Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 22: Khởi nghĩa lý bí nước vạn xuân (542 - 602) (tiếp theo) - Nguyễn Văn Sơn

I. Mục tiêu bài học

 1. Về kiến thức:

 - Khi cuộc khởi nghĩa Lí Bí bùng nổ, các thế lực phong kiến Trung Quốc (nhà Lương, nhà Tùy) đã huy động lực lượng lớn sang xâm lược hòng lập lại chế độ đô hộ như.

 - Cụôc kháng chiến của nhân dân ta chống quân Lương trải qua 2 thời kì: Thời kì thứ nhất do Lý Bí lãnh đạo, thời kì thứ hai doTriệu Quang Phục lãnh đạo, đây là cuộc chiến đấu không cân sức, Lý Bí phải rút lui dần, trao quyền chỉ huy chiến đấu cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục đã xây dựng căn cứ Dạ Trạch, sử dụng lối đánh du kích, đánh đuổi quân xâm lược, giành chủ quyền cho đất nước.

 - Đến thời Hậu Lí Nam Đế, nhà Tuỳ huy động một lực lượng lớn sang xâm lược. Cuộc kháng chiến của nhà Lý thất bại - nước Vạn Xuân lại rơi vào ách thống trị của phong kiến Phương Bắc.

 

doc 8 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3647Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 22: Khởi nghĩa lý bí nước vạn xuân (542 - 602) (tiếp theo) - Nguyễn Văn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/02/2011
Ngày dạy: 23/02/2011
Tuần 26 – Tiết 26 GIÁO ÁN THỰC TẬP NĂM 3
 ĐƠN VỊ : TRƯỜNG THCS PHƯỜNG 1
 SINH VIÊN DẠY: NGUYỄN VĂN SƠN
 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN THANH BÌNH
 LỚP DẠY: 6/10
 TIẾT: 2 
BÀI 22: KHỞI NGHĨA LÍ BÍ - NƯỚC VẠN XUÂN (542-602)
(tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học
 1. Về kiến thức: 
 - Khi cuộc khởi nghĩa Lí Bí bùng nổ, các thế lực phong kiến Trung Quốc (nhà Lương, nhà Tùy) đã huy động lực lượng lớn sang xâm lược hòng lập lại chế độ đô hộ như.
 - Cụôc kháng chiến của nhân dân ta chống quân Lương trải qua 2 thời kì: Thời kì thứ nhất do Lý Bí lãnh đạo, thời kì thứ hai doTriệu Quang Phục lãnh đạo, đây là cuộc chiến đấu không cân sức, Lý Bí phải rút lui dần, trao quyền chỉ huy chiến đấu cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục đã xây dựng căn cứ Dạ Trạch, sử dụng lối đánh du kích, đánh đuổi quân xâm lược, giành chủ quyền cho đất nước.
 - Đến thời Hậu Lí Nam Đế, nhà Tuỳ huy động một lực lượng lớn sang xâm lược. Cuộc kháng chiến của nhà Lý thất bại - nước Vạn Xuân lại rơi vào ách thống trị của phong kiến Phương Bắc.
2. Tư tưởng:
 Giáo dục cho HS ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc trong dauy961 tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.
3. Kĩ năng: 
 Rèn luyện kĩ năng, phân tích và kĩ năng đọc bản đồ lịch sử.
II. Thiết bị dạy học
 Lược đồ khởi nghĩa Lí Bí (treo tường)
III. Nội dungbài học.
 1. Ổn định lớp (0.5 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
1. Trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí.
 ( - Năm 542 Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, chưa đầy ba tháng nghĩa quân chiếm hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư hoảng sợ chạy về Trung Quốc.
 - Tháng 4/542 nhà Lương huy động quân sang đàn áp nghĩa quân đánh bại quân Lương giải phóng Hoàng Châu.
 - Đầu năm 543 nhà lương tấn công lần 2, ta đánh địch ở Hợp Phố quân lương đại bại.)
2. Nước Vạn Xuân được thành lập trong hoàn cảnh nào.
( - Năm 544 Lý Bí lên ngôi hoàng đế lấy tên nước là Vạn Xuân.
 - Dựng kinh đô ở của sông Tô Lịch.
 - Lý Nam Đế thành lập triều đình với 2 ban văn, võ.)
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài mới ( 0.5 phút)
 Sau khi cuộc khởi nghĩa Lí Bí đã thành công vào mùa xuân năm 544 thì ông lên ngôi hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân với hi vọng đất nước, dân tộc sẽ được trường tồn. Tuy nhiên bọn phong kiến Phương Bắc lúc này là triều đại nhà Lương và sau đó là triều đại nhà Tuỳ đã mang quân sang xâm lược trở lại nước ta vào 5/545. Đề biết được cuộc chiến đấu này diễn ra như thế nào và kết quả ra sao, chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp trong bài học hôm nay đó là bài BÀI 22: KHỞI NGHĨA LÍ BÍ - NƯỚC VẠN XUÂN (542-602) (tiếp theo). Các em mở sách giáo khoa trang 
b. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 (13 phút)
GV: Sau hai lần đem quân đàn áp cuộc khởi nghĩa Lý Bí nhưng đều thất bại, nhà Lương đã dồn sức cho cuộc tấn công lần ba. Cuộc kháng chiến đã trải qua 3 thời kì: Thời kì Lý Bí lãnh đạo, thời kì do Triệu Quang Phục lãnh đạo và thời kì do Lý Phật Tử lãnh đạo.
? Nhà Lương đem quân xâm lược nước ta vào thời gian nào và ai là người chỉ huy.
HS trả lời: Tháng 5/545 vua Lương cử Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu cùng với Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống Vạn Xuân.
Gv kết luận
GV dùng lược đồ gọi học sinh xác định hướng tiến của quân Lương theo đường biển và đường bộ
+ Đường thuỷ: chúng theo đường biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng rồi tiến vào đất liền. 
+ Đường bộ chúng men theo ven biển tiến xuống sông Thương vào phía Đông Bắc nước ta.
? Trước tình hình đó Lý Nam Đế đã đối phó ra sao
HS: Quân ta không chống cự nổi nên đành lui về giữ thành ở của sông Tô Lịch. Thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận Lý Nam Đế phải đem quân ngược sông Hồng về giữ thành Gia Ninh (Việt Trì – Phú Thọ). Đầu năm 546 quân Lương chiếm được thành Gia Ninh, Lý Nam Đế phải chạy đến miền núi Phú Thọ; sau đó lại đem quân ra đóng ở hồ Điển Triệt.
 \
? Vì sao Lý Nam Đế chọn hồ Điển Triệt là nơi đóng quân.
Hs: trả lời đoạn chữ in nghiêng trong SGK trang 61 “ Hồ Điển Triệt... phía bắc của hồ”.
GV giải thích: Hồ Điển Triệt (nay thuộc Lập Thạch – Vĩnh Phúc) nằm bên bờ sông Lô, cách Bạch Hạc khoảng 15km, địa thế hiểm yếu. Xưa có con ngòi nối liền sông Lô với hồ, 3 mặt đông, nam, bắc của hồ là các dải đồi cao, phía tây là những đồi thấp và cách đồng trũng, từ sông Lô chỉ có một con đường đi vào phía bắc của hồ. Vào một đêm trời mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên chỉ huy đoàn quân đánh úp vào hồ Điển Triệt.
+ Quân ta chống đỡ không nổi.
GV: Anh trai vua là Lý Thiên Bảo cùng Lý Phật Tử (một người trong họ, là tướng của Lý Nam Đế) đem một cánh quân lui về Thanh Hóa. Năm 548 Lý Nam đế mất, Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế trao toàn quyền lãnh đạo.
? Theo em sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Tại sao?
 Hs trả lời.
Gv: Thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân vì cuộc chiến đấu của nhân dân ta vẫn còn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch, dùng chiến thuật du kích, kháng chiến lâu dài đánh bại quân Lương.
Hoạt động 2 (15 phút)
GV: Gọi HS đọc mục 4 trang 61 sau đó đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.
+ Em biết gì về Triệu Quang Phục?
HS trả lời.
+ Triệu Quang Phục con trai Triệu Túc là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa nên được Lý Bí rất tin cậy.
+ Triệu Quang Phục một tướng trẻ, có tài, cho nên sau khi Lý Nam Đế bị đánh úp ở Hồ Điển Triệt, Lý nam Đế đã trao quyền lãnh đạo cho Triệu Quang Phục.
+ Triệu Quang Phục đem quân về đóng ở đầm Dạ Trạch (Hưng Yên) để kháng chiến lâu dài.
GV: Theo em, vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?
 Hs đọc đoạn chữ in nghiêng trong SGK trang 61 “ Dạ Trạch là ...lương thực” để trả lời.
GV: Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến vì: 
+ Đầm Dạ Trạch có địa thế hiểm yếu, thuận lợi cho nghĩa quân ẩn náu, xây dựng và phát triển lực lượng, địch khó có thể tấn công vào do đây là một vùng đầm lầy rộng mênh mông lau sậy um tùm.
+ Do lúc này địch còn mạnh, lực lượng của ta còn ít nên ta cần phải đánh lâu lài, chờ thời cơ. 
+ Ông sử dụng chiến thuật: Đánh du kích: (GV giải thích khái niệm “đánh du kích”: là lối đánh lấy ít đánh nhiều, sử dụng lợi thế về địa hình để tiêu diệt sinh lực địch,.. và trình bày về lối đánh du kích của ông: ban ngày ẩn nấp, ban đêm bất ngờ tấn công đánh úp trại giặc, cướp vũ khí, lương thực gây cho địch nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản. Đầy là cách đánh tài tình, mưu trí, sáng tạo...(liên hệ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ,)
GV: Do Triệu Quang Phục lấy Dạ Trạch Làm căn cứ nên nhân dân thường gọi Triệu Quang Phục là Dạ Trạch Vương.
? Sau thắng lợi của Triệu Quang Phục ở Dạ Trạch thì quân Lương phản ứng thế nào.
HS: Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công.
Gv: Quân Lương tăng cường lực lượng bao vây Dạ Trạch và cố sức tấn công. Nghĩa quân anh dũng chống trả, tình thế giằng co kéo dài. Đến năm 550 nhà Lương có loạn Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chớp thời cơ đó nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên. Thế là sau 5 năm kháng chiến gian khổ quân ta do Triệu Quang Phục chỉ huy đã đánh tan quân xâm lược nhà Lương. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước ta sạch bóng quân thù.
Thảo luận nhóm (2 bàn/nhóm)
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo?
- Sự lãnh đạo tài chí của chủ tướng Triệu Quang Phục.
- Khởi nghĩa được đông đảo nhân dân ủng hộ, hưởng ứng, tinh thần chiến đấu đoàn kết dũng cảm của nghĩa quân.
- Biết tận dụng địa thế hiểm yếu của Dạ Trạch với chiến thuật chiến tranh du kích, kháng chiến lâu dài.
- Quân Lương chán nản, bất động gặp khó khăn.
? Kháng chiến thắng lợi có ý nghĩa như thế nào?
Hs trả lời. 
Gv:
+ Thể hiện truyền thống yêu nước bất khuất...
+ Giành được độc lập dân tộc
(Thông qua giáo dục HS ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc ta trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm).
Hoạt động 3 (9 phút)
GV gọi HS đọc mục 5 trang 62 và đặt câu hỏi.
? Sau khi đánh bại giặc Lương Triệu Quang Phục đã làm gì.
Hs trả lời: 
Gv: Năm 571 thì Lý Phật Tử từ phía nam kéo quân về cướp ngôi sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế.
 Sau đó vua Tùy (thay nhà Lương) đòi Lý Phật Tử sang chầu nhưng ông kiên quyết thoái thác không đi.
GV: Theo em vì sao nhà Tùy đòi Lý Phật Tử sang chầu? Vì sao Lý Phật Tử không sang?
 HS trả lời:
+ Nhà Tuỳ yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu để nhân đó có thể bắt ông rồi lặp lại chế độ cai trị ở nước ta như trước, phải phụ thuộc Trung Quốc
+ Lý Phật Tử không chịu khuất phục nên đã thoái thác không đi và tích cực chuẩn bị lực lượng đề phòng. 
? Lý Phật Tử chuẩn bị kháng chiến như thế nào.
HS trả lời:
 Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Biên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội) còn mình thì cầm giữ quân thành Cổ Loa (Hà Nội).
?Cuộc kháng chiến chống quân Tùy của Lý Phật Tử diễn ra như thế nào.
HS trả lời:
Năm 603, 10 vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị vây hãm và bị bắt giải về Trung Quốc
Gv: Lấy cớ Lý Phật Tử không sang nên nhà Tùy đã tấn công xâm lược nước ta. Năm 603, 10 vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị vây hãm và bị bắt giải về Trung Quốc. Như vậy sau 60 năm độc lập nước Vạn Xuân đã kết thúc nước ta đã bị phong kiến nhà Tuỳ đô hộ.
3. Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược.
 a. Thời kì Lý Bí lãnh đạo
- Tháng 5/545 nhà Lương cử Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo hai đường thủy, bộ tiến xuống Vạn Xuân.
- Lực lượng ta yếu hơn địch nên phải lui về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). Thành bị vỡ Lý Nam Đế phải đem quân về giữ thành Gia Ninh (Phú Thọ).
- Đầu năm 546 giặc chiếm thành Gia Ninh Lý Nam Đế phải đem quân lui về vùng núi Phú Thọ, sau đó đóng quân ở hồ Điển Triệt, không bao lâu phải rút vào động Khuất Lão (Tam Nông – Phú Thọ).
- Năm 548 Lý Nam Đế mất.
 b. Thời kì do Triệu Quang Phục lãnh đạo
- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch (Hưng Yên) làm căn cứ kháng chiến. Ông dùng chiến thuật du kích để đánh quân Lương.
- Nhân dân thường gọi Triệu Quang Phục là Dạ Trạch Vương.
- Năm 550 nhà Lương có loạn Trần Bá Tiên bỏ về nước. Quân ta phản công đánh tan quân xâm lược, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
c. Thời kì do Lý Phật Tử lãnh đạo
- Sau khi đánh bại quân Lương Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương) và tổ chức lại chính quyền. 
- Năm 571 Lý Phật Tử cướp ngôi Triệu Quang Phục .
- Năm 603 nhà Tuỳ đem quân tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc, nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Tùy.
4. Củng cố: 2.5 phút)
1. Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào?
2. Ghép các sự kiện tương ứng với các mốc thời gian.
SỰ KIỆN
GHÉP
THỜI GIAN
1. Trần Bá Tiên Đem Quân Sang Đánh Vạn Xuân
a. 603
2. Quân Lương chiếm dược thành Gia Ninh 
b. 571
3. Lý Nam Đế mất
c. 545
4. Lý Phật Tử bị bắt giải về Trung Quốc
d. 546
e. 548
5. Dặn dò (0.5 phút)
- Về học bài.
- Chuẩn bị bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo) - NGUYỄN VĂN SƠN.doc