, Cửu Chân & Nhật Nam.
- Nhà Hán hợp nhất 3 quận của ta với 6 quận của TQ thành Châu giao.Đặt các chức quan Thứ sử, Thái thú, Đô uý,để cai trị .ở huyện vẫn các Lạc tướng cai quản như cũ.
-Nhà Hán bóc lột nhân dân ta:
+Hàng năm phải nộp thuế, các vật quý hiếm: sừng tê, ngà voi...
+ Bắt dân ta theo phong tục Hán.
2/ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ:
a/ Nguyên nhân:
- Do chính sách áp bức bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
-Thi Sách chồng của Trưng Trắc bị Thái thú Tô Định giết hại.
b./Diễn biến:
-Mùa xuân năm 40 (Tháng 3 dương lịch) hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây)
-Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa & Luy Lâu.
c/ Kết quả:
-Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn.
 IV/ Củng cố bài học:
 -Em hãy điền những ký hiệu thích hợp lên lược đồ để thể hiện diễn biến k/n?
 -Em có suy nghĩ gì về nhận xét của Lê Văn Hưu?
 V/ Dặn dò: 
 -Học bài theo câu hỏi cuối bài.Tìm đọc LSVN bằng tranh tập 6.
 -Làm bài tập (SBT) & 1số bài tập nâng cao gv h/dẫn.
 -Tìm hiểu bài mới, suy nghĩ & trả lời những câu hỏi SGK.Sưu tầm tranh ảnh về Hai Bà Trưng.
Ngày soạn: ..../...../200....
Ngày giảng: ...../...../200...
Tiết 21: TRƯNG VƯƠNG & CuộC KHáNG cHIếN CHốNG
QUÂN XÂM LƯợC HáN.
A / Mục tiêu:
 I/ kiến thức:
 -Giúp Hs nắm được : Sau khi cuộc K/n thắng lợi ,Hai bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước ,giữ gìn độc lập dân tộc vừa mới giành được, đó là những việc làm thiết thực đưa lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành cuộc K/c chống quân xâm lược Hán.
 -Hs cần thấy rõ ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân ta chống quân xâm lược Hán(42- 43)
 II/ Tư tưởng:
 -Hs cần hiểu rõ tinh thần bất khuất của dân tộc ta.
 -Mãi ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc thời Hai Bà Trưng.
 III/ Kĩ năng:
 -Rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ lịch sử.
 -Hs bước đầu làm quen với kể chuyện lịch sử.
 B/ Phương pháp:
- Kích thích tư duy, nêu vấn đề, trực quan, kể chuyện,tường thuật...
 C/ Chuẩn bị của Gv& Hs:
 I/ Chuẩn bị của Gv:
 -Bản đồ, tranh ảnh, chuyện kể.
 -Giáo án ,SGK, SBT,SGV.
 -Đọc 1 số tài liệu liên quan đến bài học.
 II/ Chuẩn bị của Hs:
-Học bài cũ , hoàn thành các bài tập của bài (SBT).
-Tìm hiểu bài mới :suy nghĩ trả lời các câu hỏi SGK soạn vào vở ở nhà.
- Tìm đọc LSVN bằng tranh.
-Sưu tầm tranh ảnh về Hai Bà Trưng.
 D/ Tiến trình lên lớp:
 I / ổn định lớp:
 II/ Kiểm tra bài cũ: 
Đất nước Âu Lạc dưới thời thuộc Hán có gì thay đổi?
Trình bày nguyên nhân , diễn biến, kết quả cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
 III/ Bài mới: 
 1/Giới thiệu bài mới:
 Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi , ngay sau đó nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến trong điều kiện vừa mới giành độc lập, đất nước còn nhiều khó khăn, cuộc k/c diễn ra gay go quyết liệt. Để biết được điều đó tiết hôm nay chúng ta tìm hiểu.
 2/ Triển khai các hoạt động:
Hoạt động của GV&HS
Nội dung bài học:
Hoạt động 1:
-Gv: Gọi hs đọc mục 1 Sgk,sau đó đặt câu hỏi hs trả lời:Sau khi đánh đuổi quân Đông Hán , Hai Bà Trưng đã làm để giữ vững nền độc lập?
-Hs: dựa vào sgk trả lời.
