Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Chương I: Buổi đầu Lịch sử nước ta - Phạm Thị Thu Hoa

1. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?

* GVSD kênh hình (tr 9,10) mô tả nét cơ bản của công cụ đá ở H 18,19:

H18: Răng của người tối cổ ở hang Thẩm Hai (Lạng Sơn):

Trong ảnh là 2 chiếc răng sữa hàm trên hoá thạch của người vượn được tìm thấy trong lớp trầm tích màu đỏ ở hang Thẩm Hai ( cách Thị xã Lạng Sơn 65 km về phía Bắc) và 9 cái răng khác nữa. Đây là răng của 1 loài người vượn đang trong qúa trình tiến hoá, có thể tồn tại trong khoảng thời gian tương ứng với những nhóm cuối cùng của người vượn Bắc Kinh. Đây là 1 bằng chứng về sự tồn tại của Người vượn trên đất nước ta cách ngày nay trên dưới 20 vạn năm. Đó là chủ nhân của đất nước ta thời nguyên thuỷ.

 

doc 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Chương I: Buổi đầu Lịch sử nước ta - Phạm Thị Thu Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 – Tiết 8
Bài 8 (1 Tiết):
THỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
+ Tranh ảnh sgk ( trang 22 →24): từ H18 → H 23 và KH (trang 9 → 16).
1. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
* GVSD kênh hình (tr 9,10) mô tả nét cơ bản của công cụ đá ở H 18,19:
H18: Răng của người tối cổ ở hang Thẩm Hai (Lạng Sơn):
Trong ảnh là 2 chiếc răng sữa hàm trên hoá thạch của người vượn được tìm thấy trong lớp trầm tích màu đỏ ở hang Thẩm Hai ( cách Thị xã Lạng Sơn 65 km về phía Bắc) và 9 cái răng khác nữa. Đây là răng của 1 loài người vượn đang trong qúa trình tiến hoá, có thể tồn tại trong khoảng thời gian tương ứng với những nhóm cuối cùng của người vượn Bắc Kinh. Đây là 1 bằng chứng về sự tồn tại của Người vượn trên đất nước ta cách ngày nay trên dưới 20 vạn năm. Đó là chủ nhân của đất nước ta thời nguyên thuỷ.
H19: Rìu đá Núi Đọ:
Đây là loại công cụ rìu đá tiêu biểu, rất ít và rất hiếm, được tìm thấy ở di chỉ Núi Đọ (Thanh Hoá) năm 1960, có niên đại cách nay 30-40 vạn năm. Nó được ghè đẽo rất thô sơ, có hình trái hạnh nhân. Kích thước của rìu nhỏ, gọn, vừa cầm trong tay, phần dưới được ghè đẽo qua loa, làm lưỡi để chặt, để cắt, còn phần trên tròn trĩnh, đó chính là đốc cầm của rìu tay. Khi cầm rìu tay, người ta dùng lòng bàn tay nắm cán đốc, ngón tay cái tì lên một mặt đốc, còn 4 ngón kia nắm chặt mặt đối diện. Đây là kĩ thuật ghè đẽo trực tiếp từ hạch đá. Tuy công cụ hết sức thô sơ, đơn giản nhưng việc tìm thấy rìu đá Núi Đọ đá góp phần xác nhận sự xuất hiện của người tối cổ trên đất nước ta.
2. Ở giai đoạn đầu, người tinh khôn sống như thế nào ?
GVSD KH (tr 11, 12) mô tả nét cơ bản của công cụ đá ở H 20: 
H20: Công cụ chặt ở Nậm Tun (Lai Châu)
Công cụ này vốn là một hòn cuội do người nguyên thuỷ nhặt ở ven suối. Nó được ghè đẽo ở cạnh một phía làm thành lưỡi sắt, trong khi đó vẫn giữ nguyên bề mặt tự nhiên của hòn cuội ở cả hai bên, tạo nên công cụ dùng để chặt, cắt, nạo.
So với rìu đá Núi Đọ, công cụ này được ghè đẽo thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng hơn, nó vừa dễ làm, vừa đẹp và thuận tiện khi sử dụng. 
Vì vậy nó thể hiện bước tiến từ người tối cổ sang người tinh khôn .
3. Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới?
GVSD KH (tr 12,13,14) mô tả nét cơ bản của công cụ đá ở H 21,22,23:
* HS quan sát công cụ ở H21,22,23 và so sánh công cụ ở H20: 
+ H1: Em thấy rìu đá Hoà bình có hình thù như thế nào? Chúng giống và khác gì so với công cụ ở H20?
- Giống: Nó được ghè đẽo từ những hòn đá cuội.
- Khác: Nhưng được ghè đẽo trên cả bề mặt, nhỏ hơn và tiện lợi trong khi chặt, cắt
+ H2: Em thấy rìu đá Bắc Sơn có hình dáng như thế nào? Chúng giống và khác gì so với rìu đá Hoà bình? ( KH-13).
- Giống: Vẫn là những hòn đá cuội được ghè, đẽo mà thành (như rìu đá Hoà Bình).
- Khác: Nhưng người nguyên thuỷ đã biết mài lưỡi cho nhỏ, sắc để sử dụng tiện lợi hơn. Người ta có thể sử dụng công cụ đó để chặt cây, phát rừng, phát triển nông nghiệp
+ H3: Em thấy rìu đá Hạ Long có hình dáng như thế nào? Chúng khác gì so với rìu đá Bắc Sơn? ( KH-14):
- Trong hình là những chiếc rìu đá có vai, được tìm thấy ở trên vùng bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng và trên một số đảo ở Hạ Long , Bái Tử Long ( Quảng Ninh). Với kĩ thuật cưa đá, người nguyên thuỷ đã tạo ra những hòn đá vuông vắn, có hình dáng, kích thước phù hợp với những công cụ họ muốn chế tạo. Sau đó với kĩ thuật mài bằng những bàn mài có rãnh, họ đã tạo nên những chiếc rìu theo ý muốn, nhỏ nhắn, vuông vắn, dễ sử dụ, bề mặt ngoài nhẵn bóng, đẹp, phần tay cầm (vai) nhỏ, dễ cầm, lưỡi rìu được mài kĩ nên mỏng và sắc.
GV kết luận: Ba loại rìu đá Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long so với công cụ chặt Nậm Tun (H20) thể hiện các bước phát triển tiếp nối nhau trong kĩ thuật chế tác công cụ lao động của người nguyên thuỷ ở nước ta.
Nếu như với rìu đá Hoà Bình, con người chỉ mới biết kĩ thuật ghè đẽo đá đơn giản thì ở thời rìu đá Bắc Sơn, con người đá biết sử dụng rộng rãi kĩ thuật mài đá, tạo nên những chiếc rìu đá có lưỡi mỏng và sắc, có hiệu suất lao động cao hơn. Đến thời kì rìu đá Hạ Long, kĩ thuật mài đá đã trở nên phổ biến và có trình độ cao hơn, con người biết sử dụng bàn mài có rãnh và kĩ thuật cưa đá, tạo nên những loại hình công cụ lao động vừa đẹp, vừa sắc hơn, lại vừa dễ sử dụng. Sự tiến bộ này đã giúp con người dễ dàng, thuận tiện hơn trong LĐSX, do đó họ kiếm được nhiều thức ăn hơn, cuộc sống ngày càng ổn định. 
Tuần 9 – Tiết 9
Bài 9 (1 Tiết):
ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ
TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
1. Đời sống vật chất:
a/ Công cụ - đồ dùng:
* HS quan sát H25 (sgk- 27): - Thời Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long đã cải tiến công cụ LĐ như thế nào ? ( GV SD KH- 16 để BS): Sau khi HS nêu nguyên liệu, kĩ thuật chế tác công cụ LĐ đó như thế nào ?- GV bổ sung:
Đây là các loại rìu đá ở 1 giai đoạn phát triển của Người Tinh khôn ( Thời Hoà Bình, Bắc Sơn). Các loại rìu này thể hiện các bước phát triển tiếp nối nhau trong kĩ thuật chế tác công cụ bằng đá: Rìu đá Hoà Bình làm bằng đá cuội, hòn cuội được ghè đẽo rộng trên 1 mặt, giữ nguyên vỏ cuội. Thông thường Rìu đá Hoà Bình có hình đĩa, hình bầu dục hay hình hạnh nhân. Ngoài ra, Rìu đá Hoà Bình còn có loại được ghè đẽo trên cả 2 mặt, có lưỡi ở xung quanh theo rìa viên cuội hoặc những chiếc rìu có lưỡi ở 1 đầu dùng để cắt, chặtĐặc biệt, có những loại rìu bề ngang ngắn hơn bề dọc, gọi là rìu ngắn hay còn có những chiếc chày nghiền- Là những viên cuội dài, do quá trình nghiền hạt bị mài phẳng 1 đầu hay cả 2 đầu.
