CHỦ ĐỀ BỘ ĐỘI
Nhận xét, đánh giá lấy kết quả của bài vào điểm hệ số 2
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức ;
- Học sinh được sự phong phúc của đề tài
- Hiếu và biết cách lựa chọn sắp xếp hình mảng
- Nhận thức được hình tượng, hình ảnh chính, hình ảnh phụ để thể hiện nội
dung đề tài.
- Hiểu được vai trò của màu sắc thể hiện nội dung đề tài.
2. Về kỹ năng:
- biết lựa chọn đề tài đúng yêu cầu bài học.
- Vẽ, xé dán được bức tranh 2 chiều ( theo yêu cầu)
- Xây dựng được cốt truyện phù hợp
3. Về thái độ:
- HS thể hiện tình cảm yêu quí anh bộ đội qua tranh vẽ.
- HS hiểu biết hơn và chân trọng hình ảnh ( Bộ đội cụ Hồ ) qua tranh vẽ.
4. Năng lực cần đạt:
Hình thành cho HS năng lực thực hành - biết chia xẻ quan tâm mọi người trong cuộc sống.
Ngày soạn: 2 /11/2017 Ngày dạy:/11/2017 Dạy lớp: 6A /11/2017 Dạy lớp: 6B /11/2017 Dạy lớp: 6C Tiết 11+12+13 – Bài 13 : Vẽ tranh CHỦ ĐỀ BỘ ĐỘI Nhận xét, đánh giá lấy kết quả của bài vào điểm hệ số 2 I. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức ; - Học sinh được sự phong phúc của đề tài - Hiếu và biết cách lựa chọn sắp xếp hình mảng - Nhận thức được hình tượng, hình ảnh chính, hình ảnh phụ để thể hiện nội dung đề tài. - Hiểu được vai trò của màu sắc thể hiện nội dung đề tài. 2. Về kỹ năng: - biết lựa chọn đề tài đúng yêu cầu bài học. - Vẽ, xé dán được bức tranh 2 chiều ( theo yêu cầu) - Xây dựng được cốt truyện phù hợp 3. Về thái độ: - HS thể hiện tình cảm yêu quí anh bộ đội qua tranh vẽ. - HS hiểu biết hơn và chân trọng hình ảnh ( Bộ đội cụ Hồ ) qua tranh vẽ. 4. Năng lực cần đạt: Hình thành cho HS năng lực thực hành - biết chia xẻ quan tâm mọi người trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên Mỹ thuật 6. - Bộ tranh hình ảnh về bộ đội - Các hoạt động: Chiến đấu, tập luyện ngoài thao trường, tăng gia, giúp dỡ nhân dân, - Chọn một số tranh vẽ về đề tài bộ đội của họa sĩ và học sinh với nhiều hình ảnh hoạt động khác nhau (các binh chủng qua 2 cuộc kháng chiến) - Một vài đoạn băng hình về anh bộ đội; máy chiếu hình 2. Học sinh: - Sách giáo khoa Mỹ thuật 6. - Giấy, màu vẽ, bút chì, tẩy... - Vở ghi chép. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: A. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIỜ * Ổn định tổ chức(1') - Kiểm tra sĩ số: + Lớp 6A: .. + Lớp 6B:.. + Lớp 6C:.. * Kiểm tra bài cũ: (2') - GV: Yêu cầu các tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị đồ dùng của các thành viên trong tổ mình. - Tuyên dương tổ có sự chuẩn bị đồ dùng chu đáo. * Đặt vấn đề vào bài mới:(1') Hình ảnh anh bộ đội rất đỗi quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Để biết cách vẽ tranh và hình thành câu truyện và thể hiện tình cảm của mình đối với anh bộ đội Bài hôm nay: Vẽ, xé dán tranh: Chủ đề Bộ đội (3 Tiết ). B. NỘI DUNG BÀI HỌC. 1. Hoạt động khởi động: a. Trao đổi hiểu biết về hình ảnh bộ đội trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. * Hoạt động nhóm. - Trình chiếu một số hình ảnh về hoạt động của bộ đội như: Tập luyện trên thao trường, tuần tra, tăng gia sản xuất, giúp nhân dân, giao lưu văn nghệ.., - Giáo viên chia nhóm, gợi ý và đặt những câu hỏi gợi ý về chủ đề để học sinh trả lời. + Em cho biết trong Quân đội có bao nhiêu binh chủng? Trang phục và vũ khí của các binh chủng thế nào? + Những hình ảnh vừa xem em thấy ở đâu? + Em cảm nhận về các hoạt động này thế nào? (Mỗi học sinh trong nhóm nêu 3 hiểu biết của mình về hình ảnh anh bộ đội, tuần tra, luyện tập chiến đấu, văn nghệ, thể thao, lao động giúp nhân dân) - Nhóm cử người tập hợp, ghi chép, thảo luận, thống nhất nội dung báo cáo. * Hoạt động cả lớp. - Giáo viên mời đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác theo dõi xem có bao nhiêu nội dung trùng với nội dung của nhóm mình. - Giáo viên cùng cả lớp phân loại, sắp xếp xem những nội dung nào được quan tâm nhiều nhất, phân tích nguyên nhân. - Giáo viên gợi ý để học sinh trao đổi và thảo luận những nội dung mở rộng. Ví dụ: Các đề tài như: Sinh hoạt gia đình, lao động, hoạt động hè, văn nghệ - thể thao, giao thông có nằm trong chủ đề “Bộ đội” không? Hãy nêu lý do. - Giáo viên đánh giá kết quả thảo luận và kết luận dựa trên một số ý kiến sau: + Chủ đề “Bộ đội” rất rộng. Có rất nhiều nội dung, hoạt động với các hình ảnh và màu sắc sinh động, phong phú. Ở mỗi Binh chủng lại có những sắc thái riêng như: Binh chủng không quân, Binh chủng hải quân, Binh chủng thiết giáp, Binh chủng pháo binh, Binh chủng bộ binh, Binh chủng đặc công, + Kết quả thảo luận cho thấy một số hoạt động của chủ đề “Bộ đội” được đông đảo học sinh trong lớp biết và yêu thích (giáo viên dựa vào kết quả tổng hợp của các nhóm để nhận xét). + Tất cả các nội dung đề tài như học tập, lao động, sản xuất, luyện tập, văn nghệ, thể thao, Nếu thể hiện được hình ảnh anh bộ đội thì đều có thể được xếp trong chủ đề “Bộ đội”. - Giáo viên kết luận tổng quát về “Bộ đội”: Trong Quân đội nhân dân Việt nam có rất nhiều binh chủng như: Binh chủng không quân, Binh chủng hải quân, Binh chủng thiết giáp, Binh chủng pháo binh, Binh chủng bộ binh, Binh chủng đặc công, Hình ảnh anh Bộ đội cụ Hồ đã dược khắc sâu trong tâm trí chúng ta. ( Bộ đội Cụ Hồ) Một tên gọi bình dị nhưng vô cùng cao quý mà nhân dân đã giành cho quân đội ta, là hình tượng cao đẹp, tập trung những phẩm chất tốt đẹp nhất của cán bộ chiến sỹ quân đội - một giá trị - văn hóa - đạo đức của con người VN trong thời đại HCM. Truyền thống Bộ đội Cụ Hồ bắt nguồn trực tiếp và là sự tiếp nối truyền thống quân sự, truyền thống đánh giặc giữ nước của ông cha ta trong điều kiện lich sử mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập tự do. Phẩm chất truyền thống Bộ đội cụ Hồ được xây đắp nên từ sự phấn đấu, rèn luyện, hy sinh vô bờ bến của nhiều thế hệ cán bộ chiến sỹ; Được Đảng ta và chủ tịch HCM dày công tổ chức, giáo dục, rèn luyện; Được nhân dân hết lòng thương yêu đùm bọc. b. Trao đổi hiểu biết về “Hoạt động văn nghệ, thể thao trong Quân đội”. * Hoạt động nhóm - Giáo viên đặt câu hỏi. Ví dụ: + Em nào biết “Hoạt động văn nghệ, thề thao trong Quân đội” nhằm mục đích gì? (Tăng cường sức khỏe, vui vẻ, yêu đời, yêu thiên nhiên, đất nước và con người. Tạo thêm sức mạnh sẵn sàng chiến đấu cho Quân đội). + Em nào đã được biết về văn nghệ, thể thao trong Quân đội (qua bài học, sách báo, phim ảnh, tuyền hình, hoặc được xem trực tiếp)? - Các nhóm báo cáo kết quả với giáo viên. * Hoạt động cả lớp - Từ số các em đã biết về “Hoạt động văn nghệ, thề thao trong Quân đội” của học sinh, giáo viên đặt tiếp câu hỏi. Ví dụ: + Hãy kể cho các bạn nghe về không khí sôi động của nơi diễn ra “Hoạt động văn nghệ, thề thao trong Quân đội”? + Em biết gì về ý nghĩa của “Hoạt động văn nghệ, thề thao trong Quân đội”? - Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên chia sẻ thêm: + Phong trào văn nghệ, thề thao trong Quân đội trở thành nề nếp với sự tham gia nhiệt tình của đông đảo các chiến sỹ. Các hoạt động này ở Binh chủng nào cũng diễn ra sôi động, ấm áp tình đồng chí, đồng đội. + Thông qua các phong trào văn nghệ, thề thao - Các chiến sỹ điều trở nên rất vui vẻ, yêu đời, yêu thiên nhiên, đất nước và con người; Sức khỏe dẻo dai đã tạo thêm sức mạnh sẵn sàng chiến đấu cho Quân đội. + Hàng năm vào các ngày lễ lớn của Đất nước, của Quân đội - các Binh chủng trong Quân đội thường tổ chức các giải thi đấu thể thao, biểu diễn văn nghệ. 2. Hình thành kiến thức. a. Hoạt động 1: Tìm hiểu chủ đề * Hoạt động cá nhân: - Giáo viên đề nghị học sinh xem các tranh dưới đây, nhận xét theo gợi ý: Tranh Hành quân qua làng Tranh Hoa biển Tranh học sinh vẽ Thăm nhà; Tình quân dân + Nội dung đề tài: + Chất liệu: + Tác giả: + Các hoạt động được diễn tả trong tranh: + Đâu là hình mảng chính trong tranh + Màu sắc trong tranh - Bức tranh có nêu được nội dung đề tài không? - Em thích bức tranh nào? Hãy nêu lý do? * Hoạt động nhóm - Giáo viên đề nghị nhóm tự đánh giá kết quả và báo cáo trước lớp. Giáo viên nhận xét chung, sau đó đặt tiếp các câu hỏi để thảo luận về 3 bức tranh. Ví dụ: + Bức tranh nào vẽ về đề tài "Tình quân dân", đề tài "Thăm nhà", đề tài "Luyện tập chiến đấu"? + Các hoạt động trong các bức tranh đó phản ánh hoạt động nào của đề tài? + Em có ấn tượng gì về màu sắc trong bức tranh đó? + Em hãy nói qua về chất liệu sử dụng để vẽ bức tranh đó? * Hoạt động cả lớp - Khi các nhóm thảo luận xong, giáo viên mời một hoặc hai nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe và trao đổi, bổ sung. + Kết quả nhận xét về 3 bức tranh của các thành viên trong nhóm. + Ý kiến thảo luận của nhóm. - Giáo viên có thể đưa ra những ý kiến của mình để cùng học sinh trao đổi và tìm ra câu trả lời hợp lý nhất cho các câu hỏi gợi ý. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu các bước tiến hành vẽ tranh * Hoạt động nhóm - Mỗi nhóm chọn một trong ba bức tranh (ở mục hoạt động 1) và dựa vào kiến thức đã học "Cách vẽ tranh đề tài" ở chủ đề 1 "Tìm hiểu kiến thức cơ bản" (Trang 85, SGK) để phân tích và đánh giá. Các câu hỏi gợi ý: + Các bước tiến hành vẽ tranh được thực hiện như thế nào? + Bức tranh có nêu lên được nội dung của đề tài không? + Bức tranh có tạo được sự hài hòa về bố cục không? + Em có nhận xét gì về hình vẽ trong tranh? + Màu sắc của bức tranh thư thế nào? + Bức tranh để lại ấn tượng gì? - Nhóm cử người ghi chép ý kiến thảo luận và chuẩn bị báo cáo trước lớp. * Hoạt động cả lớp - Giáo viên mời một vài nhóm trình bày ngắn gọn kết quả thảo luận; Các nhóm nghe và trao đổi. Giáo viên nhận xét và kết luận với các ý sau: Các bước tiến hành vẽ tranh là: + Suy nghĩ, lựa chọn nội dung yêu thích (Nội dung có thể là một hoặc một vài hoạt động của đề tài). + Tìm cách sắp xếp bố cục tranh (hình mảng chính, hình mảng phụ); Tìm các mảng đậm nhạt chính trong tranh. + Vẽ hình chung và hình chi tiết. + Lựa chọn gam màu chủ đạo phù hợp nội dung đề tài. Lưu ý: Bức tranh đẹp là sự hài hòa chung về hình mảng, đậm nhạt, hình, màu và tìm tòi theo ý thích của người vẽ. Do đó, cần phát huy cách cảm nhận, cách nghĩ, cách thể hiện riêng của mỗi người. c. Tìm hiểu về tranh xé dán giấy * Hoạt động nhóm - Giáo viên giới thiệu tranh xé dán giấy (trong ĐDDH) đã được chuẩn bị (nếu đủ mỗi nhóm 1 tranh). Gợi ý câu hỏi hội thảo: + Nền tranh màu gì? + Hình mảng trong tranh được sắp xếp như thế nào? + Màu sắc được thể hiện ra sao? + Điểm khác biệt rõ nét nhất giữa tranh vẽ và tranh xé dán giấy là gì? (So sánh tranh vẽ bằng chất liệu bột màu, sơn dầu... với tranh xé dán giấy). + Các bước tiến hành bài vẽ tranh xé dán giấy như thế nào? Tranh xé dán giấy của họa sỹ (Giáo viên chuẩn bị trong ĐDDH) của học sinh (Giáo viên chuẩn bị trong ĐDDH) Tranh xé dán giấy của học sinh (Giáo viên chuẩn bị trong ĐDDH) - Giáo viên đề nghị một hoặc hai nhóm báo cáo. Các nhóm khác nghe, ghi chép và tham gia thảo luận. Giáo viên kết luận với các ý sau: + Tranh xé dán giấy thường dùng nền là giấy màu có sẵn. + Trong tranh cũng có mảng chính, mảng phụ, mảng đậm, mảng nhạt (Đều là những giấy màu) nên tranh thể hiện rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn. + Màu sắc thường là màu sẵn có của giấy màu (hoặc ở họa báo, ảnh, báo chí) nên tươi tắn, rực rỡ. + Tranh vẽ bằng bột màu, sơn dầu có thể pha trộn, di mỏng hoặc chồng màu nên mềm mại; Còn tranh xé dán giấy phải dùng nguyên màu của giấy nên rõ ràng, mạnh lạc hơn. + Các bước tiến hành tranh xé dán giấy cũng tương tự như ở bài vẽ tranh. Khi thể hiện cần lưu ý: - Vẽ phác các hình mảng vào giấy màu để xé dán (xé hình mảng chính trước, hình mảng phụ sau. Xé hình mảng chi tiết) - Xếp các hình xé dán lên giấy nền sao cho hợp lý, cân đối - Sửa chữa và bổ sung chi tiết để hoàn chỉnh - Dùng hồ dán các hình xé dán. Dán mảng hình trước, chi tiết sau cho đến hoàn chỉnh bức tranh (Chú ý: Nếu phải có nét viền, có thể xé giấy màu làm nét để dán hoặc dung nét màu vẽ chặn lên các hình dán giấy. Ngoài xé dán giấy còn có thể làm tranh cát dán giấy, cắt vải dán, dán lá cây ) - Giáo viên minh họa các bước tiến hành xé dán giấy tranh 2 1 4 3 (Hình minh họa của giáo viên.) 3. Hoạt động luyện tập. a. Vẽ tranh * Cá nhân học sinh: - Vẽ (hoặc xé dán giấy) một bức tranh về chủ đề "Bộ đội" mầu sắc tự chọn. - Học sinh có thể chọn một trong hai hình thức thể hiện: + Vẽ tranh + Xé dán giấy tranh - Tùy khả năng (cũng như chất liệu sử dụng), giáo viên để học sinh lựa chọn vẽ hay xé dán giấy một bức tranh theo: + Khổ giấy A4 + Màu sắc tự chọn Lưu ý: - Trong khi học sinh vẽ, giáo viên quan sát chung. Khuyến khích học sinh vẽ theo cách nghĩ cách cảm nhận riêng. Tránh đưa ra các ý kiến chủ quan nhằm hướng học sinh vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ của giáo viên - Gợi ý để HS làm bài đạt kết quả tốt như: Cách bố cục, cách vẽ hình, bố trí mảng chính mảng phụ, chọn màu sắc phù hợp với nội dung đề tài b. Đánh giá kết quả học tập * Hoạt động nhóm Giáo viên yêu cầu trao đổi và đánh giá tranh trong nhóm. Nội dung có thể là: + Nêu những mặt được, mặt chưa được của bức tranh + Đánh giá phân loại của nhóm. - Cử đại diện báo cáo nhận xét, đánh giá của nhóm. * Hoạt động cả lớp - Giáo viên đề nghị đại diện các nhóm trình bày nhận xét, đánh giá kết quả tranh vẽ theo gợi ý đã hướng dẫn. - Chọn một số tranh có cách khai thác nội dung đề tài, chất liệu, cách vẽ khác nhau để học sinh thấy được sự phong phú, đa dạng của chủ đề. Kết luận, giáo viên chú ý một số điểm sau: + Khuyến khích các tranh vẽ hoàn chỉnh, các tranh vẽ có cách vẽ riêng. + Khen ngợi một số bài vẽ có bố cục, hình mảng, màu sắc tốt phản ảnh đúng nội dung chủ đề + Phân tích một số bài có gam màu đẹp, làm nổi bật chủ đề chính của tranh gợi được không khí chủ đề “Bộ đội”. 4. Hoạt động vận dụng. Học sinh vẽ một bức tranh minh họa theo nhận thức về hình ảnh hoạt động của Bộ đội (Vẽ ký họa, vẽ trực tiếp, vẽ lại theo trí nhớ). Hoạt động tìm tòi mở rộng. Học sinh (hoặc nhóm) có thể lựa chọn một trong các hoạt động sau: - Sưu tầm các loại ảnh, tranh vẽ về chủ đề “Bộ đội” sau đó cả nhóm phân loại và đóng thành tập tranh với cách sắp xếp sau: + Theo binh chủng. + Theo nội dung hoạt động. + Theo loại tranh. (Lưu ý: Cố gắng có được tên tranh, tên tác giả, chất liệu) - Sưu tầm các bài viết giới thiệu, phân tích tranh liên quan đến chủ đề “Bộ đội” (có thể chỉ là một đoạn ngắn giới thiệu tranh). Đóng thành tập để cùng nhau đọc. - Các nhóm cùng nhau làm một bức tranh về “Bộ đội” dựa trên hình cắt dán người, hiện vật, cảnh vật được cắt xé từ tranh ảnh có sẵn. (Hoặc làm mô hình hoạt động của Bộ đội bằng cách sử dụng các hình ảnh của sách báo và các đồ vật, vật liệu có sẵn). IV. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP, ĐÁNH GIÁ VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 1. Hoạt động ôn tập. Câu hỏi ôn tập - Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ của em về vẽ tranh đề tài? - Câu 2: Cách sắp xếp (bố cục) hình mảng, đường nét, có vai trò thế nào trong vẽ tranh? - Câu 3: Nội dung trong chủ đề vẽ tranh “Bộ đội” có phong phú không? Màu sắc có vai trò gì trong tranh vẽ chủ đề này? - Câu 4: Em đã được xem các tranh vẽ về đề tài “Bộ đội” của các họa sỹ chưa? Cảm nhận của em về tranh vẽ theo chủ đề này thế nào? 2. Hoạt động đánh giá. a. Hình thức và nội dung đánh giá, tự đánh giá lẫn nhau của học sinh - Nhằm tạo cho học sinh sân chơi chủ động. - Giáo viên có thể hướng cho học sinh tự ra đề và tự đánh giá mình thông qua những nội dung, kiến thức đã học trong chủ đề. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau về năng lực vận dụng kiến thức và kỹ năng vào cuộc sống cá nhân và cộng đồng. b. Hình thức và nội dung đánh giá học sinh của giáo viên - Dựa trên kiến thức chủ đề để thiết kế các câu hỏi. - Các câu hỏi kiểm tra có nội dung đánh giá kỹ năng của học sinh theo hướng hoàn thiện năng lực học, nhất là tự học; Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Dựa vào kết quả bài vẽ của học sinh. c. Câu hỏi đánh giá - Câu 1: Hãy kể ấn tượng của em về Bộ đội? Các hoạt động của “Bộ đội” diễn ra như thế nào? - Câu 2: Không khí hoạt động của “Bộ đội” thế nào? Hoạt động nào làm em nhớ nhất? - Câu 3: Em đã đi xem duyệt binh trong Quân đội chưa? Ấn tượng của em về duyệt binh thế nào? - Câu 4: Tại sao nói màu sắc có vai trò quan trọng trong vẽ tranh chủ đề “Bộ đội”? Câu hỏi kiểm tra, đánh giá dạng trắc nghiệm. Ví dụ: - Câu 1: Hãy sắp xếp lại thứ tự “Cách vẽ tranh” cho hợp lý: A- Sắp xếp bố cục B- Tìm nội dung đề tài C- Vẽ màu D- Vẽ tranh E- Hoàn chỉnh bài vẽ (Hướng dẫn đáp án: Các bước tiến hành vẽ tranh là: B-A-D-C-E). - Câu 2: Nội dung nào sau đây không thuộc chủ đề “Bộ đội”? A- Bộ đội về làng B- Cắm trại hè C- Chợ Tết E- Kéo pháo lên mặt trận Điện Biên Phủ (Hướng dẫn đáp án: B, C.) - Câu 3: Có ý kiến cho rằng tranh vẽ là sáng tạo cá nhân của họa sỹ. Đúng hay Sai? (Hướng dẫn đáp án: Đúng - vì thế khi vẽ tranh cần phải phát huy cách cảm, cách nghĩ và cách thể hiện riêng). - Câu 4: Có ý kiến cho rằng màu sắc trong tranh vẽ phải đúng như màu sắc ngoài thực tế. Đúng hay Sai? (Hướng dẫn đáp án: Sai - màu sắc trong tranh thể hiện cảm nhận của người vẽ về thiên nhiên, cuộc sống, con người). 3. Hoạt động phát triển năng lực. Có thể lựa chọn 1 hoạt động trong các dạng bài tập sau: - Cùng tham quan cảnh hoạt động của“Bộ đội”. - Cùng đi vẽ cảnh hoạt động của“Bộ đội”. - Cùng thể hiện một bức tranh theo chủ đề “Bộ đội”. (Tương tự như thi vẽ tranh cùng đề tài).
Tài liệu đính kèm: