Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Trần Hung Vĩ - Trường TPTD Danh Thị Tươi

I – KẾ HOẠCH DẠY HỌC:

Học kỳ I: mỗi tuần 1 tiết x 18 tuần = 18 tiết

Học kỳ II: mỗi tuần 1 tiết x 17 tuần = 17 tiết

Cả năm: 35 tuần x 1 tiết/tuần = 35 tiết

II – PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH:

HỌC KỲ I:

Phần mở đầu:

Tiết 1: Bài 1: Sơ lược về môn lịch sử

Tiết 2: Bài 2: Cách tính thời gian trong lịch sử

PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Tiết 3: Bài 3: Xã hội nguyên thuỷ

Tiết 4: Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Đông

Tiết 5: Bài 5: Các quốc gia cổ đại phương Tây

Tiết 6: Bài 6: Văn hoá cổ đại

Tiết 7: Bài 7: On tập

Tiết 8: Làm bài tập lịch sử

PHẦN HAI: LỊCH SỬ VIỆT NAM

Tiết 9: Chương I: Buổi đầu lịch sử nước ta

 Bài 8: Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta

Tiết 10: Bài 9: Đời sông của người nguyên thuỷ trên đất nước ta

Tiết 11 : Chương II: Thời đại dựng nước: Văn Lang – Au Lạc

Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế

Tiết 12: Kiểm tra viết 1 tiết

Tiết 13: Bài 11: Những chuyển biến về xã hội

Tiết 14: Bài 12: Nước Văn Lang

Tiết 15: Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần củc cư dân Văn Lang

Tiết 16: Bài 14: Nước Au Lạc

Tiết 17: Bài 15: Nước Au Lạc (tiếp theo)

Tiết 18: Kiểm tra học kỳ I

 

