Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức

- HS hiểu tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử.

- Thế nào là dương lịch, âm lịch và công lịch.

- Biết cách đọc ghi và tính năm tháng theo công lịch một cách chính xác.

2. Tư tưởng

 Giáo dục HS quý trọng thời gian, biết tiết kiệm thời gian; có ý thức về tính chính xác và tác phong khoa học trong mọi việc.

 3. Kỹ năng

 Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ chính xác.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: lịch treo tường

 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập

III. Tiến trình dạy và học

 1. Kiểm tra bài cũ

- Lịch sử là gì ? Học lịch sử để làm gì ?

- Dựa vào đâu để biết và dựng lại lich sư ?

 2. Giới thiệu bài mới

 Các em đã biết lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ theo thứ tự thời gian. Vậy muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian. Vậy cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào, thế giới đã dùng lịch ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều nàymow

 3. Bài mới

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1605Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn: 23/8/2013
 Tiết 2 Ngày dạy: 26/8/2013
Bài 2
CÁCH TÍNH THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ.
I. Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức
- HS hiểu tầm quan trọng của việc tính thời gian trong lịch sử. 
- Thế nào là dương lịch, âm lịch và công lịch. 
- Biết cách đọc ghi và tính năm tháng theo công lịch một cách chính xác.
2. Tư tưởng
 Giáo dục HS quý trọng thời gian, biết tiết kiệm thời gian; có ý thức về tính chính xác và tác phong khoa học trong mọi việc.
 3. Kỹ năng
 Bồi dưỡng cách ghi và tính năm, tính khoảng cách giữa các thế kỷ chính xác.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: lịch treo tường
 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập
III. Tiến trình dạy và học
 1. Kiểm tra bài cũ
- Lịch sử là gì ? Học lịch sử để làm gì ? 
- Dựa vào đâu để biết và dựng lại lich sư ? 
 2. Giới thiệu bài mới
 Các em đã biết lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ theo thứ tự thời gian. Vậy muốn hiểu và dựng lại lịch sử phải sắp xếp các sự kiện đó theo thứ tự thời gian. Vậy cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào, thế giới đã dùng lịch ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều nàymow
 3. Bài mới
HOẠT ĐÔNG GV VÀ HS
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Tìm hiểu Tại sao phải xác định thời gian
HS cần nắm được tại sao phải xác định thời gian.
GV: cho HS quan sát H2 (bài 1) và đặt câu hỏi: Có phải các bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám được lập cùng một năm không?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nhìn vào bức tranh Văn Miếu Quốc Tử Giám, không phải các bia tiến sĩ được dựng cùng 1 năm. Có người đỗ trước, người đỗ sau, cho nên có người được dựng bia trước, người được dựng bia sau khá lâu. Như vậy, người xưa đã có cách tính và cách ghi thời gian. Việc tính thời gian là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta nhiều điều.
GV: Để tính thời gian, việc đầu tiên con người nghĩ đến là gì?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Dựa vào đâu và bằng cách nào con người tính được thời gian?
HS: Suy nghĩ trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu người xưa đã tính thời gian như thế nào
HS cần nắm được cách tính thời gian của người xưa.
GV: Các em biết, hiện nay trên thế giới có những loại lịch nào?
HS: Âm lịch và dương lịch
GV: Cho biết cách tính âm lịch và dương lịch?
HS: Trả lời
GV: Xem trên bảng ghi "những ngày lịch sử và kỉ niệm" có những đơn vị thời gian nào và có những loại lịch nào?
HS: Ngày, tháng, năm âm lịch, dương lịch.
Hoạt động 3: Tìm hiểu thế giới có cần một thứ lịch chung hay không
HS cần nắm được thế giới cần phải có một thứ lịch chung.
GV: Thế giới có cần 1 thứ lịch chung hay không ? Đó là loại lịch nào?
GV: Công lịch được tính như thế nào?
HS: Trả lời
GV: 10 năm là 1 thập kỉ. 100 năm là 1 thế kỷ. 1000 năm là 1 thiên niên kỷ.
HS: vẽ sơ đồ cách ghi thứ tự thời gian vào vở.
GV sơ kết bài: Việc xác định thời gian là 1 nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch sử, do nhu cầu ghi nhớ và xác định thời gian, từ xa xưa con người đã tạo ra lịch, tức là 1 cách tính và xác định thời gian thống nhất cụ thể. Có 2 loại lịch: âm lịch và dương lịch. 
1. Tại sao phải xác định thời gian?
- Việc xác định thời gian là 1 nguyên tắc cơ bản quan trọng của lịch.sử.
- Dựa vào chu kì vòng quay của Trái Đất quay trục của nó, của Mặt Trăng quanh Trái Đất, của Trái Đất quanh Mặt Trời, tạo nên ngày, đêm, tháng và mùa trong năm.
2. Người xưa đã tính thời gian như thế nào ?
- Âm lịch: Dựa theo chu kì vòng quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất 
- Dương lịch: Dựa theo chu kì vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
3. Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
- Cần phải có 1 lịch chung cho các dân trên thế giới. Công lịch là lịch chung của các dân tộc trên thế giới.
- Công lịch lấy năm tương truyền Chúa Giê-xu ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Những năm trước đó gọi là trước công nguyên (TCN)
- Theo Công lịch, 1 năm có 12 tháng = 365 (năm nhuận thêm một ngày).
- Cách thời gian theo công lịch: 
 TCN CN SCN
 179 111 50 40 248 252
4. Củng cố 
- Tại sao phải xác định thời gian? Người xưa đã tính thời gian như thế nào ?
- Thế giới có cần một thứ lịch chung hay không?
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Học bài cũ và làm bài tập 2.
- Xem trước bài 3 và trả lời câu hỏi trong SGK.
* RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 2. Cách tính thời gian trong lịch sử - Đỗ Thị Hoa - Trường THCS Liêng Trang.doc