Giáo án môn Lịch sử lớp 6 năm 2007

 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp học sinh:

 - Cần hiểu rõ học lịch sử là những sự kiện cụ thể, xác thực có căn cứ khoa học.

 - Học lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp

 - Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử. Học sinh cầm có phương pháp học tập khoa học, thích hợp.

 II. CHUẨN BỊ

 - GV: giáo án, SGK, sách tham khảo

 - HS: vở bài tập, vở ghi, SGK

 II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 1. Ổn định tổ chức

 2. Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài

 

doc 81 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1422Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 năm 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	- Do sự tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thuỷ đã có những biến chuyển bởi quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực.
	- Sự nảy sinh những vùng văn hoá mới lớn trên khắp ba miền đất nước, chuẩn bị bước sang thời kỳ dựng nước, trong đó đáng chú ý nhất là văn hoá Đông Sơn
	- Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc.
	- Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét so sánh sự việc, bước đầu sử dụng bản đồ.
	II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
	- Giáo viên: giáo án + SGK + tài liệu tham khảo + bản đồ + tranh ảnh
	- Học sinh: học bài + chuẩn bị bài mới 
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	? Điểm lại những nét mới về công cụ sản xuất và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim.
	? Sự thay đổi về đời sống kinh tế của con người thời lỳ Phùng nguyên so với thời kỳ Hoà Bình-Bắc Sơn.
	3. Bài mới
H.ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
 - Hoạt động 1: Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
 Gọi học sinh đọc mục 1 trang 33 SGK
 ? Em có nhận xét gì về việc đúc công cụ bằng đồng hay làm một bình sứ nung so với việc làm một công cụ bằng đá.
? Có phải xã hội bấy giờ ai cũng biết đúc đồng.
 ? Sản xuất phát triển số người lao động ngày càng tăng, tất cả những người lao động vừa lo sản xuất ngoài đồng vừa lo rèn đúc công cụ đồng được không.
 Giáo viên: Như vậy thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp.
 ? Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp đã nói lên điều gì.
 ? Sản xuất phát triển số người lao động tăng lên, người nông dân vừa lo việc đồng áng vừa lo việc nhà có được không? Vì sao?
GV: Lấy VD thực tế từ một học sinh.
? Trước sự phát triển của sản xuất. yêu cầu cấp thiết đặt ra là gì.
? Sự phân công lao động đó như thế nào.
Liên hệ với thực tế, công việc của người đàn bà và người đàn ông hiện nay.
 2. Hoạt động 2: Xã hội có gì đổi mới.
 Học sinh đọc sách giáo khoa trang 33 mục 2.
 ? Các làng bản (chiềng chạ) ra đời như thế nào?
 ? Bộ lạc ra đời như thế nào.
- Cùng với sự ra đời của Bộ lạc. Xã hội có thêm một nét mới
 ? Những quy định thứ bậc trong thị tộc bộ lạc được thể hiện như thế nào?
- Bên cạnh đó xã hội lúc này đã có sự phân biệt giàu nghèo.
? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó.
? Tại sao trong thời kỳ này, trong một sô ngôi mộ người ta đã chôn theo công cụ sản xuất và đồ trang sức nhưng số lượng, chủng loại khác nhau.
 Giải thích: người có chức, có quyền (tộc trưởng) được chia của cải nhiều hơn. Họ chiếm một số của cải dư thừa của thị tộc ngày càng giàu thêm, xã hội bắt đầu phân biệt giàu nghèo xuất hiên tư hữu.
 3. Hoạt động 3: Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào.
 Học sinh đọc mục 3 trang 34, 35 SGK.
 Hướng dẫn xem hình 31, 32, 33, 34 xem những công cụ bằng đồng đã được phục chế so sánh với công cụ đá trước đó.
 ? Thời kỳ văn hoá Đông Sơn các công cụ chủ yếu được chế tác bằng nguyên liệu gì.
 ? Em có nhận xét gì về công cụ bằng đồng.
? Tại sao từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ I TCN đất nước ta lại hình thành các trung tâm văn hoá lớn.
? Những công cụ đã góp phần chuyển biến trong xã hội như thế nào. 
? Hãy nêu những trung tâm văn hoá lớn.
 GV tổng kết:Bên cạnh đó cư dân Văn Lang, văn hoá Đông Sơn gọi chung là Lạc Việt. 
Bộ lạc ra đời, Liên minh Bộ lạc gọi là Quốc gia. Đây là thời kỳ chuẩn x bị hình thành Quốc gia.
 - Đúc công cụ bằng đồng phức tạp hơn cần kỷ thuật cao hơn nhưng nhanh chóng hơn, sắc bén hơn, năng xuất lao động cao hơn.
 - Chỉ có một số người biết luyện kim đúc đồng mới biết làm chuyên môn hoá
 - Không, phải có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp (thủ công nghiệp và nông nghiệp được tách ra thành hai ngành nghề riêng)
 - Đây là bước tiến trong xã hội. Sự phân công lao động xã xuất hiện.
 - Nếu như vậy thì sẽ rất vất vả cần phải có sự phân công lao động ở trong và ngoài đồng.
- Đòi hỏi phải có sự phân công lao động.
- Đàn ông thì lo việc ngoài đồng, đàn bà lo việc trong nhà
 - Sản xuất phát triển cuộc sống con người ngày càng ổn định. Họ định cư định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông lớn dần dần hình thành các chiềng, chạ sau này gọi là làng bản, trong các chiềng, chạ có quan hệ quyết thống gọi là thị tộc.
- Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.
 - Đứng đầu thị tộc là một tộc trưởng (già làng) 
 - Đứng đầu bộ lạc là một tù trưởng (có quyền chỉ huy, sai bảo và được chia phần thu hoạch lớn hơn người khác).
 - Xã hội đã có sự phân biệt giàu nghèo.
+ Người giàu có tài sản riêng, dư thừa.
+ Một số ngôi mộ có kem theo công cụ lao động.
GV hướng dẫn học sinh xem các hiện vật được phục chế 
- Đồng
 - Sắc bén hơn, năng xuất lao động tăng lên.
 - Nhờ có công cụ bằng đồng ra đời.
 - Có sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà - sản xuất phát triển.
- Óc Eo (Ang Giang); Sa Quỳnh (Quảng Ngãi); Đông Sơn (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
 1. Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
 - Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, đây là bước tiến trong xã hội.
 - Sự phân công lao động đã xuất hiện.
+ Người đàn bà: làm việc trong nhà, làm đồ gốm, dệt vải
+ Người đàn ông làm việc ngoài đồng, săn bắn, đúc đồng, làm đồ trang sức.
- Địa vị của người đàn ông quan trọng hơn trong xã hội.
2. Xã hội có gì đổi mới
 - Nhiều chiềng, chạ (thị tộc) họp nhau lại (hợp thành bộ lạc) gọi là bộ lạc.
- Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.
- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo.
 3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào.
 - Công cụ bằng đồng thay thế công cụ bằng đá.
- Nhiều trung tâm văn hoá lớn được hình thành
- Óc Eo (Ang Giang); Sa Quỳnh (Quảng Ngãi); Đông Sơn (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ).
IV. CỦNG CỐ:
 ? Những nét mới về kinh tế-xã hội của cư dân Lạc Việt
 ? Công cụ lao động thuộc văn hoá Đông Sơn có gì mới so với văn hoá thời Hoà Bình Bắc Sơn? Tác dụng của sự thay đổi.
V. DẶN DÒ:
 - Học, trả lời câu hỏi sách giáo khoa
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
 - Đọc bài 12
Tuần 14	Ngày soạn: 02/12/2006
Tiết 14	Ngày dạy: 04 đến 09/12/2006
BÀI 12: NƯỚC VĂN LANG
	I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	- Những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang.
	- Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lý đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở dầu thời kỳ dựng nước.
	- Bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng.
	- Vẽ sơ đồ một tổ chức quản lý.
	II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
	- Giáo viên: giáo án + SGK + tài liệu tham khảo + bản đồ + tranh ảnh + sơ đồ tổ chức thời Hùng Vương
	- Học sinh: học bài + chuẩn bị bài mới 
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	? Những nét mới về kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt.
	? Nêu những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển sản xuất của thời kỳ văn hoá Đông Sơn.
	3. Bài mới
H.ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
 - Hoạt động 1: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
 * Học sinh đọc sách giáo khoa mục 1:
 ? Vào cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ VII trước công nguyên ở Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ có những thay đổi gì lớn.
? Truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh nói lên hành động gì của nhân dân ta hồi đó.
 ? Để chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên người Việt cổ lúc đó làm gì.
 ? Truyện “Thánh Gióng” gợi cho em hiểu biết những gì về cư dân Lạc Việt bấy giờ.
 * Cho học sinh quan sát hình 31, 32 hoặc hiện vật phục chế.
 ? Em có suy nghĩ gì về các loại vũ khí đó, liên hệ loại vũ khí này với truyện Thánh Gióng.
 GV: Tuy giao lưu với nhau nhưng các làng bản, thị tộc bộ lạc cũng có xung đột, muốn giải quyết xung đột thì phải có một tổ chức nhà nước lãnh đạo. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh đó.
 - Hoạt động 2: Nhà nước Văn Lang được thành lập
 * Gọi học sinh đọc mục 2 SGK
 ? Bộ lạc Văn Lang ở đâu.
 ? Trình độ phát triển của bộ lạc Văn Lang như thế nào.
 ? Dựa vào thế lực của mình, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang làm gì.
? Nhà nước Văn Lang ra đời thời nào. Ai đứng đầu, đóng đô ở đâu.
 GT: “Hùng” (mạnh)
 “Vương” (vua)
 - Hoạt động 3: Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
 * Học sinh đọc mục 3 SGK trang 36, 37.
 ? Sau khi nước Văn Lang ra đời Hùng Vương tổ chức nhà nước như thế nào.
 GT: con trai vua gọi là q.Lang; con gái gọi là Mị Nương. Nhà nước Văn Lang chưa có hình pháp và quân đội.
 Khi có chiến tranh vua Hùng Vương và các lạc tướng huy động thanh niên trai tráng ở chiềng chạ tập hợp nhau cùng chiến đấu.
 GV: treo sơ đồ nhà nước Văn Lang
 ? Hãy giải thích sơ đồ nhà nước Văn Lang
 GV giải thích: nhà nước Văn Lang còn rất sơ khai: Trung ương có vua, lạc hầu, lạc tướng. Bộ là cơ quan trung gian giữa Trung ương và địa phương. Đứng đầu là lạc tướng. Địa phương là chiềng chạ, đứng đầu là Bồ chính.
 - Hướng dẫn học sinh xem hình 35. Mô tả thêm về di tích đền Hùng
 KL: Thời kỳ vua Hùng dựng nước Văn Lang là thời kỳ có thật trong lịch sử.
 ? G.thích câu nói của Bác:
 “Các vua Hùng 
  giữ lấy nước”
 GV: Đây là trách nhiệm của thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ.