doc 109 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1622Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Trần Hung Vĩ - Trường TPTD Danh Thị Tươi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vùng trung du và đồng bằng sông Hồng và sông Mã.
F Tình hình nước Văn Lang cuối thế kỷ III TrCN như thế nào ?
F Đời sống của nhân dân như thế nào ?
F Năm 218 TrCN quân Tần đánh xuống phương Nam đã chiếm được những nơi nào ?
F Tại sao nhà Tần có ý đồ xâm lược nước ta ?
F Mối quan hệ của người Aâu Lạc và Tây Aâu như thế nào ?
F Khi quân Tần xâm lược lãnh thổ của người Lạc Việt và người Tây Aâu, họ đã làm gì ?
F Họ đã chiến đấu như thế nào ?
F Chiến thuật đánh của họ như thế nào ? àdu kích
F Vì sao cuối cùng quân Tần phải bỏ mộng xâm lược ?
F Kết quả cuộc chiến đấu như thế nào ?
F Nguyên nhân thắng lợi ?
F Tinh thần chiến đấu của người Tây Aâu và Lạc Việt như thế nào?
-Vua không lo sửa sang võ bị, ham ăn uống, vui chơi. Lụt lội xảy ra.
-Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn.
-Chiếm phía Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt và Tây Aâu sinh sống.
-Lập thêm quận, huyện mới, bành trướng lãnh thổ.
-Người Aâu Lạc và Tây Aâu có quan hệ gần gũi với nhau lâu đời.
-Họ đứng lên kháng chiến.
-Thủ lĩnh Tây Aâu bị giết, nhưng họ không chịu đầu hàng tiếp tục chiến đấu.
-Người Việt trốn vào rừng để kháng chiến, ban ngày ở yên, ban đêm tiến ra đánh quân Tần. Bầu Thục Phán làm thủ lĩnh chống quân Tần.
-Không có lương thực, tinh thần hoang mang, đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái không xong.
-6 năm sau đánh thắng quân Tần, giết được Hiệu uý Đồ Thư, quân Tần bãi binh.
-Tinh thần đoàn kết, mưu trí.
-Lãnh đạo tài tình của Thục Phán
1.Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào ?
-Cuối thế kỷ III TrCN, nước Văn Lang gặp nhiều khó khăn.
-Năm 218 TrCN, nhà Tần xâm lược phương Nam.
-Người Tây Aâu và Lạc Việt đoàn kết lại chống quân Tần. 
-Ban ngày trốn vào rừng, ban đêm xông ra đánh quân Tần. 
-Cử Thục Phán làm tổng chỉ huy.
-Sau 6 năm chiến đấu, quân Tần gặp nhiều khó khăn nên phải rút quân về nước.
b. Hoạt động 2: Nước Aâu Lạc ra đời:
F Trong cuộc kháng chiến chống quân Tần, ai là người có công lớn nhất ?
F Kháng chiến kết thúc, Thục Phán đã làm gì ?
-GV giải thích: việc Vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán là điều tất yếu ?
F Sau khi lên làm vua, Thục Phán đã làm gì ?
F Hoàn cảnh ra đời của nước Aâu Lạc ?
F An Dương Vương chọn nơi lập kinh đô ở đâu ?
F Tại sao lại chọn Phong Khê để đóng đô ?
F Tổ chức của nhà nước Aâu Lạc như thế nào ? Nhận xét về bô máy nhà nước này ?
-GV: giải thích sơ đồ bộ máy nhà nước Aâu Lạc.
-Thục Phán.
-Năm 207 TrCN đã buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình.
-Hợp nhất Tây Aâu và Lạc Việt, lập ra nước Aâu Lạc.
-Thục Phán lên ngôi xưng là An Dương Vương.
-Sau khi đánh thắng quân Tần.
-Chọn Phong Khê làm nơi đóng đô (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)
-Là trung tâm lớn của đất nước, dân cư đông đúc, gần các con sông lớn, thuận lợi cho việc đi lại 
-Giống như bộ máy nhà nước Văn Lang nhưng quyền hành của nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn.
2.Nước Aâu Lạc ra đời:
-Năm 207 TrCN, Thục Phán hợp nhất Tây Aâu và Lạc Việt, lập ra nước Aâu Lạc.
-Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)
-Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ, Vua có quyền hành cao hơn trước.
Hoạt động 3: Đất nước thời Aâu Lạc có gì thay đổi ?
F Đất nước cuối thời Hùng Vương, đầu thời kỳ An Dương Vương có những biến đổi gì ?
F Tại sao có sự tiến bộ này ?
-Nông nghiệp: 
 +Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến hơn.
 +Lúa gạo, khoai, đậu, rau nhiều hơn.
 +Chăn nuôi, đánh cá, săn bắn phát triển.
-Thủ công nghiệp:
 +Đồ gốm, dệt, đồ trang sức.
 +Xây dựng, luyện kim.
-Do nghề luyện kim phát triển, công cụ sản xuất có nhiều tiến bộ, năng suất lao động tăng. Nông nghiệp dùng cày thay cho nông nghiệp dùng cuốc.
3.Đất nước thời Aâu Lạc có gì thay đổi ?
a.Nông nghiệp:
-Lưỡi cày đồng được dùng phổ biến.
-Trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn bắn phát triển.
b.Thủ công nghiệp:
-Làm đồ gốm, dệt, đồ trang sức tiến bộ.
-Xây dựng, luyện kim phát triển. 
C.Kết luận toàn bài : Với cuộc kháng chiến anh dũng, lâu dài, người Tây Aâu và người Lạc Việt đã đánh bại quân xâm lược Tần, tạo điều kiện cho sự hình thành của nước Aâu Lạc. Aâu Lạc là sự tiếp nối của Văn Lang với một số điểm đổi mới (kinh đô mới, xây thành, phát triển lực lượng quân sự) do hoàn cảnh đặt ra, tiến thêm một bước với việc xây dựgn thành Cổ Loa. 
4. Củng cố:
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Aâu – Lạc Việt chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
- Nhà nước Aâu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
5. Dặn dò:
- Học bài kỹ, làm bài tập trong sách thực hành. Vẽ lại sơ đồ bộ máy nhà nước Aâu Lạc.
Bài 15: NƯỚC ÂU LẠC
Tiết 17: (Tiếp theo)
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu thành Cổ Loa là một công trình phòng ngự kiên cố của nước Aâu Lạc. Qua đó, làm cho HS hiểu cách đây hơn 2 nghìn năm, tổ tiên ta đã bước vào ngưỡng cửa của thế giới văn minh, với việc đã biết sử dụng đồ đồng, biết làm đồ gốm và biết sử dụng vật liệu thô sơ nhất (đất) để xây dựng nên một công trình phòng thủ rất kiên cố và độc đáo.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục lòng tự hào, tự tôn dân tộc (dân tộc ta là một dân tộc ngay từ buổi đầu dựng nước đã thể hiện rõ là một dân tộc thông minh, quả cảm..)
- Giáo dục tinh thần cảnh giác bảo vệ Tổ quốc (qua chuyện Mị Châu – Trọng Thuỷ).
3. Về kỹ năng: bước đầu làm quen phương pháp phân tích sơ đồ và phương pháp đọc bản đồ lịch sử.
4. Trọng tâm: 
- Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng.
- Nhà nước Aâu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Sơ đồ khu thành Cổ Loa.
Aûnh: đền thờ An Dương Vương tại thành Cổ Loa (Hà Nội)
Bản đồ “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà thời An Dương Vương”
III – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Oån định lớp
Kiểm tra bài cũ:
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Tây Aâu – Lạc Việt chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
- Nhà nước Aâu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào ?
3. Giảng bài mới
A. Giới thiệu bài: Các em đã từng biết câu chuyện “chiếc nỏ thần”, cho đến nay mọi người đều biết câu chuyện không chỉ đơn thuần là một chuyện dã sử, bởi vì ta tước bỏ đi những yếu tố hoang đường thì một sự thực lịch sẽ hiện ra, bằng chứng là di tích thành Cổ Loa hãy còn kia. Vậy sự thực ra sao chúng ta sẽ cùng nhau làm sáng tỏ trong tiết học tiếp theo này.
B. Nội dung giảng bài mới:
a. Hoạt động 1: Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng:
F Sau khi đánh tan quân Tần, Thục Phán đã làm gì? An Dương Vương đã xây dựng kinh đô ở đâu?
F An Dương Vương và nhân dân ta đã xây dựng thành Cổ Loa như thế nào ?
F Thành Cổ Loa kiên cố và lợi hại như thế nào ?
F Theo truyền thuyết Nỏ thần, thành Cổ Loa được xây dựng trong thời gian bao nhiêu năm? (18 năm)
F Quá trình xây dựng diễn ra như thế nào ?
F Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỷ III – II TrCN ở nước Aâu Lạc ?
F Vì sao người ta gọi thành Cổ Loa là một quân thành ?
F Hãy nêu những điểm giống nhau, khác nhau của nhà nước Văn Lang và Aâu Lạc ?
-Gvphân tích thêm: Aâu Lạc có thành Cổ Loa vừa là kinh đô, tring tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân sự bảo vệ an ninh quốc gia. Vua có quyền lực hơn.