Đến thời Bắc Sơn, kĩ thuật chế tác công cụ bằng đá đã đạt đến trình độ cao ( Họ đã biết mài đá). Người nguyên thuỷ lấy những hòn đá cuội ghè đẽo qua loa ở xung quanh cho có hình dáng thích hợp, sau đó mài 1 đầu thành lưỡi, vết mài hẹp, chỉ hạn chế ở rìa lưỡi, vừa đỡ tốn công sức, vừa tạo nên những chiếc rìu sắc, có hiệu suất LĐ hơn hẳn các công cụ ghè đẽo. Đó là 1 sáng tạo quan trọng của cư dân nguyên thuỷ trên đất nước ta.
2. Tổ chức xã hội:
* Quan hệ XH của người Hoà bình, Bắc Sơn? (sgk- 28,sgv-42):
	Quan hệ nhóm	Gốc huyết thống
	 Thị tộc	Mẹ 	 Mẫu hệ
3. Đời sống tinh thần:
* Cho HS quan sát tranh Hiện vật đồ đá và H26,H27, sgk- 29 – KH- 17.18:
H26- Vòng tay, khuyên tai đá:
Cùng với sự ↑ của kĩ thuật chế tác đá ( mài, cưa, khoan, tiện) để làm công cụ SX phục vụ cuộc sống, người ng thuỷ đã biết tạo ra các đồ trang sức để làm đẹp cho bản thân, cho XH, với kiểu dáng, chủng loại khá phong phú, Trong ảnh là những vong tay khuyên tai bằng đá: Chiếc vòng to, tròn ở bên trái, phía dưới bức ảnh là chiếc vòng tay; các vòng đá nhỏ có khoan lỗ ở giữa để kết thành chuỗi làm vòng đeo cổ, đeo tay. Bên cạnh là các khuyên tai nhỏ nhắn, xinh xắn. Ngoài ra còn có các khuyên tai khác có hình dấu phảy, hình xéo
H10: Vì sao người ta chôn lưỡi cuốc theo người chết?
+ Không chỉ thế, người nguyên thuỷ Hoà Bình, Bắc Sơn, Hạ Long còn chôn theo công cụ lao động vì họ nghĩ: chết là chuyển sang 1 thế giới khác và con người vẫn phải lao động.
+ Người ta còn phát hiện được ở nhiều nơi trên đất nước ta những bộ xương người chết được chôn cất theo nhiều cách: Chôn theo tư thế ngồi xổm, tay, chân gấp lại; ngồi xổm bó gối; nằm co; nằm ngửa duỗi thẳng, người chết được buộc chặt trước khi đem chôn→ Chứng tỏ đời sống tinh thần phong phú của người nguyên thuỷ. Họ quan niệm chôn người chết ở tư thế đó thì người chết sẽ không trở về làm hại người sống
H27: Hình mặt người khắc trên vách hang Đồng Nội ( Hoà Bình):
Đây là 1 biểu hiện sinh động về nghệ thuật và tín ngưỡng sơ khai của người tinh khôn.Nhìn vào hình vẽ ta thấy 2 mặt người nhìn thẳng, 1 mặt nghiêng. Điều đặc biệt chú ý là trên 3 mặt người đều có khắc chữ Y (giống như cái sừng) → 1 hình tượng không đúng hiện thực. Có lẽ chúng cũng giống như những hình tượng của nửa người nửa thú khác,còn mang tính chất tôn giáo, tín ngưỡng. Tín ngưỡng ở đây là thờ vật tổ (Totem giáo), ra đời trong xã hội thị tộc. Tức là mỗi thị tộc, bộ lạc chọn cho mình những vật tổ khác nhau để thờ cúng. Đó có thể là các loại động vật như chim, bò hươu, naihoặc có thể là các vật vô tri vô giác như hòn đá, hòn cuội. Việc thờ vật tổ thể hiện lòng tin của con người thời cổ về nguồn gốc thị tộc mình là 1 thực vật ,động vật hay vật vô tri vô giác nào đó, Các thị tộc thường lấy tên vật tổ để đặt tên cho thị tộc mình như “Thị tộc Hươu”, “thị tộc Trâu”, “ thị tộc Gấu”mà ngày nay chúng ta còn thấy tàn dư của nó trong việc “cấm kị” của 1 số dân tộc miền núi nước ta. VD: Người Mường ở Hoà Bình, 1 số họ Bạch và họ Quách kiêng ăn thịt trâu, thịt chó: tục thờ trâu còn có ở 1 số vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Thời nguyên thủy trên đất nước ta - Phạm Thị Thu Hoa.doc