A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Hiểu được những bước tiến của xã hội loài người.
Sự xuất hiện thị tộc, bộ lạc.
Buổi đầu thời đại kim khí, sự xuất hiện giai cấp và nhà nước.
2. Tư tưởng
HS biết trân trọng những thành tựu của cha ông, luôn phấn đấu cho sự tiến bộ của xã hội và văn minh của loài người.
3. Kỹ năng
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Giáo viên: SGK
Giáo án.
Tranh minh hoạ về công cụ lao động bằng đồng và sắt.
Học sinh: SGK
Đồ dùng học tập.
Ngày soạn: 23.8.2010 Tiết: 2 Bài 3: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ Mục tiêu bài học Kiến thức Hiểu được những bước tiến của xã hội loài người. Sự xuất hiện thị tộc, bộ lạc. Buổi đầu thời đại kim khí, sự xuất hiện giai cấp và nhà nước. Tư tưởng HS biết trân trọng những thành tựu của cha ông, luôn phấn đấu cho sự tiến bộ của xã hội và văn minh của loài người. Kỹ năng Rèn luyện cho học sinh kỹ năng phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh Giáo viên: SGK Giáo án. Tranh minh hoạ về công cụ lao động bằng đồng và sắt. Học sinh: SGK Đồ dùng học tập. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: Sĩ số: vắng: 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Em hãy nêu đặc điểm của người tối cổ và người hiện đại? Câu 2: Tại sao gọi là cuộc cách mạng thời đá mới? 3. Giới thiệu bài mới Khi người tinh khôn xuất hiện thì tổ chức bầy người nguyên thuỷ tan rã nhường chỗ cho tổ chức xã hội mới là thị tộc và bộ lạc. Lúc này công cụ lao động được cải tiến, năng suất lao động cao, trong xã hội có của cải dư thừa và bắt đầu xuất hiện kẻ giầu người nghèo. Vậy thị tộc, bộ lạc đã được hình thành như thế nào? Cuộc sống con người ở thời kỳ đó ra sao? Bài mới HĐ của giáo viên HĐ của học sinh Ghi bảng HĐ1. GV dẫn dắt để học sinh thấy được sự chuyển biến từ bầy người nguyên thuỷ sang thị tộc, bộ lạc. Sau đó yêu cầu học sinh theo dõi vào SGK mục 1 và hỏi: Thế nào là thị tộc và bộ lạc? HĐ2. GV giải thích thêm Thị tộc tương đương với tổ chức họ ngày nay, đứng đầu là trưởng tộc. Nhiều thị tộc hợp lại thành bộ lạc. Mỗi bộ lạc có tên gọi, nơi ở, ruộng đất riêng. Các thành viên bộ lạc nói cùng một thứ tiếng, tín ngưỡng, lễ nghi, đứng đầu là một thủ lĩnh. VD: bộ lạc Văn Lang Chuyển ý: cùng với sự xuất hiện của thị tộc và bộ lạc thì công cụ lao động bằng kim loại cũng ra đời thay thế dần công cụ lao động bằng đá. HĐ1. GV giải thích thuật ngữ “thời đại kim khí”. Yêu cầu HS theo dõi SGK mục 2 và hỏi: Công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện từ bao giờ và có ý nghĩa như thế nào? HĐ2. GV giải thích thêm - Việc tìm ra đồng đỏ - Sự khác nhau của đồng đỏ và đồng thau VD: Mô hình chiếc cày đồng. - Sự tìm ra sắt - Lý giải hệ quả của việc xuất hiện công cụ bằng kim loại. HĐ1. GV giải thích thuật ngữ “tư hữu” Sau đó yêu cầu học sinh theo dõi SGK mục 3 và hỏi: Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu? Khi tư hữu xuất hiện xã hội loài người có những thay đổi gì? Trả lời: - Tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ là thị tộc và bộ lạc. - Thị tộc là những nhóm người gồm 2- 3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu cùng sinh sống. Trong thị tộc con cháu có thói quen kính trọng ông bà cha mẹ. Ngược lại ông bà cha mẹ đều chăm lọ bảo đảm nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc. - Bộ lạc là tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau va có cùng một nguồn gốc tổ tiên xa xôi. Trả lời: - Cách ngày nay 5500 năm xuất hiện đồng đỏ, cư dân Tây Á và Ai cập biết sử dụng đồng sớm nhất. - Cách ngày nay khoảng 4000 năm nhiều cư dân trên trái đất đã biết sử dụng đồng thau. -Khoảng3000 năm trước đây, cư dân Tây Á, Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt. - Nó làm cho năng suất lao động cao hơn, trong xã hội bắt đầu có của cải dư thừa. Trả lời: - Công cụ bằng kim loại ra đời làm cho năng suất lao động cao hơn, trong xã hội bắt đầu có của cải dư thừa. - Một số người lợi dụng chức phận chiếm của cải dư thừa làm xuất hiện tư hữu. Trả lời: - Trong xã hội có sự phân hoá thành kẻ giầu người nghèo. - Trong mỗi gia đình xuất hiện sự bất bình đẳng và sự đối kháng giữa đàn ông và đàn bà. - Tổ chức công xã thị tộc tan vỡ dẫn tới sự ra đời của xã hội có giai cấp và nhà nước. 1. Thị tộc và bộ lạc - Thị tộc là những nhóm người (vài chục người) gồm 2-3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu cùng sinh sống. - Bộ lạc là sự liên kết của những thị tộc sống cạnh nhau, có họ hàng xa với nhau. 2. Buổi đầu của thời đại kim khí * Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại - Khoảng 5500 năm trước - đồng đỏ. - Khoảng 4000 năm trước- đồng thau. - Khoảng 3000 năm trước- sắt * Hệ quả - Nó có tính vượt trội hơn so với đá, xương và sừng. - Đánh dấu sự tiến bộ của kỹ nghệ chế tác công cụ. - Sản xuất phát triển. - Thúc đẩy quan hệ xã hội phát triển. 3. Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp - Nguyên nhân: do sự phát triển của sức sản xuất làm xuất hiện của cải dư thừa thường xuyên. - Trong xã hội xuất hiện giầu nghèo. - Trong gia đình vai trò của người đàn ông được đề cao. - Xã hội nguyên thuỷ chuyển sang xã hội có giai cấp và nhà nước. 5. Củng cố Câu 1: Thế nào là thị tộc và bộ lạc? Câu 2: Trình bày sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại và ý nghĩa của nó? Câu 3: Trình bày sự xuất hiện tư hữu và sự thay đổi của xã hội trước sự kiện đó? 6. Dặn dò HS về nhà học thuộc bài. Đọc trước bài 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông.
Tài liệu đính kèm: