Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 24: Nước Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Bùi Thị Thanh Thảo - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS biết được

- Qúa trình thành lập và phát triển của nước Chăm-pa, từ nước Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm đến một quốc gia lớn mạnh, sau này tấn công cả quốc gia Đại Việt.

- Những thành tựu nổi bậc về kinh tế, văn hóa của người Chăm từ thế kỉ thứ II đến thế kỉ thứ X.

2. Thái độ:

- Làm cho HS nhận thức sâu sắc người Chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

- Tự hào về tinh thần đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.

3. Kĩ năng:

- Kĩ năng đọc và chỉ bản đồ lịch sử, xem và miêu tả và tranh ảnh lịch sử.

- Hoạt động nhóm, phân tích, so sánh

II. Đồ dùng dạy học:

1. Lược đồ Giao Châu và Chăm-pa giữa thế kỉ IV đến thế kỉ X.

2. Một số tranh ảnh:

- Khu thánh địa Mĩ Sơn ( Quảng Nam)

- Tháp Bà Pônagar ( Khánh Hòa)

- Hoạt động sản xuất của người Chăm, gốm sứ

III. Phương pháp dạy học:

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3322Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 24: Nước Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Bùi Thị Thanh Thảo - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY
 Ngày soạn: 15/ 02/2011
 Ngày dạy: 16/ 3/ 2011
 Người soạn: Bùi Thị Thanh Thảo
 Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Ngọc Thùy
 Tiết : 3 Lớp: 6/7 Trường: THCS Đinh Tiên Hoàng
Bài 24: NƯỚC CHĂM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS biết được
- Qúa trình thành lập và phát triển của nước Chăm-pa, từ nước Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm đến một quốc gia lớn mạnh, sau này tấn công cả quốc gia Đại Việt.
- Những thành tựu nổi bậc về kinh tế, văn hóa của người Chăm từ thế kỉ thứ II đến thế kỉ thứ X.
2. Thái độ: 
- Làm cho HS nhận thức sâu sắc người Chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
- Tự hào về tinh thần đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.
3. Kĩ năng: 
- Kĩ năng đọc và chỉ bản đồ lịch sử, xem và miêu tả và tranh ảnh lịch sử.
- Hoạt động nhóm, phân tích, so sánh
II. Đồ dùng dạy học: 
Lược đồ Giao Châu và Chăm-pa giữa thế kỉ IV đến thế kỉ X.
Một số tranh ảnh:
Khu thánh địa Mĩ Sơn ( Quảng Nam)
Tháp Bà Pônagar ( Khánh Hòa)
Hoạt động sản xuất của người Chăm, gốm sứ
III. Phương pháp dạy học: 
Thuyết trình, vấn đáp, miêu tả
IV. Các bước tiến hành giờ giảng:
Ổn định tình hình lớp.
Kiểm tra bài cũ: Tiết trước chúng ta đã biết nhân dân ta ở các thế kỉ VII-X đã tiến hành hai cuộc khởi nghĩa lớn dưới sự lãnh đạo của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. Đây là hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhân dân ta đời đời biết ơn Mai Thúc Loan và Phùng Hưng. Sau dây cô sẽ kiểm tra bài hôm trước.
 Câu hỏi: Nước ta chịu sự thống trị của nhà Đường từ năm nào? Em có nhận xét gì về đất nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường?
Giới thiệu bài mới: Đến cuối thế kỉ thứ II nhà Hán suy yếu không thể kiểm soát được nổi các vùng đất phụ thuộc, nhất là các vùng đất xa ở Giao Châu, nhân dân huyện Tượng Lâm huyện xa nhất của quận Nhật Nam đã lợi dụng cơ hội đó nổi dậy lật đổ ách thống trị của nhà Hán lập ra nước Lâm Ấp sau đổi thành Chăm- pa. Nhân dân Chăm- pa cần cù, sáng tạo đã xây dựng được quốc gia có thời hùng mạnh, họ để lại cho đời sau nhiều thành quách, đền tháp và tượng điêu khắc rất độc đáo. Quan hệ giữa nhân dân Chăm- pa với các cư dân khác trong Châu Giao rất mật thiết ở mọi lĩnh vực trong đời sống vật chất và tinh thần. Trong bài mới hôm nay chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu:
Hoàn cảnh và quá trình ra đời của nước Chăm-pa độc lập như thế nào?
Những điểm chính về tình hình kinh tế và nét độc đáo của văn hóa Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.
4. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
Mục I: Nước Chăm-pa độc lập ra đời
Hoạt động 1: cá nhân/ tập thể
Mục tiêu: 
HS nắm được quá trình thành lập nước Chăm-pa.
Xác định được vị trí nước Chăm-pa trên bản đồ lãnh thổ Việt Nam.
GV sử dụng bản đồ giới thiệu cho học sinh biết vị trí của Châu Giao và Chăm-pa.
GV hỏi: Em biết gì về quận Nhật Nam? 
HS trả lời: Quận Nhật Nam ( từ Hoành sơn đến Quảng Nam) gồm 5 huyện, huyện xa nhất là huyện Tượng Lâm (từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh).
GV nhận xét, chốt ý và ghi bảng: Châu Giao do nhà Hán lập ra gồm 9 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Uất Lâm, Thương Ngô, Đạm Nhĩ, Chu Nhai, Nam Hải và Hợp Phố. Quận Nhật Nam bao gồm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tỉ Cảnh, Lô Dung và Tượng Lâm ( từ Hoành Sơn đến Quảng Nam). Tượng Lâm là huyện xa nhất (từ đèo Hải Vân đến đèo Đại Lãnh) là địa bàn sinh sống của bộ lạc Cau và Dừa tức người Chăm cổ thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh.
HS nghe giảng và ghi bài vào vở.
GV nhân dân huyện Tượng Lâm đã giành độc lập như thế nào?
HS trả lời: Năm 192-193 nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua đặt tên nước là Lâm Ấp.
GV hỏi: Có phải chỉ do nhà Hán suy yếu nên nhân dân huyện Tượng Lâm mới giành được độc lập không?
HS trả lời: Không phải vì đây chỉ là điều kiện khách quan thuận lợi còn nguyên nhân chủ quan là do chính sách thống trị tàn bạo của nhà Hán, như một qui luật tất yếu “ nơi nào có áp bức nơi đó có đấu tranh” chính những chính sách đó của nhà Hán khiến nhân dân không thể chịu đựng nổi nên đã nổi dậy đấu tranh.
GV nhận xét và chốt ý
GV hỏi: Vì sao nhân dân huyện Tượng Lâm lại có khả năng nổi dậy giành độc lập hơn các huyện khác?
HS trả lời: Vì huyện Tượng Lâm là huyện ở xa nên nhà Hán khó kiểm soát được.
GV cho HS đọc đoạn chữ trong SGK (từ quốc gia Lâm Ấp đến Trà Kiệu- Quảng Nam).
GV hỏi: Quốc gia Lâm ấp đã dùng biện pháp gì để không ngừng mở rộng lãnh thổ? 
HS trả lời: dùng biện pháp quân sự tiến hành các cuộc chiến tranh lấn đất để mở rộng lãnh thổ, phía Bắc đến dãy Hoành Sơn phía Nam đến Phan Rang.
GV nhận xét và chốt ý: quốc gia Chăm-pa thời hùng mạnh đã nhiều lần tấn công Đại Việt ra đến tận kinh thành Thăng Long, vua Trần phải gả công chúa Huyền Trân cho vua Chăm-pa là Chế Mân.
GV hỏi: Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Chăm-pa?
HS trả lời: Nhân dân Tượng Lâm đã tận dụng cơ hội khi nhà Hán suy yếu không thể cai trị các vùng đất xa nên đã nổi dậy giành độc lập lập ra nước Lâm Ấp, nước Lâm Ấp đã tận dụng được ưu thế về lực lượng quân sự để tiến hành các cuộc chiến tranh mở rộng lãnh thổ thành lập một quốc gia hùng mạnh.
GV chuyển ý: Qúa trình thành lập và mở rộng lãnh thổ của nước Chăm-pa đã đặt nền tảng vững chắc cho những bước phát triển cao hơn về sau của vương quốc này. Vậy sự phát triển của vương quốc Chăm-pa thế kỉ thứ II đến thế kỉ X như thế nào chúng ta sẽ đi vào mục II.
Nước Chăm-pa cổ nằm trong quận Nhật Nam của Giao Châu.
Năm 192 đến 193 nhân dân Tượng Lâm do Khu Liên lãnh đạo nổi dậy giành độc lập. Khu Liên làm vua đặt tên nước là Lâm Ấp.
Các vua Lâm Ấp đã hợp nhất hai bộ lạc Cau và Dừa tiến hành các cuộc chiến tranh bành trướng lãnh thổ sau đó đổi tên nước là Chăm-pa. Đóng đô ở sinhapura ( Trà Kiệu- Quảng Nam).
Mục II: Tình hình kinh tế, văn hóa Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Hoạt động 2: cá nhân/nhóm/tập thể
Mục tiêu : HS nắm được
Trình độ phát triển kinh tế của người Chăm
Những thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực văn hóa của người Chăm
Quan hệ giữa người Chăm và các dân tộc khác ở Châu Giao.
GV cho HS nghiên cứu SGK và tiến hành chia lớp làm 2 nhóm sau đó trả lời các câu hỏi sau: 
Câu hỏi 1( nhóm 1): Em hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế của người Chăm? Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của người dân Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X?
Câu hỏi 2( nhóm 2 ): Em hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng công cụ bằng sắt? Hãy so sánh trình độ phát triển kinh tế của người Chăm với người Châu Giao?
HS các nhóm tiến hành thảo luận trong vòng 4 phút.
HS nhóm 1 trả lời HS nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV nhận xét chốt ý và ghi bảng( có thể kết hợp sử dụng một số tranh ảnh về hoạt động sản xuất của người Chăm): Người Chăm đã biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò cày kéo, sáng tạo ra guồng nướcnguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước mỗi năm 2 vụ. Ngoài ra còn trồng cây ăn quả như: cau, dừa, mítcây công nghiệp như: bông, gai, đánh cá, khai thác lâm thổ sảnNgười Chăm thường trao đổi buôn bán với nhân dân các quận ở Châu Giao, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển, buôn bán nô tìCó thể thấy rằng nhân dân Chăm-pa đã đạt được một trình độ phát triển kinh tế khá cao thể hiện như: biết trồng lúa mỗi năm 2 vụ, sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò, buôn bán với nước ngoài
HS nhóm 2 trả lời HS nhóm khác bổ sung.
GV nhận xét và chốt ý: Công cụ bằng sắt giúp cày sâu hơn, đỡ vất vả hơn, năng suất lao động được nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kểSo với nhân dân Châu Giao thì trình độ phát triển kinh tế của người Chăm là ngang bằng đó là: họ đã biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng trâu bò làm sức kéo, làm guồng nước để dẫn nước về các đồng ruộng để sản xuất và sinh hoạt hằng ngày
GV chuyển ý: với trình độ phát triển kinh tế như vậy đã tạo cho người Chăm một nền văn hóa cũng vô cùng đa dạng và đặc sắc.
GV cho HS tìm hiểu SGK và lần lượt trả lời các câu hỏi:
GV hỏi: Sự phát triển văn hóa của người Chăm được thể hiện qua những lĩnh vực nào?
HS trả lời: 
GV nhận xét, chốt ý và ghi bảng:
Thành tựu văn hóa của người Chăm được thể hiện qua 3 lĩnh vực sau: 
+ Về chữ viết: bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ
+ Về tôn giáo: nhân dân Chăm theo đạo bà la môn và đạo phật.
+ Về phong tục tập quán: người Chăm có tục hoả táng, thói quen ăn trầu
GV hỏi: Thành tựu văn hóa quan trọng nhất cả người Chăm là gì? Em có nhận xét gì về thành tựu này?
HS trả lời:
GV chốt ý và ghi bảng: Thành tựu văn hóa quan trọng của người Chăm là đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo mang đậm tính cách và tâm hồn người Chăm. Văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa Ấn Độ.
GV đưa hình ảnh các công trình kiến trúc tiêu biểu của người Chăm cho HS quan sát kết hợp với các kênh hình trong SGK như: khu di tích Thánh địa Mĩ Sơn( Quảng Nam), Tháp Bà Pônagar ( Khánh Hòa), Tháp Chăm ( Phan Rang)
GV hỏi: Qua tìm hiểu về văn hóa Chăm em hãy thử liệt kê những nét tương đồng về văn hóa của người Chăm và người Châu Giao?
HS trả lời GV nhận xét và chốt ý: Văn hóa Chăm giống văn hóa Châu Giao ở một số nét như: có chữ viết, có tôn giáo, ở nhà sàn, tục lệ ăn trầu cau
GV liên hệ thực tế: Văn hóa Chăm-pa trên đất Khánh Hòa cũng là một nền văn hóa độc đáo tiêu biểu với hệ thống kiến trúc tháp bà Pônagar nằm trên đường 2/4 T.Phố Nha Trang tọa lạc trên một ngọn đồi cao tháp được xây với nguyên liệu chủ yếu là gạch, đến với tháp bà chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng nét độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc của người Chăm mà còn được thưởng thức các điệu múa Chăm rất đẹp của các nghệ nhân và thiếu nữ chăm thể hiện. Công trình kiến trúc này hằng năm thu hút một lượng khách khá lớn đến Khánh Hòa và đây đã trở thành điểm đến khá lí tưởng của du khách khắp nơi. Từ đó ta có thể thấy rằng văn hóa Chăm-pa đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền văn hóa Khánh Hòa nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung.
GV hỏi: Quan hệ giữa người Chăm và người dân các quận khác của người Việt như thế nào?
HS trả lời GV nhận xét và chốt ý:
Người Chăm và người Việt có mối quan hệ chặt chẽ và lâu đời, nhiều cuộc nổi dậy của cư dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm cũng đã cùng nhân dân Châu Giao nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
GV hỏi : Em hãy cho biết hiện nay công trình kiến trúc nào của người Chăm được công nhận là di sản văn hóa?
HS trả lời: Khu di tích Thánh địa Mĩ Sơn ở Trà Kiệu- Duy Xuyên- Quáng Nam. Công trình kiến trúc này được UNESSCO cong nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1999.
Kinh tế chính: kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước
Ngoài ra người Chăm còn làm nhiều nghề khác như: làm gốm, đánh cá, buôn bán, cướp biển
à Kinh tế người Chăm khá phát triển
Nền văn hóa của người Chăm phát triển khá rực rỡ và phong phú thể hiện:
+ Về chữ viết: Chữ Phạn Ấn Độ
+ Về tôn giáo: Đạo Phật và đạo Bà la môn.
+ Về phong tục tập quán: tục hỏa tán người chết, ăn trầu cau
Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn hóa Ấn Độ.
Nghệ thật Chăm là một nền nghệ thuật đặc sắc với nhiều đền tháp và công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo
Người Chăm và người Việt có mối quan hệ gần gũi, chặt chẽ lâu đời
5.Củng cố và dặn dò:
a. Củng cố: 
Trò chơi củng cố “ Bức tranh bí ẩn”
Thể lệ: Có 6 mảnh ghép tương ứng với 6 câu hỏi các em sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi trong các mảnh ghép để đoán ra bức tranh bí ẩn.
Mảnh ghép 1: Lãnh thổ của người Chăm từ đâu đến đâu? ( từ Hoành Sơn đến Phan Rang)
Mảnh ghép 2: Ai là người lãnh đạo nhân dân huyện Tượng Lâm nổi dậy lật đổ chính quyền nhà Hán? ( Khu Liên)
Mảnh ghép 3: Kinh đô xưa của người Chăm được đặt ở đâu? ( Sin- ha- pu- ra.Trà Kiệu- Duy Xuyên- Quảng Nam)
Mảnh ghép 4: Nền kinh tế chính của người Chăm là gì? ( Nông nghiệp trồng lúa nước)
Mảnh ghép 5: Thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Chăm là gì? ( Nghệ thuật kiến trúc)
Mảnh ghép 6: Văn hóa Chăm chịu ảnh hưởng của nền văn hóa nào? ( Văn hóa Ấn Độ).
ð Bức tranh bí ẩn: Tháp bà Pônagar.
GV kết luận bài.
b. Dặn dò: 
- Bài tập về nhà: Em hãy chọn hai sự kiện quan trọng nhất của quá trình hình thành và phát triển của quốc gia Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X.Vì sao em chọn sự kiện đó?
- Dặn dò các em về chuẩn bị ôn tập chương 3.
 Ninh Hòa, ngày..tháng ..năm 2011 
 Giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 24. Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Bùi Thị Thanh Thảo - Trường THCS Đinh Tiên Hoàng.doc