Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông - Nguyễn Thị Vụ - Trường THCS Chất lượng Cao Mai Sơn

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS phải nắm được những vấn đề sau:

1. Kiến thức:

 - Những đặc điểm của điều kiện tự nhiên của các quốc gia phương Đông và sự phát triển ban đầu của các ngành kinh tế; từ đó thấy được ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đến quá trình hình thành Nhà nước, cơ cấu xã hội, thể chế chính trị ở khu vực này.

 - Những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và Nhà nước, cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Đông.

 - Thông qua việc tìm hiểu về cơ cấu bộ máy Nhà nước và quyền lực của nhà vua, HS còn hiểu rõ thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại.

 Những thành tựu lớn về văn hố của các quốc gia cổ đại phương Đông.

 

doc 17 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông - Nguyễn Thị Vụ - Trường THCS Chất lượng Cao Mai Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành từ rất sớm. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta buộc phải liên kết với nhau trong các công xã để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi. Đến khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, các công xã đã tự kết hợp lại thành các liên minh công xã và nhiều liên minh công xã gần gũi liên kết với nhau thành một tiểu quốc. Quá trình đó ở phương Đông diễn ra vào khoảng thiên niên kỉ IV – III trước Công nguyên.
 Ở Ai Cập cổ đại, các liên minh công xã (được gọi là các “Nôm”) đã được hình thành từ giữa thiên niên kỉ IV trước Công nguyên. Khoảng 3200 năm trước Công nguyên, một quý tộc có thế lực tên là Mê-nét đã chinh phục được tất cả các “Nôm” ở vùng hạ lưu sông Nin, dựng nên nhà nước Ai Cập thống nhất. Cũng vào khoảng thời gian này, ở lưu vực Lưỡng Hà, hàng chục nước nhỏ của người Su-me đã được hình thành.
 Ở Ấn Độ, những quốc gia cổ đại đầu tiên đã được hình thành trên lưu vực sông Ấn từ khoảng giữa thiên niên kỉ III trước Công nguyên. Ở đây, người ta đã tìm thấy di tích của hai thành phố cổ kính là Ha-ráp-pa và Mô-hen-giô Đa-rô với những đường phố rộng rãi, thẳng tắp, có lát đá, hai bên là những dãy nhà hai tầng bằng gạch nung. Đến khoảng thiên niên kỉ II trước Công nguyên, khi người A-ri-an xâm nhập và miền Bắc Ấn Độ thì họ lại xây dựng những quốc gia đầu tiên của mình ở lưu vực sông Hằng.
 Ở lưu vực Hoàng Hà, chế độ công xã nguyên thuỷ tan rã vào khoảng cuối thiên niên kỉ III trước Công nguyên; trên cơ sở đó, Vương triều Hạ được hình thành.
Như thế, các quốc gia cổ đại phương Đông đều đã được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III trước Công nguyên, khi những cư dân ở đây chưa hề biết tới công cụ bằng sắt. Nhưng do điều kiện thiên nhiên thuận lợi và sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, cư dân ở lưu vực các dòng sông lớn không những đã tạo ra sản phẩm dư thừa dẫn tới sự ra đời của nhà nước, mà còn có những cống hiến to lớn trong nhiều lĩnh vực cho nền văn minh nhân loại.
 3. Xã hội có giai cấp đầu tiên: (25’)
 Cũng như các khu vực khác trên thế giới, xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hoá sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
 Đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ. Đó là những người có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lý bộ máy nhà nước, địa phương Họ sống trong những dinh thự sang trọng, mặc quần áo bằmg tơ lụa, đi kiệu Sự giàu sang đó là do bổng lộc của nhà nước và chức vụ đem lại.
 Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông, vì vậy bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân công xã. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu, tiến hành canh tác trên phần ruộng được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thuỷ lợi và thu hoạch. Bằng sức lao động của mình, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế; ngoài ra, còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính.
 Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ, bị biến thành nô lệ. Số lượng nô lệ cũng khá đông đảo và phải làm đủ mọi việc, từ hầu hạ trong cung đình, đền miếu và gia đình quý tộc đến những việc nặng nhọc nhất ngoài xã hội như làm đường, xây cầu cống, dinh thự
 4. Chế độ chuyên chế cổ đại:(25’)
 Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta buộc phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi. Một số công xã gần gũi tập hợp nhau lại thành một tiểu quốc. Người đứng đầu tiểu quốc được gọi là vua và được tôn vinh lên từ một trong số những người đứng đầu công xã. Như thế vua là hiện thân cho sự tập hợp hay thống nhất lãnh thổ và tập trung quyền lực. Vua tự coi là người đại diện của thần thành ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc.
 Ở Ai Cập, vua được gọi là Pharaon (cái nhà lớn), ở Lưỡng Hà là Enxi (người đứng đầu), còn ở Trung Quốc được gọi là Thiên tử (con trời). Ở Trung Quốc, “dưới bầu trời rộng lớn không nơi nào không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua”. Luật Ham-mu-ra-bi (Lưỡng Hà) còn nói rằng: thần thánh đã trao cho vua quyền tối cao thiêng liêng để cai trị đất nước.
 Giúp việc cho nhà vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc. Bộ máy này làm các việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện, đường sá và chỉ huy quân đội.
 Như thế, do những điều kiện kinh tế - xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông, sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, đã hình thành nên những nhà nước, dù lớn hay nhỏ đều mang tính chất tập quyền. Chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên, trong đó vùa là người đứng đầu quan lại và tăng lữ, có quyền lực tối cao tuyệt đối, được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại hay còn gọi là chế độ quân chế trung ương tập quyền.
 5. Văn hoá cổ đại phương Đông: (30’)
 Thời cổ đại, khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng.
 Khi nhà nước được hình thành, do nhu cầu của việc quản lý hành chính (công văn, lưu giữ số liệu ruộng đất, thuế má) và nhu cầu trao đổi thư từ, người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu, người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình.
 Người ta đã tìm thấy ở Tây Á hình vẽ một con thuyền, ba Mặt Trời và ba con hươu nằm dưới chân người. Bức vẽ muốn kể lại một cuộc đi săn bằng thuyền ở ven sông trong ba ngày và săn được ba con hươu.
 Về sau, để diễn tả linh hoạt, người ta đã dùng những nét tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý cũng chưa tách khỏi chữ tượng hình và thường được ghép với một thanh để biểu thị tiếng nói có âm sắc thanh điệu của con người.
 Những chữ này được viết trên giấy làm bằng vỏ cây pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Ở Ai Cập, người ta đã tìm được nhiều “tờ giấy” pa-pi-rút như thế, có “tờ” dài tới 40m; còn ở Lưỡng Hà, khi khai quật thành Ni-ni-vơ, người ta đã tìm được một thư viện lớn có chứa tới 22000 “cuốn sách” bằng đất nung.
 Nhờ những “ văn tự” cổ còn lưu giữ lại, ngày nay chúng ta mới biết được rằng ở các quốc gia cổ đại phương Đông, các ngành khoa học như thiên văn, toán học, y học, văn học, sử học đã phát triển.
 Qua nhiều năm cày cấy, nông dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đó là cơ sở để người ta tính chu kỳ thời gian và mùa. Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Họ còn đo thời gian bằng bóng năng Mặt Trời, mỗi ngày có 24 giờ.
 Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập mới chỉ biết dùng những vạch đơn giản và những kí hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000 còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà chúng ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra. Do nhu cầu thực tế, người Ai Cập xưa rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số Pi (π) bằng 3,16 và giải được nhiều bài toán hình học phẳng phức tạp. Người Lưỡng Hà lại phát triển hơn về số học. Họ biết làm các phép tính với số thập phân.Câu hỏi: 
- Vì sao ngành Thiên văn học sớm phát triển ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
- Em hãy nêu những phát minh của người phương Đông thời cổ đại mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng.
B. Phần bài tập: (125’)
I. Bài tập trắc nghiệm: (45’)
Câu 1: Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Đông được hình thành ở đâu?
a. Trên các hòn đảo b. Lưu vực các dòng sông lớn
c. Trên các vùng núi cao d. Ở các thung lũng
Câu 2: Tại sao nhà nước ở các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời sớm?
a. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và làm thuỷ lợi
b. Do nhu cầu sinh sống
c. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi
d. Do nhu cầu phát triển kinh tế
Câu 3: Nền kinh tế chính của các cư dân phương Đông cổ đại là gì?
a. Thủ công nghiệp b. Nông nghiệp
c. Làm gốm d. Thương mại
Câu 4: Nền kinh tế của các cư dân phương Đông cổ đại có tính chất gì?
a. Thủ công nghiệp b. Tự túc
c. Tự cung tự cấp d. Thương nghiệp
Câu 5: Nền kinh tế của các quốc gia cổ đại Phương Đông có đặc điểm gì?
a. Săn bắn và hái lượm b. Trồng trọt và chăn nuôi
c. Lấy nghề nông làm gốc d. Phát triển hầu hết các ngành kinh tế
Câu 6: Xã hội của các quốc gia Phương Đông cổ đại gồm mấy tầng lớp?
a.2 b. 3 c. 4 d. 5
Câu 7: Trong xã hội Phương Đông cổ đại tầng lớp nào đóng vai trò sản xuất chính?
a. Nô lệ b. Nông dân công xã
c. Bình dân d. Thợ thủ công
Câu 8: Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại Phương Đông là gì?
a. Thể chế dân chủ 
b. Thể chế cộng hoà
c. Thể chế quân chủ chuyên chế 
d. Thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền
Câu 9: Cư dân nào tìm ra chữ số “không”?
a. Ai Cập b. Ấn Độ
c. Lưỡng Hà d. La Mã
Câu 10: Tại sao các công trình kiến trúc ở các quốc gia cổ đại Phương Đông lại đồ sộ như vậy?
a. Thể hiện sức mạnh của đất nước 
b. Thể hiện sức mạnh của thần thánh
c. Thể hiện sức mạnh và uy quyền của nhà vua 
d. Thể hiện tình đoàn kết dân tộc
Câu 11: Tại sao lại gọi lịch của các cư dân ở các quốc gia cổ đại Phương Đông là “nông lịch”?
a. Do nông dân sáng tạo ra 
b. Đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp 
c. Dựa vào sự chuyển động của mặt trăng 
d. Cả a,b,c đều đúng
Câu 12: Chữ viết của các cư dân Phương Đông cổ đại ra đời do nhu cầu nào?
a. Nhu cầu trao đổi 
b. Phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị
c. Ghi chép và lưu giữ thông tin 
d. Phục vụ giới quý tộc
Câu 13: Kể tên các quốc gia cổ đại Phương Đông đã ra đời ở lưu vực dòng sông nào dưới đây?
Tên sông
Tên các quốc gia cổ đại
Sông Nin
Sông Ti gơ rơ và Ơ phơ rát
Sông Ấn và Sông Hằng
Sông Hoàng Hà và Sông Trường Giang
 Câu 14: Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa các quốc gia cổ đại PĐ và các quốc gia cổ đại PT theo mẫu sau: 
Nội dung
Các quuốc gia cổ đại PĐ
Các quốc gia cổ đại PT
Thời gian hình thành
Thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III TCN
Đầu thiên niên kỉ I TCN
Tên quốc gia
Ai Cập, Lưỡng Hà, Ân Độ, Trung Quốc 
Hi Lạp và Rô - Ma
Hình thái kinh tế
Làm nghề nông là chính
Nghề chính là thủ công nghiệp và thương nghiệp 
Hình thái nhà nước
Nhà nước quân chủ chuyên chế
Chế độ chiếm hữu nô lệ
Các tầng lớp chính 
Vua, quí tộc, nông dân công xã, nô lệ
Chủ nô và nô lệ
 	Câu 15 : Hãy nối các dữ kiện của cột (1) với cột (2) cho hợp lí:
(1)
(2)
Người Ai Cập * *
Viết trên mai rùa, thể tre, lụa trắng
Ngời Trung Quốc
*Viết trên các phiến đất sét ớt rồi đem lung khô
Ngời Lưỡng Hà *
* * Viết trên giấy Pa - pi - rút
Câu 16: Điền chữ cái thích hợp vào ô trống trong bài tập sau:
Người HiLạp, Rô - mađã sáng tạo ra hệ thống chữ cái a, b, c mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng. Người Ai.Cập. đã nghĩ ra phép đếm đến 10 và tính đợc số pi bằng 3,16.
