Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

 Nhận biết chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đới với nước ta. Nhận biết những biểu hiện thay đổi trong tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI

2. Kĩ năng

So sánh, nhận xét, đánh giá.

3. Thái độ.

Lòng tự hào dân tộc và ý thức lao động cần cù, trân trọng lao động.

II. Chuẩn bị

1. GV: tư liệu lịch sử

 2. HS: HS đọc trước bài 19

III. Phương pháp

 Sử dụng đồ dùng trực quan, miêu tả, sử dụng tư liệu lịch sử, trao đổi-đàm thoại, giải thích, TLN

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 5258Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/01/2013	
Ngày giảng: 31/01/2013(6A,B,C)
Bài: 19 Tiết: 21
TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÍ NAM ĐẾ
( Giữa thế kỉ I đến giữa thế kỉ VI)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
 	 Nhận biết chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đới với nước ta. Nhận biết những biểu hiện thay đổi trong tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
2. Kĩ năng 
So sánh, nhận xét, đánh giá.
3. Thái độ. 
Lòng tự hào dân tộc và ý thức lao động cần cù, trân trọng lao động.
II. Chuẩn bị
1. GV: tư liệu lịch sử
 2. HS: HS đọc trước bài 19
III. Phương pháp	
	 Sử dụng đồ dùng trực quan, miêu tả, sử dụng tư liệu lịch sử, trao đổi-đàm thoại, giải thích, TLN
IV. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động 
(5')
Mục tiêu : Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần.
Các bước tiến hành:
* Kiểm tra đầu giờ: Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần?
- Đáp án: 4/43, Mã Viện chỉ huy đạo quân tinh nhuệ tấn công và chiếm Hợp Phố, chia quân làm hai đạo tiến vào nước ta. 
Hai Bà Trưng đem quân nghênh chiến giặc ở Lãng Bạc. Thế giặc mạnh, ta rút quân về Cổ Loa và Mê Linh. Giặc truy đuổi ráo riết. Hai Bà Trưng rút về Cấm Khê và hi sinh 3/43. Cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11 năm 43.
* Giới thiệu bài: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp, đất nước ta lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Nhà Hán tiếp tục thi hành những chính sách cai trị gì và tình hình nước ta có chuyển biến gì?
Hoạt động 2: tìm hiểu chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc.
(15’)
Mục tiêu : Nhận biết những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
Đồ dùng dạy học: 
Các thức tiến hành: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
HS đọc: Sau khi(Âu Lạc cũ)
GV giảng
H: Em hãy cho biết miền đất Âu Lạc trước đây bao gồm những quận nào của châu Giao?
- Giao chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam
GV giảng theo SGK
H: Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?
- Người Hán trực tiếp cai quản các huyện, không phải người Việt như trước đây nhằm siết chặt ách cai trị đối với nước ta.
H: Trình bày chính sách bóc lột của nhà Ngô đối với nước ta?
H: Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột của bọn đô hộ?
- Thâm độc, nặng nề, kìm hãm sự phát triển của kinh tế nước ta.
H: Vì sao nhà Hán tiếp tục đưa người Hán sang nước ta?
- Âm mưu đồng hóa dân ta.
GV kết luận và chuyền mục.
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
- Đầu thế kỉ III nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu
- Đưa người Hán sang làm huyện lệnh
- Thu nhiều thứ thuế, nặng nhất là thuế muối và thuế sắt, lao dịch và cống nạp nặng nề.
- Tiếp tục đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải học tiếng Hán, chữ Hán, theo phong tục Hán.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI.
(15’) 
Mục tiêu : Nhận biết tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
Đồ dùng dạy học: Tư liệu lịch sử
Các thức tiến hành: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV giảng
H: Vì sao nhà Hán giữ độc quyền về sắt?
- Kìm hãm sự phát triển kinh tế và các cuộc đấu tranh của nhân dân ta.
TLN: 3’
- Chia 6 nhóm
- Câu hỏi: Vì sao nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển?
- Các nhóm báo cáo- nhận xét
- Đáp án: Do nhu cầu lao động sản xuất, đấu tranh chống ách đô hộ.
HS đọc: Từ thế kỉ Idiệt côn trùng
H: Em hãy cho biết những chi tiết nào chứng tỏ nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển?
- Nhân dân biết đắp đê phòng lụt, trồng hai vụ lúa trên một năm. Cây trồng và chăn nuôi rất phong phú.
GV đọc tư liệu lịch sử trình bày sự phát triển kinh tế nông nghiệp( Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1- NXB Giáo Dục)
H: Bên cạnh nghề rèn sắt, những nghê thủ công nào tiếp tục phát triển?
GV giảng nội dung tiếp theo
H: Vì sao kinh tế nước ta vẫn có bước phát triển đáng kể mặc dù bị chính quyền đô hộ kìm hãm?
- Do tinh thần lao động cần cù, không chịu khuất phục của nhân dân.
GV giáo dục ý thức trân trọng lao độngcho học sinh
2. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI
- Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề sắt vẫn phát triển: Các công cụ như rìu, mai, cuốc, dao...; vũ khí như kiếm, giáo, mác làm bằng sắt được dùng phổ biến.
- Biết đắp đê phòng lụt; trồng hai vụ lúa/năm
- Nghề gốm, nghề dệt...tiếp tục phát triển
- Các sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp được trao đổi ở các chợ làng. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.
	Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn học bài	(5)
* Củng cố: 
H: Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi?
	- GV củng cố toàn bài.
 * Hướng dẫn học bài
	- Học bài theo nội dung vở ghi kết hợp SGK
	- Đọc và tập trả lời các câu hỏi ở bài 20

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 19. Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI).doc