I/ Mục tiêu của bài .
1/Kiến thức.
Nắm được một số khái niệm như ( thế kỉ, thiên niên kỉ, sau công nguyên, trước công nguyên.)
Hiểu được nguyên tắc làm lịch và tính thời gian trong lịch sử.
Nhận định thời gian, không gian thực tế qua hiểu biết lịch sử
Quan sát tự nhiện của thực tại để hiểu chính xác khoa học về thời gian
2/ Kỹ năng.
Nhận định thời gian, không gian thực tế .
Thực hiện tính được một số thời gian cho những sự kiện lịch sử.
Nâng cao-Biết cách tính thời gian trong lịch sử ,
3/ Tư tưởng, thái độ.
HS tự hào về người xưa , biết tôn trọng những thành tựu mà người xưa để lại.
II/ Chuẩn bị
GV: Bảng phụ, lấy ví dụ một số phép tính.
HS: Đọc trước bài ở nhà, bảng nhóm.
Ngày soạn : 0 7/ 08/ 2014. Ngày dạy: TUẤN 2 TIẾT 2 Bài 2: CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ. I/ Mục tiêu của bài . 1/Kiến thức. Nắm được một số khái niệm như ( thế kỉ, thiên niên kỉ, sau công nguyên, trước công nguyên..) Hiểu được nguyên tắc làm lịch và tính thời gian trong lịch sử. Nhận định thời gian, không gian thực tế qua hiểu biết lịch sử Quan sát tự nhiện của thực tại để hiểu chính xác khoa học về thời gian 2/ Kỹ năng. Nhận định thời gian, không gian thực tế . Thực hiện tính được một số thời gian cho những sự kiện lịch sử. Nâng cao-Biết cách tính thời gian trong lịch sử , 3/ Tư tưởng, thái độ. HS tự hào về người xưa , biết tôn trọng những thành tựu mà người xưa để lại. II/ Chuẩn bị GV: Bảng phụ, lấy ví dụ một số phép tính. HS: Đọc trước bài ở nhà, bảng nhóm. IIICác tiến trình lên lớp. 1/ Ổn định tổ chức lớp: GV kiểm tra vệ sinh. Sĩ số lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Theo em tại sao cần phải học lịch sử, dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử. (học lịch sử giúp ta hiểu biết được về cội nguồn dân tộc, biết được nguồn gốc con người và quá trình hoạt động phát triển của xã hội...Dựa vào các tư liệu lịch sử để biết và dựng lại lịch sử). 3/ Bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò Ghi Bảng Hoạt động 1. Yêu cầu HS đọc bài. GV đưa ra các sự kiện hiện tượng rồi đặt câu hỏi. Ví dụ: ?.Tại sao em biết cái đình đó xây lâu đời? ?Tại sao em nói cái cây cổ thụ đó được trồng từ xa xưa? ? Như vậy nhờ vào đâu mà ta khẳng định điều đó ? GV kết luận vậy cần phải xác định thời gian trong lịch sử để biết được sự kiện hiện tượng diễn ra theo trình tự thời gian ?Em hãy cho biết ngày 2/9/1945 là ngày diễn ra sự kiện gì? ?Theo em sự kiên trên có thể diễn ra vào ngày 19/5/ 1890 được không.Tại sao? GV Kết luận xác định thời gian của sự kiện , hiện tượng trong lịch sử là một nguyên tắc cơ bản nhất. Sự kiện phải có thời gian chính xác. ?. Ngày nay chúng ta dựa vào lịch để tính thời gian vậy người xưa dự vào đâu để biết và tính thời gian? GV lấy giải thích cụ thể các hiện tượng của mặt trời mặt trăng. Thời tiết. GV lấy tranh ảnh minh họa thêm để HSKT nắm hiểu bài và ý câu hỏi. Hoạt động 2. ?Xác định ngày, đêm , tháng, năm người xưa dựa vào hiện tượng nào. GV cần giải thích cụ thể dựa trên thực tế của chu kì vòng quay của mặt trăng và mặt trời. GV dùng sơ đồ tranh ảnh để giải thích thêm để HSKT hiểu ý câu hỏi nội dung bài học. Hoạt động 3 ? Theo em 1 người sử dụng âm lịch, 1người sử dụng lịch dương thì 2 người đó có cùng làm việc với nhau được không tại sao? GV lấy ví dụ minh họa thêm.và kết luận “cần phải có lịch chung của cả thế giới”. GV dùng trục sơ đồ để nói về công lịch, thời gian TCN, SCN. GV Kết luận cách tính thời gian. + 100 năm = 1 thế kỉ +10 thế kỉ = 1000 năm = 1 thiên niên kỉ. + Từ 0 =>1 năm SCN. Từ 0 => -1 là năm TCN. GV ghi công thức cách tính và ví dụ lên bảng để HSKT nắm hiểu bài và ghi chép bài đầy đủ GV cho HSKT lên bảng làm bài tập để kiểm tra độ hiểu biết của em. Cho học sinh giỏi tính HS đọc bài HS : Nghe ví dụ trả lời + Vì cái nhà đó xây vào năm 1400- 2011( nó tồn tại 611 năm + Vì cái cây đó được trồng thế kỉ XIX. HS: nhờ vào thời gian. -HS : Là ngày Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa. -HS: Không. Vì ngày 19/5/ 1890 là ngày tháng diễn ra sự kiện khác( Ngày sinh của Bác) -HS nghe ghi nhận bài học. - Người xưa đã dựa vào hiện tượng của mặt trời và mặt trăng, thời tiết để biết được thời gian . - HS nghe hiểu . HSKT : quan sát hiểu bài qua tranh ảnh. -HS: + Dựa vào chu kì mọc, lặn của mặt trăng xác định được tháng. + Dựa vào hiện tượng mọc lặn của mặt trời xác định ngày. + Dựa vào hiện tượng nóng lạnh. mưaxác định mùa trong năm. HS : nghe hiểu ghi bài học. HSKT hiểu bài qua việc quan sát sơ đồ. HS: 2 người sẽ không làm việc được cùng với nhau vì không thống nhất về thời gian. HS: nghe hiểu. - HS quan sát nghe , hiểu ghi nhân bài học. - HS: Hiểu , ghi bài học. HSKT ghi bài đầy đủ HSKT làm 1 bài tập Khởi nghĩa Bà Trưng năm 40 vậy sự kiện này các nay bao nhiêu năm . ( làm phép tính trừ . 2014 – 40 = 1968) 1/ Tại sao phải xác định thời gian. - Trong quá khứ hay hiện tại có muôn vạn sự việc hiện tượng diễn ra, ta muốn biết các hiện tượng , sự việc đó diễn ra theo trình tự ra sao thì cần phải xác định thời gian. - Xác định thời gian của sự kiện, hiện tượng trong lịch sử là một nguyên tắc cơ bản nhất. - Người xưa đã dựa vào hiện tượng của mặt trời và mặt trăng, thời tiết để biết được thời gian . 2/Người xưa đã tính thời gian như thế nào. - Dựa vào chu kì mọc, lặn của mặt trăng, mặt trời xác định ngày, tháng, năm.và làm lịch. - Dựa vào vòng quay của mặt trăng quanh trái đất người xưa làm lịch âm. - Dựa vào vòng quay của mặt trời quanh trái đất người xưa làm lịch dương. 3/ Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không. - Do sư phát triển của xã hội nên cần phải có thời gian thống nhất vì thế cần có 1 loại lịch chung gọi đó là công lịch. 4/ củng cố. Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau mục bài. Hướng dẫn HS làm bài tập tính thời gian của các sự kiện trong bảng niên biểu. 5/ Dăn dò. Yêu cầu HS học bài, làm bài tập đầy đủ. Xem trước bài 3 . IV/RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY. .. Phần ký duyệt Đánh giá, nhận xét ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ..
Tài liệu đính kèm: