Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX

1/ MỤC TIÊU:

1.1/ Kiến thức:

 - Hs hiểu: Tác động của những chính sách cai trị của nhà Đường là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa.

 -Hs biết: + Biết được sự thay đổi của tình hình nước ta thời kỳ trước thế kỉ VII.

 + Biết được sự thay đổi của tình hình nước ta thời kỳ trước thế kỉ VII.

 - Tích hợp: Bồi dưỡng ý thức bảo vệ di tích lịch sử, lin quan đến sự kiện, nhân vật trong bài.

1.2/ Kĩ năng:

 - Hs thực hiện được: biết phân tích, nhận định.

 - Hs thực hiện thnh thạo: kĩ năng sử dụng lược đồ, đánh giá công lao của các nhân vật lịch sử

1.3/ Thái độ:

 - Thĩi quen:Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần chiến đấu vì độc lập của Tổ Quốc.

- Tính cch:Biết ơn tổ tiên đã kiên trì chiến đấu chống giặc ngoại xâm để giành lại độc lập dân tộc.

2/ NỘI DUNG BI HỌC:

- Tình hình chính trị - kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường.

- Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 )

- Cuộc khởi nghĩa Phng Hưng

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 10290Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN
TRONG CÁC THẾ KỈ VII - IX
Bài:23
Tuần dạy: 28 Tiết: 27	
Ngày dạy:
1/ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức: 
 - Hs hiểu: Tác động của những chính sách cai trị của nhà Đường là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa.
 -Hs biết: + Biết được sự thay đổi của tình hình nước ta thời kỳ trước thế kỉ VII.
 + Biết được sự thay đổi của tình hình nước ta thời kỳ trước thế kỉ VII.
 - Tích hợp: Bồi dưỡng ý thức bảo vệ di tích lịch sử, liên quan đến sự kiện, nhân vật trong bài.
1.2/ Kĩ năng:
 - Hs thực hiện được: biết phân tích, nhận định.
	- Hs thực hiện thành thạo: kĩ năng sử dụng lược đồ, đánh giá công lao của các nhân vật lịch sử
1.3/ Thái độ:
 - Thĩi quen:Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần chiến đấu vì độc lập của Tổ Quốc.
- Tính cách:Biết ơn tổ tiên đã kiên trì chiến đấu chống giặc ngoại xâm để giành lại độc lập dân tộc.
2/ NỘI DUNG BÀI HỌC:
Tình hình chính trị - kinh tế nước ta dưới ách đơ hộ của nhà Đường.
Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 )
Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng 
3/ CHUẨN BỊ:
3.1/ Giáo viên: : Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng
3.2/ Học sinh: chuẩn bị câu hỏi theo SGK.
4/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 61: 62: 63: 64:
4.2/ Kiểm tra miệng : Trả bài kiểm tra 1 tiết
4.3/ Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 Hoạt động 1: Tình hình chính trị - kinh tế nước ta dưới ách đơ hộ của nhà Đường (thời gian: 12’)
*Mục tiêu:+ Kiến thức:Biết được sự thay đổi của tình hình nước ta thời kỳ trước thế kỉ VII.
+Kĩ năng: Phân tích, nhận định tình hình lịch sử
&Gv: gọi hs đọc mục 1/62
 &Gv :Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc, do Lý Uyên được sự ủng hộ của địa chủ Hoa đã lật đỗ nhà Tuỳ, lập ra nhà Đường đống đô ở Trường An, từ đó nước ta bị nhà Đường thống trị 
s Nhà Đường thống trị nước ta từ đầu thế kỉ VI, chính sách cai trị của nhà Đường có gì thay đổi ?
HS : Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, các châu, huyện do người Hán cai trị, dưới huyện là hương, xã do người Việt quản lý, chúng chia nước ta thành 12 Châu.
1GV: kết luận và chốt ý cho hs nắm.
lTrụ sở của An Nam đô hộ phủ đặt ở Tống Bình Hà Nội.
&Gv: Tổ chức cho học sinh thảo luận 5 phút
sVì sao nhà Đường chú ý sữa sang các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình sang các quận, huyện ?
HS :Nhà Đường coi “ An Nam đô hộ phủ là một trọng tâm để đàn áp nhanh các cuộc nổi dậy của nhân dân, để đảm bảo cho chính quyền đô hộ, nhà Đường đã xây dựng, đắp luỹ và tăng cường quân chiếm đóng, sửa các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và ngược lại từ Tống Bình đến các quận, huyện .
sEm có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường?
HS :Siết chặt hơn bộ máy cai trị, biến nước ta thành một phủ của nhà Đường, đồng thời củng cố thành, sửa sang đường giao thông để đàn áp nhanh chống các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
s Nhà Đường tiến hành bóc lột nhân dân ta như thế nào?
HS : Ngoài thuế ruộng đất, nhà Đường còn đặt ra nhiều loại thuế như thuế muối, thuế sắt, thuế tơ lụa  Hàng năm bắt dân ta phải cống nộp các thứ quí hiếm, đặc biệt là phải gánh vải tươi sang tận kinh đô Trung Quốc để nộp cho vua phong kiến.
sTheo em chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác với các thời trước ?
HS :Chúng chia lại bộ máy hành chính, đặt tên mới biến nước ta thành một phiên thuộc của Trung Quốc 
 l Bóc lột tô thuế, cống nộp nặng nề.
&Gv sơ kết và chuyển ý.
Hoạt động 2: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 ) (thời gian: 10’)
*Mục tiêu: +Kiến thức: Biết được sự thay đổi của tình hình nước ta thời kỳ trước thế kỉ VII, tìm nguyên nhân các cuộc khởi nghĩa, trình bày diễn biến
+Kĩ năng:Sử dụng lược đồ, đánh giá nhân vật lịch sử.
.&Gv: gọi hs đọc mục 2/64
sEm biết gì về Mai Thúc Loan ?
HS: Trình bày theo SGK
&Gv: Mai Thúc Loan là một thanh niên (quê gốc ở Mai Phụ) sau theo mẹ sang trú ở Ngọc Trừng (Nam Đàn – Nghệ An), người khoẻ mạnh, da đen, tóc xoăn. Vì nhà nghèo nên phải đi chăn trâu cho nhà giàu, ông là người có chí lớn nên được mọi người yêu mến.
sCuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra trong hoàn cảnh nào? 
HS: Khoảng cuối những năm 10 của thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan cùng một đoàn người ở Hà Tĩnh phải gánh vải sang cống nộp cho Trung Quốc rất khổ cực trên đường đi ông đã không gánh vải sang Trung Quốc mà kêu gọi những người dân phu trở về 
sVì sao ông kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
HS : Vì ông căm thù quân đô hộ áp bức bóc lột nặng nề làm dân ta khổ cực.
 Học sinh đọc bài “ Chầu văn” ở sách giáo khoa trang 64
sTheo em những câu nào nói lên nổi khổ của nhân dân ta? 
HS :” Sâu quả vải vì ai vạch lá
 Ngựa hồng trần kể đã héo hon”
sCuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã diễn ra như thế nào? 
&Gv: treo lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan trên bảng trình bày diễn biến trên lược đồ.
sNhà Đường làm gì để đàn áp cuộc khởi nghĩa ?
HS:Nhà Đường cử Dương Tư Húc đem 10 vạn quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa .
? kết quả cuộc khởi nghĩa như thế nào?
HS: Quân của Mai Thúc Loan chống cự không nổi. Mai Thúc Loan hi sinh.
sCuộc khởi nghĩa nói lên điều gì?
HS:Cuộc khởi nghĩa nói lên ý nghĩa lịch sử quan trọng.
&Giáo viên GD lồng ghép môi trường: Để tưởng nhớ công ơn của Mai Hắc Đế, hiện nay ở núi vệ và trong thung lũng Hùng Sơn vẫn còn đền thờ ông là hs chúng ta phải có ý thức bảo vệ tôn tạo các di tích đó.
 Hoạt động 3: Khởi nghĩa Phùng Hưng(776-791)
(thời gian:11’)
*Mục tiêu:+Kiến thức: trình bày được diễn biến Phùng Hưng.
+Kĩ năng:Sử dụng lược đồ, đánh giá nhân vật lịch sử.
&Gv: gọi hs đọc mục 3/65
sEm biết gì về Phùng Hưng ?
HS; Trình bày theo SGK
&Gv: kết luận và chốt ý cho hs nắm.
 Phùng Hưng quê ở làng Đường Lâm (Ba vì – Hà Tây), xuất thân từ 1 dòng họ đời đời làm quan lang ở Hà tây, ông là người rất khoẻ, giỏi võ vật được trâu, đánh được hổ, lại rất thương người, hay cứu giúp cho người khác nên được nhân dân mến phục.
sCuộc khởi nghĩa Phùng Hưng diễn ra như thế nào? 
HS:Năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm.
sTheo em, vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng?
Hs :Vì câm thù quân đô hộ đã dồn họ vào bước đường cùng. Do Phùng Hưng là người có uy tín.
sSau khi làm chủ Đường Lâm, cuộc khởi nghĩa phát triển như thế nào? 
Hs :Nghĩa quân kéo về bao vây thành Tống Bình bức tên đô hộ Cao Chính Bình sinh bệnh mà chết, nghĩa quân làm chủ Tống Bình sắp đặt việc cai trị.
&Giáo viên: Nền tự chủ tồn tại gần 9 năm, lịch sử gọi là nền tự chủ mong manh .Nền tự chủ tồn tại gần 9 năm(783 – 791)
&Giáo viên GD lồng ghép môi trường: Giới thiệu nền thờ Phùng Hưng ở Hà Tây là hs chúng ta phải có ý thức bảo vệ tôn tạo các di tích đó.
1/ Tình hình chính trị - kinh tế nước ta dưới ách đơ hộ của nhà Đường
- Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ, phủ đơ hộ dặt ở Tống Bình.
- Các châu, huyện do người Trung Quốc trực tiếp cai trị., ở miền núi do các tù trưởng địa phương tự cai quả, các hương và xã do người Việt tự cai quản.
- Nhà Đường cho sửa các con đường giao thông thuỷ bộ nối từ Trung Quốc sang Tống Bình đến các quận, huyện, xây thành, đắp lũy, tăng thêm quân số
- Đặt ra nhiều loại thuế mới , hàng năm bắt dân ta phải cống nộp các thứ quí hiếm.
2. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( 722 )
 Mai Thúc Loan là làng Mai Phụ
( Kẻ Mỏm) huyện Thạch Hà- Hà Tĩnh. Thuở nhỏ ơng phải đi chăn trâu cho nhà giàu, kiếm củi. 
a. diễn biến
- Đến thế kỉ VIII, khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu, nghĩa quân nhanh chống chiếm thành Hoan Châu, nhân dân Ái Châu, Diễn Châu hưởng ứng.
- Mai Thúc Loan xây dựng căn cứ ở Sa Nam (Nam Đàn – Nghệ An) ,à tự xưng là Mai Hắc Đế. Ông liên kết với dân Giao Châu, Cham-Pa tấn công thành Tống Bình. Viên đơ hộ là Quang Sở Khách phải bỏ thành chạy về nước.
- Năm 722 nhà Đường đem 10 vạn quân sang đàn áp. 
b. Kết quả:
- Quân của Mai Thúc Loan chống cự không nổi, Mai Thúc Loan hy sinh.
c. Ý nghĩa
- Thể hiện ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
3/ Khởi nghĩa Phùng Hưng(776-791)
a.Phùng Hưng:
-Phùng Hưng quê ở làng Đường Lâm (Ba vì – Hà Tây), xuất thân từ 1 dòng họ đời đời làm quan lang ở Đường Lâm - Hà tây, ông là người rất khoẻ, giỏi võ, lại rất thương người, hay cứu giúp cho người khác nên được nhân dân mến phục.
b. Diễn biến:
- Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình.
- Phùng Hưng kéo quân về vây phủ Tống Bình, sau đĩ ông chiếm thành và sắp đặt việc cai trị.
- Bảy năm sau Phùng Hưng mất, Phùng An lên nối nghiệp.
- Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.
4.4/ Tổng kết:
&Giáo viên: Dùng bảng phụ ghi sẵn bài tập gọi hs lên củng cố:
1/ Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành tên gọi là gì ?
Châu Aùi b- Diễn Châu c- An Nam đô hộ phủ
 2/ Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan diễn ra vào năm nào ?
722 b- 776 c-791
 3/ Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở đâu ?
Vĩnh Phúc b- Đường Lâm c-Phú Thọ
Đáp án bài tập: 1c, 2a, 3b
Gv: nhận xét và kết luận toàn bài
4.5/ Hướng dẫn học tập:
* Đối với bài học ở tiết này:
- Học thuộc bài nắm được diễn biến của các cuộc khởi nghĩa.
 -Xem lại nội dung sgk và trả lời câu hỏi cuối bài/49
- Hòan thành các bài tập SBT
 * Đối với bài học ở tiết sau :
 - Xem trước bài 24 «  Nước Chăm pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X « /66
 - Trả lời câu hỏi :
Nước Cham-pa được hình thành và phát triển như thế nào?
Nêu những thành tựu về kinh tế, văn hĩa của nước Cham- pa?
5/ PHỤ LỤC:
 Sách giáo khoa, sách giáo viên. 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 23. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII-IX.doc