Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1/Kiến thức:

- Những đặc điểm của điều kiện tự nhiên các quốc gia phương Đông và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị ở khu vực này.

- Những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông.

- Thông qua việc tìm hiểu về cơ cấu bộ máy nhà nước và quyền lực của Nhà vua, học sinh còn hiểu rõ thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại.

- Những thành tựu lớn về văn hóa của các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Học sinh hiểu được các thuật ngữ: xã hội cổ đại, phương Đông, giai cấp, nông dân công xã, quý tộc, nô lệ, nhà vua chuyên chế.

 2/Tư tưởng, tình cảm:

Thông qua bài học bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của các dân tộc phương Đông, trong đó có Việt Nam.

 3/Kỹ năng:

Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của các điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Đông.

 

doc 12 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2864Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em là chủ đạo, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội? 
Giáo viên cho học sinh xem hình vẽ cư dân Ai Cập làm nông nghiệp
GV trình bày: Do nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo nên ngoài những thuận lợi còn có những khó khăn do tự nhiên mang lại. Điều đó đòi hỏi cần có những công trình thủy lợi để việc canh tác, trồng trọt thuận lợi hơn. Do những nhu cầu trong nông nghiệp làm cho mọi người liên kết, gắn bó với nhau trong tổ chức công xã.
-GV dẫn dắt: Do sản xuất phát triển, của cải dư thừa, dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân.Trên cơ sở đó, giai cấp và nhà nước ra đời.
-GV hỏi: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm nhất ở đâu? Trong khoảng thời gian nào?
-HS xem SGK để trả lời.
" Như vậy, các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời khoảng thiên niên kỷ IV – III TCN là những quốc gia ra đời sớm nhất thế giới.
-Hoạt động theo nhóm:
GV chia các tổ thành 2 nhóm để thảo luận: Trong xã hội cổ đại phương Đông, có những tầng lớp nào? Vai trò của những tầng lớp đó trong xã hội?
-Đại diện các nhóm trả lời, bổ sung. GV cho HS xem sơ đồ “Kim tự tháp xã hội” và chốt ý:
Quý tộc
NDCX
Nô lệ
Do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi khiến nông dân vùng này gắn bó trong khuôn khổ của công xã nông thôn. Ở họ tồn tại cả “cái cũ” (những tàn dư của xã hội nguyên thủy: cùng làm ruộng chung của công xã và cùng trị thủy), vừa tồn tại “cái mới” (đã là thành viên của xã hội có giai cấp: sống theo gia đình phụ hệ, có tài sản sở hữu ). Họ được gọi là nông dân công xã. Với nghề nông là chính nên nông dân công xã là lực lượng đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp thuế cho quý tộc. Ngoài ra họ còn phải làm một số nghĩa vụ khác như đi lính, xây dựng các công trình.
Quý tộc vốn xuất từ các bô lão đứng đầu các thị tộc gồm các quan lại từ trung ương đến địa phương.Tầng lớp này sống sung sướng dựa trên sự bóc lột nông dân: họ thu thuế của nông dân dưới quyền trực tiếp hoặc nhận bổng lộc của nhà nước cũng do thu thuế của nông dân.
Nô lệ, chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Vai trò của họ là làm các công việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc. Họ cũng là nguồn bổ sung cho nông dân công xã.
GV kết luận: Trong xã hội cổ đại phương Đông, nông dân công xã là bộ phận lao động, sản xuất chính nuôi sống xã hội. Nhưng họ bị quý tộc áp bức bóc lột, phải nộp phần lớn thu hoạch và làm không công cho quý tộc.
1. Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế.
-Điều kiện tự nhiên:
Thuận lợi: đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới.
Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa.
-Sự phát triển của các ngành kinh tế:
 +Nông nghiệp tưới nước.
 +Chăn nuôi.
 +Thủ công nghiệp.
→ Do nhu cầu trong nông nghiệp, con người sống quần tụ trong tổ chức công xã.
2.Sự hình thành các quốc gia cổ đại.
* Cơ sở hình thành: sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa giàu – nghèo trong xã hội; trên cơ sở đó, giai cấp và nhà nước ra đời. 
-Khoảng thiên niên kỷ IV – III TCN, các quốc gia cổ đại đầu tiên xuất hiện ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.
3. Xã hội cổ đại phương Đông
Xã hội có 3 tầng lớp: Quý tộc, nông dân công xã và nô lệ.
TIẾT 4:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
-GV nhắc lại kiến thức cũ: Nhờ có kinh tế phát triển, các cư dân phương Đông sớm bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước. Từ thiên niên kỷ IV – III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành đầu tiên ở lưu vực sông Nil (Ai Cập), sông Tigris và Euphrates (Lưỡng Hà), sông Ấn và sông Hằng (Ấn Độ), sông Hoàng Hà (Trung Quốc).
-GV hỏi: Nhà nước cổ đại phương Đông hình thành theo cách thức nào? Xuất phát từ nhu cầu nào?
-GV hỏi: Vua những nước cổ đại phương Đông có quyền lực gì? Vì sao lại gọi nhà nước phương Đông là nhà nước chuyên chế cổ đại?
-HS dựa vào SGK để trả lời
 (Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh “Quách vàng tạc hình vua Ai Cập Tutakhamun (1361 – 1352 TCN) và giải thích ý nghĩa bức hình: “Đối với người Ai Cập, hoàng đế là một người hơn cả quyền uy. Khi hoàng đế đội vương miện ngự trên ngai vàng một tay cầm Thánh trượng, một tay cầm Liên gia thì linh hồn của thần Horus nhập vào ngài và ngài trở thành một vị thần”).
-Hoạt động theo nhóm:
Giáo viên đặt câu hỏi cho các tổ:
 Tổ 1: Cách tính lịch của cư dân phương Đông? Tại sao hai ngành lịch và thiên văn lại ra đời sớm nhất ở phương Đông?
 Tổ 2: Vì sao chữ viết ra đời? Tác dụng của chữ viết?
 Tổ 3: Nguyên nhân ra đời của toán học? Những thành tựu của toán học phương Đông và tác dụng của nó?
 Tổ 4: Hãy giới thiệu những công trình kiến trúc cổ đại phương Đông? Những công trình nào còn tồn tại đến ngày nay?
-Đại diện các tổ trình bày, bổ sung. GV chốt ý:
GV mở rộng: Thoạt đầu, người ta sử dụng thời gian mặt trăng làm nền tảng cho các mùa, nôm na là “lịch âm” như bây giờ vẫn gọi. Khi quay quanh trái đất, mặt trăng luôn trong trạng thái thay đổi có tính chu kỳ. Mỗi chu kỳ lặp lại đó được gọi là “tháng mặt trăng”. Ngoài ra, 12 chu kỳ “tháng trăng” ấy cũng gần tương tự với 1 “năm mặt trời”.
 Lịch của người Sumer cổ ở Babylon (Iraq bây giờ) quy định thời gian 1 tháng từ kỳ trăng mới này đến kỳ trăng mới sau. Ngày đầu tiên của tháng đều bắt đầu khi mặt trăng xuất hiện trên bầu trời.
 Thứ lịch mà chúng ta đang dùng hiện nay có xuất xứ ban đầu từ lịch Ai Cập. Đối với người dân Ai Cập cổ thì việc nước sông Nile dâng lên là sự kiện quan trọng nhất trong năm, làm phấn chấn nhà nông cũng như các giới chính trị - xã hội. Rồi người ta dễ dàng tính được, rằng triều cường thường tương ứng với các kỳ trăng. Nhưng rồi năm tháng phụ thuộc vào các kỳ trăng được thay bằng một năm với 365 ngày).
*Tổ 2:
GV cho HS xem đoạn phim ngắn về việc làm giấy của người Ai Cập và chữ viết của họ.
 -Người Ai Cập viết trên giấy papyrus (vỏ cây sậy cán mỏng), người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi đem nung khô, người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trúc hoặc trên lụa bạch
"Chữ viết là phát minh quan trọng nhất của loài người, nhờ đó mà các nhà nghiên cứu ngày nay hiểu được phần nào cuộc sống của cư dân cổ đại xưa.
*Tổ 3:
Mặc dù toán học còn sơ lược nhưng đã có tác dụng ngay trong cuộc sống lúc bấy giờ và nó cũng để lại nhiều kinh nghiệm quý chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở giai đoạn sau.
*Tổ 4:
Giáo viên cho học sinh xem phim “The seven wonders” về hai công trình Kim tự tháp và vườn treo Babylon.
 Giáo viên giới thiệu sơ nét về kiến trúc xây dựng kim tự tháp Ai Cập thông qua hình ảnh.
Kim tự tháp đầu tiên của DJosr thuộc vương triều III (2778 – 2723TCN). Người thiết kế là kiến trúc sư Imhotep. Đây là kim tự tháp tầng cấp, được xây dựng ở Săckara (Saqqarah), cách thủ đô Cairô của Ai Cập ngày nay khoảng 35 km. 
Đến vương triều IV (2723 – 2563 TCN), các pharaon chuyển sang xây dựng kim tự tháp chóp nhọn, ở khu vực Ghidê (Gizeh), thuộc vùng ngoại ô của Cairo6 Ở Ghidê có khoảng 40 kim tự tháp kiểu chóp nhọn, trong đó có 3 kim tự tháp lớn nhất: Khêôp (Khufu), Khêphren (Khafre), Mykêrinôt (Menkaure).
HS có thể tìm hiểu thêm các công trình kiến trúc 
Ò Những công trình này là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
4. Chế độ chuyên chế cổ đại.
- Hình thành từ liên minh bộ lạc.
- Xuất phát từ nhu cầu trị thủy.
- Chức năng: Điều hành và quản lý xã hội.
-Vua đứng đầu, có quyền lực tối cao, giúp việc cho nhà vua là một bộ máy hành chính quan liêu.
5. Văn hóa cổ đại phương Đông
 a)Sự ra đời của lịch và thiên văn học:
-Thiên văn học và lịch là 2 ngành khoa học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
 b)Chữ viết:
-Nguyên nhân ra đời:cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra.
-Chữ tượng hình → chữ tượng ý.
-Tác dụng: là phát minh quan trọng nhất.
 c)Toán học:
-Nguyên nhân ra đời: do nhu cầu tính lại ruộng đất, nhu cầu xây dựng
-Tác dụng: Phục vụ việc giải các bài toán đơn giản, nhất là trong nông nghiệp và xây dựng kim tự tháp.
 d)Kiến trúc:
-Do uy quyền các vua mà hàng loạt các công trình kiến trúc ra đời: kim tự tháp Ai Cập, vườn treo Babylon, những khu đền tháp ở Ấn Độ
-Ý nghĩa: là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
4/Củng cố:
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời những câu hỏi sau:
Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở Châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng này.
Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?
Cư dân phương Đông cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại.
5/Dặn dò:
a. Học bài cũ:
Tại sao cư dân trên lưu vực các dòng sông lớn ở Châu Á, châu Phi có thể sớm phát triển thành xã hội có giai cấp và nhà nước? Đặc điểm kinh tế của các vùng này.
Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao lại hình thành các tầng lớp xã hội đó. 
Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại phương Đông?
b. Chuẩn bị bài mới:
Điều kiện thiên nhiên và đời sống con người ở các quốc gia cổ đại phương Tây. Ý nghĩa của việc xuất hiện công cụ xuất hiện công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải.
Tìm hiểu về thể chế dân chủ cổ đại ở các quốc gia cổ đại phương Tây.
Sự phát triển về chữ viết ở Hy Lạp và Roma.
Tìm hiểu hai bộ sử thi Iliade và Odyssee của Homer. 
Ngày 19 tháng 09 năm 2008
Bài 4 – tiết 5, 6.
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY – HY LẠP VÀ RÔMA
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/Kiến thức:
Điều kiện thiên nhiên của vùng Địa Trung Hải với sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp đường biển với chế độ chiếm nô.
Từ cơ sở kinh tế - xã hội đã dẫn đến việc hình thành thể chế Nhà nước dân chủ - cộng hòa ở Hy Lạp và Roma.
2/Tư tưởng tình cảm:
Mâu thuẫn giai cấp gay gắt làm bùng cháy các cuộc khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo.
Giúp học sinh nhận rõ về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử.
3/Kỹ năng:
Biết sử dụng bản đồ để phân tích những thuận lợi, khó khăn và vai trò của điều kiện địa lý ở các quốc gia cổ đại phương Tây.
II.TÀI LIỆU GIẢNG DẠY:
1/Tài liệu tham khảo:
Sách Lịch sử lớp 10 (cơ bản).
Sách giáo viên Lịch sử lớp 10 (cơ bản).
Thiết kế bài giảng Lịch sử lớp 10, tập 1.
Thuật ngữ Lịch sử phổ thông.
Lịch sử văn minh thế giới.
Những mẩu chuyện lịch sử thế giới, tập 1
2/Bản đồ tranh ảnh minh họa:
Bản đồ các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
Hình chân dung Pericles (495 – 429 TCN).
Hệ thống chữ viết của người Hy Lạp và Roma cổ đại.
Đền Parthenon của Hy Lạp.
Tượng Lực sĩ ném đĩa.
Thần Vệ nữ Milo.
Đấu trường Colosseum của Roma.
Nhà tắm Caraclla của Roma.
Đền Pantheon của Roma.
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1/Ổn định trật tự lớp.
2/Kiểm tra bài cũ:
Các quốc gia cổ dại phương Đông dã được hình thành ở đâu và từ bao giờ? Đặc điểm kinh tế của các vùng này là gì?
Cư dân phương Đông cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?
3/ Bài mới
Tiết 5:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Giáo viên dùng bản đồ: Các quốc gia cổ đại để giới thiệu với học sinh về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và Roma cổ đại: 
Các quốc gia phương Tây cổ đại nằm ở bờ Bắc Địa Trung Hải.
Hy Lạp cổ đại nằm phía Nam bán đảo Balkans giống như cái đinh ba của thần biển Poseidon từ đất liền vươn ra Địa Trung Hải.Thế kỷ IX TCN, người Hy Lạp gọi nước mình là Hellad hay Ellad dựa vào tên tộc người của họ. Qua phiên âm Trung Quốc, ta thường gọi là Hy Lạp. 
Bán đảo Italia, nơi phát sinh của quốc gia cổ đại Roma, là một dải đất dài và hẹp, như chiếc hia duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải. Từ đầu TNK II TCN những bộ lạc định cư ở bán đảo Italia được gọi chung là người Italiod, còn người sống ở khu vực đồng bằng Latium được gọi là người Latinh. Riêng nhóm người Latinh xây dựng thành Roma bên sông Tibre còn được gọi là người Roma.
Khí hậu ấm áp trong lành.
Không có những đồng bằng rộng lớn, chỉ có những thung lũng, những đồng bằng nhỏ, hẹp, xen kẽ với những dãy núi đá.
-Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên, đất đai không màu mỡ, chủ yếu là đất ven đồi, khô và rắn.
Giáo viên đặt câu hỏi: Với những điều kiện tự nhiên như vậy, các quốc gia Hy Lạp và Roma cổ đại gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
 Giáo viên chốt ý:
- Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
- Hy Lạp: trở ngại giao thông trên bộ được tạo hóa bù đắp bằng sự thuận lợi trên biển. Người Hy Lạp có thể dễ dàng tới Tiểu Á, vượt qua eo Dardanelles và Bosporus, tới Hắc Hải mua cá muối và lông thú.
- Roma: ở phía Tây và Nam, bờ biển có nhiều cảng cho tàu bè ra vào dễ dàng. Nằm cách bờ biển 20 km, thành Roma là địa điểm thuận lợi cho giao thông thủy bộ.
- Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm.
- Hy Lạp: ngoài một số đồng bằng có thể trồng được lúa mì, lúa mạch, phần lớn đất đai cằn cỗi nên người Hy Lạp thường phải nhập lúa mì từ Ai Cập.
Giáo viên phân tích: Với công cụ bằng đồng trong điều kiện tự nhiên như vậy thì chưa thể hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước. Khoảng đầu TNK I TCN, cư dân vùng Địa Trung Hải bắt đầu chế tạo công cụ bằng sắt.
Giáo viên đặt câu hỏi: Ý nghĩa của công cụ bằng sắt đối với vùng Địa Trung Hải?
-HS trả lời. Giáo viên chốt ý: Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa không chỉ có tác dụng trong canh tác, cày sâu, cuốc bẫm, mở rộng diện tích trồng trọt mà còn mở ra một trình độ kỹ thuật cao hơn và toàn diện hơn.
-Nghề gốm: các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp. Đã có nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao, có quy mô khá lớn (từ 10 – 15 nhân công, 10 – 100 nhân công).
-Sản xuất hàng hóa tăng, quan hệ thương mại được mở rộng.
 +Bán: rượu nho, dầu oliu, đồ mỹ nghệ, đồ dùng kim loại, đồ gốm
 +Mua: lúa mì, súc vật, lông thú từ Hắc Hải, Ai Cập, tơ lụa, hương liệu, xa xỉ phẩm từ phương Đông.
 Ò Hàng hóa được chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có buồm lớn và có nhiều mái chèo của các nhà buôn giàu dài tới 40 m, chứa 7000 – 8000 vò (350 – 400 tấn).
-Buôn bán nô lệ rất phát triển, đó là món hàng quan trọng nhất → những trung tâm buôn bán nô lệ lớn đã xuất hiện
-Mở rộng lưu thông tiền tệ, các thị quốc đều có đồng tiền riêng của mình.
Giáo viên kết luận: Như vậy, kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Tây phát triển mau lẹ, Hy Lạp và Roma sớm trở thành quốc gia giàu mạnh.
-Hoạt động theo nhóm:
GV chia các tổ thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Nguyên nhân ra đời của thị quốc? Nghề chính của thị quốc?
Nhóm 2: Tổ chức của thị quốc?
Sau khi các nhóm thảo luận, đại diện của nhóm sẽ lên trình bày và bổ sung cho nhau.
-Đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét và chốt ý:
*Nhóm 1:Do địa hình chia cắt, đất đai nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung đông dân cư ở nhiều nơi. Hơn nữa, nghề buôn bán và làm nghề thủ công là chính nên mỗi bộ lạc sống ở từng mỏm bán đảo, khi hình thành xã hội có giai cấp thì đây cũng hình thành nhà nước (thị quốc).
*Nhóm 2: Tổ chức của thị quốc: chủ yếu là thành thị với vùng đất đai trồng trọt bao quanh. Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và quan trọng là có bến cảng.
 (Giáo viên lấy thành thị Athens làm ví dụ minh họa để học sinh rõ hơn vể tổ chức của thị quốc: Attique là một múi nhỏ ở Đông Nam Hy Lạp ngày nay, xưa kia là một thị quốc, có diện tích hơn 2000 km2, dân số khoảng 400.000 người, phần lớn sống ở thành thị Athens, có 3 hải cảng lớn. Người ta goi Athens là thị quốc đại diện cho Attique. Cư dân chủ yếu: công dân tự do, kiều dân, nô lệ. Trong đó, công dân tự do có quyền công dân; kiều dân được tự do sinh sống, buôn bán nhưng không có quyền công dân; nô lệ đông nhất không có gì cả, họ là tài sản riêng chủ nô. Quyền lực của quý tộc xuất thân từ bộ lạc, thị tộc bị đánh bạt, quyền xã hội chuyển vào tay chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn).
-GV hỏi:Trình bày thể chế dân chủ cổ đại ở Hy Lạp và Roma cổ đại? So với thể chế nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Đông có những điểm gì khác? 