-Gv: Việc suy tôn Trưng Trắc lên làm vua có ý nghiã gì?
-Hs:Suy nghĩ trả lời.
-GvNhững việc làm của Trưng Trắc có ý nghĩa & tác dụng như thế nào?
(Thảo luận).
-Hs: Đem lại quyền lợi thiết thực cho nhân dân,nâng cao ý chí đấu tranh bảo vệ độc lập.
-Gv: Vua Hán đã làm gì khi được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
-Hs: Được tin Hai Bà Trưng k/n & giành lại độc lập ,Vua Hán rất tức giận,đã hạ lệnh cho các quận Miền Nam chuẩn bị lực lực lượng tiến sang đàn áp. 
-Gv:Giải thích thêm&chuyển mục:
 Hoạt động2:
-Gv: Dùng lược đồ k/c chống quân xâm lược Hán hình 44 Sgk phóng to để trình bày.
-Gv: Yêu cầu hs đọc mục 2 sgk & hỏi: Năm 42 quân Đông Hán đã tấn công vào nước ta như thế nào?
-Hs:Trả lời ,gv chỉ lược đồ minh hoạ.
-Gv: Giải thích thêm :Hợp Phố (Quảng Châu-TQ ngày nay) Hợp Phố nằm trong Châu Giao.
-Gv:Tại sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược?
-Hs: Hắn là 1 tên hung bạo, xảo quyệt, có nhiều kinh nghiệm đàn áp các cuộc k/n & được vua Hán phong là phục ba tướng quân.
-GV:Em có nhận xét gì về lực lượng của Nhà Đông Hán?
-Hs:Quân mạnh,tướng hung bạo.
-Gv: Nói về lực lượng của ta (Giao Chỉ) .
-Gv: Sau khi chiếm được Hợp Phố quân Mã Viện tiến vào nước ta như thế nào?
-Gv: Sử dụng lược đồ câm để trình bày.
-Gv:Trình bày cuộc chiến đấu anh dũng của nghĩa quân Hai Bà.
-Gv:Gọi Hs đọc đoạn viết về Lãng Bac & hỏi:Vì sao Mã Viện sau này nhớ về Lãng Bạc lại kinh hoàng?
-Hs:Suy nghĩ trả lời.
-Gv:Giải thích thêm về sự hy sinh anh dũng của Hai Bà.Giới thiệu đền thờ Hai Bà.
-Gv:Cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng có ý nghĩa như thế nào?
(Thảo luận).
-Gv: Hiện nay ở địa phương ta có công trình văn hoá nào mang tên Hai Bà ,
hàng năm nhà trường có những hoạt động gì để kĩ niệm về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
Hs: Suy nghĩ trả lời.
1/ Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập:
-Trưng Trắc được suy tôn làm vua, lấy hiệu là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh.
-Phong tước cho những người có công.
- Lập lại chính quyền.
-Các lạc tướng được quyền cai quản các huyện.
-Trương Vương xá thuế 2 năm liền cho dân. Xoá bỏ chế độ lao dịch & binh pháp cũ.
2/ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42-43) đã diễn ra như thế nào?
a.Diễn biến:
-Năm 42, Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược gồm: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2000 xe, thuyền & nhiều dân phu tấn công ta ở Hợp Phố.
-Nhân dân Hợp Phố đã anh dũng chống lại.
-Sau khi chiếm Hợp Phố, Mã Viện đã chia quân thành 2 đạo thuỷ & bộ tiến vào Giao chỉ.
- Hai bà Trưng kéo quân từ Mê Linh về Lãng Bạc nghênh chiến rất quyết liệt, thế của giặc mạnh ta phải lùi về giữ ở Cổ Loa & Mê Linh.
-Mã Viện đuổi theo, ta phải lùi về Cấm Khê (Ba Vì -Hà Tây) n/q kiên quyết chống trả.
-Tháng 3 năm 43 ( 6/2 âm lịch) Hai Bà Trưng đã hy sinh ở Cấm Khê.
- Cuộc k/c vẫn tiếp diễn đến 11/43.
b.ý nghĩa:
-Tiêu biểu cho ý chí quật cường chống quân xâm lược của nhân dân ta.
IV/ Củng cố :
 - Yêu cầu hs trình bày diễn biến của cuộc k/c chống quân xâm lược Hán(42-43).
 - Nhân dân ta lập 200 đền thờ Hai bà Trưng ở khắp toàn quốc nói đã lên điều gì? 
 V/ Dặn dò:
-Học bài cũ.
- Làm bài tập (sbt) & gv h/d 1số bài tập nâng cao .
- Tìm hiểu bài mới, suy nghĩ & trả lời những câu hỏi sgk.
- Tìm đọc LSVN bằng tranh.
Ngày soạn:..../..../200....
Ngày dạy:..../...../200....
Tiết 22:Từ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐếN TRƯớC Lý NAM đế
	(GIữA THế Kỷ I- GIữA THế Kỷ VI)
 A/Mục tiêu:
 I/ Kiến thức: Giúp Hs hiểu được: Từ sau thất bại của cuộc k/c thời Trưng Vương phong kién TQ đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc nhằm biến nước ta thành 1 bộ phận của TQ, bắt dân ta sống theo lối Hán, luật Hán, chính sách đồng hoá của chúng được thực hiện triệt để trên mọi phương diện.
 -Với chính sách cai trị, bóc lột tàn bạo của các triều đại pk TQ nhằm biến nước ta thành thuộc địa của TQ xoá bỏ sự tồn tại của dân tộc ta.
 II/ Kĩ năng:
 -Hs biết phân tích , đánh giá những thủ đoận cai trị của phong kiến phương bắc thời bắc thuộc .
 - Biết tìm nguyên nhân vì sao nhân dân ta không ngừng đấu tranh chống áp bức của p/k phương bắc.
 B/ Phương pháp: Phát vấn, trực qua, kích thích tư duy..
 C/ Chuẩn bị của Gv & Hs:
 I/ Chuẩn bị của GV:
- Bài soạn, lược đồ Âu Lạc TK I- III.
-Đọc 1 số tài liệu liên quan đến bài học.
 II/ Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, tìm hiểu bài mới theo câu hỏi sgk , tìm đọc LSVN bằng tranh tập6,7.
 D/ Tiến trình lên lớp:
 I/ ổn định lớp:
 II/ Kiểm tra bài cũ:
 -Trình bày bằng lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của nhân dân ta (42-43).
 III/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu bài mới :Do lực lượng quá chênh lệch, mặc dù nhân dân ta chiến đấu rất dũng cảm, ngoan cường, cuối cùng cuộc k/ n Hai Bà Trưng thất bại , đất nước ta lại bị phong kiến phương bắc cai trị . Chế độ cai trị tàn bạo của chúng đối với nhân dân ta như thế nào, tinh hình đất nước ta ra sao . Hôm nay chúng ta tìm hiểu.
 2/ Tiến hành các hoạt động:
 Hoạt động của GV &HS
 Nội dung bài học
-Gv: Dùng lược đồ Âu Lạc để trình bày cho hs rõ những vùng đất của Châu Giao.
-Gv: Gọi Hs đọc mục 1 sgk & hỏi:Thế kỷ I Châu Giao gồm những vùng đất nào?
-Hs:Thế kỷ I Châu Giao gồm 9 quận
(6 quận của TQ & 3 quận của Âu Lạc)
-Gv:Đầu thế kỷ III ,chính sách cai trị của TQ đối với nước ta có gì thay đổi?
-Hs: Đầu thế kỷ III ,Đông Hán suy yếu,TQ bị phân chia thành 3 quốc gia nhỏ: Nguỵ, Thục, Ngô.
-Gv: Miền đất Âu Lạc cũ bao gồm những quận nào?
-Hs: Thời hán , miền đất Âu Lạc cũ gồm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân & Nhật Nam.
-Gv: Từ sau cuộc k/n Hai Bà TRưng, nhà Hán có sự thay đổi gì trong c/s cai trị?
-Hs: Nhà Hán trực tiếp nắm quyền tới cấp huyện, huyện lệnh là người Hán.
-Gv: em có nhận xét gì về sự thay đổi này?
-Hs: Muốn thắt chặt hơn bộ máy cai trị đối với nhân dân ta?
-Gv: Tại sao người Hán đặc biệt chú trọng đánh vào thuế muối & thuế sắt? (Thảo luận).
-Hs: Thuế muối chúng sẽ bóc lột nhiều hơn. Sắt là kim loại có giá trị cao, vừa sx công cụ sx, vừa sx ra vũ khí chiến đấu.
-Gv:Ngoài thuế ra nhân dân ta còn phải chịu ách bóc lột nào nữa?
-Hs: Trả lời ,gv hỏi tiếp: Em có nhận xét gì về c/s bóc lột của bọn đô hộ?
-Hs: Bọn đô hộ rất tham lam, độc ác tìm mọi cách bóc lột & đàn áp nhân dân ta.
-Gv: Ngoài đàn áp bóc lột bằng thuế má...chúng còn thực hiện những c/s gì?
-Hs: Trả lời .Gv tóm tắt & ghi bảng.
-Gv: Vì sao Nhà Hán tiếp tục thi hành chủ trươcg đưa người Hán sang ở nước ta?
-Hs: Vì Nhà Hán chưa thực hiện được chủ trương đồng hoá nhân dân ta.
Hoạt động 2:
-Gv: gọi hs đọc mục 2 Sgk & hỏi: 
Vì sao nhà hán nắm độc quyền về sắt?
-Hs: Công cụ sắt mang lại hiệu quả lao động cao,kinh tế phát triển,vũ khí sắt có hiệu quả chiến đấu cao->nhà Hán kìm hãm làm cho nền kinh tế không phát triển, dể bề thống trị.
-Gv:Mặc dù bị hạn chế nhưng nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển,tại sao?
-Hs: Nghề sắt phát triển để rèn ra những công cụ sắc bén phục vụ cho Sx, rèn đúc vũ khí bảo vệ quốc gia.
-Gv: Căn cứ vào đâu , khẳng định nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển?
-Hs:Dựa vào SGK trả lời.
-Gv:Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ này phát triển ra sao?
-Hs:Trình bày.
-Gv:Vì sao với chế độ thống trị hà khắc của PK phương bắc mà nền kinh tế nước ta vẫn phát triển về mọi mặt?
-Hs:Suy nghĩ trả lời.
-Gv:Khái quát lại.
1/Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỷ I đén thế kỷ VI:
-Thế kỷ I, sau khi đàn áp K/n Hai Bà Trưng, nhà Hán vẫn giữ nguyên Châu Giao.
- Thế kỷ III,nhà Ngô tách Châu Giao thành Quảng Châu (TQ) & Giao Châu (Âu Lạc cũ).
-Nhà Hán trực tiếp nắm tới các huỵện, Huyện lệnh là người Hán.
-Nhân dân ta phả đóng nhều thứ thuế , nhất là thuế muối & sắt.
-Nhân dân ta phải đi lao dịch ( bắt thợ khéo tay) & cống nộp của ngon vật lạ.
-Chúng đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống .Đồng hoá dân ta bằng cách: Bắt dân ta học chỡ Hán , theo phong tục Hán.
2/ Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỷ I- thế kỷ VI có gì thay đổi:
-Nghề sắt phát triển, mặc dù nhà Hán nắm độc quyền về sắt.
+Nông nghiệp :
- Dùng lưỡi cày sắt, do trâu ,bò kéo.
-Biết đắp đê phòng lụt, trồng lúa2 vụ.
-Biết trồng nhiều loại cây ăn quảvới kỹ thuật cao, sáng tạo.
+ Thủ công nghiệp: Rèn sắt , làm gốm, thêm gốm tráng men, dệt vải lụa.
-Thương nghiệp : việc trao đổi, buôn bán khá phát triển. Sự ra đời của chợ làng, các trung tâm lớn: Luy Lâu, Long Biên. Có cả sự trao đổi với nước ngoài.
IV.Củng cố bài học:
 -Tại sao nói chính sách đàn áp của phong kiến phương bắc đối với Giao Châu rất hà khắc & tàn bạo?
-Hs làm bài tập trắc nghiệm (bảng phụ).
V.Hướng dẫn ,dặn dò:
-Học bài cũ, hoàn thành các bài tập.
-Tìm hiểu bài mới:Đọc bài suy nghĩ trả lời những câu hỏi SGK, so sánh sơ đồ phân hoá xã hội trong SGK.
-Đọc LSVN bằng tranh.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 17. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) (5).doc