Giáo án môn Lịch sử lớp 7 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Trường THCS Liêng Trang

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 1. Kiến thức : Giúp học sinh :

- Ngô quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài, nhất là về tổ chức nhà nước.

- Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

 2. Thái độ.

 - Giáo dục ý thức độc lập, tự chủ của dân tộc, thống nhất đất nước của mọi người dân.

 3. Kỹ năng.

- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời bài bằng việc xác định các vị trí trên bản đồ và biết điền kí hiệu vào các vị trí cần thiết.

II/ CHUẨN BỊ.

 1. Giáo viên: giáo án, sgk.

 2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập

 III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc 4 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 7 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Trường THCS Liêng Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 5 	Ngày soạn: 19 / 09 / 2012
TIẾT : 10 	 Ngày dạy : 27 / 09 / 2012
Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X
 ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX.
CHƯƠNG I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – 
 ĐINH – TIỀN LÊ ( THẾ KỶ X)
BÀI 8 : NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
 	1. Kiến thức : Giúp học sinh :
- Ngô quyền xây dựng nền độc lập không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến nước ngoài, nhất là về tổ chức nhà nước.
- Nắm được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
 	2. Thái độ.
 	- Giáo dục ý thức độc lập, tự chủ của dân tộc, thống nhất đất nước của mọi người dân.
 	3. Kỹ năng.
- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng lập biểu đồ, sơ đồ, sử dụng bản đồ khi học bài, trả lời bài bằng việc xác định các vị trí trên bản đồ và biết điền kí hiệu vào các vị trí cần thiết.
II/ CHUẨN BỊ.
 	1. Giáo viên: giáo án, sgk. 
 	2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập
 III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 	1. Kiểm tra bài cũ.
 	2. Giới thiệu bài mới. Như chúng ta đã biết ,năm 938 quân Nam Hán đã sang xâm lược nước ta.Với tài trí của Ngô Quyền và đoàn kết của, nhân dân ta đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng 938,vậy!sau khi đánh thắng giặc,Ngô Quyền đã làm gì -> Bài mới.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Ngô Quyền dựng nền độc lập
* Giáo viên cho học sinh nhắc lại:Kết quả và ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938? ( chấm dứt hơn 1000 năm bị phong kiến Phương Bắc đô hộ,mở ra thời đại độc lập cho đất nước)
- Sau khi đánh đuổi quân Nam Hán,Ngô Quyền đã làm gì?
- Việc Ngô Quyền lên ngôi vua và chọn địa điểm kinh đô có ý nghĩa như thế nào? ( khẳng định quyết tâm của nhân dân ta trong việc phục hồi và xây dựng giang sơn riêng của người việt)
- Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ Ngô Quyền quyết tâm xây dựng nền tự chủ?
- Bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền được tổ chức như thế nào ? Em có nhận xét gì về cách tổ chức đó? ( thể hiện đó là một triều đình tự chủ,hoàn toàn độc lập,không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến của nước ngoài)
* Trích lời nhận xét của nhà sử học Ngô Sĩ Liên “Nhà Tiền Ngô nổi lên được,không những chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi, phẩm phục. Có thể thấy được quy mô của đế vương”
- Giáo viên treo bảng phụ có ghi cách tổ chức bộ máy nhà nước -> học sinh nhận xét ?
.
 Hoạt động 2: Tình hình chính trị cuối thời Ngô
* Giáo viên giới thiệu : Ngô Quyền lên ngôi vua được 6 năm thì qua đời,2 con của ông là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn không đủ tài – Điều gì đã xẩy ra?( giáo viên đọc tư liệu lịch sử về nước ta thời hậu Ngô )
- Việc Dương Tam Kha tiếm quyền gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào?( triều đình mất thế ổn định ,các phe phái tranh chấp lẫn nhau,các hào trưởng địa phương không thần phục chính quyền trung ương).
- Tại sao xẩy ra loạn 12 sứ quân?
+ Năm 950,Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn lật đổ được Dương Tam Kha -> nạn thổ hào xẩy ra khắp nơi .( Sử dụng tư liệu lịch sử 7 )
+ Năm 965,Ngô Xương Văn chết -> đất nước càng hỗn loạn,các đạo quân đánh giết lẫn nhau.
)
Hoạt động 3: Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước
* Giáo viên gọi học sinh đọc phần chữ in nghiêng Sgk : Nắm một số nét về tiểu sử của Đinh Bộ Lĩnh.
 + Kể chuyện về Đinh Bộ Lĩnh lúc còn nhỏ.( Tư liệu lịch sử 7 trang 59 – 60 )
- Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt loạn 12 sứ quân?
=> Giáo viên dùng lược đồ, tường thuật quá trình thống nhất đất nước.
- Nguyên nhân nào dẫn đến việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân ? ( Học sinh thảo luận nhóm )
- Đinh Bộ Lĩnh có công lao như thế nào?
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập.
- Năm 939,Ngô Quyền lên ngôi vua,đóng đô ở Cổ Loa.
+ Bỏ chức tiết độ sứ.
+ Lập triều đình theo chế độ quân chủ.
+ Cử người có công coi giữ các châu quan trọng.
* Bộ máy nhà nước. 
Vua
Quan văn Quan võ
Thứ sứ các châu
=> Chặt chẽ, thể hiện ý thức tự chủ của Ngô Quyền.
2. Tình hình chính trị cuối thời Ngô
.
- Năm 944 ngô Quyền mất,Dương Tam Kha tiếm quyền -> đất nước không ổn định.
- Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha -> nội bộ nhà Ngô mâu thuẩn.
- Năm 965, Ngô Xương Văn chết -> Đất nước bị chia cắt, hỗn loạn ->
 “ loạn 12 sứ quân”
3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.
a.Tiểu sử: Sgk.
 b.Quá trình thống nhất.
- ĐBL liên kết với sứ quân của Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ- tiến đánh các sứ quân khác ->
 c.Kết quả
- Cuối năm 967, đất nước thống nhất.
d.Nguyên nhânthắng lợi
- Do sự ủng hộ của nhân dân.
- Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, được nhân dân tin cậy.
- Liên kết với sứ quân của Trần Lãm và chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ.
 đ . Công lao.
- Dẹp loạn 12 sứ quân
- Xây dựng quyền độc lập tự chủ
 4. Củng cố
 - Sau khi đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền đã tiến hành xây dựng nền tự chủ.
 Nền tự chủ không kéo dài được lâu thì xảy ra loạn 12 sứ quân.
 Đinh Bộ Lĩnh có công lớn trong việc thống nhất đất nước.
 1.Nguyên nhân nào làm cho Đinh Bộ Lĩnh dẹp được loạn 12 sứ quân ?
 a. Được nhân dân hửơng ứng và giúp đỡ
 b. Tranh thủ được sự đồng tình của nhà tống
 c. Đinh Bộ Lĩnh là một sứ quân có tài.
 d.Liên kết và chiêu dụ với một số sứ quân.
 5. Hướng dẫn học tập ở nhà
Vẽ lược đồ loạn 12 sứ quân và lập bảng thống kê.
Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3 Sgk.
Chuẩn bị bài mới : bài 9 – phần 1.
IV. RÚT KINH NGHIÊM:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Nước ta buổi đầu độc lập - Trường THCS Liêng Trang.doc