Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Đinh Hồng Nhung

I. Mục tiêu cần đạt:

 1- Kiến thức: Giúp HS nắm được :

 - Bối cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2.

 - Công cuộc chuẩn bị chống giặc ngoại xâm của Ngô Quyền và nhân dân ta.

 - Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Trong trận này, ông cha ta đã tận dụng cả 3 yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để tạo nên sức mạnh chiến thắng.

 - Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

 2- Tư tưởng:

 - Giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc .

 - Giáo dục cho HS lòng kính yêu Ngô Quyền, người anh hùng dân tộc có công lao to lớn đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc “Ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc Việt Nam”

 3- Kĩ năng:

 Rèn luyện phương pháp mô tả sự kiện, sử dụng bản đồ lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm.

II. Chuẩn bị

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Đinh Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31- Bài 27:
NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
I. Mục tiêu cần đạt:
 1- Kiến thức: Giúp HS nắm được :
 - Bối cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2.
 - Công cuộc chuẩn bị chống giặc ngoại xâm của Ngô Quyền và nhân dân ta.
 - Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Trong trận này, ông cha ta đã tận dụng cả 3 yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà” để tạo nên sức mạnh chiến thắng.
 - Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
 2- Tư tưởng:
 - Giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc .
 - Giáo dục cho HS lòng kính yêu Ngô Quyền, người anh hùng dân tộc có công lao to lớn đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc “Ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc Việt Nam”
 3- Kĩ năng: 
 Rèn luyện phương pháp mô tả sự kiện, sử dụng bản đồ lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm.
II. Chuẩn bị
 1. GV: - Bản đồ “Trận Bạch Đằng năm 938”
 - Tài liệu tham khảo: “Đại cương lịch sử Việt Nam” tập 1.
 - Máy tính, máy chiếu, giáo án trình chiếu.
 2. HS: Sưu tầm tranh, ảnh những mẩu chuyện liên quan đến nội dung bài học.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học :
Ổn định tổ chức lớp: KT sĩ số:
Kiểm tra đầu giờ: Không KT 
 3. Bài mới :
 	Công cuộc dựng nền tự chủ của họ Khúc, họ Dương đã kết thúc ách đô hộ nghìn năm của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta về mặt danh nghĩa. Tuy nhiên, là một dan tộc nhỏ ở phương nam, nhân dân ta luôn bị các nước phương bắc dòm ngó và thường trực tham vọng xâm lược.
	Việc Khúc Thừa Dụ dựng nền tự chủ đã tạo cơ sở để nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn và Ngô Quyền đã thực hiện sứ mạng lịch sử ấy bằng một trận quyết chiến chiến lược, đánh tan ý chí xâm lược của kẻ thù, mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc.	
HĐ của GV và HS
Nội dung KT cơ bản
GV tổ chức cho HS đọc SGK, và yêu cầu 1 em giới thiệu vài nét về Ngô Quyền.
? Quân Nam Hán xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào?
HS dựa vào nd SGK trình bày.
GV sử dụng bản đồ chỉ hướng tiến quân của quân Nam Hán vào xâm lược nước ta .
? Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?
HS dựa vào nd SGK trình bầy.
? Qua tất cả những điều trên, em có nhận xét gì về Ngô Quyền?
GV sử dụng bản đồ “trận Bạch Đằng năm 938” trình bày.
? Kết quả của trận Bạch Đằng năm 938?
HS rèn luyện trình bày diễn biến trên lược đồ.
? Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
HS thảo luận nhóm bàn 2’.
? Qua trận đánh, em suy nghĩ thế nào về kế sách đánh giặc của quân dân ta? 
? Diến biến trận đánh sông Bạch Đằng để lại trong em ấn tượng gì về truyền thống đánh giặc cứu nước của ND ta?
1- Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào ?
 * Ngô Quyền (898 - 944)
 - Quê: Đường Lâm (Hà Tây)
 - Là người có sức khoẻ, chí lớn, mưu cao, mẹo giỏi.
 - Là thứ sử, trấn giữ Ái Châu 
* Bối cảnh lịch sử
 - Năm 937: Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết để cướp quyền.
- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để trị tội Kiều Công Tiễn.
- Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu Vua Nam Hán -> nhân cơ hội đó, Vua Nam Hán cho quân sang xâm lược nước ta một lần nữa. 
* Chuẩn bị của NGô Quyền:
 - Giết Kiều Công Tiễn.
 - Chủ động đón đánh quân xâm lược: bố trí trận địa bãi cọc ngầm tren Sông Bạch Đằng.
2- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
 a- Diễn biến:
 - Cuối năm 938 : đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta.
 - Lúc nước triều đang lên, ngập bãi cọc ngầm, ta nhử quân giặc vào phía trong.
 - Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại 
- - Quân ta đánh quyết liệt, quân Nam Hán chống không nổi phải tháo chạy ra biển, thuyền xô vào bãi cọc ngầm, vỡ, đắm 
 b- Kết quả:
- Quân giặc bị thiệt hại quá nửa. Lưu Hoằng Tháo thiệt mạng.
- Vua Nam Hán nghe tin, hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.
c- Ý nghĩa lịch sử:
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, chấm dứt hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc, đất nước.
 4/ Củng cố 
 - Quân Nam Hán xâm lược nước ta trong hoàn cảnh nào?
 - GV gọi 1 HS lên bảng, sử dụng bản đồ trình bày lại diễn biến của trận Bạch Đằng năm 938.
 - Kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?
5/ Dặn dò:
 - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3 ( Vở BTLS)
 - Đọc trước SGK bài 28 “ôn tập”, tự ôn tập chương trình đặc biệt là từ đầu học kì II, chuẩn bị cho tiết ôn tập.
BỔ SUNG KIẾN THỨC
 ......................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Đinh Hồng Nhung.doc