-Làm vua, xưng vương.
-Đặt tên nước, chọn nơi xây dựng kinh đô.
-Xây dựng ở Phong Khê Cổ Loa thành.
-Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc.
-Có 3 vòng khép kín, chu vi 16.000m, chiều cao từ 5 -10m, chân thành rộng từ 10-20m, có hào bao quanh rộng từ 10-30m, các hào thông nhau với một đầm lớn.
-Xây rồi lại đổ nhiều lần, sau khi có thần Kim quy (rùa vàng) giúp sức, vua mới xây xong.
-Là một công trình sáng tạo to lớn của nhân dân Aâu Lạc, một di vật hiếm hoi của tổ tiên đã tồn tại hơn hai nghìn năm còn để lại ngày nay.
-Có một lực lượng quân đội lớn, gồm bộ binh và thuỷ binh, được trang bị vũ khí bằng đồng.
-Giống nhau: tổ chức bộ máy nhà nước
-Khác nhau: 
 +Văn Lang: Kinh đô ở vùng trung du (Bạch Hạc, Phú Thọ)
 +Aâu Lạc: kinh đô ở đồng bằng (Cổ Loa, Hà Nội)
1.Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng:
a.Thành Cổ Loa:
-Có 3 vòng khép kín, dài hơn 16km.
-Chiều cao của thành từ 5-10m, chân thành rộng từ 10-20m
-Bên ngoài có hào sâu bao quanh và ăn thông với nhau.
àThành Cổ Loa là một công trình sáng tạo độc đáo của nhân dân Aâu Lạc.
b.Lực lượng quốc phòng:
-Có bộ binh và thuỷ binh.
-Được trang bị vũ khí bằng đồng (giáo, rìu, dao găm, nỏ)
 b.Hoạt động 2: Nhà nước Aâu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
F Trong thời gian An Dương Vương xây dựng đất nước, ở Trung Quốc có gì đáng lưu ý ?
F Sau khi thành lập nước Nam Việt, Triệu Đà đã có âm mưu gì đối với nước Aâu Lạc ?
F Tại sao Triệu Đà nhiều lần đem quân đánh Aâu Lạc nhưng đều thất bại ?
F Sau thất bại nhiều lần, Triệu Đà dùng mưu kế gì ?
F Việc chia rẽ nội bộ của Triệu Đà có thực hiện được không ? Kết quả ra sao?
F Tại sao An Dương Vương thất bại nhanh chóng ?
F Theo em, truyện Trọng Thuỷ- Mỵ Châu nói lên điều gì ?
F Thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau bài học gì ?
-GV: nhận xét về An Dương Vương:
 +Có công dựng nước.
 +Có tội do mất cảnh giác.
-Năm 207TrCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà chiếm 3 quận lập thành nước Nam Việt.
-Đem quân xâm lược nước Aâu Lạc.
-Aâu Lạc có vũ khí tốt cùng với tinh thần dũng cảm của nhân dân.
-Xin hoà, dùng mưu kế để chia rẽ nước ta .
-Nhiều tướng giỏi như : Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê. Aâu Lạc rơi vào tay giặc .
-Thiếu phòng thủ, do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn đoàn kết chống giặcà đây là bài học chống ngoại xâm của lịch sử dân tộc.
-Không thắng thì dùng mưu kế để chia rẽ nội bộ, tìm hiểu sức mạnh của Aâu Lạc.
-Phải cảnh giác trước kẻ thù, tin tưởng vào trung thần, dựa vào dân để đánh giặc.
2.Nhà nước Aâu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
-Năm 207TrCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà chiếm 3 quận phía Nam, lập ra nước Nam Việt.
-Triệu Đà đem quân xâm lược Aâu Lạc, nhưng thất bại.
-Triệu Đà giả vờ xin hoà để dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
-Năm 179TrCN, An Dương Vương thiếu phòng thủ nên thất bại à Aâu Lạc rơi vào ách thống trị củanhà Triệu.
C.Kết luận toàn bài: Với cuộc kháng chiến anh dũng, lâu dài, người Việt Nam đã đánh bại quân xâm lược Tần, tạo điều kiện cho sự hình thành của nước Aâu Lạc. Đất nước tiến thêm một bước với thành Cổ Loa đồ sộ. Do chủ quan, An Dương Vương đã mắc mưu địch nên để “cơ đồ đắm biển sâu”, đất nước rơi vào thời kỳ đen tối kéo dài hơn 1000 năm.
4. Củng cố:
- Thành Cổ Loa được xây dựng thế nào ? Lực lượng quốc phòng được tổ chức ra sao?
- Nhà nước Aâu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
- Nêu nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà?
5. Dặn dò:
- Học bài kỹ, làm bài tập trong sách thực hành.
- Xem trước và chuẩn bị bài ôn tập chương I và chương II.

Bài 16: ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
Tiết 19:
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: Giúp HS nhớ lại và khắc sâu:
- Những dấu hiệu chứng tỏ trên mảnh đất Việt Nam hiện nay, từ xa xưa đã có người Việt cổ sinh sống.
- Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào ?
- Những nét nổi bật của thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.
2. Về tư tưởng: dân tộc Việt Nam là người chủ tự nhiên và muôn thuở của nước Việt Nam
3. Về kỹ năng: Thời kỳ lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Aâu Lạc.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Lược đồ “Một số di tích khảo cổ Việt Nam”
Tranh ảnh các công cụ, các công trình nghệ thuật tiêu biểu cho từng giai đoạn từng thời kỳ. Một số câu chuyện cổ, câu ca dao về nguồn gốc dân tộc, phong tục tập quán.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Oån định lớp
Kiểm tra bài cũ:
- Thành Cổ Loa được xây dựng thế nào ? Lực lượng quốc phòng được tổ chức ra sao?
- Nhà nước Aâu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
- Nêu nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà?
3. Giảng bài mới:
A. Giới thiệu bài : Chúng ta vừa học xong thời kỳ lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Aâu Lạc. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta ôn tập các kiến thức ở chương I và II
B. Nội dung giảng bài mới:
a. Hoạt động 1: Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa điểm?
Dấu tích
Thời gian
Địa điểm
Những chiếc răng của người tối cổ
Cách đây 30-40 vạn năm.
Ơû các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
Nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ, nhiều mảnh đá ghè mỏng ở nhiều chỗ 
Cách đây 30-40 vạn năm
Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai)
Hoạt động 2: Xã hội nguyên thuỷ trải qua những giai đoạn nào ?
Giai đoạn 
Giai đoạn đầu 
Giai đoạn phát triển
Công cụ 
Những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.
Công cụ đá được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai. Ngoài ra họ vân4 dùng rìu đá cuội, một số công cụ bằng xương, bằng sừng.
Thời gian
Vào khoảng 3-2 vạn năm trước đây.
Từ 10.000 năm đến 4.000 năm cách đây.
Địa điểm
Ơû mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An
Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn(Nghệ An), Hạ Long(Quảng Ninh), Bàu Tró(Quảng Bình)
Câu 3: Những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Aâu Lạc
Vùng cư trú
Cơ sở kinh tế phát triển: công cụ được cải tiến, có sự phân công lao động.
Các quan hệ xã hội: hình thành các bộ lạc, các chiềng chạ, sự phân hoá giàu nghèo
Nhu cầu bảo vệ sản xuất (thuỷ lợi) và bảo bệ vùng cư trú (chống ngoại xâm)
Câu 4: Những công trình văn hoá tiêu biểu thời Văn Lang – Aâu Lạc
Trống đồng
Thành Cổ Loa
Kết luận toàn bài: Tóm lại, thời Văn Lang – Aâu Lạc đã để lại cho chúng ta:
Tổ quốc
Thuật luyện kim
Nông nghiệp lúa nước.
Phong tục tập quán riêng.
Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước.
4.Củng cố:
Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa điểm?
Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào ?
Những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Aâu Lạc ?
Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang – Aâu Lạc ?
5.Dặn dò:
- Học lại bài ở chương I và chương II
- Chuẩn bị thi HKI
CHƯƠNG III: THỜI BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
BÀI 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40 )
Tiết 21:
I – MỤC TIÊU BÀI HỌC :
1. Kiến thức: 
- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, sử cũ gọi là thời Bắc thuộc. Aùch thống trị tàn bạo của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn thể nhân dân ủng hộ nên đã nhanh chóng thành công. Aùch thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc bị lật đổ, nước ta giành lại độc lập.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục ý chí căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc 
- Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
3. Về kỹ năng:
- Biết tìm nguyên nhân và mục đích của một sự kiện lịch sử.
- Bước đấu biết sử dụng kỹ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ lịch sử.
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bản đồ treo tường cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa.
III – HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Oån định lớp: ½ p
Kiểm tra bài cũ: 5 p
- Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa điểm?
- Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào ?
- Những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Aâu Lạc ?
- Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang – Aâu Lạc ?
3. Giảng bài mới:
A. Giới thiệu bài: Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà, An Dương Vương do chủ quan, thiếu phòng bị nên đã thất bại, từ đó đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị đô hộ. Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán đã đẩy nhân dân ta đến những thử thách nghiêm trọng: đất nươc bị mất tên, dân tộc có nguy cơ bị mất bởi chính sách đồng hoá. Nhưng nhân dân ta quyết tâm không chịu sống trong cảnh nô lệ, đã liên tục nổi dậy, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu cho ý chí quật cường của dân tộc ta .
B. Giảng nội dung bài học :
a. Hoạt động 1: Nước Aâu Lạc từ thế kỷ II TrCN đến thế kỷ I có gì đổ thay ?
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG LƯU BẢNG
FTình hình nước ta từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TrCN ?
F Đến năm 111 TrCN tình hình Aâu Lạc như thế nào ?
F Nhà Hán đã tổ chức việc cai trị Aâu Lạc như thế nào ?
F Nhà Hán gộp Aâu Lạc với 6 quận của Trung Quốc, lập thành Châu Giao nhằm mục đích gì ?
F Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại của nhà Hán ?
F Nhân dân Aâu Lạc bị nhà Hán bóc lột như thế nào ?
F Nhà Hán đưa người Hán sang ở Châu Giao nhằ mục đích gì ?
-Triệu Đà sáp nhập Aâu Lạc vào Nam Việt, chia thành hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân.
àNhà Hán đô hộ.
-Chia Aâu Lạc thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
-Nhà Hán muốn chiếm đóng lâu dài và xoá tên nước ta, biến nước ta thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.
-Nhà Hán chỉ mới cai trị đến cấp quận, còn huyện xã buộc phải để người Aâu Lạc trị dân như cũ.
-Chịu nhiều thứ thuế, cống nạp nặng nề.
-Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt nhân dân ta phải theo phong tục Hán.
-Bọn quan lại tham lam, tàn bạo.
àĐối xử rất tàn tệ, phải nộp nhiều loại thuế, lên rừng, xuống biển rất nguy hiểm đến tính mạng để tìm kiếm của quý hiếm đem nộp cống.
-Nhằm mục đích đồng hoá nhân dân ta.
1.Nước Aâu Lạc từ thế kỷ II TrCN đến thế kỷ I có gì đổ thay ?
-Triệu Đà sáp nhập Aâu Lạc vào Nam Việt và chia thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân.
-Năm 111 TrCN, nhà Hán chiếm Aâu Lạc và chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.
Thứ sử
Y Sơ đồ tổ chức cai trị của nhà Hán:
Châu 
Quận
Quận
Thái thú
Đô uý
Lạc tướng
Huyện
-Bóc lột nhân dân ta bằng hình thức: nộp thuế và cống nạp.
-Bắt nhân dân theo phong tục Hán.
b. Hoạt động 2: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ .
-GV: giới thiệu tiểu sử Hai Bà Trưng.
F Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
F Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm nào? ở đâu?
F Với 4 câu thơ trong SGK, em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa ?
F Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra như thế nào?
F Lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa gồm những người nào ?
F Việc khắp nơi kéo về Mê Linh đã nói lên điều gì ?
F Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
F Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa ?
-HS đọc trong SGK
-Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà Hán.
-Thi Sách bị Tô Định giết.
-Năm 40 tại Hát Môn (Hà Tây)
-Mục tiêu chủ yếu của cuộc khởi nghĩa là giành lại độc lập cho dân tộc, sau đó là khôi phục lại sự nghiệp họ Hùng.
-Hát Mônà Mê Linhà Cổ Loầ Luy Lâu
-Nhân dân các quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và cả Hợp Phố.
-Aùch thống trị tàn bạo của nhà Hán khiến mọi người đều căm giận và nổi dậy.
-Sự lãnh đạo tài tình của Hai Bà Trưng.
-Sự ủng hộ của nhân dân.
-Khôi phục độc lập dân tộc sau hơn hai thế kỷ bị đô hộ.
-Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất quật cường của dân tộc ta.
2.Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ .
a.Nguyên nhân: 
-Do chính sách bóc lột t

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 1. Sơ lược về môn Lịch sử - Trần Hung Vĩ - Trường TPTD Danh Thị Tươi.doc