Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1.Kiến thức:

 Sau khi hoàn thành bài học, HS cần:

- Biết được sau khi XHNT tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.

-Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, An Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III Tr.CN

- Hiểu được những nét cơ bản về kinh tế xã hội của các quốc gia cổ đại này.

- Nhận thức đjược thế nào là nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.

2. Về tư tưởng, tình cảm:

-Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ nhưng cũng là thời đại bắt đầu cố giai cấp.

-Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về nhà nước chuyên chế.

3. Về kỹ năng: Bước đầu hình thành các khái niệm về các quốc gia cổ đại.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Những công trình kiến trúc thời cổ đại.

- Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Tư liệu thêm (nếu có)

- Hướng dẫn học sinh vẽ hoặc photo (tô màu các quốc gia) dán vào tập học (trang 14)

III – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

1. On định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ.

- Bầy người nguyên thuỷ sống như thế nào?

- Đời sống của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ?

- Công cụ bằng kim loại đã có tác dụng như thế nào?

3. Giảng bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1730Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
I-MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1.Kiến thức: 
 Sau khi hoàn thành bài học, HS cần: 
- Biết được sau khi XHNT tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.
-Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, bao gồm Ai Cập, Lưỡng Hà, Aán Độ và Trung Quốc từ cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III Tr.CN
- Hiểu được những nét cơ bản về kinh tế xã hội của các quốc gia cổ đại này.
- Nhận thức đjược thế nào là nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
-Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thuỷ nhưng cũng là thời đại bắt đầu cố giai cấp.
-Bước đầu ý thức về sự bất bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về nhà nước chuyên chế.
3. Về kỹ năng: Bước đầu hình thành các khái niệm về các quốc gia cổ đại.
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Những công trình kiến trúc thời cổ đại.
Lược đồ các quốc gia cổ đại phương Đông. 
Tư liệu thêm (nếu có)
Hướng dẫn học sinh vẽ hoặc photo (tô màu các quốc gia) dán vào tập học (trang 14)
III – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Oån định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
Bầy người nguyên thuỷ sống như thế nào?
Đời sống của Người tinh khôn có những điểm nào tiến bộ hơn so với Người tối cổ? 
Công cụ bằng kim loại đã có tác dụng như thế nào?
Giảng bài mới:
A.Giới thiệu bài mới:
 Khi công cụ kim loại ra đời à sản xuất phát triển thì xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời. Những nhà nước đầu tiên đã được hình thành ở phương Đông, các quốc gia này đều được hình thành trên lưu vực của những con sông lớn có điều kiện thuận lợi và hình thành một loại hình xã hội riêng biệt, xã hội cổ đại phương Đông.
B. Giảng nội dung bài mới: 
Hoạt động của Giáo Viên Và Học Sinh
Nội dung kiến thức học sinh cần đạt đượ c
Hoạt động 1: cả lớp, cá nhân
Mức độ kiến thức cần đạt: HS cần nắm được những điều kiện dẫn tới việc hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.
GV treo bản đồ các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây đến thế kỉ thứ II lên bảng và giới thiệu cho HS vị trí các quốc gia cổ đại phương đông: Ai Cập, Aán Độ, Lưỡng Hà, Trung Quốc.
- cho HS trả lời câu hỏi: tại sao cư dân ở các quốc gia cổ đại phương Đông tập trung ở lưu vực các dòng sông lớn?
 Trả lời: - Đất đai màu mỡ nước có đủ quanh năm, thuận tiện cho việc trồng trọt phát triển.
Hoạt động 2: cả lớp, cá nhân
Mức độ kiến thức cần đạt: HS biết được nguyên nhân của sự ra đời xã hội có giai cấp ở các quốc gia cổ đại phương đông.
- GV giảng: Từ khi xuất hiện công cụ bằng kiêm loại nên công cụ sản xuất được cải tiến và nhờ đất đai màu mỡ nên sản xuất nông nghiệp đã cho năng suất rất cao, dẫn đến việc lương thực dư thừa, dẫn tới sự phân hóa xã hội, người giàu thì muốn làm chủ vùng đất của mình, vì thế xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp sớm được hình thành ở các quốc gia đó vào cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ III Tr.CN
 Cho HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Các quốc gia ấy ra đời ở đâu? Từ bao giờ?
 Trả lời : Các lưu vực sông lớn (cuối thiên niên kỷ IV đầu thiên niên kỷ III Tr.CN)
+ Nhờ có đất phù sa màu mỡ và nước tưới đầy đủ, sản xuất nông nghiệp cho năng suất cao, lương thực dư thừa. Vậy vấn đề gì đã phát sinh? 
 Trả lời: Xã hội có giai cấp hình thành.
Hoạt động 1: cá nhân, nhóm
Mức độ kiến thức cần đạt: HS cần nắm vững các tầng lớp xã hội chính trong các quốc gia cổ đại phương Đông.
Chia lớp ra thành từng nhóm,dựa vào SGK và những hiểu biết của mình, các nhóm suy nghĩ để trả lời những câu hỏi sau:
+ Xã hội cổ đại có những tầng lớp nào? Họ làm việc gì?
 HS trả lời: Nông dân công xã, quý tộc và nô lệ. Đông đảo nhất là nông dân - họ là bộ phận đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội. Còn nô lệ ;à tầng lớp thấp nhất trong xã hội, họ không có quyền hành gì, họ phục vũ chủ yếu trong các gia đình của vua và quý tộc. Vua và quý tộc là tầng lớp trên, nắm mọi quyền hành trong xã hội, sống chủ yếu bằng sự bóc lột nông dân và nô lệ.
+ Nghĩa vụ của nông dân ? 
Trả lời: Họ nhận ruộng đất công xã cày cấy à nộp một phần thu hoạch, lao dịch không công cho quý tộc.
 GV nhận xét phần HS trả lời và rút ra kết luận: kinh tế nông nghiệp là chính, vì vậy nông dân là lực lượng đông đảo nhất và cũng là lực lượng chủ yếu nuôi sống xã hội, họ nhận ruộng của công xã để cày cấy và phải nộp 1 phần thu hoạch và làm lao dịch không công cho các quý tộc và vua quan. Dưới cùng là tầng lớp nô lê, họ phục vụ trong các gia đình của vua và quý tộc.
Hoạt động 2: cả lớp
 Mức độ kiến thức cần đạt: HS nắm được luật ham- mu-ra-bi được ban hành nhằm mục đích gì, bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp nào?
 Gv cho HS quan sát hình 9 trong SGK nêu rõ thần samat trao bộ luật hco vua ham- mu-ra-bi có ý nghĩa như thế nào? Cho các em đọc điều 42, 43 và nêu nhận xé bộ luật này bảo vệ tầng lớp nào?
 Trả lời: bộ luật nhằm xác định vị trí và uy quyền của vua là được Trời trao và giao cho việc cai trị d6n chúng. Đây là bộ luật đầu tiên nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị
Hoạt động 1: cá nhân và nhóm
 Mức độ kiến thức cần đạt: HS cần biết được tổ chức bộ máy nhà nước phương Đông cổ đại và thế nào là nhà nước chuyên chế?
 GV cho HS đọc SGK và sau đó trả lời các câu hỏi sau:
+ Các nhà nước cổ đại phương Đông do ai đứng đầu đất nước ?
 Trả lời: Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành và được cha truyền con nối.
+ Vua có quyền hành gì?
 Trả lời: Đặt ra luật pháp, chỉ huy quân đội, xét xử những người có tội, được coi là đại diện của thánh thần.
+ Giúp việc cho vua là tầng lớp nào? 
 Trả lời: Tầng lớp quý tộc, quan lại.
+ Nhiệm vụ của quý tộc?
 Trả lời: Thu thuế, xây dựng cung điện, đền tháp và chỉ huy quân đội.
 GV giảng thêm: Họ tham gia vào việc chính trị và có quyền hành, thậm chí lấn quyền vua.
+ Em có nhận xét gì về bộ máy hành chính của các nước phương Đông?
 Trả lời: - Bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương còn đơn giản và do quý tộc nắm giữ.
 GV kết luận: 
+ Đứng đầu là vua, dưới có quý tộc, quan lại, nông dân, nô lệ.
+ Quyền hành của vua là tuyệt đối, việc đặt ra luật pháp đến việc hành pháp. Với hình 9 trong SGK cho thấy vua không những thể hiện uy quyền mà còn nói lên vua là người thay mặt các thần thánh cai quản cả phần xác và cả phần hồn của mọi người dân. Nhà nước như vậy gọi là nhà nước chuyên chế cổ đại.
Mục 1: các quốc gia cổ đại phương đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
- Cuối thời nguyên thủy cư dân tập trung ở ven các dòng sông lớn.
- Nghề nông trồng lúa nước phát triển dẫn đến việc xuất hiện sản phẩm dư thừa. Từ đó xã hội xuất hiện người giàu kẻ nghèo và nhà nước có giai cấp ra đời vào cuối thiên niên kỷ IV – đầu thiên niên kỷ III TCN.
- Các quốc gia cổ đại đầu tiên ra đời ở phương đông là: Ai Cập, Aán Độ, Lưỡng Hà, Trung Quốc.
Mục 2: xã hội cổ đại phương đông bao gồm những tầng lớp nào?
- Xã hội cổ đại phương Đông gồm quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.
- Quý tộc: có nhiều của cải và quyền thế.đứng đầu là vua.
Nông dân công xã: chiếm số đông, nhận ruộng công xã để cày cấy, phải nộp một phần thu hoạch và lao dịch không công cho vua, quý tộc.
-Nô lệ: hầu hạ,phục dịch cho quý tộc, họ không có quyền gì.
Mục 3: Nhà nước chuyên chế cổ đại phương đông
- Đứng đầu là vua nắm mọi quyền hành chính trị – là người có quyền lực tuyệt đối. Ngôi vua cha truyền con nối.
- Giúp việc cho vua la tầng lớp quý tộc. Quan lại vớiø bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương.
IV. Sơ kết bài học:
1. Củng cố:
- Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời. Các quốc gia cổ đại, nhà nước đầu tiên đã ra đời ở phương Đông.
- Những nét cơ bản về tình hình kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông.
- Thế nào là nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông.
2. Dặn dò:
 - Học bài kỹ, trả lời các câu hỏi trong SGK
- Xem trước bài: “Các quốc gia cổ đại phương Tây”
Nhóm 6
Trương Hà Minh Tâm
Hoang Dương Minh Tâm
Trần Minh Tâm
Lê Thị Hà Thanh

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Các quốc gia cổ đại phương Đông (2).doc