Câu 17: Người Hi lạp và Rô - ma đã có những thành tựu KH nổi danh trong nhiều lĩnh vực. Đó là:
a) Toán học :Ta lét,Pi-ta-go,O-cơ-lit,
b) Vật lí :Ac-si-met..
c) Triết học:Platôn,A ri-xtôt...
d) Sử học :Hê-rô-đôt,Tu-xi-đit...
e) Địa lí :Stơ-ra-bôn
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
b
a
b
c
c
b
b
d
c
c
b
c
II. Phần tự luận: (70’)
Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm các quốc gia nào ? 
Gồm các quốc gia : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc.
 Câu 2: Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước sơm được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi?
 Chế độ công xã thị tộc tan rã, thời kỳ mới bắt đầu với sự xuất hiện của tư hữu. Đây cũng chính là lúc loài người từ giã thời kỳ mông muội với cuộc sống thấp kém, bấp bênh để bước vào ngưỡng cửa của thời đại văn minh, mà ở đó con người sản xuất ra của cải dư thừa, biết xây dựng những công trình đồ sộ, có chữ viết và nghệ thuật, khoa học và văn chương. 
 Xã hội có giai cấp và nhà nước đã xuất hiện đầu tiên ở phương Đông, trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Phi và châu Á như sông Nin ở Ai Cập, sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng ở Ấn Độ, Hoàng Hà ở Trung Quốc v.v Ở đây có những điều kiện thiên nhiên rất thuận lợi cho đời sống của con người. 
Những nơi này có nhiều đất canh tác, có mưa đều đặn theo mùa, có khí hậu nóng ẩm (trừ Trung Quốc nhưng cũng không lạnh như ngày nay), dân cư sống tập trung khá đông theo từng bộ lạc, trên các thềm đất cao gần sông, dễ trồng vườn, trồng lúa và chăn nuôi. 
 Câu 3: Nêu đặc điểm kinh tế của các vùng này?Đặc điểm lớn nhất của các quốc gia này là gì?
 Khoảng 3500 năm đến 2000 năm trước công nguyên, cư dân ở Tây Á, Ai Cập và cư dân ở lưu vực các sông còn lại đã sinh sống trên đồng bằng ở ven các con sông. Họ sống bằng nghê nông là chủ yếu và biết trồng mỗi năm hai vụ. Đồng bằng ven sông đã bù đắp rất nhiều cho con người. Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu mỡ và làm cho đất rất mềm, dễ làm với cả những chiếc cày bằng gỗ. 
 Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu nên trước tiên họ phải lo đến công tác thuỷ lợi. Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc nước ở chân ruộng thấp và đưa nước lên chân ruộng cao những khi cần. Ngoài ra, họ còn biết đắp đê để ngăn lũ nhờ thế con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Công việc trị thuỷ khiến moi người gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã. 
Ngoài nghề nông, những cư dân phương Đông cổ đại còn làm đồ gốm, dệt vải, làm nghề luyện kim đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình. Họ còn tiến hành trao đổi sản phẩm do mình làm ra giữa vùng này với vùng khác. 
Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nghề nông. Ở một số vùng đồi ven chân núi, những đàn gia súc lớn được chăn nuôi đã đem lại nguồn thực phẩm và sức kéo đáng kể. 
Tuy nhiên, tất cả những ngành kinh tế đó dù phát triển đến đâu cũng chỉ hỗ trợ cho nghề nông và không làm giảm ý nghĩa “lấy nghề nông làm gốc” của cư dân phương Đông cổ đại trên lưu vực những dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi. 
 - Đặc điểm: Hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn
 Câu 4: Điều kiện tự nhiên đã có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của nền kinh tế ở phương Đông cổ đại? 
 Khoảng 3500 năm đến 2000 năm trước công nguyên, cư dân ở Tây Á, Ai Cập và cư dân ở lưu vực các sông còn lại đã sinh sống trên đồng bằng ở ven các con sông. Họ sống bằng nghê nông là chủ yếu và biết trồng mỗi năm hai vụ. Đồng bằng ven sông đã bù đắp rất nhiều cho con người. Vào mùa mưa hàng năm, nước sông dâng cao, phủ lên các chân ruộng thấp một lớp phù sa màu mỡ và làm cho đất rất mềm, dễ làm với cả những chiếc cày bằng gỗ. 
