I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức : HS biết được:
- Quá trình thành lập và phát triển của nước Cham-pa , từ nước Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm đến một quốc gia lớn mạnh , sau này dám tấn công cả quốc gia Đại Việt.
- Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hóa của Cham-pa từ thế kỉ II – thế kỉ X.
2. Tư tưởng :
Làm cho HS nhận thức sâu sắc rằng , người Chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam .
3. Kĩ năng :
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ lịch sử .
- Kĩ năng đánh giá , phân tích .
II. CHUẨN BỊ :
1. GV:
- Lược đồ Giao Châu và Cham-pa giữa thế kỉ VI – X .
- Tranh ảnh về đền , tháp Chăm .
- Tư liệu tham khảo .
2. HS:
- SGK,Vở ghi,chuẩn bị bài mới
Tuần 29 - Tiết 29 Ngày soạn:11/03/2014 Bài 24 : NƯỚC CHAM-PA TỪ THẾ KỈ II ĐẾN THẾ KỈ X I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức : HS biết được: - Quá trình thành lập và phát triển của nước Cham-pa , từ nước Lâm Ấp ở huyện Tượng Lâm đến một quốc gia lớn mạnh , sau này dám tấn công cả quốc gia Đại Việt. - Những thành tựu nổi bật về kinh tế và văn hóa của Cham-pa từ thế kỉ II – thế kỉ X. 2. Tư tưởng : Làm cho HS nhận thức sâu sắc rằng , người Chăm là một thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam . 3. Kĩ năng : - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ lịch sử . - Kĩ năng đánh giá , phân tích . II. CHUẨN BỊ : 1. GV: - Lược đồ Giao Châu và Cham-pa giữa thế kỉ VI – X . - Tranh ảnh về đền , tháp Chăm . - Tư liệu tham khảo . 2. HS: - SGK,Vở ghi,chuẩn bị bài mới III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ. Câu 1.Năm 679 nhà Đường đổi tên nước ta là: A.Giao Chỉ B. An Nam đô hộ phủ C. Ái Châu D. Liêm Châu Câu 2.Phùng Hưng là người làng ? A. Đường Lâm B. Mai Phụ C. Phúc Lâm Câu 3.Mai Hắc Đế liên kết với nhân dân những vùng nào tấn công thành Tống Bình? A.Ái Châu-Chăm pa B.Diễn Châu C. Giao Châu và Chăm pa Đáp án: Câu 1: B Câu 2:A Câu 3: C 3. Bài mới. * GV giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động1: GV : Dùng lược đồ Giao Châu và nước Cham-pa giữa thế kỷ VI-X giới thiệu vị trí nước Cham-pa . GV:Giới thiệu vị trí Tượng Lâm GV:Cư dân Huyện Tượng Lâm là ai? HS: Là bộ lạc Dừa-người Chăm cổ ,thuộc nền văn hoá đồng thau Sa Huỳnh. GV: giới thiệu:Bài 11 chúng ta đã được học từ thế kỷ VIII đến thế kỷ I T.CN trên đất nước ta đã hình thành những nền văn hoá phát triển cao như Oc- Eo (An Giang)- cơ sở của nước Phù Nam, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) - cơ sở của nước Cham-pa sau này và văn hoá Đông sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta ngày nay. Từ rất sớm cư dân ở các vùng đất này đã biết sử dụng công cụ bằng kim loại để sản xuất và chiến đấu( như lưỡi cày,lưỡi rìu,mũi tên bằng đồng) ->Nền kinh tế,văn hoá khá phát triển. HS : Theo dõi . GV ? Nhân dân Tượng Lâm đã giành được độc lập trong hoàn cảnh nào ? HS: Năm 192-193 nhân dân Tượng Lâm đã nổi dậy giành độc lập, đặt tên nước là Lâm Ấp. GV: Qúa trình đổi tên từ Lâm Ấp thành Cham-pa diễn ra như thế nào? HS: Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh,hợp nhất bộ lạc Dừa và bộ lạc Cau tấn công các nước láng giềng, mở rộng lãnh thổ rồi đổi tên nước là Chăm pa . GV ? Kinh đô Cham Pa đóng ở đâu? HS: Kinh đô Cham Pa đóng ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu-Quảng Nam) GV: Chỉ trên lược đồ quá trình mở rộng và đổi tên nước,vị trí kinh đô của Cham- pa GV? Em có nhận xét gì về quá trình thành lập và mở rộng nước Cham-pa ? HS : Dựa trên các hoạt động quân sự. Hợp nhất bộ lạc Cau với bộ lạc Dừa, tấn công các nước láng giềng mở rộng lãnh thổ . GV:Chuyển ý. Hoạt động 2: GV: Gọi HS đọc SGK từ đầu đến.buôn bán nô lệ. HS: Đọc,theo dõi. GV:Cho HS quan sát ảnh HS:Theo dõi GV: Em hãy cho biết tình hình sản xuất nông nghiệp của người Chăm pa? HS: Nguồn sống chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm 2 vụ. GV : Cho HS quan sát ảnh HS: Theo dõi GV: Người Cham pa canh tác lúa như thế nào? HS :Họ làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi GV: Nhân dân Cham pa làm cách nào để đưa nước lên các thửa ruộng trên cao? HS: Sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước lên cao GV : Cho HS quan sát ảnh HS: Theo dõi GV: Ngoài sản xuất nông nghiệp người dân Cham pa còn làm gì phục vụ cuộc sống của mình? HS: Ngoài ra họ còn trồng các loại cây ăn quả, , làm gốm, đánh cá , khai thác lâm thổ sản . GV:Việc trao đổi buôn bán như thế nào? HS: Trao đổi, buôn bán với Giao Châu,Ân Độ,Trung Quốc. GV ? Em có nhận xét gì về trình độ phát triển kinh tế của Cham-pa từ thế kỷ II-X? HS: Trình độ phát triển kinh tế của cư dân Cham-pa khá cao giống như nhân dân các vùng xung quanh:Họ biết sử dụng công cụ bằng sắt và sức cày kéo của trâu bò,biết trồng lúa nước, mỗi năm 2 vụ.Họ còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi núi,sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước lên cao. Ngoài ra họ còn trồng các loại cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản,làm gốm,đánh cá và buôn bán với nước ngoài: Giao Châu,Ân Độ,Trung Quốc GV Cho HS quan sát ảnh chữ viết của người Chăm HS : Quan sát . GV ? Người Chăm pa có chữ viết từ khi nào?bắt nguồn từ đâu ? HS: Từ thế kỷ IV người Chăm đã có chữ viết riêng,bắt nguồn từ chữ phạn của người Ấn Độ GV: Cho HS quan sát hình ảnh đạo Bà la môn và đạo Phật. HS : Quan sát . GV?Người Chăm theo đạo gì ? HS: Theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. GV: Cho HS quan sát hình ảnh hoả táng người chết,nhà sàn,trầu cau. HS : Quan sát . GV?Người Chăm có những phong tục gì? HS: Có tục hỏa táng người chết , ở nhà sàn , ăn trầu cau . GV: Yêu cầu HS quan sát hình 52-53 SGK và ảnh đền,tháp ,tượng Chăm. HS : Quan sát . GV? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ? HS : Kiến trúc đặc sắc: Tháp Chăm , đền , tượng GV: Nhân dân Cham-pa sáng tạo ra một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo , mang đậm tính cách và tâm hồn của người Chăm . GV:Cho HS xem đoạn phim tư liệu HS:Theo dõi GV: Cho HS thảo luận nhóm(3’) Câu hỏi: Giữa người chăm và các cư dân Việt có điểm gì giống nhau? HS: Thảo luận. HS: (Thảo luận) Biết trồng lúa nước,dùng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò,biết trồng các loại cây ăn quả,có thói quen ăn trầu. GV: Đưa đáp án,nhận xét GV: Như vậy người Việt và người Chăm có mối quan hệ chặt chẽ lâu đời,có sự tương đồng và giao lưu về kinh tế, văn hoá, giúp đỡ nhau trong các cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của kẻ thù 1 .Nước Cham-pa độc lập ra đời -Năm 192-193 nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập, đặt tên nước là Lâm Ấp. - Mở rộng lãnh thổ, đổi tên nước là Cham-pa . -Kinh đô ở Sin-ha-pu-ra 2. Tình hình kinh tế, văn hóa Cham - pa từ TK II – X . a) Kinh tế : - Công cụ : bằng sắt và sức kéo trâu bò. - Trồng lúa nước . -Làm ruộng bậc thang. - Trồng các loại cây ăn quả và cây khác. - Khai thác lâm thổ sản. - Làm gốm, - Đánh cá - Buôn bán với nước ngoài. b) Văn hóa : - Có chữ viết riêng - Tôn giáo: đạo Bà La Môn và đạo Phật - Phong tục: hỏa táng người chết , ở nhà sàn , ăn trầu cau . - Kiến trúc đặc sắc: Tháp Chăm , đền , tượng 4. Củng cố,dặn dò * Củng cố. - GV sơ kết lại nội dung chính của bài học . - Tổ chức cho HS chơi trò chơi ô chữ làm các bài tập. * Dặn dò. - Xem lại bài và chuẩn bị tiết sau làm bài tập lịch sử. + Trả lời các câu hỏi trong SGK. + Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa lớn theo mẫu. Rút kinh nghiệm. .................... Ký duyệt tuần 29 Ngày:
Tài liệu đính kèm: