I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Giúp học sinh :
- Thời Đinh – Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như thời Ngô Quyền.
- Nhà Tống đem quân xâm lược nước ta nhưng đã bị quân và dân ta đánh bại
2. Thái độ
- Giáo dục học sinh lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ trong xây dựng.
- Sự biết ơn đối với những người có công xây dựng, bảo vệ trong thời kỳ đầu giành độc lập.
3. Kỹ năng
- Bồi dưỡng kỹ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên: Tranh ảnh đền thờ vua Đinh, vua Lê, bản đồ chống Tống.
2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước?
? Đinh Bộ Lĩnh đã thống nhất đất nước như thế nào ? Nguyên nhân ?
2. Giới thiệu bài mới.
Vào năm 967, các sứ quân lần lượt bị đánh bại, tình trạng cát cứ chấm dứt -> đất nước được thống nhất. Vậy ! Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
TUẦN : 6 Ngày soạn: 28/ 09 / 2012 TIẾT : 11 Ngày dạy : 01 / 10 / 2012 BÀI 9: NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT THỜI ĐINH - TIỀN LÊ ( tiết 1 ) I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức : Giúp học sinh : - Thời Đinh – Tiền Lê, bộ máy nhà nước đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, không còn đơn giản như thời Ngô Quyền. - Nhà Tống đem quân xâm lược nước ta nhưng đã bị quân và dân ta đánh bại 2. Thái độ - Giáo dục học sinh lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ trong xây dựng. - Sự biết ơn đối với những người có công xây dựng, bảo vệ trong thời kỳ đầu giành độc lập. 3. Kỹ năng - Bồi dưỡng kỹ năng vẽ sơ đồ, lập biểu đồ. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: Tranh ảnh đền thờ vua Đinh, vua Lê, bản đồ chống Tống. 2. Học sinh: SGK, dụng cụ học tập III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ. ? Em hãy cho biết những biểu hiện về ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong việc xây dựng đất nước? ? Đinh Bộ Lĩnh đã thống nhất đất nước như thế nào ? Nguyên nhân ? 2. Giới thiệu bài mới. Vào năm 967, các sứ quân lần lượt bị đánh bại, tình trạng cát cứ chấm dứt -> đất nước được thống nhất. Vậy ! Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ? chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN – HỌC SINH NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1: Nhà Đinh xây dựng đất nước - Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ? * Học sinh đọc phần chữ in nghiêng Sgk - Ngoài ra Đinh Bộ Lĩnh còn làm gì ? - Việc nhà Đinh đặt tên nước và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc, nói lên điều gì ? => Giáo viên phân tích + Hòang đế : Tước hiệu của vua nước lớn, có nhiều nước thần phục -> khẳng định người dân Việt có giang sơn , bờ cõi riêng, nước Đại Cồ Việt là nước độc lập , ngang hàng với Trung Quốc chứ không phải là nước phụ thuộc - Đinh Bộ Lĩnh đã tiến hành xây dựng đất nước như thế nào ? - Việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa gì ? ( Đất nước được ổn định, tự chủ được xây dựng thêm một bước ) Hoạt động 2: Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê * Học sinh thảo luận nhóm : Trong bối cảnh nào Lê hoàn được suy tôn lên làm vua ? -> Giáo viên kể chuyện về một viên quan nhỏ tên là Đỗ Thích. + Đinh Toàn còn nhỏ, không đủ uy tín -> các phe phái đánh nhau. + Thái hậu Dương Vân Nga thấy ông được lòng người quy phục -> suy tôn ông lên làm vua - Vì sao các tướng lĩnh lại suy tôn Lê Hoàn lên làm vua ? ( Có tài, có chí lớn, được nhân dân quy phục, tin cậy ) * Giáo viên giới thiệu sơ lược về Lê Hoàn Sgk trang 29 – 30. => Giáo dục tư tưởng về việc thái hậu họ Dương ủng hộ các triều thần suy tôn Lê Hoàn làm vua -> Thể hiện sự đúng đắn, hy sinh - Sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đã tổ chức bộ máy nhà nước như thế nào ? + Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước trung ương thời Tiền Lê? -> các nhóm trình bày vào bảng phụ, so sánh với sơ đồ của giáo viên đã chuẩn bị trước ở nhà - Ở địa phương , bộ máy nhà nước được tổ chức như thế nào ? => So với bộ máy nhà Đinh, bộ máy nhà nước được hoàn thiện hơn, thể hiện sự thống nhất, chặt chẽ. Hoạt động 3: Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn. * Giáo viên dùng lược đồ “ cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn” để giới thiệu công cuộc chuẩn bị của quân ta. + Cho xây dựng một số tuyến phòng thủ + vận dụng cách đánh giặc của ngô Quyề. - Dựa vào lược đồ, gv tường thuật diễn biến chính của cuộc kháng chiến. + Đường bộ : Lạng Sơn. + Đường thủy : Sông Bạch Đằng - Em hãy nêu kết quả của cuộc kháng chiến ? - Cuộc kháng chiến chống Tống của nhân dân ta có ý nghĩa như thế nào ? Tình hình chính trị – quân sự. 1.Nhà Đinh xây dựng đất nước. - Năm 938, lên ngôi hoàng đế. + Đặt tên nước : Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư + Niên hiệu : Thái Bình. + Đặt quan hệ bang giao với nhà Tống. - Phong vương cho các con. - Giao cho người thân tín giữ chức vụ chủ chốt - Đúc tiền riêng và trừng trị kẻ phạm tội. 2.Tổ chức chính quyền thời Tiền Lê a/ Hoàn cảnh. - Năm 979, triều đình xảy ra sự cố. - Quân Tống chuẩn bị xâm lược => Lê Hoàn được suy tôn lên làm vua, lập ra nhà Tiền Lê. b/ Tổ chức bộ máy nhà nước * Ở trung ương: - Vua đứng đầu, nắm quyền về quân sự – dân sự, Giúp việc cho vua là thái sư và đại sư. - Dưới vua là quan văn , quan võ. - Trấn giữ vùng hiểm yếu : con vua * Ở địa phương: - Chia nước làm 10 lộ, duới có phủ – châu. - Quân đội: Gồm 10 đạo, hai bộ phận : cấm quân, quân địa phương. 3.Cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn. - Năm 981, quân Tống tiến vào nước ta bằng hai con đường. - Ta chủ động đón đánh địch ở đường thủy và bộ => kết thúc thắng lợi. * Ý nghĩa : Đánh bại nguy cơ xâm lược của nước ngoài. - Giữ vững nền độc lập. 4. Củng cố - Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh tiến hành xây dựng đất nước. - Bộ máy nhà nước thời Tiền Lê đã được hoàn thiện, thể hiện sự chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. - Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống lần thứ nhất. * Bài tập 1. Hãy đánh dấu x vào ô trống đầu câu em cho là đúng về việc Thái hậu họ Dương suy tôn Lê Hoàn lên làm vua a. Vua đinh vừa mất, Đinh Toàn còn nhỏ. b. Quân Tống đang chuẩn bị xâm lược nước ta. c. Lê Hoàn được lòng người quy phục, quan lại ủng hộ. d. Bà Thái hậu họ Dương có cảm tình với Lê Hoàn. e. Lê Hoàn là người tài giỏi. 2.Thời Tiền Lê, đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương là : a. Châu – phủ – lộ. b. Phủ – huyện – châu. c. Lộ – phủ – châu. d. Châu – huyện. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà - Học bài theo các câu hỏi 1, 2, 3 Sgk trang 31. - Chuẩn bị bài mới : phần II IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: