Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Tạ Thị Phượng

PHẦN MỞ ĐẦU.

Tiết 1 – Bài 1: Sơ lược về môn Lịch Sử.

Tiết 2 – Bài 2: Cách tính thời gian trong Lịch Sử.

PHẦN I : KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ ĐẠI.

Tiết 3 – Bài 3: Xã hội nguyên thủy.

Tiết 4 – Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông.

Tiết 5 – Bài 5 : Các quốc gia cổ đại phương Tây.

Tiết 6 – Bài 6 : Văn hóa cổ đại.

Tiết 7 – Bài 7 : Ôn tập.

PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X.

Chương I: Buổi đầu Lịch Sử nước ta.

Tiết 8: Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta.

Tiết 9: Bài 9:Đời sống người nguyên thủy trên đất nước ta.

Tiết 10: Kiểm tra viết một tiết.

Chương II: Thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.

Tiết 11: Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế.

Tiết 12: Bài 11: Những chuyển biến về xã hội.

Tiết 13: Bài 12: Nước Văn Lang.

Tiết 14: Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang.

Tiết 15: Bài 14: Nước Âu Lạc.

Tiết 16: Bài 15: Nước Âu Lạc ( tiếp)

Tiết 17: Bài 16: Ôn tập chương I và II.

Tiết 18: Kiểm tra học kì I

 

doc 61 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Tạ Thị Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lệ.
Phương Tây: Chủ nô, nô lệ.
5. Các loại nhà nước thời cổ đại:
Nhà nước cổ đại phương Đông là nhà nước chuyên chế.
Nhà nước cổ đại phương Tây là nhà nước dân chủ chủ nô Aten- “hội đồng 500”
6. Những thành tựu văn hóa cổ đại:
Phương Đông:
Lịch, thiên văn, một năm được chia thành 12 tháng, 1 tháng có 29 đến 30 ngày.
Chữ viết- chữ tượng hình
Toán học: tính được số Pi bằng 3,16; phát hiện ra số 0
Kiến trúc độc đáo như: Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, vạn lí trường thành ở Trung Quốc
Phương Tây: 
Tính thời gian- Dương lịch.
Người Hi lạp và Rô-ma đã sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c mà ngày nay chúng ta vẫn đang dùng.
Đạt trình độ khá cao về nhiều lĩnh vực như: Số học, Hình học, Thiên văn, Vật lí, Triết học, Sử học, Địa lí...
Sáng tạo ra những công trình độc đáo về kiến trúc, điêu khắc
4. Củng cố bài.
Khái quát lại nội dung chính của bài.
Yêu cầu và hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
5. Dặn dò.
Làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
.
Ngày soạn,
Ngày dạy,
Phần hai
LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X
Chương I. BUỔI ĐẦU LỊCH SỬ NƯỚC TA
Tuần 8 tiết 8
Bài 8. THỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
(1 tiết)
A.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, HS cần:
Thấy được từ xa xưa, trên đất nước ta đã có con người sinh sống.
Trải qua hàng chục vạn năm lao động , người tối cổ đã chuyển dần thành Người tinh khôn .
Việc chế tác đá, cải tiến công cụ trong từng giai đoạn phát triển.
2. Tư tưởng:
HS ý thức được lịch sử lâu đời của nước ta.
Vai trò của lao động đối với sự hoàn thiện của con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
3. Kĩ năng:
 Hoàn thành kĩ năng quan sát , nhận xét và bước đầu biết so sánh.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
Sách giáo khoa.
Sách báo có nội dung liên quan đến bài học.
C. Tiến trình dạy-học:
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Giới thiệu bài mới:
	Cũng như một số nước trên thế giới, nước ta có một lịch sử lâu đời, trải qua các thời kì của xã hội nguyên thủy và cổ đại. Các thời kì đó diễn ra như thế nào?. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.
Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV Hỏi: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi, đặc điểm tự nhiên thời xa xưa ở nước ta có gì nổi bật?
HS: trả lời.
HS: khác bổ sung.
GV: kết luận:,
GV: Hỏi thời gian nào và những địa điểm nào đã tìm thấy dấu tích của người tối cổ .
HS: trả lời.
HS: khác bổ sung.
GV: kết luận:,
GV: Qua các địa điểm tìm thấy , em có nhận xét gì?
HS: trả lời.
HS: khác bổ sung.
GV: kết luận:,
 Việt Nam là một trong những quê hương loài người. Tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
GV giới thiệu: Trải qua thời gian lao động người tối cổ đã chuyển thành người tinh khôn
GV: hỏi: Những địa điểm có dấu tích của người tinh khôn ở giai đoạn này? 
HS: trả lời.
HS: khác bổ sung.
GV: kết luận:,
?: Em hãy nêu những công cụ chủ yếu của họ? Quan sát hình 19,20 và cho nhận xét của em?
 HS: trả lời.
HS: khác bổ sung.
GV: kết luận:,
GV: Hỏi
Ở giai đoạn này Người tinh khôn có những điểm gì mới?
GV hướng dẫn HS tìm ý ở SGK và quan sát hình 20 , 21, 22, 23.
HS: trả lời.
HS: khác bổ sung.
GV: kết luận:,
GV nhắc cho HS chú ý các từ: hang động, mái đá, mài đá, rìu ngắn, rìu có vai, công cụ bằng xương, sừng, đồ gốm
GV:hỏi: Những tiến bộ trong chế tác công cụ có tác dụng gì?
HS: trả lời.
HS: khác bổ sung.
GV: kết luận:,
1. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
Ở Nước ta,phát hiện những dấu tích của người tối cổ có niên đại 40 – 30 vạn năm cách nay ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai( Lạng Sơn).
Ở núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Lai)phát hiện nhiều công cụ ghè đẽo thô sơ.
2. Ở giai đoạn đầu, Người tinh khôn sống như thế nào?
Từ 3-2 vạn năm cách ngày nay, Người tối cổ chuyển biến thành Người tinh khôn
Địa điểm: Mái đá Ngườm ( Thái Nguyên), Sơn Vi ( Phú Thọ), Lai Châu, Bắc Giang, Nghệ An
Công cụ: Bằng đã được ghè đẽo thô sơ nhưng có hình thù rõ ràng hơn.
3. Gai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới?
Công cụ bằng đá được cải tiến, được mài sắc nhọn hơn. Ngoài ra còn có công cụ bằng Xương, Sừng
Đã biết làm đồ gốm và lưỡi quốc đá.
=> Như vậy, công cụ lao động thời kì này cải tiến hơn thời kì trước, dễ cầm hơn, năng suất hơn nhờ đó cuộc sống ổn định hơn.
4. Củng cố bài.
Tóm tắt các giai đoạn phát triển của Người nguyên thủy trên đất nước ta.
Các giai đoạn
Thời gian (cách ngày nay)
Đặc điểm
Công cụ
Người tối cổ
Người tinh khôn
+ Giai đoạn đầu
+ Gai đoạn phát triển
Yêu cầu và hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
5. Dặn dò.
Làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn,
Ngày dạy,
Tuần9 tiết 9
Bài 9
ĐỜI SốNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THỦY TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
	(1 tiết)
A.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, HS cần:
Nắm được những điểm mới về đời sống vật chất, tinh thần, xã hội, của người nguyên thủy thời Hòa Bình - Bắc Sơn- Hạ Long.
Thấy được ý nghĩa quan trọng của sự đổi mới trong đời sống vật chất của người nguyên thủy.
2. Tư tưởng:
Giáo dục ý thức lao động và tinh thần cộng đồng.
3. Kĩ năng:
Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, so sánh hiện vật.
Giúp HS bắt đầu làm quen với kĩ năng hình thành khái niệm Lịch sử.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
Tranh ảnh, mẫu vật phục chế phục vụ cho bài học.
C. Tiến trình dạy-học:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
 Lập bảng Tóm tắt các giai đoạn phát triển của Người nguyên thủy trên đất nước ta.
3. Giới thiệu bài mới:
	Việc cải tiến công cụ sản xuất đã đưa lại cuộc sống ngày càng tốt hơn. Nhu cầu tổ chức xã hội và đời sống tinh thần cũng thay đổi. Sự thay đổi đó biểu hiện ở Người nguyên thủy thời Hòa Bình-Bắc Sơn- Hạ Long như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài 9 để hiểu rõ vấn đề này.
4. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
hỏi: Những điểm mới về công cụ và sản xuất của thời Hòa Bình- Bắc Sơn là gì?( Gợi ý: chú ý về chất liệu)
HS: trả lời.
HS: khác bổ sung.
GV: kết luận:,
Hỏi: Đời sống vật chất thời kì này có đặc điểm nổi bật hơn thời trước, đó là đặc điểm nào?
HS: trả lời.
HS: khác bổ sung.
GV: kết luận:,
Giảng: Về nơi ở của người nguyên thủy, là những nơi thuận tiện cho cuộc sông gần nguồn nước, tận dụng hang động tránh thú dữ và tránh thời tiết khắc nhiệt
 GV kết luận: Khi cuộc sống được bảo đảm hơn → xuất hiện nhu cầu mới về tổ chức xã hội và tinh thần
Hỏi: em hiểu thế nào về chế độ thị tộc mẫu hệ?
HS: trả lời.
HS: khác bổ sung.
GV: kết luận:, gọi là Thị tộc mẫu hệ là vì mọi người trong thị tộc đều mang họ mẹ, thị tộc đó do một người phụ nữ lớn tuổi, có uy tín đứng đầu.
Gv: giải thích nguyên nhân hình thành chế độ thị tộc mẫu hệ; ( Vai trò người phụ nữ trong việc đưa lại nguồn thức ăn thường xuyên)
Yêu cầu:đọc tên các hiện vật ở hình 26 và cho biết: Những hiện vật đó được người nguyên thủy dùng để làm gì?và nhận xét.
GV gợi ý cho HS hiểu: đây là điểm mới của người nguyên thủy, chứng tỏ đời sống vật chất đã cao hơn không đơn thuần là nhu cầu về vật chất..
HS: trả lời.
HS: khác bổ sung.
GV: kết luận:,
Hỏi: Ngoài việc làm ra đồ trang sức, đời sống tinh thần của Người nguyên thủy có nét mới gì? 
HS: trả lời.
HS: khác bổ sung.
GV: kết luận:,
?: Em có suy nghĩ gì về việc chôn công cụ sản xuất theo người chết?
1. Đời sống vật chất:
Công cụ thời Hòa Bình- Bắc Sơn chủ yếu là đá được mài, ngoài ra còn dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ.
Đời sống: trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt, hái lượm.
2. Tổ chức xã hội: 
Họ sống thành từng nhóm, định cư lâu dài trong các hang động.
Quan hệ xã hội hình thành: Quan hệ huyết thống – chế độ thị tộc mẫu hệ.
=> Đây là xã hội có tổ chức đầu tiên trong lịch sử Nước ta.
3. Đời sống tinh thần:
Cư dân nguyên thủy Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long không chỉ biết làm ra của cải vật chất mà biết làm ra đồ trang sức bằng đá, đất nung.
Họ biết “ghi chép” lại cuộc sống tinh thần của mình, quan hệ trong thị tộc ngày càng gắn bó, bước đầu hình thành quan niệm tôn giáo.
5. Củng cố bài.
Khái quát lại nội dung chính của bài.
Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
Nêu bước phát tiển trong lao động sản xuất và ý nghĩa của nó?
Nêu những điểm mới trong tổ chức xã hội và cuộc sống tinh thần?
6. Dặn dò.
Làm bài tập và chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
.
Ngày soạn,
Ngày dạy,
Tuần 10.Tiết 10	 KIỂM TRA 45 PHÚT	 
A. Mục tiêu.
 1. Kiến thức.
 Sự xuất hiện của con người trên trái đất, sự hình thành và phát triển cùng những thành tựu của các quốc gia cổ đại.
 Xã hội nguyên thuỷ ở Việt Nam qua các giai đoạn tối cổ và tinh khôn với các nền văn hoá: Núi Đọ-Sơn vi-Hoà bình, Bắc Sơn.
 2. Tư tưởng.,
 Sự phát triển hợp quy luật của lịch sử thế giới.
 Ý thức về cội nguồn dân tộc.
 3. Kĩ năng.
 Khái quát, so sánh, ghi nhớ sự kiện.
B. Phương tiện.
 Đề, đáp án, giấy kiểm tra.
C. Phương pháp.
 Test, tự luận.
D.Ma trận
 Møc ®é 
Nội dung
NhËn biÕt
Th«ng hiÓu
VËn dông
Tæng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Bài 3
bài 6
Bài 8
Bài 9
c1-1đ
c2-1đ
c3-1đ
c1-4đ
c2-3đ
1
1
5
3
Tổng
3
4
3
10
E. Đề bài, đáp án.
Đề bài.
I. Trắc nghiệm.
 Câu 1.Điền đúng(Đ) hoặc sai(S) vào ô trống.(1 điểm)
 a. Người tối cổ xuất hiện ở Bắc Kinh, Gia va cách đây 6 triệu năm.
 b. Người tối cổ sống thành bầy đàn.
 c. Người tinh khôn sóng cách đây 4 vạn năm.	 
 d. 5000 nghìn năm trước công nguyên xã hội nguyên thuỷ tan rã. 
Câu 2. Nối các dữ kiện ở hai cột lại với nhau. (1 điểm)
 a. Kim tự tháp 1. Hi Lạp
 b. thành Ba-bi-lon 2. Rô-ma
 c. Đền Pác-tê-nông 3. Ai-cập
 d. Đấu trường Cô-li-dê 4. Lưỡng hà
Câu 3. Điền từ thích hợp vào đoạn sau. (1 điểm)
 Ở các hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn) trong lớp đất chứa nhiều than, 
xương động vật........................năm, người ta phát hiện những chiếc .............của người tối cổ. Ở núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá) người ta phát hiện công cụ đá .....................thô sơ, nhiều mảnh đá........................ ở nhiều chỗ.
 II. Tự luận.
 Câu 1. Em hãy nêu thành tựu văn hoá cổ đại Hi-lap, Rô-ma? (4 điểm)
 Câu 2. Điểm mới về đời sống vật chất của người nguyên thuỷ thời Hoà bình, Bắc Sơn, Hạ Long? (3 điểm)
 Đáp án.
I.Trắc nghiệm.
 1.a- S b- Đ, c-Đ, d- S
 2. nối dữ kiện ở hai cột. 
 a-3 ; b-4 ; c-1; d-2 
 3. Điền từ thích hợp.
 1. 40-30 vạn 2. răng 3. ghè đẽo 4.ghè mỏng
II. Tự luận.
 Câu 1. Thành tựu văn hoá cổ đại Hi-lạp, Rô-ma.
Sáng tạo ra dương lịch, 1 năm có 365 ngày 6 giờ...
Sáng tạo ra hệ chữ cái a,b,c......ban đầu có 20 sau đó có 26 chữ cái.
Khoa học cơ bản với nhiều thành tựu rực rỡ về toán học, vật lí, triết học, sử, địa....với các nhà khoa học nổi danh như Ta-lét, Pi-ta-go.....
Kiến trúc: Đền Pác-tê-nông, tượng lực sĩ ném đĩa, tượng thần vệ nữa Hi-lạp, đấu trường Cô-li-dê, Khải Hoàn Môn ở Rô-ma.
