Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542 - 602)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS nắm được

 - Chính sách đô hộ của nhà Lương đối với nước ta.

 - Lý Bí và nước Vạn Xuân: Diễn biến cuộc khởi nghĩa.

2. Kĩ năng

 - Học sinh biết nhận thức rõ nguyên nhân của sự kiện.

- Biết đánh giá sự kiện lịch sử.

- Tiếp tục rèn luyện cho các em kĩ năng cơ bản về đọc bản đồ lịch sử.

3. Tư¬ tưởng

 - H S biết tự hào về truyền thống của dân tộc.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Máy chiếu

2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi sgk.

III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học

Trao đổi - đàm thoại, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng TLTK, PP trò chơi.

IV. Tổ chức dạy - học

1. Ổn định lớp (1)

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 4061Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 21: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542 - 602)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
So¹n: 21.01.2013 Giảng: 01.02 (6A)
 30.01 (6B)
(Đẩy tiết hội giảng)	
Tiết 24 - Bài 21
KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN 
(542 - 602)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nắm được 
 - Chính sách đô hộ của nhà Lương đối với nước ta.
 - Lý Bí và nước Vạn Xuân: Diễn biến cuộc khởi nghĩa.
2. Kĩ năng
 - Học sinh biết nhận thức rõ nguyên nhân của sự kiện.
- Biết đánh giá sự kiện lịch sử.
- Tiếp tục rèn luyện cho các em kĩ năng cơ bản về đọc bản đồ lịch sử.
3. Tư tưởng
 - H S biết tự hào về truyền thống của dân tộc.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Máy chiếu
2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi sgk.
III. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học
Trao đổi - đàm thoại, sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng TLTK, PP trò chơi...
IV. Tổ chức dạy - học
1. Ổn định lớp (1)
2. Kiểm tra đầu giờ (5') 
- H: Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.
- HS: 
+ Do ách đô hộ tàn bạo của nhà Ngô.
+ K/n bùng nổ năm 248, từ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, rồi đánh ra khắp Giao Châu. Nhà Ngô cử 6000 quân sang đàn áp.
+ K/n bị đàn áp.
+ Khẳng đinh ý chí bất khuất của dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập. 
3. Bài mới
 * Giới thiệu bài (1)
 Năm 502, Tiêu Diễn cướp ngôi nhà Tề, lập ra nhà Lương. Từ đó, nước ta bị nhà Lương đô hộ. Dưới ách đô hộ của nhà Lương, đời sống nhân dân ta vô cùng khốn khổ, nhiều cuộc k/n đã nổ ra. Trong đó tiêu biểu nhất là cuộc k/n Lý Bí.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu Chính sách đô hộ của nhà Lương (15)
Mục tiêu: HS biết được chính sách đô hộ của nhà Lương.
Đồ dùng: Máy chiếu
Cách tiến hành:
- GV giảng: Năm 179 TCN, Triệu Đà chia Âu Lạc làm 2 quận (Giao Chỉ và Cửu Chân); năm 111 TCN, nhà Hán chia Âu Lạc thành 3 quận (Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam gộp với 6 quận của TQ thành Châu Giao; TK III, nhà Ngô tách châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu), Thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ nước ta...
- GV cho HS quan sát Lược đồ nước ta thế kỉ VI (Slides 1), xác định các địa danh trên lược đồ.
- H: Dưới ách đô hộ của nhà Lương các đơn vị hành chính nước ta có sự thay đổi như thế nào ?
- HS: Chúng chia nhỏ đơn vị hành chính ở nước ta thành Giao Châu (Bắc Bộ); Ái Châu (Thanh Hoá); Đức Châu, Lợi Châu, Ninh Châu (Nghệ Tĩnh); Hoàng Châu (Quảng Ninh).
- H: Nhà Lương chia nhỏ các đơn vị hành chính nước ta để làm gì ?
- HS trả lời, GV nhận xét bổ sung: Để đặt thêm quan cai trị, dễ bề cai trị nước ta và bóc lột dân ta được nhiều hơn.
- HS đọc phần in nghiêng sgk-58 và cho biết: Vì sao Tinh Thiều không được nhà Lương trọng dụng ?
- HS trả lời: Vì họ Tinh không phải là dòng họ có danh tiếng quyền thế.
- GV kết luận: Đó là chính sách phân biệt đối xử của nhà Lương đối với nước ta.
- HS nghe và ghi.
- H: Theo dõi phần cuối mục 1/sgk-58, hãy cho biết: Nhà Lương đã bóc lột dân ta bằng cách nào ?
- GV: Nhà Lương bắt dân ta phải nộp hàng trăm thứ thuế. Trồng cây dâu cao 40cm đã phải nộp thuế, thậm chí bán vợ, đợ con cũng phải nộp thuế.
- H: Em có nhận xét gì về chính sách cai trị của nhà Lương đối với Giao Châu ?
Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu về khởi nghĩa Lý Bí và sự ra đời của nước Vạn Xuân (23)
Mục tiêu: Nhận biết và trình bày được theo lược đồ những nét diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa; kết quả, ý nghĩa.
Đồ dùng: Máy chiếu
Cách tiến hành:
- GV giới thiệu về Lý Bí.
- H: Vì sao k/n lại bùng nổ ?
- GV sử dụng máy chiếu giới thiệu các kí hiệu và trình bày diễn biến trên lược đồ Khởi nghĩa Lý Bí (Slides 2).
- HS nghe và ghi.
- GV giảng: Ở Chu Diên có Triệu Túc và con là Triệu Quang Phục; Ở Thanh Trì có Phạm Tu; Ở Thái Bình có Tinh Thiều... Chỉ chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận, huyện, Tiêu Tư bỏ chạy về Trung Quốc.
- H: Vì sao hào kiệt và nhân dân khắp nơi hưởng ứng khởi nghĩa Lý Bí ?
- HS: Vì oán hận quân đô hộ, mong muốn giành lại độc lập cho dân tộc.
- H: Em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của quân khởi nghĩa ?
HS: Nghĩa quân chủ động đánh giặc rất kiên quyết, thông minh, sáng tạo, có hiệu quả, khiến quân Lương đại bại.
- H: Vì sao k/n thắng lợi?
- HS: Được các tầng lớp nhân dân ủng hộ, người chỉ huy tài giỏi, tinh thần chiến đấu quả cảm của nghĩa quân.
- GV tích hợp GD cho HS tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.
- H: K/n thắng lợi có ý nghĩa gì ?
- H: Sau khi kkởi nghĩa thắn lợi, Lý Bí đã làm gì ?
- H: Việc Lý Bí lên ngôi hoàng đế có ý nghĩa gì?
- HS: Sự kiện đó chứng tỏ rằng nước ta có giang sơn bờ cõi riêng, không còn lệ thuộc vào Trung Quốc. Ý chí độc lập của dân tộc Việt Nam rất đậm nét (Trung Quốc có hoàng đế đứng đầu. Vạn Xuân cũng có hoàng đế đứng đầu, không thua kém Trung Quốc).
- H: Vì sao Lý Bí lại đặt tên nước là Vạn Xuân ?
- HS: Đặt tên nước là "Vạn Xuân" vì Lý Nam Đế mong đất nước hòa bình độc lập lâu dài (Đất nước với hàng vạn mùa xuân). 
- GV đọc cho HS nghe đoạn TLTK trích trong Đại Việt sử kí toàn thư: Giáp Tý, Thiên Đức năm thứ nhất (544), mùa xuân, tháng giêng, vua nhân đánh được giặc tự xưng là Nam Việt Đế, lên ngôi, đổi niên hiệu, đặt ra trăm quan, dựng quốc hiệu là Vạn Xuân, là ý mong xã tắc truyền đến muôn đời vậy. Dựng cung Vạn Thọ làm nơi triều hội.
- GV cho HS quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý Nam Đế (Slides 3).
- H: Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý Nam Đế ?
- HS: Tuy còn đơn giản nhưng đã là một chính quyền tự chủ.
- HS quan sát Điện Vạn Thọ và chùa Khai Quốc trên máy chiếu (Slides 4, 5).
- GV: Đây là những di tích lịch sử văn hóa của dân tộc, trách nhiệm của chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn để những di sản đó mãi trường tồn với thời gian.
1. Chính sách đô hộ của nhà Lương 
- Về hành chính: nhà Lương chia nước ta thành Giao Châu, Hoàng Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu và Minh Châu. 
- Bộ máy cai trị: chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao chức vụ quan trọng.
- Chính sách bóc lột: đặt ra hàng trăm thứ thuế nặng nề.
=> Chính sách cai trị tàn bạo, mất lòng dân.
2. Khởi nghĩa Lý Bí và sự thành lập nước Vạn Xuân
* Khởi nghĩa Lý Bí
- Nguyên nhân: Do ách đô hộ tàn bạo của nhà Lương.
- Diễn biến
+ Năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa. Hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng, nghĩa quân chiếm được hầu hết các quận, huyện và thành Long Biên.
+ Tháng 4-542 và đầu năm 543, ta chủ động đánh bại 2 cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương.
- Kết quả: Khởi nghĩa thắng lợi.
- Ý nghĩa: thể hiện tinh thần, ý chí độc lập.
* Nước Vạn Xuân thành lập 
- Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi hoàng đế (Lý Nam Đế), đặt tên nước là Vạn Xuân. Đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
- Thành lập triều đình với hai ban văn võ.
4. Củng cố (3')
GV cho HS chơi trò chơi "Theo dấu chân quân khởi nghĩa"
5. Hướng dẫn học bài (2)
- Học bài: Dựa vào lược đồ sgk tường thuật diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí; Làm bài tập 1, 2 (SBT).
- Soạn bài: Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (Tiếp theo) 
+ Cuộc khởi nghĩa chống quân Lương đã diễn ra ntn?
+ Tìm hiểu về Triệu Quang Phục? Vì sao ông đánh bại được quân Lương? Ông chọn cách nào để đánh giặc?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 21. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602).doc