Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Hà Thị Miên – Giáo viên trường THCS Nhân Chính

I/ Mục tiêu bài học:

1/ Kiến thức: - Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2 trong hoàn cảnh nào?

- Ngô Quyền và nhân dân ta chuẩn bị chống giặc như thế nào?

- Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng.

- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của trận Bạch Đằng

2/ Kỹ năng: Đọc bản đồ lịch sử trình bày diễn biến, nêu được nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử của trận Bạch Đằng.

3/ Thái độ: Giáo dục cho HS lòng tự hào và ý trí quật cường của dân tộc, Ngô Quyền là người anh hùng dân tộc, người có công lao to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc.

II/ Chuẩn bị:

 

doc 14 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 6234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Hà Thị Miên – Giáo viên trường THCS Nhân Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên : Hà Thị Miên – Giáo viên trường THCS Nhân Chính
Tiết 30 Bài 27
NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
I/ Mục tiêu bài học:
1/ Kiến thức: - Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2 trong hoàn cảnh nào? 
- Ngô Quyền và nhân dân ta chuẩn bị chống giặc như thế nào?
- Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng.
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của trận Bạch Đằng
2/ Kỹ năng: Đọc bản đồ lịch sử trình bày diễn biến, nêu được nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử của trận Bạch Đằng.
3/ Thái độ: Giáo dục cho HS lòng tự hào và ý trí quật cường của dân tộc, Ngô Quyền là người anh hùng dân tộc, người có công lao to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc.
II/ Chuẩn bị:
1. Thầy : Bản đồ treo tường “ Ngô Quyền và938”. Sử dụng tranh ảnh.
2. Trò : Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK. Vẽ lược đồ, xem tranh 56, 57.
III/ Phần thể hiện trên lớp.
1. Ổn định tổ chức. 
2. Kiểm tra bài cũ : 
2.1.Hình thức kiểm tra
2.2 Nội dung kiểm tra :
3. Bài mới:
3.1 Nêu vấn đề ( 1’ ) 
Tên của một dòng sông đã đi vào lịch sử, đó chính là con sông Bạch Đằng huyền thoại 3 lần nhấn chìm quân xâm lược. Trong tâm thức nghìn năm của người Việt Nam, Bạch Đằng đã trở thành điểm hội tụ của sức sống dân tộc. Đúng như lời ngợi ca của Phạm sư Mạnh:
Kì quan của vũ trụ là mặt trời lên tại hang Dương Cốc
Khí thiêng của núi sông đọng lại ở chốn Bạch Đằng
 Với sự mưu trí, quyết đoán và sáng tạo của mình, Ngô Quyền đã làm nên một chiến thắng Bạch Đằng huyền thoại, mở ra một thời kì độc lập lâu dài cho đất nước. Tiết học hôm nay cô và các em cùng sống trong niềm vui chiến thắng ấy qua tiết 30 : Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Hoạt động 1: Thầy
- Qua tham khảo tìm hiểu về Ngô Quyền em hãy trình bày kết quả sưu tầm của mình ở nhà về Ngô Quyền? 
- GV: Ngô Quyền là người ở Đường Lâm, nay thuộc Sơn Tây – Hà Nội. Đây là vùng đất bất khuất đã sinh ra và nuôi dưỡng người anh hùng dân tộc Phùng Hưng vì thế Đường Lâm còn được gọi là vùng đất 2 vua. Ngô Quyền thủa nhỏ đã tỏ rõ là một người có chí khí hiếm thấy, ông là một tướng tài của Dương Đình Nghệ đồng thời cũng là con rể của Dương Đình Nghệ và được cử trấn giữ vùng đất Ái Châu- (Thanh Hoá ngày nay).
- Khi đang trấn giữ Ái Châu thì tại sao Ngô Quyền lại kéo quân ra bắc?
Biết Ngô Quyền kéo quân ra bắc Kiều Công tiễn vội vàng có hành động gì?
Em đánh giá như thế nào về hành động của Kiều Công tiễn?
GV:. Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền. Đây có thể coi là hành động “bán nước cầu vinh, cõng rắn cắn gà nhà”.
Nhà Nam Hán tuy bị đại bại trong cuộc xâm lược nước ta năm 931 nhưng chưa chịu từ bỏ ý đồ thống trị lại nước ta vì thế Nam Hán chớp thời cơ này đem quân sang xâm lược. Một đạo quân thuỷ do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo.
Trước tình hình đó Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến vào thành Đại La giết Kiều Công Tiễn và lên kế hoạch chống giặc
Ngô Quyền có cách chống giặc như thế nào?
GV: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?
- Chủ động: Diệt nội phản, đón đánh quân xâm lược
- Sáng tạo: Ngô Quyền đã rất mưu trí khi biết dựa vào địa hình để đưa ra cách đánh lợi thế nhất, dòng sông Bạch Đằng chảy giữa 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng , cửa bể là nơi Ngô Quyền lợi dụng thuỷ triều xây dựng trận địa cọc ngầm xuống lòng sông (Máy) lợi dụng rừng rậm ở 2 bên bờ Ngô Quyền cho bố trí quân mai phục. Chính từ sự chuẩn bị, bí mật, chu đáo, sáng tạo mà Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử nước ta. Và Ngô Quyền cũng là người đầu tiên sáng tạo cách đóng cọc, đánh nhanh, thần tốc. Điều này được phát huy ở các trận đánh sau này như chống Tống, chống quân Nguyên. Và trận Bạch Đằng đã hoàn toàn thắng lợi như thế nào, ta sang phần 2: Chiến thắng Bạch Đằng
Hoạt động 2
GV : Thuyết trình về diễn biến trận đánh
GV: Chiếu lược đồ như SGK, mời 1 học sinh trình bày diễn biến của trận đánh trên lược đồ.
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét
GV: Cho đến nay dư âm về chiến thắng Bạch Đằng vẫn luôn sống mãi trong mỗi con người Việt Nam, chứng tích về những chiếc cọc trên Bạch Đằng vẫn còn lưu giữ tại bảo tàng lịch sử mỗi khi chúng ta có dịp tới thăm.
GV: Chỉ chưa đầy một con nước trận Bạch Đằng đã thắng lợi hoàn toàn. Vậy những yếu tố nào đã làm nên chiến thắng
Mời các em sẽ cùng thảo luận phần: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng 938.
GV: Đưa phần thảo luận của học sinh lên máy chiếu vật thể, cho các nhóm trình bày và nhận xét phần thảo luận của nhau.
GV : Bổ sung về nguyên nhân thắng lợi trên cơ sở thảo luận của học sinh
 Nguyên nhân thắng lợi: 
Sự mưu trí sáng tạo của Ngô Quyền...
Huy động được sức mạnh của toàn dân
Tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân ta..
Chiếu nhận xét của Lê Văn Hưu
Ý nghĩa lịch sử: 
- Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc
- Mở ra một thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc
Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được ghi vào lịch sử như một chiến công hiển hách. Chiến thắng vang dội đó là thành quả biểu hiện tài năng quân sự và ý chí quyết thắng của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền.
- Để tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đến Ngô Quyền nhân dân ta đã làm gì?
GV: Nhân dân Việt Nam luôn có truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn thờ tưởng niệm những người có công với tổ quốc
- Lập đền thờ, thường xuyên tổ chức các lễ hội trên chính dòng sông Bạch Đằng, nhiều trường học vinh dự mang tên Ngô Quyền, con đường mang tên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. 
GV: Đưa ra 4 bức tranh mô tả diễn biến của trận Bạch Đằng, học sinh xếp tranh theo diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng. Kể lại chiến thắng theo cách xếp tranh của mình.
GV: Cho làm bài tập trắc nghiệm
GV Chốt: Nhà sử học Ngô Thì Sỹ đánh giá “ Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại”.
4. Hướng dẫn học bài
- Tìm các yếu tố thể hiện sự mưu trí sáng tạo của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
- Nắm vững nội dung bài học
- Chuẩn bị giờ sau ôn tập
 Đất nước đang trên đà xây dựng nền tự chủ 
- Ngược thời gian trở lại lịch sử năm 931 Dương Đình Nghệ đã đánh đuổi quân Nam Hán ra khỏi bờ cõi, đất nước đang trong thời kì xây dựng nền tự chủ thì năm 937 nước ta xảy ra biến cố gì?
HS: Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết để đoạt chức.
- Vì sao Kiều Công Tiễn cho người cầu cứu quân Nam Hán?
HS: Nghe tin Ngô Quyền 
- Em nhận xét gì về hành động của Kiều Công Tiễn?
GV: Việc Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn mưu sát đã làm Ngô Quyền và nhân dân ta rất bất bình. Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền. Điều đó cho thấy hắn là kẻ bất trung bất nghĩa đồng thời hành động cầu cứu Nam Hán cho thấy đó là hành động cõng rắn cắn gà nhà
- Vì vậy Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?- 
HS: Trị tội Kiều Công Tiễn, bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng của đất nước.
Nhà Nam Hán bị thất bại năm 931 nên vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta. Nhân cơ hội này chúng đem quân sang xâm lược.
- Kế hoạch của quân Nam Hán là như thế nào?
HS: Tiến vào nước ta bằng đường thuỷ
GV: Chỉ lược đồ
GV: Sau khi trị tội Kiều Công Tiễn Ngô quyền dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bach Đằng
- Vì sao Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng là nơi quyết chiến với kẻ thù xâm lược?
HS: Giới thiệu theo SGK
GV : Vị trí địa lí
Đặc điểm của dòng sông: Thuỷ triều lên và xuống có độ chênh lệch cao về mực nước, hai bên bờ có rừng rậm và núi cao.
Dựa vào đặc điểm đó Ngô Quyền có cách chống giặc như thế nào?
HS: Huy động quân lên rừng chặt hàng ngàn cây gỗ đẽo vót nhọn , đầu bịt sắt đóng xuống lòng sông nơi hiểm yếu, lợi dụng rừng rậm bố trí quân mai phục hai bên bờ.
Vì sao Ngô Quyền cho đóng cọc ở cửa biển mà không đóng dàn trải ra cả dòng sông?
HS: Quân địch ra và vào bằng cửa sông này, đóng cọc gần cửa sông quân giặc tiến cũng khó mà lui cũng khó.
Kế hoạch đánh địch của Ngô quyền chủ động độc đáo ở điểm nào?
HS: Chủ động diệt nội phản, đón đánh quân xâm lược
HS: Độc đáo : Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông, biết dựa vào địa hình để có cách đánh sáng tạo.
Ngô Quyền là người đầu tiên sáng tạo cách đóng cọc, đánh nhanh, thần tốc và đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng rực rỡ
Trò
HS trả lời
Cho học sinh nhận xét câu trả lời của bạn
- GV: Bổ sung kiến thức về Ngô Quyền
HS: Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết để đoạt chức
HS: Cầu cứu nhà Nam Hán
HS: Huy động quân lên rừng chặt hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn bịt sắt rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng.
HS: Chủ động
HS: Độc đáo
HS: Trả lời
HS: Nhận xét
HS: Trình bày phần thảo luận của nhóm mình
HS:Nhận xét bổ sung
HS: Trả lời
HS: Xếp tranh, kể lại diễn biến
Ghi bảng
1.Ngô Quyền chuẩn bị chống quân xâm lược Nam Hán như thế nào?
- Trị tội Kiều Công Tiễn
- Xây dựng trận địa cọc ngầm ở gần cửa sông Bạch Đằng
- Bố trí quân mai phục .
2/ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 
/Diễn biến:
- Cuối năm 938 quân Nam Hán tiến vào cửa biển nước ta.
- Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch.
- Quân Hán hăm hở đuổi theo sa vào bãi cọc ngầm.
- Nước thuỷ triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh lại
- Quân Nam Hán thất bại, Hoằng Tháo tử trận 
- Trận Bạch đằng hoàn toàn thắng lợi.
b. Kết quả: Trận Bạch Đằng toàn thắng
c.Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
Nguyên nhân thắng lợi:
- Sự mưu trí sáng tạo của Ngô Quyền...
- Huy động được sức mạnh của toàn dân
- Tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của nhân dân ta..
Ý nghĩa lịch sử:
- Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc
- Mở ra một thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc
Hoạt động 1: (16’)
Em hãy cho biêt hoàn cảnh lịch sử nước ta năm 937?
HS: Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết chết
KCT là tướng dưới quyền của Dương Đình Nghệ nhưng l sát hại chủ tướng của mình để đoạt chức.
Em có nhận xét gì về hành động của Kiều Công Tiễn?
Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực nhà Nam Hán để chống Ngô Quyền đoạt chức T. Đây là 1 hành động phản phúc “Bán nước cầu vinh” “ Cõng rắn cắn gà nhà”. Đồng thời cho ta thấy hắn là kẻ bất trung, bất nghĩa
- Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?
HS : Giết Kiều Công Tiễn
Trước việc Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ và quân Nam Hán đang chuẩn bị xâm lược nước ta. Hoàn cảnh đất nước lâm nguy và một vị anh hùng dân tộc đã làm nên chiến thắng đem lại nền độc lập lâu dài cho đất nước đó chính là Ngô Quyền. Vậy Ngô Quyền là ai? Mời 1 hs đọc từ đầu ...ái châu Thanh Hoá.
- Vừa nghe bạn đọc, em hãy cho biết vài nét về Ngô Quyền.
GV: Đường Lâm là vùng đất đã sinh ra Ngô Quyền, đây là một vùng đất cổ, giàu truyền thống văn hoá, là vùng đất 2 vua. Ngoài thông tin sách giáo khoa cô bổ sung thêm các nhà sử học VN đánh giá về Ngô Quyền: Ngô Quyền được coi là vị vua đứng đầu các vua nước ta. Chiến thắng Bạch Đằng thể hiện tài năng quân sự và ý chí quyết thắng của người anh hùng dân tộc.( Đại Việt sử kí toàn thư). Đây là một đánh giá khá toàn diện về tài năng của Ngô Vương. Điều này được chứng minh qua chiến thắng BĐ 938
- KCT cầu cứu quân Nam Hán, quân Nam Hán có ngay kế hoạch xâm lược nước ta như thế nào? 
- HS: Năm 938 vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy 1 đạo quân thuỷ sang xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn sẵn sàng tiếp ứng cho Hoằng Tháo. GV đưa và chỉ lược đồ.
- Các em thấy rằng Ngô Quyền đứng trước 2 kẻ thù cần phải tiêu diệt, 1 là quân Nam Hán chuẩn bị xâm lược nước ta, 2 là trong nước còn có Kiều Công Tiễn là kẻ bán nước cầu vinh. Trước tình hình đó Ngô Quyền đã làm gì?
- Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến vào Đại La giết Kiều Công Tiễn và lên kế hoạch chống giặc.
Vậy là Ngô Quyền đã sáng suốt khi tiêu diệt kẻ đã tiếp tay cho giặc kẻ phản bội đất nước phản bội dân tộc.
- Sau khi diệt Kiều Công Tiễn Ngô Quyền đã dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng .
- Vì sao Ngô Quyền quyết định chọn sông Bạch Đằng là nơi quyết chiến với kẻ thù?
- GV: giới thiệu về sông Bạch Đằng theo SGK. Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì 2 bên bờ sông toàn là rừng rậm, độ dốc không cao, do vậy ảnh hưởng của thuỷ triều lên và xuống rất mạnh. Mực nước sông lúc triều lên và xuống chênh lệch nhau đến 3 m. Khi thuỷ triều lên lòng sông rộng đến hàng nghìn m, độ sâu hơn chục m.
- Dựa vào những đặc điểm đó và để đối phó với giặc Ngô Quyền đã bàn cách cách chống giặc như thế nào?
HS: Huy động quân lên rừng chặt hàng ngàn cây gỗ đẽo vót nhọn đầu..
- Sau đó dùng cọc gỗ đẽo nhọn, đầu bị sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng nơi hiểm yếu gần cửa biển, cho quân mai phục hai bên bờ.
- Vì sao Ngô Quyền cho đóng cọc ở cửa biển mà không đóng dàn trải ra cả dòng sông? Biết sẽ vào sông Bạch Đằng, vào và cũng sẽ rút ra theo đường này, đóng của sông thì giặc sẽ tiến khó và lui cũng khó.
 - Kế hoạch đánh địch của Ngô Quyền chủ động, độc đáo ở điểm nào?
 HS - Chủ động : Bí mật giết Kiều Công Tiễn là tên bán nước, quân Hán vẫn nghĩ còn có KCT nội ứng, xây dựng trận địa cọc ngầm để chờ địch, chủ động đón đánh quân xâm lược,.. .
- Độc đáo: Lợi dụng thuỷ triều. Lợi dụng rừng rậm hai bên bờ Biết dựa vào địa hình để có cách đánh sáng tạo..
Cách đánh của Ngô Quyền chủ động, độc đáo sáng tạovà Ngô Quyền đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938 như thế nào Cô trò chúng ta chuyển sang phần 2.
Ghi đầu bài
GV: Giải thích kí hiệu của lược đồ
Quan sát: Đây là 
GV: Trình bày diễn biến theo SGK có kết hợp với lược đồ.
Trận Bạch Đằng đã thắng lợi hoàn toàn. Hôm trước cô dặn lớp tìm hiểu kĩ phần diễn biến chiến thắng năm 938 ở nhà, cô kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của các em, cô chia lớp lấy 2 nhóm lên hoàn thiện kiến thức trên bảng. Một bên là Ghép tranh, một bên sẽ gắn bảng chữ phù hợp với diễn biến của trận đánh qua minh hoạ của tranh.
GV: Yêu cầu hoc sinh nhận xét nhau
GV: Trong thời gian ngắn các em đã tái hiện lại diễn biến trận đánh rất tốt qua phần ghép tranh. Vậy các em có sự chuẩn bị bài tốt....
- 
Kết quả: Trận Bạch Đằng hoàn toàn thắng lợi
Thảo luận : 3 p
- Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa thắng lợi của trận Bạch Đằng năm 938.
- Sự mưu trí sáng tạo của Ngô Quyền 
- Huy động sức mạnh của toàn dân
- Tinh thần yêu nước, ý chí quật cường quật khởi của nhân dân ta
( Người làm tướng) là luôn biết dựa vào địa hình của tự nhiên. Dựa vào đó để có cách đánh sáng tạo.
- Biết dựa vào không gian ..
- Dựa vào qui luật của thuỷ triều thì trận đánh chỉ được phép diễn ra? Một ngày... 
(GV: gợi ý
- Biết lấy yếu đánh mạnh.
- Ngô Quyền mưu giỏi và đánh cũng giỏi. 
-Thứ nhất, phải dụ địch đến đúng bãi cọc đã đóng giăng bẫy khi thuỷ triều còn cao, bãi cọc chưa bị phát lộ.
-Thứ hai, phải nắm rất vững quy luật thuỷ triều theo từng giờ và tính toán thời điểm để khi thuyền quân địch tới bãi cọc rồi, thuỷ triều mới rút, có như vậy thuyền địch mới bị mắc cạn và bị cọc đâm.
Vì vậy, để mưu sự thành công, ngoài việc chuẩn bị cọc nhọn một cách bí mật và hoàn thành sớm, việc dụ địch đi theo đúng lộ trình mình muốn và đến vào thời điểm mình muốn mang ý nghĩa quyết định. Mưu sự thành công có thể quyết định toàn bộ cuộc chiến chỉ trong 1 buổi và Ngô Quyền đã thành công bởi mưu kế độc đáo và tính toán, vận dụng chính xác quy luật của tự nhiên.
Hs thảo luận, giáo viên chốt lại công lao của Ngô Quyền trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần 2? Đọc nhận xét của Lê Văn Hưu.)-
 Theo em vì sao nói trận Bạch Đằng năm 938 là 1 chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
- HS: Chỉ bằng 1 trận quyết chiến tài giỏi và đầy mưu trí quân ta đã tiêu diệt quân Nam Hán khiến chúng không dám nghĩ đến xâm lược nước ta 1 lần nữa.
- Lần đầu trận thuỷ chiến đã kết thúc hơn 1000 năm bắc thuộc
- Sau trận này nhà Nam Hán còn tồn tại thêm 1 thời gian dài nhưng không dám đem quân xâm lược nước ta lần nữa. Với chiến thắng này ta đã đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của bọn phong kiến Trung Quốc, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng và bảo vệ nền độc lập lâu dài của Tổ quốcnhân dân ta đời đời biết ơn công lao của vị anh hùng DT Ngô Quyền.
- Với chiến thắng này thì Ngô Quyền đã có công như thế nào trong cuộc kháng chiến lần 2?
- HS: Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc để làm nên chiến thắng vĩ đại của DT.
Chiếu nhận xét của Lê Văn Hưu.
- Để tỏ lòng biết ơn và tưởng nhớ đến công lao của Ngô Quyền nhân dân ta làm gì?
GV: Nhân dân Việt Nam luôn có truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn thờ tưởng niệm người có công với tổ quốc
- Lập đền thờ, thường xuyên tổ chức các lễ hội, vùng Hải Phòng là nơi có nhiều tên trường học đường phố mang tên Ngô Quyền.
- Lăng, đường phố, địa danh...
GV chốt ý: 
Hoạt động 3: Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm
Nhà sử học Ngô Thì Sĩ đánh giá:
"Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần sau này còn nhờ vào uy danh lẫm liệt ấy để lại. Trận Bạch Đằng vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lừng ở một thời bấy giờ mà thôi đâu" (Việt sử tiêu án).
Học sinh chơi trò đoán tranh.
Làm thêm bài tập trắc nghiệm
III. Dặn dò
- Tìm các yếu tố thể hiện sự mưu trí sáng tạo của Ngô Quyền trong trận đánh năm 938.
1/Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán ntn?
- Ngô Quyền : (898- 944) người ở Đường Lâm – Hà Nội.
- Khẩn trương bắt giết Kiều Công Tiễn
- Xây dựng trận địa cọc ngầm ở sông Bạch Đằng và bố trí quân mai phục ở 2 bên bờ
(Cuối năm 938 quân Nam Hán kéo vào vùng biển nước ta với những chiến thuyền lớn khi đó Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra khiêu chiến khi nước triều đang lên. Quân ta vừa đánh vừa giả vờ thua chạy nên Lưu Hoằng Tháo cùng quân hăm hở đưởi theo, vượt qua bãi cọc ngầm mà không hề biết. Chính vì thế đoàn thuyền chiến của địch tiến sâu vào sông Bạch Đằng. Khi nước triều rút, bãi cọc dần nhô lên quân ta từ thượng lưu đánh quật và quân mai phục hai bên bờ đánh tạt ngang. Địch bị bất ngờ, lại thêm nước triều rút mạnh nên không thoát được ra khỏi trận địa bãi cọc. Quân ta - với thuyền nhỏ, nhẹ, luồn lách đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Quân địch phần bị chết vì bị giết phần chết đuối do nhảy xuống sông. Thiệt hại quân lính đến quá nửa, Lưu Hoằng Tháo cũng bị thiệt mạng trong đám loạn quân. Vua Nam Hán được tin hốt hoảng hạ lệnh thu quân về. Trận Bạch Đằng đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi) Cho đến nay dư âm về chiến thắng Bạch đằng vẫn luôn sống mãi trong mỗi con người VN, chứng tích về những cọc của sông Bạch đằng vẫn còn lưu giữ tại Bảo Tàng lịch sử mỗi khi chúng ta có dịp tới thăm.
2/ Chiến thắng Bạch Đằng năm 938. 
/Diễn biến:
- Cuối năm 938 quân Nam Hán tiến vào cửa biển nước ta.
- Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử địch.
- Quân Hán hăm hở đuổi theo sa vào bãi cọc ngầm.
- Nước thuỷ triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh lại
- Quân Nam Hán thất bại, Hoằng Tháo tử trận 
- Trận Bạch đằng hoàn toàn thắng lợi.
b. Kết quả: Trận Bạch Đằng hoàn toàn thắng lợi
c. Nguyên nhân thắng lợi
- - Sự mưu trí sáng tạo của Ngô Quyền 
- Huy động sức mạnh của toàn dân
- Tinh thần yêu nước, ý chí quật cường quật khởi của nhân dân ta
. Ý nghĩa lịch sử:
Chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc
Mở ra một thời kì độc lập lâu dài của dân tộc
3. Luyện tập
4/ Củng cố, kiểm tra đánh giá : 2’
* Phiếu bài tập:
 1. Tên tướng của quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2.
 2. Nơi chọn làm trận địa cọc ngầm.
 3. Quê của Ngô Quyền.
 4. Tên bán nước cầu cứu quân Nam Hán.
 5. Quân Nam Hán tiến vào nước ta theo đường nào.
5/. Hướng dẫn học bài:
- Nắm vững nội dung bài
- Chuẩn bị giờ sau ôn tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 - Hà Thị Miên – Giáo viên trường THCS Nhân Chính.doc