Câu 2. Điểm mới về đời sống vật chất.
Công cụ được mài lưỡi, phong phú về chủng loại, có vai,có chuôi tra cán.
Dùng tre,nứa, gỗ, xương, sừng làm công cụ.
Biết làm đồ gốm.
Biết trồng trọt và chăn nuôi.
	nguồn thức ăn dồi dào hơn, bớt sự phụ thuộc vào tự nhiên, cuộc sống ổn dịnh hơn, từ đây con người đã có thể sống định cư.
.
Ngày soạn,
Ngày dạy,
Tuần 11,tiết 11 
Chương II: THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC
Bài 10
	NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
A.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học, HS cần:
 Hiểu được những chuyển biến lớn trong đời sống của người nguyên thủy:
Nâng cao kĩ thuật mài đá.
Phát minh ra thuật luyện kim.
Nghề trồng lúa nước ra đời.
 2. Tư tưởng:
 Giáo dục ý thức sáng tạo trong lao động .
 3. Kĩ năng:
 Hình thành kĩ năng nhận xét, so sánh , liên hệ thực tế.
B. Chuẩn bị .
Tranh ảnh, mẫu vật phục chế phục vụ cho bài học.
Bản đồ các nền văn hoá.
C. Tiến trình dạy-học:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Giới thiệu bài mới:
	Cách đây khoảng trên dưới 3000 năm, người nguyên thủy sống trên đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọnh trong đời sống kinh tế, tạo ra những chuyển biến quan trọng.
3. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV cho HS thảo luận nhóm:
hỏi:Vào cuối thời nguyên thủy, công cụ sản xuất của người Việt cổ đã được cải tiến như thế nào?
GV hướng dẫn HS thảo luận .
HS đọc mục 1-SGK và xem hình 28,29,30.
HS thảo luận . trình bày kết quả.
GV bổ sung, nhận xét và KL:
 Đồng thời chuyển ý: Thời đó, người Việt cổ không chỉ biết mài đá cho sắc, nâng cao chất lượng đồ gốm, mà họ còn biết sử dụng kim loại; biết luyện kim để tạo ra những hợp chất của đồng , cứng hơn đồng nguyên chất.
Hỏi: Thế nào là thuật luyện kim?
HS trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và KL: Là cách nấu kim loại để chế tác công cụ lao động và đồ dùng.
?:Bằng chứng nào chứng tỏ người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã biết luyện kim?
HS dựa vào kiến thức đã học trả lời.
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV KL: tìm thấy cục đồng, xỉ đồng, dây đồng và dùi đồng.
Hỏi:Tại sao nói nghề làm gốm phát triển đã tạo điều kiện phát minh ra thuật luyện kim?
HS dựa vào SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và KL, đồng thời nhấn mạnh: có lò nung được đồ gốm mới có nồi nấu quặng. Muốn đúc được kim loại phải có khuôn đúc bằng đất sét
GV yêu cầu HS làm việc với SGK
?Hãy nêu ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim?
HS trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và KL:
Hỏi: Những dấu tích nào chứng tỏ người bấy giờ đã biết trồng lúa?
HS dựa vào SGK trả lời.
HS khác bổ sung.
GV nhận xét và KL: Dấu vết gạo cháy, thóc lúa trên các bình vò
Hỏi:Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu?
HS suy nghĩ, trả lời.
HS khác bổ sung.
GV nhận xét và KL.
Hỏi: Vì sao từ đây, con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn?
HS dựa vào SGK trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và KL:
1. Công cụ sản xuấy được cải tiến như thế nào?
Công cụ được cải tiến: mài nhẵn toàn bộ, hình dáng cân xứng.
Đồ gốm với kĩ thuật cao hơn.
2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào?
Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm đã phát minh ra thuật luyện kim.
Kim loại đầu tiên là đồng.
Mở ra một kỉ nguyên mới trong việc chế tạo công cụ lao động, năng suất lao động tăng nhanh.
Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
Nước ta là quê hương của nghề trồng lúa nước.
Địa điểm trồng lúa nước ở đồng bằng ven sông, ven biển.
Đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới, thuận lợi cho sinh hoạt.
4. Củng cố
1.Trình bày những chuyển biến mới trong đời sống của người Việt cổ?
	2:Tìm hiểu về những chuyển biến trong đời sống xã hội cuối thời nguyên thủy?
5. Dặn dò.
Làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
..
Ngày soạn,
Ngày dạy,
Tuần 12. Tiết 12: 
Bài 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI
A Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức. Giúp HS hiểu:
Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thủy đã có những chuyển biến trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực.
Sự nảy sinh những vùng văn hóa lớn trên khắp ba miền đất Nước, chuẩn bị bước sang thời dựng Nước, trong đó đáng chú ý là văn hóa Đông Sơn.
2. Về tư tưởng, tình cảm.
 Bồi dưỡng HS ý thức về cuội nguồn Dân tộc.
3. Về kĩ năng.
 Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh sự việc, bước đầy sử dụng bản đồ.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
 SGK, tranh ảnh, công cụ phục chế, bản đồ.
C . Tiến trình dạy-học:
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
 Em hãy nhận xét về sự chuyển biến trong đời sống kinh tế của người nguyên thủy trên đất Nước ta.
3.. Dạy và học bài mới.
 Ở bài trước chúng ta đã biết sự chuyển biến về đời sống kinh tế của người nguyên thủy có bước chuyển biến lớn. Vậy sự chuyển biến đó có tác động thế nào tới đời sống xã hội, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hỏi : Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân công lao động thời kì này?
Gợi ý: công cụ lao động, nghành nghề so với thời kì trước.
HS: suy nghĩ, trả lời.
HS: khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, kết luận.
Hỏi: Sự phân công lao động trên dẫn tới tổ chức xã hội thời kì này có gì thay đổi?
HS: suy nghĩ, trả lời.
HS: khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, kết luận.
Hỏi: Xã hội thời kì này thuộc chế độ gì?
HS: suy nghĩ, trả lời.
HS: khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, kết luận.
Giảng: chế độ phụ hệ và so sánh với chế độ mẫu hệ thời kì trước, giải thích nguyên nhân.
Hỏi: Hệ quả của sự phát triển nông nghiệp và sự phân công lao động thời kì này là gì?
HS: suy nghĩ, trả lời.
HS: khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, kết luận.
Hỏi: Văn hóa Đông Sơn có gì nổi bật?
HS: suy nghĩ, trả lời.
HS: khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, kết luận.
GV: Em nhận xét cuộc sống của con người thời kì này so với thời kì trước.
HS: suy nghĩ, trả lời.
HS: khác nhận xét, bổ sung.
GV: nhận xét, kết luận.
Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
Nguyên nhân.
Công cụ sản xuất băng đồng mà năng suất lao động tăng lên.
Ngoài nông nghiệp xuất hiện thủ công nghiệp.
Sự phân công lao động trở thành yêu cầu tất yếu.
Xã hội có gì mới?
Ven các con sông lớn, hàng loạt làng bản, bây giờ gọi là chiềng chạ ra đời, dần hình thành nên các bộ lạc.
Xã hội theo chế độ phụ hệ.
3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN Nước ta xuất hiện các nền văn hóa:Văn hóa Óc Eo (An Giang) văn hóa Sa Huỳnh( Quảng Ngãi)
Đặc biệt văn hóa Đông Sơn, các công cụ sản xuất các vật dụng đều phát triển hơn trước.
Cuộc sống của con người ngày càng ổn định.
4. Củng cố: 
Khái quát lại bài học và hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
5.Dặn dò. 
Làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
Ngày soạn,
Ngày dạy,
Tuần 13 tiết 13.
Bài 12: Nước Văn Lang
A. Mục tiêu bài học
	Sau khi học xong bài học, HS cần:
 1. Kiến thức
Hiểu và biết được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang.
Đó là một thời kì sơ khai, một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
 2. Tư tưởng:
Bồi dướng cho HS lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng.
 3. Kĩ năng:
Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, đánh giá và vẽ sơ đồ.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
SGK , bản đồ,Tranh ảnh, tài liệu tham khảo
C. Tiến trình dạy-học:
1. Ổ định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
 Nêu những nét chính của sự chuyển biến về xã hội của người nguyên thủy trên đất Nước ta.
Giới thiệu bài mới.
 Ở hai bài trước chúng ta đã biết sự chuyển biến về đời sống kinh tế và đời sống xã hội của người nguyên thủy có bước chuyển biến lớn. Vậy hệ quả tất yếu của sự chuyển biến đó là gì? chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Nước Văn Lang.
4.Dạy và học bài mới.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn tới sự ra đời của Nhà nước Văn Lang?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
HS: Khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận 
 Giải thích từng nguyên nhân.
Hỏi: Nhà Nước Văn Lang có nguồn gốc từ Bộ lạc nào? Bộ lạc đó cư trú ở đâu?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
HS: Khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận.
 Chỉ bản đồ vùng đất ven sông Hồng, từ Ba Vì đến Việt Trì( Phú Thọ)
Hỏi: Nhà nước Văn Lang được thành lập do các yếu tố nào?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
HS: Khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận 
 Giải thích thuật ngữ
Tù trưởng: Người đứng đầu Bộ lạc
Thủ lĩnh: Người đứng đầu, chỉ huy một tổ chức chính trị xã hội hay quân sự.
 Yêu cầu quan sát sở đồ bộ máy Nhà Nước SGK Tr 37 trả lời Nhà Nước Văn Lang chia làm mấy cấp.?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
HS: Khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận 
 Nhận xét về bộ máy Nhà Nước Văn Lang – Âu Lạc. 
HS: Suy nghĩ, trả lời.
HS: Khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận.
+Bộ máy nhà nước đơn giản, chỉ có vài chức quan. Chưa có quân đội, chưa có pháp luật.
+ Đã có các cấp từ trung ương đến làng xã, có người chỉ huy cao nhất và có người chỉ huy từng bộ phận.
Hỏi : Sự ra đời nhà nước Văn Lang có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt Nam chúng ta?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
HS: Khác nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, kết luận nhấn mạnh: Sự ra đời nhà nước Văn Lang chứng tỏ cách đây khoảng 2700 năm, người Việt Nam chúng ta đã có một nước riêng do mình thành lập và làm chủ.
 Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
Nguyên nhân Nhà Nước Văn Lang ra đời là:
Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo.
Nhu cầu trị thủy
Chống các cuộc xung đột từ bên ngoài.
Nước Văn Lang thành lập.
Bộ lạc Văn Lang cư trú ở vùng ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì( Phú Thọ)
Bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các Bộ lạc ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thành lập ra Nhà Nước Văn Lang, đóng đô ở Phú Thọ ngày nay, đứng đầu Bộ lạc là Vua Hùng.
 Nhà Nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
Nhà nước Văn Lang được chia làm 3 cấp:
+ Trung ương do Hùng Vương đứng đầu, có Lạc Hầu, Lạc Tướng giúp.
+ Bộ: do Lạc Tướng đứng đầu.
+ Làng, bản ( chiềng chạ) do Bồ chính đứng đầu.
5. Củng cố: 
Khái quát lại bài học và hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi trong SGK.
6.Dặn dò. 
Làm bài tập và chuẩn bị bài mới.
..................................................................................................................
Ngày dạy: 
Ngày soạn: 
Tuần 14. Tiết 14: 
Bài 13: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT
 VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
A. Mục 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sơ lược về môn Lịch sử - Tạ Thị Phượng.doc