Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 7. Ôn tập - Hà Thị Giang - Trường THCS Minh Tân

I/ Mục tiêu bài học:

1.K.thức: HS nắm được các kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại.

- Sự xuất hiện của con người trên trái đất.

- Các giai đoạn p.triển của thời nguyên thuỷ thông qua lao động sản xuất.

- các quốc gia cổ đại

- Những thành tựu văn hoá lớn thời cổ đại, tạo cơ sở đầu tiên cho việc học tập phần lịch sử dân tộc.

2. Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng quan sát, bước đầu tập so sánh và xác định các điểm chuẩn.

3.Thái độ: Bước đầu ý thức tìm hiểu về lịch sử thế giới cổ đại.

II/ Chuẩn bị

1. Thầy: Lược đồ thế giới cổ đại, tranh ảnh công trình thế giới nghệ thuật

2. Trò: Đọc và trả lời câu hỏi bài 7.

III/Tiến trình giờ dạy

1.ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

* Câu hỏi:Nêu các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông?

* Đáp án: Hiểu biết về thiên văn, làm ra lịch. Sáng tạo ra chữ cái a,b,c.các ngành khoa học: sử học, toán , vật lý. Triết học . Nghệ thuật sân khấu ( bi, hài kịch ).Kiến trúc điêu khắc có nhiều kiệt tác

 

doc 9 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2472Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 7. Ôn tập - Hà Thị Giang - Trường THCS Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 - Tiết 7
Ngày soạn: 16/09/2013 
	Bài 7 ÔN TẬP
I/ Mục tiêu bài học:	
1.K.thức: HS nắm được các kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại.
- Sự xuất hiện của con người trên trái đất.
- Các giai đoạn p.triển của thời nguyên thuỷ thông qua lao động sản xuất.
- các quốc gia cổ đại
- Những thành tựu văn hoá lớn thời cổ đại, tạo cơ sở đầu tiên cho việc học tập phần lịch sử dân tộc.
2. Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng quan sát, bước đầu tập so sánh và xác định các điểm chuẩn.
3.Thái độ: Bước đầu ý thức tìm hiểu về lịch sử thế giới cổ đại.
II/ Chuẩn bị
1. Thầy: Lược đồ thế giới cổ đại, tranh ảnh công trình thế giới nghệ thuật
2. Trò: Đọc và trả lời câu hỏi bài 7.
III/Tiến trình giờ dạy
1.ổn định tổ chức: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi:Nêu các thành tựu văn hoá của các quốc gia cổ đại phương Đông?
* Đáp án: Hiểu biết về thiên văn, làm ra lịch. Sáng tạo ra chữ cái a,b,c.các ngành khoa học: sử học, toán , vật lý. Triết học . Nghệ thuật sân khấu ( bi, hài kịch ).Kiến trúc điêu khắc có nhiều kiệt tác
3.Bài mới.
Nêu vấn đề: (1’): Chúng ta đã tìm hiểu xong phần 1 L.sử thế giới cổ đại, các em đã nắm được những nét cơ bản của xã hội loài người từ khi xuất hiện đến cuối thời cổ đại. Các em đã biết loài người đã lao động và chuyển biến ntn, để dần dần đưa xã hội tiến lên và xây dựng quốc gia đầu tiên trên thế giới. Đồng thời đã sáng tao nên những thành tựu văn hoá quý giá để lại cho đời sau. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ điểm lại những nét chính đó.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
* Hoạt động 1:
- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học.
? Những dấu vết của người tối cổ ( vượn người) được phát hiện ở đâu? Thời gian nào.
? Căn cứ vào đâu để thấy được người tối cổ xuất hiện ở những địa điểm trên. ( Hài cốt.)
- GV gọi HS lên chỉ lược đồ 3 địa điểm trên bản đồ.
? Người tối cổ chuyển thành người tinh khôn vào thời gian nào? Nhờ đâu.
 4 vạn năm trước đây
Người tối cổ - > người tinh khôn, nhờ lao động sản xuất
*Ho¹t ®éng 2.
? Người tinh khôn khác người tối cổ ở những điểm nào.
-> Con người: dáng thẳng trán caonhư người ngày nay.
- >Công cụ sản xuất: đá, tre, gỗ, đồng.
-> Tổ chức xã hội: theo thị tộc, biết làm nhà, ở chòi.)
? em có nhận xét gì về công cụ này.
-> Đa dạng, nhiều nguyên liệu khác nhau.
? Hãy kể tên 1 số loại công cụ đồ dùng.
-> Rìu, cuốc, giáo, mác, liềm, đồ trang sức
? Tổ chức xã hội của người tinh khôn như thế nào.
-> Thị tộc.
*Ho¹t ®éng 3
? Thời cổ đại có những quốc gia lớn nào. (P.Đông, P.Tây).
- GV cho HS lên chỉ bản đồ.
? Nêu những tầng lớp xã hội chính thời cổ đại.
- GVKL: + Quý tộc, chủ nô đại diện cho giai cấp thống trị.
 + Nông dân công xã, nô lệ đại diện cho giai cấp bị trị.
? Về thể chế nhà nước, nhà nước phương.Đông và nhà nước p.Tây có nhiều điểm khác nhau. Em hãy chỉ ra sự khác nhau đó.
->Nhà nước cổ đại - p.Đông: quân chủ chuyên chế.
 - P.Tây: chiếm hữu nô lệ ( chủ nô, nô lệ) 
*Ho¹t ®éng 4.
? Kể tên những thành tựu văn hoá lớn thời cổ đại.
? Từ những thành tựu trên, em có nhận xét gì về văn minh thời cổ đại.
-> Là những thành tựu văn hoá quý giá của người xưa, thể hiện năng lực trí tuệ của loài người
1/ Dấu vết của người tối cổ ( vượn người) phát hiện ở đâu ?
Ở 3 địa điểm:
 +Đông phi.
 + Đảo Gia va.
 +Gần Bắc kinh (TQ)
- Thời gian: 3 - 4 triệu năm trước đây.
2/ Những điểm khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ thời nguyên thuỷ
- Giữa người tối cổ và người tinh khôn có sự khác nhau cơ bản về hình dáng, về cuộc sống, về sự chế tạo công cụ lao động. Ta thấy được vai trò của sự lao động trong sự tiến hoá từ vượn thành người.
3/ Những quốc gia cổ đại lớn.
- P.Đông: Ai cập, Lưỡng hà, Ân độ Trung Quốc.
- P.Tây: Hi lạp, Rô ma.
* Tầng lớp XH chính:
+ Quý tộc. Nông dân công xã và nô lệ ( p.Đông )
+ Chủ nô, nô lệ.( p. Tây)
- Nhà nước cổ đại phương đông: quân chủ chuyên chế (vua đứng đầu). .
- Nhà nước cổ đại phương tây:chiếm hữu nô lệ. Gồm 2 tầng lớp: chủ nô, nô lệ.
4/ Những thành tựu lớn thời cổ đại.
+ Chữ: tượng hình, chữ cái a,b,c , chữ số
+ Các ngành khoa học: toán, vật lí, thiên văn, sử, địa
+ Nhiều công trình nghệ thuật lớn: tháp Ai cập, thành Ba bi lon ).
4/ Củng cố dặn dò:
* Bài tập: GVphát phiếu 
Khoanh tròn vào trước câu trả lời mà em cho là đúng.
A- Khoảng 4 vạn năm trước đây, nhờ LĐ sản xuất, người tối cổ trở thành người tinh khôn. Đ
B- Nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước quân chủ chuyên chế. Đ
C- Nhà nước cổ đại phương Tây là nhà nước chiếm hữu nô lệ. Đ
D- Người phương Đông sáng tao ra chữ cái a, b, c . 	 S
Đ- Kim tự tháp ở Ân độ là 1 kỳ quan thế giới.S
* Cần năm vững 4 nội dung cơ bản vừa ôn.
- Loài người xuất hiện trên trái đất ntn? và vai trò của lao động trong quá trình chuyển biến của con người từ buổi đầu sơ khai đến khi tiếp cận với thời kì xuất hiện những quốc gia đầu tiên.
- Sự hình thành và đặc điểm các quốc gia cổ đại p. Đông.
- Sự hình thành và đặc điểm các quốc gia cổ đại p.Tây.
- Những thành tựu văn hoá thời cổ đại.
- Học và trả lời các câu hỏi từ bài 1 -> bài 7.
- Chuẩn bị giờ sau : Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta.	
+Đọc nội dung bài
+Trả lời các câu hỏi trong sgk.
E.Rút kinh nghiệm.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ký duyệt tuần 7
Ngày:
Tuần 8- Tiết 8
Ngày soạn: 23/09/2013 Phần II LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ X
 Chương I : Buæi ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
 Bài 8
THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I/ Mục tiêu bài học:
1/K.thức: - HS biết đất nước ta đã có con người sinh sống.
- Trải qua hàng chục vạn năm, những con người đó đã chuyển dần thành người tối cổ, đến người nguyên thuỷ, người tinh khôn.
- Thông qua sự quan sát các công cụ, giúp HS phân biệt và hiểu được các giai đoạn p.triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.
2/ Kỹ năng : Rèn cách quan sát nhận xét và bắt đầu biết so sánh.
3/ Thái độ: Bồi dưỡng Hs ý thức về.L.sử lâu đời của đất nước ta, về lao động xây dựng xã hội.
II/ Chuẩn bị:
1.Thầy: Bản đồ ( lược đồ) VN. Tranh ảnh và 1 vài chế bản công cụ.
2.Trò : Đọc trước bài và trả lời câu hỏi. Lược đồ l.sử VN. 
III.TiÕn tr×nh bài dạy
1.ổn định tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ :K.tra việc vẽ lược đồ trong vở bài tập của HS.
3.Bài mới.
* .Nêu vấn đề (1’) Chúng ta vừa tìm hiểu xong phần I : Lịch sử thế giới và từ hôm nay chúng ta chuyển sang phần lịch sử Việt Nam . Phần lịch sử việt nam ở lớp 6 chúng ta học về lịch sử nước ta từ bình minh đến đầu thế kỷ X gồm 4 chương . Chúng ta bắt đầu tìm hiểu Chương I : Buổi đầu lịch sử nước ta 
Ở bài 3 các em đã biết rằng cách đây 3-4 triệu năm người tối cổ đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới như miền đông châu Phi, trên đảo Gia - va ( In-đô-nê-xi-a ) ở gần Bắc kinh ( Trung Quốc )v.v
Vậy người tối cổ có sinh sống trên đất nước ta hay không , chúng ta tìm hiểu tiết 8 bài 8 Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta 
Để xác định có người tối cổ sinh sống hay không , người ta chỉ có thể dựa vào một nguồn tư liệu duy nhất, đó là tư liệu hiện vật . vậy ở nước ta, những tư liệu hiện vật về người tối cổ tìm thấy ở đâu ?
Chúng ta tìm hiểu phần 1
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*Ho¹t ®éng 1.(10’)
- GV : Treo lược đồ hình 26 phóng to ) Đây là lược đồ một số di chỉ khảo cổ ở Việt Nam.
- thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài, khí hậu 2 mùa nóng lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cây cỏ, muông thú và con người.
Cảnh quan thiên nhiên đó rất cần thiết đối với người nguyên thuỷ 
? Tại sao thực trạng cảnh quan đó lại rất cần thiết đối với người nguyên thuỷ.
 -> Vì sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên.
-Cho H/ S đọc đoạn đầu (2 dòng) SGK trang 23.
- GV: Cùng với các nhà khảo cổ trên thế giới phát hiện ra những dấu vết của người tối cổ ở Đông Phi, gần Bắc Kinh, đảo Gia va thì ở VN chúng ta vào những năm 60-65 các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những di tích của người tối cổ. 
? Người Tối cổ là những người như thế nào.
->Sống cách đây 3-4 triệu năm, biết đi bằng 2 chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm. biết sử dụng những hòn đá, cành cây làm công cụ . Còn đấu tích của loài vượn; trán thấp, mày nổi cao, xương hàm choài ra phía trước. người có lớp lông bao phủ
? . Vậy ở việt nam ta có dấu tích của người tối cổ hay không ?
Gọi H đọc SGk Từ “ Vào năm 1960-1965 đến hết phần 1
? ở Việt Nam ta tìm thấy dấu vết của người tối cổ ở đâu, họ sống vào thời gian nào ?
H. dựa vào Sgk để trả lời 
GV. giảng theo SGK :Chỉ bản đồ địa điểm có dấu tích của người tối cổ.
T. Các di tích đó có niên đại từ 40-30 vạn năm 
- Giải thích vì sao biết ( Ghi )
- Cho H quan sát hình 18: Răng của người tối cổ 
Những chiếc răg này vừa có đặc điểm của răng người lại có cả đặc điểm của răng vượn ( vì vậy người ta thường gọi người tối cổ là người vượn )
- Cho H quan sát hình 19 : Đó là ảnh chụp chiếc rìu đá tìm thấy ở núi Đọ ( Thanh Hoá ) : đó là công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt .
- cho HS quan sát rìu thô núi Đọ ( hiện vật phục chế ) hiện vật phục chế này không phải bằng đá mà bằng chất liệu khác được phục chế giống y như hình thù chiếc rìu thô tìm thấy ở núi Đọ .
? Em có nhận xét gì về chiếc rìu thô này ?
->Được ghè đẽo qua loa có một đầu gần tròn để cầm , đầu kia nhọn, sắc để chặt 
? Nhìn trên lược đồ, em có nhận xét gì về địa điểm sinh sống của người tối cổ trên đất nước ta.
- >Trên khắp đất nước từ Bắc đến Nam nhưng tập chung chủ yếu ở Bắc bộ và Bắc trung bộ - GV chỉ bản đồ).
- Những dấu tích tìm thấy tuy chưa nhiều nhưng có thể cho chúng ta khẳng định rằng : Việt Nam là một trong những quê hương của loài người.
- các nhà khảo cổ hi vọng trong tương lai có thể phát hiện được thêm dấu tích xa hơn và phong phú hơn nữa về người tối cổ ở Việt nam.
 Ở bài 3 các em biết rằng , cuộc sống của người tối cổ bấp bênh “ ăn lông , ở lỗ ” kéo dài hàng triệu năm, nhưng vẫn từng bước phát triển đi lên và họ dần dần trở thành người tinh khôn, những bộ xương của người tinh khôn có niên đại sớm nhất vào khoảng 4 vạn năm trước đây được tìm thấy ở hầu khắp các châu lục. Vậy ở nước ta, trong giai đoạn đầu của người tinh khôn, họ sống như thế nào , chúng ta chuyển sang phần 2
* Hoạt động 2: ( 12’)
GV: Trải qua hàng chục vạn năm lao động, Những người tối cổ đã mở rộng dần vùng sinh sống ra nhiều nơi Kéo lèng ( lạng sơn)
Có nghĩa là ở những nơi này các nhà khảo cổ cũng tìm thấy dấu tích của người tối cổ nhưng có niên đại muộn hơn hàng chục vạn năm so với ở Thẩm Khuyên, Thẩm hai, núi đọ , quan yên
HS : ( đọc SGK từ “ Họ cải tiến dần ”-> hết phần 2)
? Người tối cổ trở thành người tinh khôn từ bao giờ trên đất nước ta ?
? Dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ở đâu?
GV: ( sử dụng lược đồ ) dấu tích của người tinh khôn được tìm thấy ở Đá Ngườm ( Thái Nguyên)Sơn Vi ( Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Lai Châu , Sơn La, Bắc Giang , Thanh Hoá , Nghệ An 
- ở Sơn La, Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các di chỉ của người tinh khôn ở Mộc Châu, Yên châu,có niên đại cùng thời với các di chỉ ở Sơn Vi, Hoà Bình.
GV( Cho H quan sát hình 20: Đây là công cụ chặt của người tinh khôn ở giai đoạn đầu tìm thấy ở Nậm Tum ( lai Châu )
? Em hãy so sánh công cụ này với công cụ của người tối cổ ở hình 19 và rút ra nhận xét ?
-> Vẫn là công cụ đá ghè đẽo nhưng hình thù rõ ràng hơn.
GV. Như vậy vào khoảng 3-2 vạn năm trước đây ở nước ta đã xuất hiện người tinh khôn ở giai đoạn đầu, công cụ của họ vẫn là đá ghè đẽo nhưng tiến bộ hơn người tối cổ ở chỗ là có hình thù rõ ràng hơn , sắc bén hơn, họ kiếm được nhiều thức ăn hơn, cuộc sống ổn định hơn -> dân số đông hơn, họ mở rộng dần vùng sinh sống ra nhiều nơi hơn, hầu khắp miền Bắc và Bắc trung bộ nước ta.
( chuyển ý )
*Ho¹t ®éng 3. (10’)
GV. Sử dụng lược đồ 
Công cụ sản xuất được cải tiến hơn nữa với việc dùng nhiều loại đá khác nhau. Hàng loạt hang động, mái đá có dấu vết người tinh khôn sinh sống đến 4000 năm 
? Những dấu tích của người tinh khôn nguyên thuỷ được tìm thấy ở những địa phương nào trên đất nước ta ?
-> Ở đó người tinh khôn nguyên thuỷ sống cách đây từ 12000 đến 4000 năm.
? Ở những di chỉ này người ta tìm thấy những gì ?
-> Công cụ đá được mài ở lưỡi, công cụ bằng xương, Bằng sừng, lưỡi cuốc đá, đồ gốm
GV. (Cho H quan sát hình 21,22,23)
Hình 21: Rìu đá Hoà Bình 
Hình 22: Rìu đá Bắc Sơn 
Hình 23: Rìu đá Hạ Long.
- ( cho H quan sát tiếp hiện vật phục chế : Rìu đá mài một bên Bắc Sơn. )
?. Em hãy cho biết những chiếc rìu đá này có điểm gì tiến bộ hơn những chiếc rìu đá ở hình 19,20 ?
-> Đều được mài ở lưỡi, nhẵn, sắc hơn.
- Đó là những công cụ đá của người tinh khôn cách ngày nay 12000 đến 4000 năm, đều được mài ở lưỡi . đặc biệt rìu ngắn và có vai ngày càng nhiều ( rìu đá Hạ Long ) người ta có thể dùng 1 đoạn tre hay gỗ, chẻ một đầu ra kẹp vào đầu phía trên của công cụ đá buộc chặt lại để chặt , sức chặt sẽ mạnh hơn.
? Theo các em tại sao lại có sự tiến bộ đó ? ( Hs thảo luận )
-> Trong quá trình lao động , con người luôn sáng tạo để nâng cao hiệu quả lao động của mình.
? Em hãy cho biết giá trị của sự tiến bộ đó là gì ?
->Tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao dần cuộc sống.
? Vậy theo em, ở giai đoạn phát triển, người tinh khôn có những điểm gì mới ?
 -> Xuất hiện kĩ thuật mài đá 
- Ngoài công cụ đá còn có thêm công cụ bằng xương, bằng sừng .
- Họ biết làm đồ gốm và lưỡi cuốc đá.
GV:Với những công cụ đá được cải tiến sắc bén hơn, cuộc sống của con người ở thời kỳ này ổn định hơn , Không những họ kiếm được nhiều thức ăn trong tự nhiên hơn mà họ còn biết trồng trọt và chăn nuôi. số người đông thêm, quan hệ xã hội cũng bắt đầu hình thành, cuộc sống tinh thần của con người cũng phong phú hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở tiết sau.
HS ( đọc 2 câu thơ của Bác Hồ )
? Em hiểu câu nói của Bác Hồ như thế nào ?
- >Người Việt nam phải biết lịch sử Việt nam, biết rõ quá trình phát triển qua các giai đoạn “ Cho tường gốc tích nước nhà Việt nam ”để hiểu và rút kinh nghiệm của quá khứ, sống trong hiện tại tốt đẹp và hướng tới tương lai rực rỡ hơn.
1/Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu 
- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho sự sống của người nguyên thuỷ 
- Tìm thấy di tích người tối cổ cách đây 40-30 vạn năm 
+ Răng của người tối cổ ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai ( Lạng Sơn )
+ Công cụ đá ghè đẽo ở Núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hoá)Xuân Lộc ( Đồng Nai) 
- Việt Nam là một trong những quê hương của loài người 
2/ ë giai đoạn đầu người tinh khôn sống như thế nào.?
- Khoảng 3-2 vạn năm trước đây, người tối cổ dần trở thành người tinh khôn .
- Dấu tích tìm thấy ở mái Đá Ngườm ( Thái Nguyên)Sơn Vi ( Phú thọ ) Lai châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An. 
- Công cụ đá ghè đẽo có hình thù rõ ràng làm tăng thêm nguồn thức ăn 
3/ Giai đoạn phát triển của người tinh khôn có gì mới.
-Tìm thấy hàng loạt dấu vết người nguyên thuỷ Hoà Bình, Bắc sơn (L.Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An) Hạ Long (Q.Ninh) Bàu tró ( Quảng Bình )
- Công cụ đá được mài ở lưỡi, công cụ bằng xương, bằng sừng , lưỡi cuốc đá, đồ gốm .
- Tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao dần cuộc sống.
4/ Củng cố ,dặn dò:
a/Củng cố
? Em hãy chỉ trên lược đồ những địa điểm các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ ?
 Bài tập: ( HĐN)
Lập bảng hệ thống các giai đoạn p.triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta. (Theo mẫu)
Các giai đoạn
Thời gian
Địa điểm chính
Công cụ
Người tối cổ
30-> 40 vạn năm
L.Sơn, T.Hoá, Đồng Nai.
Đá ( ghè, đẽo)
Người tinh khôn (G.đoạn đầu)
3 -> 2 vạn năm
Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An.
Đá (ghè, đẽo có hình thù rõ ràng.)
Người tinh khôn (G.đoạn sau)
10 -> 4 nghìn năm
Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Bình.
Đá mài, xương, sừng, đồ gốm.
b/Dặn dò
- Học bài cũ,
- Nắm vững 3 giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ 
- Đọc trước bài 9 và trả lời câu hỏi SGK.
IV.Rót kinh nghiÖm.
.......................................................................
Ký duyệt tuần 8
Ngày:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 7. Ôn tập - Hà Thị Giang - Trường THCS Minh Tân.doc