-HS trả lời. GV chốt ý:
-Thể chế dân chủ cổ đại: 
 +Đại hội công dân, bầu và cử ra cơ quan nhà nước, quyết định mọi công việc nhà nước.
 +Người ta không chấp nhận có vua, thay vào đó là Hội đồng 500 có vai trò như một ”quốc hội” thay mặt dân quyết định mọi công việc trong nhiệm kỳ 1 năm. Viên chức có thể tái cử nếu được bầu.
 +Mỗi năm, mọi công dân họp 1 lần tại quảng trường. Ở đó, ai cũng được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.
 à Thể chế này phát triển cao nhất ở Athens.
-So sánh với thể chế nhà nước phương Đông cổ đại:
 +Chính quyền Athens thuộc công dân Athens.
 +Thể chế mang tính chất dân chủ rộng rãi.
Giáo viên nhấn mạnh bản chất ở dân chủ cổ đại:
 -Là nền dân chủ cho giai cấp chủ nô, nền chuyên chính của giai cấp thống trị.
 -Nhà nước tồn tại và phát triển chủ yếu trên cơ sở của lao động nô lệ.
Giáo viên cho học sinh xem hình Pericles (495 – 429 TCN), là người anh hùng chỉ huy quân Athens đánh thắng qụân Ba Tư, có công xây dựng Athens thịnh vượng, đẹp đẽ. Giáo viên trình bày sơ lược về con người và sự nghiệp của Pericles.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thêm SGK về kinh tế của thị quốc, các mối quan hệ giữa các thị quốc.
1. Thiên nhiên và đời sống con người.
-Điều kiện tự nhiên: Nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:
 +Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
 +Khó khăn:Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm " thiếu lương thực nên phải nhập thường xuyên.
-Ý nghĩa của việc sử dụng công cụ sắt: mở rộng diện tích canh tác và mở ra một trình độ kỹ thuật cao hơn và toàn diện.
-Cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải: sớm biết buôn bán, đi biển và trồng trọt.
2. Thị quốc Địa Trung Hải
-Nguyên nhân ra đời: tình trạng đất đai phân nhỏ và đặc điểm của cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp.
- Tổ chức: Về đơn vị hành chính là một nước. Phần chủ yếu của một nước là thành thị với vùng đất đai trồng trọt xung quanh. Thành thị có lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng.
-Tính chất dân chủ: quyền lực nằm trong tay Đại hội công dân, Hội đồng 500, mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn.
-Bản chất của nền dân chủ cổ đại: đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ.
TIẾT 6:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV đặt câu hỏi thảo luận: 
Tổ 1:Những hiểu biết của cư dân Địa Trung Hải về lịch và chữ viết? So với cư dân cổ đại phương Đông có gì tiến bộ hơn? Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết?
Tổ 2: Hãy trình bày những hiểu biết của nhóm em về các lĩnh vực khoa học của cư dân cổ đại Địa Trung Hải? Tại sao nói: ”Khoa học đã có từ lâu nhưng đến Hy Lạp – Roma, khoa học mới thực sự trở thành khoa học”?
Tổ 3: Những thành tựu vể văn học , nghệ thuật của cư dân cổ đại Địa Trung Hải? 
-Các tổ cử đại diện trình bày. GV chốt ý và bổ sung:
GV giải thích thêm:
 -Đến cuối thế kỷ VIII TCN, người Hy Lạp khôi phục chữ viết của mình trên cơ sở văn tự của người Phoenicia. Đến năm 403 TCN, nhà nước Athens chính thức thống nhất quy định thể thức viết cữ từ trái sang phải và giảm 40 chữ cái xuống còn 27 chữ à được sử dụng rộng rãi và được coi là thứ chữ đẹp nhất thế giới bởi sự cân đối, thanh nhã, hài hòa. Hệ thống chữ cái Slavơ và chữ Latinh bắt nguồn từ chữ cái Hy Lạp được phần lớn các dân tộc hiện nay trên thế giới sử dụng.
 -Người Roma có chữ viết vào thế kỷ VI TCN, đó là chữ Latinh có nguồn gốc từ văn tự Hy Lạp. Hai chữ X và Z trước đây bị gạt ra khỏi chữ cái Latinh, nay lại được đưa vào, đồng thời lại có thêm chữ Y riêng biệt của Hy Lạp, chủ yếu để ghi các từ Latinh gốc Hy Lạp. Sau đó, trong quá trình lan truyền sang Tây Âu, bảng chữ cái Latinh được bổ sung thêm 3 chữ cái mới – J, U và W. 
 Giáo viên cho học sinh xem hệ thống chữ viết của người Hy Lạp và Roma cổ đại.
→ Hệ thống mẫu tự Hy Lạp đạt tới trình độ cao, có khả năng hoàn thiện, khái quát hệ thống các ký hiệu biểu đạt tư duy. Đó là cơ sở để người Roma sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Roma, được truyền bà và sử dụng hầu khắp các dân tộc trên thế giới.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh đôi chút về các nhà khoa học: Thales, Pythegoras, Archimede
Giáo viên giới thiệu thêm về Sử học:
-Herodot (484 – 425 TCN) được coi là ”Người cha của sử học phương Tây” đã để lại bộ Lịch sử cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư và bộ Lịch sử gồm 9 tập.
-Thucydides (460 – 395TCN) là tác giả bộ Lich sử chiến tranh Poloponnesus miêu tả cuộc nội chiến giữa các thành bang làm cho Hy Lạp suy yếu.
-Tacitus (55 – 120) với tác phẩm Lịch sử Roma từ nguồn gốc đến thời của ông.
GV cho HS xem hình ảnh đền Parthenon và tượng Lực sĩ ném đĩa và xem phim “The seven wonders”
- Đền Parthenon được xem là biểu tượng của kiến trúc Hy Lạp cổ đại. Tọa lạc trên đỉnh đồi Acropolis, đền Parthenon dài 70 m, rộng 314 m, cao 14 m.Tòa bộ đền được xây bằng đá trắng, có bậc, xung quanh là dãy cột đá cẩm thạch hình tròn, được chạm khắc nhiều kiểu, rất hài hòa trang nhã. Tượng thần Athena cao 12 m, được khảm bằng ngà voi và vàng, tọa lạc ở vị trí trang trọng nhất trong đền. Đền Parthenon, được khánh thành vào năm 438 TCN, là nơi thờ nữ thần Athena – thần bảo hộ thành bang Athens.
- Miron nổi tiếng với những bức tượng mô tả người đang vận động. Tượng của ông không chỉ thể hiện sức mạnh, vóc dáng khỏe khoắn của ngoạihình, mà còn diễn tả nội tâm nhân vật sâu sắc và tinh tế. Tác phẩm Lực sĩ ném đĩa trở nên quen thuộc với những người yêu chuộng nghệ thuật trên thế giới).
- Người Roma: khi thiết kế một công trình kiến trúc, họ thường để ý đến công năng sử dụng của nó hơn là tìm kiếm sự hài hòa, cân đối giữa công trình với mội trường xung quanh. Cái đẹp, cái tinh tế,cái chất thơ mà người ta thường thấy ở các công trình kiến trúc của người Hy Lạp phải nhường chỗ cho cái đồ sộ, hùng vĩ, nguy nga. Ba công trình kiến trúc tiêu biểu: đấu trường Colosseum, nhà tắm Caracalla và đền Patheon.
GV cho HS xem hình và giới thiệu:
 +Đấu trường Colosseum được xây dụng trong 8 năm (72 – 80). Kiến trúc đấu trường bao gồm nhiều tầng, có hình bầu dục, chu vi của nó là 524m, đường kính vòng tròn nhõ là 154,7m, đường kính vòng tròn lớn là 186,55m. Vật liệu chủ yếu là đá cẩm thạch. Đấu trường gồm có tầng trệt và ba t

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Các quốc gia cổ đại phương Đông (6).doc