 Cư dân phương Đông sống bằng nghề nông là chủ yếu nên trước tiên họ phải lo đến công tác thuỷ lợi. Họ đã biết đào các hệ thống kênh, lập hệ thống gầu để múc nước ở chân ruộng thấp và đưa nước lên chân ruộng cao những khi cần. Ngoài ra, họ còn biết đắp đê để ngăn lũ nhờ thế con người có thể thu hoạch lúa ổn định hằng năm. Công việc trị thuỷ khiến moi người gắn bó và ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã. 
Ngoài nghề nông, những cư dân phương Đông cổ đại còn làm đồ gốm, dệt vải, làm nghề luyện kim đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mình. Họ còn tiến hành trao đổi sản phẩm do mình làm ra giữa vùng này với vùng khác. 
 Câu 5: Xã hội cổ đại phương Đông gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lại hình thành các tầng lớp xã hội đó.
 Cũng như các khu vực khác trên thế giới, xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hoá sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. 
Đứng đầu giai cấp thống trị là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất và tầng lớp tăng lữ. Đó là những người có nhiều của cải và quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lý bộ máy nhà nước, địa phương Họ sống trong những dinh thự sang trọng, mặc quần áo bằmg tơ lụa, đi kiệu Sự giàu sang đó là do bổng lộc của nhà nước và chức vụ đem lại. 
 Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông, vì vậy bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân công xã. Họ là lực lượng sản xuất chủ yếu, tiến hành canh tác trên phần ruộng được giao và hợp tác với nhau trong việc đảm bảo thuỷ lợi và thu hoạch. Bằng sức lao động của mình, họ tự nuôi sống bản thân cùng gia đình và nộp một phần sản phẩm cho quý tộc dưới dạng thuế; ngoài ra, còn phải làm một số nghĩa vụ khác như lao động phục vụ các công trình xây dựng, đi lính. 
Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh chiến tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ, bị biến thành nô lệ. Số lượng nô lệ cũng khá đông đảo và phải làm đủ mọi việc, từ hầu hạ trong cung đình, đền miếu và gia đình quý tộc đến những việc nặng nhọc nhất ngoài xã hội như làm đường, xây cầu cống, dinh thự 
 Câu 6: Địa vị và thân phận của người nô lệ có gì giống và khác so với người nông dân công xã ?.
+ Giống: họ đều là tầng lớp bị nhà vua và quí tộc bóc lột.
+ Khác: + Nông dân công xã là tầng lớp đông đảo nhất, là lực lượng sản xuất chính, họ đóng thuế cho nhà nước và quan lại địa phương, nhưng họ sống theo từng gia đình, có sở hữu tài sản riêng, họ được chia ruộng đất. Vì vậy người nông dân chỉ phụ thuộc một phần vào giai cấp bóc lột.
 + Nô lệ: Họ là tầng lớp thấp hèn nhất củânx hội. Thân phận của họ không khác gì con vật, họ phải làm tôi tớ phục dịch, hầu hạ tầng lớp quí tộc, ở trong nhà của quí tộc, bị đánh đập, bóc lột tàn nhẫn, thân phận của họ phụ thuộc hoàn toàn vào chủ, có khi chủ chết, họ còn bị chôn sống theo.
 Câu 7: Em hiểu thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại? Chế độ chuyên chế cổ đại được biểu hiện cụ thể như thế nào ở các quốc gia cổ đại phương Đông?
 Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, người ta buộc phải liên kết với nhau để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi. Một số công xã gần gũi tập hợp nhau lại thành một tiểu quốc. Người đứng đầu tiểu quốc được gọi là vua và được tôn vinh lên từ một trong số những người đứng đầu công xã. Như thế vua là hiện thân cho sự tập hợp hay thống nhất lãnh thổ và tập trung quyền lực. Vua tự coi là người đại diện của thần thành ở dưới trần gian, người chủ tối cao của đất nước, tự quyết định mọi chính sách và công việc. 
 Ở Ai Cập, vua được gọi là Pharaon (cái nhà lớn), ở Lưỡng Hà là Enxi (người đứng đầu), còn ở Trung Quốc được gọi là Thiên tử (con trời). Ở Trung Quốc, “dưới bầu trời rộng lớn không nơi nào không phải đất của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua”. Luật Ham-mu-ra-bi (Lưỡng Hà) còn nói rằng: thần thánh đã trao cho vua quyền tối cao thiêng liêng để cai trị đất nước. 
 Giúp việc cho nhà vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm toàn quý tộc. Bộ máy này làm các việc thu thuế, xây dựng các công trình công cộng như đền tháp, cung điện, đường sá và chỉ huy quân đội. 
 Như thế, do những điều kiện kinh tế - xã hội ở các quốc gia cổ đại phương Đông, sau khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, đã hình thành nên những nhà nước, dù lớn hay nhỏ đều mang tính chất tập quyền. Chế độ nhà nước của xã hội có giai cấp đầu tiên, trong đó vùa là người đứng đầu quan lại và tăng lữ, có quyền lực tối cao tuyệt đối, được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại hay còn gọi là chế độ quân chế trung ương tập quyền. 
 Câu 8: Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hoá cho nhân loại?
 Thời cổ đại, khi nhà nước được hình thành, loài người bước vào xã hội văn minh. Trong buổi bình minh của lịch sử, các dân tộc phương Đông đã sáng tạo nên nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ mà ngày nay chúng ta vẫn đang được thừa hưởng. 
 Khi nhà nước được hình thành, do nhu cầu của việc quản lý hành chính (công văn, lưu giữ số liệu ruộng đất, thuế má) và nhu cầu trao đổi thư từ, người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời. Ban đầu, người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình. 
 Người ta đã tìm thấy ở Tây Á hình vẽ một con thuyền, ba Mặt Trời và ba con hươu nằm dưới chân người. Bức vẽ muốn kể lại một cuộc đi săn bằng thuyền ở ven sông trong ba ngày và săn được ba con hươu. 
 Về sau, để diễn tả linh hoạt, người ta đã dùng những nét tượng trưng thay cho hình vẽ và ghép các nét theo quy ước để thành chữ gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý cũng chưa tách khỏi chữ tượng hình và thường được ghép với một thanh để biểu thị tiếng nói có âm sắc thanh điệu của con người. 
 Những chữ này được viết trên giấy làm bằng vỏ cây pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung hoặc phơi khô. Ở Ai Cập, người ta đã tìm được nhiều “tờ giấy” pa-pi-rút như thế, có “tờ” dài tới 40m; còn ở Lưỡng Hà, khi khai quật thành Ni-ni-vơ, người ta đã tìm được một thư viện lớn có chứa tới 22000 “cuốn sách” bằng đất nung. 
 Nhờ những “ văn tự” cổ còn lưu giữ lại, ngày nay chúng ta mới biết được rằng ở các quốc gia cổ đại phương Đông, các ngành khoa học như thiên văn, toán học, y học, văn học, sử học đã phát triển. 
 Qua nhiều năm cày cấy, nông dân hiểu được tính chất sinh trưởng và thời vụ của cây lúa có liên quan đến quá trình “mọc” và “lặn” của Mặt Trời và Mặt Trăng. Qua quan sát, người ta thấy cứ khoảng 30 ngày đêm là một lần trăng tròn. Đó là cơ sở để người ta tính chu kỳ thời gian và mùa. Từ đó, người phương Đông đã biết làm ra lịch, mỗi năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng. Họ còn đo thời gian bằng bóng năng Mặt Trời, mỗi ngày có 24 giờ. 
 Cư dân phương Đông cũng là những người đầu tiên sáng tạo ra các chữ số. Ban đầu người Ai Cập mới chỉ biết dùng những vạch đơn giản và những kí hiệu tượng trưng cho các số 10, 100, 1000 còn hệ thống chữ số A-rập, kể cả số 0 mà chúng ta đang dùng ngày nay, là do người Ấn Độ cổ đại sáng tạo ra. Do nhu cầu thực tế, người Ai Cập xưa rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số Pi (π) bằng 3,16 và giải được nhiều bài toán hình học phẳng phức tạp. Người Lưỡng Hà lại phát triển hơn về số học. Họ b

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 4. Các quốc gia cổ đại phương Đông - Nguyễn Thị Vụ - Trường THCS Chất lượng Cao Mai Sơn.doc