 - Hình thành nhiều bộ lạc lớn gần gũi với nhau về tiếng nói và hoạt động sản xuất
 - Sản xuất phát triển, trong chiềng chạ có sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẩn giàu nghèo nảy sinh.
 - Sản xuất nông nghiệp ở lưu vực sông lớn gặp nhiều khó khăn: lũ lụt.
 - Sự cố gắng, nổ lực và khát vọng chiến thắng thiên nhiên bảo vệ mùa màng cuộc sống.
 - Các bộ lạc, chiềng chạ liên kết với nhau bầu người có uy tính tập hợp nhân dân các bộ lạc chống lũ lụt bảo vệ màu màng cuộc sống.
- Tinh thần chống giặc ngoại xâm xâm lấn để giữ nước, giữ làng.
 (GV gợi ý học sinh đưa nhận xét)
 - Ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Tây) đến Việt Trì (Phú Thọ).
 - Là một trong những bộ lạc hùng mạnh giàu có nhất thời đó. Di chỉ làng cả (Việt Trì) cho chúng ta biết: ở địa bàn cư trú của bộ lạc Văn Lang nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đông đúc.
 - Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ thành liên minh bộ lạc, đó là nhà nước Văn Lang.
 - Ra đời khoảng thế kỹ VII trước công nguyên. Thủ lĩnh đứng đầu nhà nước tự xưng là Hùng Vương kinh đô thuộc Bạc Hạc (tỉnh Phú Thọ ngày nay).
 - Hùng Vương chia nước thành 15 bộ, vua có quyền quyết định tối cao. Các bộ đều chịu sự quản lý của vua (theo chế độ cha truyền con nối).
 Học sinh căn cứ SGK giải thích.
 1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
 - Hình thành nhiều bộ lạc lớn
 - Sản xuất phát triển, xã hội có sự phân hoá và nảy sinh mâu thuẩn giàu nghèo.
 - Cư dân Lạc Việt luôn phải liên kết đấu tranh chống thiên nhiên bảo vệ mùa màng.
 - Cư dân Lạc Việt phải mở rộng giao lưu và đấu tranh chống ngoại xâm
 2. Nhà nước Văn Lang được thành lập
- Ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Tây) đến Việt Trì (Phú Thọ).
 - Là một trong những bộ lạc hùng mạnh giàu có nhất thời đó. 
 - Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ thành liên minh bộ lạc, đó là nhà nước Văn Lang.
 - Ra đời khoảng thế kỹ VII trước công nguyên. Thủ lĩnh đứng đầu nhà nước tự xưng là Hùng Vương kinh đô thuộc Bạc Hạc (tỉnh Phú Thọ ngày nay).
 3. Nhà nước Văn lang được tổ chức như thế nào?
 - Để cai trị nước Hùng Vương đặt ra các chức quan
 + Lạc hầu (quan văn)
 + Lạc tướng (quan võ), đứng đầu bộ là lạc tướng, đứng đầu chiềng chạ là bồ chính.
IV. CỦNG CỐ:
 ? Lý do ra đời của Nhà nước thời Hùng Vương
 ? Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu tiên này.
V. DẶN DÒ
 - Học, trả lời câu hỏi cuối bài
 - Giải thích sơ đồ nhà nước Văn Lang
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
 - Đọc trước bài 13.
Tuần 15	Ngày soạn: 10/12/2006
Tiết 15	Ngày dạy: 11 đến 16/12/2006
BÀI 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN 
CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
	I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	- Học sinh hiểu rõ thời kỳ Văn Lang, cư dân đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất tinh thần riêng, phong phú tuy còn sơ khai.
	- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức văn hoá dân tộc.
	- Quan sát hình ảnh, nhận xét.
	II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
	- Giáo viên: giáo án + SGK + tài liệu tham khảo + bản đồ + tranh ảnh + sơ đồ tổ chức thời Hùng Vương
	- Học sinh: học bài + chuẩn bị bài mới 
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	? Những lý do ra đời nhà nước Văn Lang.
	? Em có nhận xét gì về tổ chức Nhà nước đầu tiên.
	3. Bài mới
 	Nhà nước Văn Lang được hình thành trên cơ sở phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn với 15 bộ. Hôm nay chúng ta tìm hiểu cuộc sống của người dân Văn Lang để hiểu rõ thêm về cội nguồn của dân tộc
H.ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài
 * Hoạt động 1: Nông nghiệp và các nghề thủ công phát triển như thế nào
 - Học sinh đọc mục 1 sách giáo khoa
 Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các công cụ lao động hình 33, bài 11. Giới thiệu người Lạc Việt lúc đó đã biết trồng lúa nước và lúa nương.
 ? Nhìn vào công cụ lao động hình 33, bài 11 cư dân Văn lang xới đất nuôi trồng bằng công cụ gì?
 GV: Như vậy nông nghiệp nước ta chuyển từ nông nghiệp dùng cuốc thành nông nghiệp dùng cày. Công cụ bằng đồ đá thành công cụ bằng đồng. Đây là bước tiến dài trong lao động sản xuất của cư dân Văn Lang .
 ? Trong nông nghiệp cư dân Văn Lang biết làm những nghề gì.
 ? Họ trồng những loại cây gì
 ? Cư dân Văn Lang chăn nuôi như thế nào.
 Sơ kết: Giáo viên tóm tắt kết luận
 ? Cư dân Văn Lang biết làm những nghề thủ công gì
 GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 36, 37, 38 
 ? Qua hình 36, 37, 38 em nhận thấy nghề thủ công nào phát triển nhất.
 ? Kỷ thuật luyện kim phát triển như thế nào.
 GT: Trống đồng là hiện vật tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang, kĩ thuật luyện đồng đạt đến trình độ điêu luyện là hiện vật tiêu biểu cho tài năng trí tuệ, thẩm mỹ của nghề đúc đồng bấy giờ
 ? Theo em việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi
 GV : Trống đồng Đông Sơn được tìm thấy ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở Indônêxia, Malaixia . (có nét giống trống đồng Đông Sơn)
 * Hoạt động 2: Đời sống vật chất tinh thần của cư dân Văn Lang như thế nào
 Học sinh đọc mục 2 sách giáo khoa.
 ? Cuộc sống vật chất thiết yếu của con người là gì.
 ? Người Văn Lang ở như thế nào?
 ? Vì sao người Văn Lang ở nhà sàn
 ? Thức ăn chủ yếu của người dân Văn Lang là gì.
 GV: ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
 ? Người Văn lang mặc như thế nào.
 ? Trang phục ngày lễ được thể hiện như thế nào.
 ? Người Văn Lang đi lại chủ yếu bằng gì.
 GT: địa bàn sinh sống rất lầy lội sông ngòi chằng chịt đi thuyền là thuận lợi nhất.
 * Hoạt động 3: Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang như thế nào.
 GV: Đời sống tinh thần là sự phản ánh của cuộc sống vật chất với điều kiện cuộc sống đơn giản, thấp nhưng cũng rất đa dạng, phong phú. Cuộc sống tinh thần phát triển phù hợp với đời sống vật chất.
 ? Xã hội Văn lang chia thành mấy tầng lớp, đại vị của mỗi tầng lớp trong xã hội.
 ? Sau những ngày lao động mệt nhọc cư dân Văn Lang làm gì.
 GV: Cư dân Văn Lang rất thích lễ hội, họ thường ca hát, nhảy múa, đua thuyền.
 ? Nhạc cụ điển hình của cư dân Văn Lang là gì.
 GT: trống đồng là hiện vật tiêu biểu của văn minh Văn Lang, những hoa văn trên trống thể hiện sinh hoạt vật chất, tinh thần của Lạc Việt.
 - Giữa trống ngôi sao nhiều cánh tượng trưng cho mặt trời (tín ngưỡng người Việt Cổ thờ thần mặt trời)
 - Trống đồng được coi là trống sấm, đánh trống để cầu nắng mưa. Nghi lễ của cư dân trồng lúa nước.
 ? Nhìn hình 38 em thấy gì.
 ? Truyện truyền thuyết, truyện bánh trưng, bánh dày, trầu cau  cho ta biết thời Văn Lang có những phong tục gì.
 ? Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang
 - Công cụ xới đất của họ là các lưỡi cày bằng đồng.
 - Họ biết trồng trọt và chăn nuôi :
 + Trồng trọt : lúa là cây lương thực chính, ngoài ra còn trồng thêm bầu, bí, rau đậu ...
 + Chăn nuôi : cư dân văn lang biết chăn nuôi gia súc, chăn tằm
 - Trâu bò để cày ruộng ; nuôi tằm để ươm tơ dệt vải.
 - Làm đồ gốm, dệt vải, lụa, xây nhà, đóng thuyền (được chuyên môn hoá)
- Nghề luyện kim
 - Điều đó chứng tỏ rằng : đây là thời kỳ đồ đồng và nghề luyện kim rất phát triển.
 - Ăn, mặc, ở, đi lại.
 - Tránh ẩm thấp và thú dữ.
 - Có nhiều tầng lớp khác nhau:
 + Vua, quan (quý tộc là những người giàu có, có quyền lực)
 + Nông dân tự do (lực lượng chủ yếu để nuôi sống xã hội).
 + Nô tì (hầu hạ trong nhà quý tộc)
 Sự phân biệt giữa các tầng lớp chưa sâu sắc.
 - Tổ chức lễ hội, vui chơi
 - Nhạc cụ: trống đồng, chiêng, khèn
 - Cách ăn mặc của người dân Văn Lang.
 - Họ đang múa, hát vui vẽ cầu mưa thuận gió hoà.
 - Có người cầm vũ khí để chống giặc ngoại xâm
- Thờ cúng lực lượng tự nhiên như : núi, sông, mặt trời, mặt trăng, đất, nước
 - Người chết được chôn cất cẩn thận trong các thạp, bình, quan tài hình thuyền kèm theo công cụ và đồ trang sức.
 1. Nông nghiệp và các nghề thủ công.
 a) Nông nghiệp
 - Họ biết trồng trọt và chăn nuôi :
 + Trồng trọt : lúa là cây lương thực chính, ngoài ra còn trồng thêm bầu, bí, rau đậu ...
 + Chăn nuôi : cư dân văn lang biết chăn nuôi gia súc, chăn tằm
 b) Thủ công nghiệp:
 - Làm đồ gốm
 - Dệt vải, lụa
 - Xây nhà
 - Đóng thuyền (được chuyên môn hoá).
 - Nghề luyện kim
 + Được chuyên môn hoá cao.
 + Ngoài đúc vũ khí, lưỡi cày .... còn đúc trống đồng, thạp đồng.
 2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang.
 - Về nhà ở: ở nhà sàn mái cong hình thuyền hoặc tròn hình mui thuyền bằng tre, gỗ, nứa lá, có cầu thang lên xuống.
 - Về ăn : ăn cơm nếp, tẻ, rau cà, cá, thịt
 + Biết dùng muối, mắm, gia vị
 + Sử dụng mâm, lát, muôi ... để ăn.
 - Về mặc: 
 + Nam : đóng khố mình trần, đi chân đất.
 + Nữ : mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
 + Tóc : cắt ngắn bỏ xoả, bó tó, kết đuôi sam...
 + Ngày lễ đeo đồ trang sức. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ kết lông chim hoặc bông lau.
 - Về phương tiện đi lại :
 Đi lại bằng thuyền là chủ yếu.
 3. Đời sống tinh thần :
 - Tổ chức lễ hội, vui chơi
 - Nhạc cụ: trống đồng, chiêng, khèn
 - Tín ngưỡng : 
 + Thờ cúng lực lượng tự nhiên như : núi, sông, mặt trời, mặt trăng, đất, nước.
 - Đời sống vật chất, tinh thần đặc sắc trên hoà quyện vào nhau trong con người Lạc Việt tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.
IV. CỦNG CỐ:
 ? Điểm lại những nét chính của đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang.
 ? Mô tả trống đồng Đông Sơn
 ? Yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang.
V. DẶN DÒ:
 - Học, trả lời câu hỏi sách giáo khoa
 - Đọc trước bài 14
KÝ DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
Tuần 16	Ngày soạn: 17/12/2006
Tiết 16	Ngày dạy: 18 đến 23/12/2006
BÀI 14: NƯỚC ÂU LẠC
	I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	- Thấy rõ tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước. Giá trị của thành Cổ Loa.
	- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức cảnh giác đối với kẻ thù cho học sinh.
	- Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu bài học lịch sử.
	II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
	- Giáo viên: giáo án + SGK + tài liệu tham khảo + bản đồ + tranh ảnh + sơ đồ tổ chức thời Hùng Vương
	- Học sinh: học bài + chuẩn bị bài mới 
	III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định tổ chức lớp
	2. Kiểm tra bài cũ
	? Nêu những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang.
	3. Bài mới
H.ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
 ? Tình hình nước Văn lang cuối thế kỷ III TCN như thế nào.
 - Tần chiếm Bắc Văn Lang
 ? Khi quân Tần xâm lược người Lạc Việt đã làm gì.
 ? Người Việt làm gì để kháng chiến chống Tần
 ? Kết quả cuộc kháng chiến chống Tần ra sao.
 ? Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu 2 bộ lạc Tây Âu - Lạc Việt.
 * Hoạt động 2: Sự ra đời nước Âu Lạc.
 - Trong cuộc kháng chiến Thục Phán là người có công nhất nên buộc Vua Hùng nhường ngôi cho mình.
 ? Em biết gì về An Dương Vương.
 ? Tại sao ông đóng đô ở Phong Khê.
 GV: Phong Khê là vùng đất đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, vừa gần sông Hồng, sông Hoàng chảy qua.
 ? Bộ máy Nhà nước Âu Lạc được tổ chức như thế nào.
 * Hoạt động 3: Sự thay đổi của đất nước Âu Lạc.
 ? Cuối thời Hùng Vương, đầu An Dương Vương có gì thay đổi về:
 - Nông nghiệp
 - Thủ công nghiệp
 - Luyện kim
 ? Tại sao có tiến bộ này
 ? Nguyên nhân nào dẫn đến mâu thuẩn giai cấp.
GV: dùng bản đồ nước Văn Lang – Âu Việt cuối thế kỷ III TCN.
 - Vua vui chơi, ăn uống, lụt lội xảy ra liên tiếp, đời sống nhân dân khó khăn.
 - Cùng bộ lạc Tây Âu kháng chiến.
 - Trốn vào rừng kháng chiến, ban ngày ở yên, đêm tiến ra đánh, bầu người tuấn kiệt ra làm chủ tướng đó là Thục Phán
 - Chiến đấu kiên cường.
 - Học sinh tự bộc lộ
 Giao thông thuận tiện.
 - Học sinh vẽ sơ đồ SGK, không có gì thay đổi so với trước, uy quyền vua lớn nhiều hơn trước.
 - Lưỡi cày đồng phổ biến hơn, lúa gạo nhiều hơn, đánh bắt phát triển hơn.
 - Có nhiều tiến bộ
 - Phát triển
 - Giáo mác, cuốc sắt, rìu sắt được sản xuất.
 Học sinh thảo luận trả lời.
 1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược diễn ra như thế nào?
 - Năm 218 – 214 TCN quân Tần xâm lược nước Âu Lạc
 - Người Việt vào rừng kiên cường chiến đấu.
 - Thục Phán lên làm chủ tướng.
 Sau 6 năm, người Việt đại phá, giết được Hiệu uý Đồ Phủ nhà Tần rút về nước.
 2. Nước Âu Lạc ra đời.
 - Năm 207 TCN, hai vùng đất của người Tây Âu - Lạc Việt được hợp nhất gọi là Âu Lạc.
 - Đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa).
 - Đứng đầu An Dương Vương có lạc hầu, lạc tướng giúp Vua trị nước cai quản các bộ.
 - Đứng đầu làng, chạ là bồ chính
 3. Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi.
 - Nghề luyện kim phát triển công cụ tiến bộ năng xuất tăng của cải ngày càng nhiều.
 Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo mâu thuẩn giai cấp xuất hiện.
IV. CỦNG CỐ:
 - Hệ thống kiến thức cơ bản của bài
V. DẶN DÒ:
 - Nhắc học sinh học bài chuẩn bị thi học kỳ I
TỔ TRƯỞNG KÝ DUYỆT
Tuần 17	Ngày soạn: 17/12/2006
Tiết 17	Ngày dạy: 24 đến 30/12/2006
BÀI 14: NƯỚC ÂU LẠC (tiếp theo)
	I. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
	- Thấy rõ tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước. Giá trị của thành Cổ Loa.
	- Giáo dục lòng yêu nước, ý thức cảnh giác đối với kẻ thù cho học sinh.
	- Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu bài học lịch sử.
	II. CHUẨN BỊ BÀI DẠY
	- Giáo viên: giáo án + SGK + bản đồ + tranh ảnh + sơ đồ 
	- Họ

Tài liệu đính kèm:

  • docLịch Sử 6 (6).doc