Giáo án môn Mĩ thuật 6 - Bài 14: Vẽ trang trí trang trí đường diềm

Tiết 15 – Bài 14: Vẽ trang trí

TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Học sinh hiểu cái đẹp của trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm vào đời sống

2. Kỹ năng: Học sinh biết cách trang trí đường diềm và bước đầu tập tô màu theo hòa sắc nóng, lạnh

3. Thái độ: Học sinh yêu thích trang trí đường diềm, say mê môn học

4. Hình thành năng lực

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

- Máy chiếu

- Một số hình ảnh các đồ vật có trang trí đường diềm

- Một số bài trang trí đường diềm của học sinh.

2. Học sinh:

- Giấy, chì, màu, tẩy, thước kẻ

 

docx 6 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1463Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật 6 - Bài 14: Vẽ trang trí trang trí đường diềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 – Bài 14: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức: Học sinh hiểu cái đẹp của trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm vào đời sống
Kỹ năng: Học sinh biết cách trang trí đường diềm và bước đầu tập tô màu theo hòa sắc nóng, lạnh
Thái độ: Học sinh yêu thích trang trí đường diềm, say mê môn học
Hình thành năng lực
CHUẨN BỊ
Giáo viên: 
Máy chiếu
Một số hình ảnh các đồ vật có trang trí đường diềm
Một số bài trang trí đường diềm của học sinh.
Học sinh:
Giấy, chì, màu, tẩy, thước kẻ
TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập
Bài mới sgk – 115
PHẦN 1, KHỞI ĐỘNG
GV CHO HS quan sát hình 2 chiếc đĩa
1 chiếc đĩa không được trang trí và chiếc đĩa được trang trí đường diềm
? Quan sát 2 chiếc đĩa trên em thấy chiếc đĩa nào đẹp hơn? Vì sao
Chiếc đĩa 2 đẹp hơn chiếc đĩa 1 . Vì nó được trang trí 
Gv : Có rất nhiều hình thức trang trí họa tiết trên đồ vật, hôm nay cô sẽ giới thiệu đến các em 1 hình thức trang trí thường được sử dụng để trang trí đó là hình thức trang trí đường diềm
Vậy thế nào là đường diềm , làm thế nào để trang trí được 1 đường diềm, bài học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu nhé.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG
HĐ1: Gv hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét, tìm hiểu khái niệm thế nào là đường diềm .
? Em hãy kể tên một số đồ vật thường được trang trí đường diềm?
HS kể tên đồ vật
Gv giới thiệu hình ảnh 1 số đồ vật được trang trí đường diềm (chú ý: không đọc tên đồ vật)
Sau đây các em thực hành thảo luận theo nhóm bàn.
Nửa lớp bên ngoài thực hiện thảo luận trả lời câu hỏi nhiệm vụ 1.
Nửa lớp bên trong thực hiện thảo luận trả lời câu hỏi nhiệm vụ 2.
Câu hỏi như sau:
Nhiệm vụ 1: 
?Em có nhận xét gì về cách sắp xếp họa tiết trong trang trí đường diềm? 
?Hình nửa họa tiết trang trí ở đầu và cuối đường diềm thể hiện điều gì?
Nhiệm vụ 2:
?Quan sát hình ảnh các đồ vật dưới đây, em hãy cho biết
?Họa tiết trang trí đường diềm được giới hạn trong khoảng nào?
1 bạn Đại diện nhóm trình bày.:
Nhiệm vụ 1:
Các họa tiết được sắp xếp lặp lại nhiều lần
Họa tiết trang trí có thể còn được sắp xếp nối tiếp nữa, không dừng lại ở giới hạn 2 đầu đoạn thẳng
1 bạn đại diện nhóm 
Nhệm vụ 2:
Họa tiết trang trí đường diềm 
được giới hạn trong 2 đường song song: thẳng, cong hoặc tròn.
Gv cho Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
Cách sắp xếp họa tiết lặp lại hoặc xen kẽ chính là quy luật trong trang trí đường diềm
? Qua tổng hợp câu trả lời của 2 nhóm, em nào có thể khái quát lại cho cô thế nào là đường diềm?
HS trả lời theo SGK
? Ngoài những đồ vật được trang trí đường diềm mà các em đã tìm được , em còn thấy đường diềm được trang trí ở đâu?
Trang trí trên trang phục và trong kiến trúc.
Gv giới thiệu 1 số hình ảnh trang trí đường diềm trên trang phục và kiến trúc.
Gv cho hs quan sát đường diềm được trang trí trong kiến trúc ở di tích lịch sử và danh thắng Ninh Bình.
(Cố Đô Hoa Lư + Chùa Bái Đính)
? Theo em trang trí đường diềm có tác dụng gì?
Làm cho vật đẹp hơn
GV: Để có được những vẻ đẹp đó thì các nghệ nhân đã mất nhiều công sức làm nên vẻ đẹp ấy, chúng ta là những người được chiêm ngưỡng, được thừa hưởng cái đẹp, chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ di sản văn hóa của quê hương.
GV: Các em có muốn biết Làm thế nào để tạo ra được những đường diềm đẹp như vậy không?
Bây giờ cô và các em cùng đi tìm hiểu cách trang trí 1 đường diềm cơ bản nhé.
HĐ2: Hướng dẫn HS trang trí đường diềm. 
Bây giờ Các em thảo luận theo bàn sau đó viết câu trả lời vào giấy.
Nửa lớp bên ngoài tìm hiểu cho cô
Trang trí đường diềm được thực hiện theo mấy bước?
4 bước.
Nửa lớp bên trong tìm hiểu
Có mấy cách chia khoảng để vẽ họa tiết trang trí?
 Là những cách nào?
- Có 2 cách chia khoảng cách
+ Chia khoảng đều nhau
+ Chia khoảng to nhỏ, xen kẽ. 
Dù là chia theo cách nào thì các em cũng phải lựa chọn họa tiết và sắp xếp sao cho hài hòa, cân đối. 
? Họa tiết trang trí là những hình gì?
Hoa, lá, con vật. 
Gv giới thiệu 1 số họa tiết trang trí 
Các e chú ý lựa chọn họa tiết phù hợp với các khoảng cách đã chia. 
Họa tiết giống nhau thì vẽ giống nhau.
Khi vẽ màu trong trang trí, các em cần lưu ý điều gì?
-Có thể tô màu theo gam màu nóng hoặc lạnh.
GV thị phạm, và chuẩn bị 1 bài trang trí đường diềm đã tô màu cho hs quan sát.
? Bạn nào biết cô đã sử dụng gam màu gì cho bài vẽ minh họa này?
Gam màu nóng.
Gv chiếu 1 số bài vẽ của hs năm trc 
? Các Em đã có ý tưởng cho bài vẽ của minh chưa?
HĐ3: Hướng dẫn hs thực hành
Ở phần này cô sẽ tổ chức cuộc thi “Ai Vẽ nhanh hơn”
Trong vòng thời gian 15 phút các em phải trang trí xong 1 đường diềm cơ bản với kích thước 7cm x 28cm và đã tô màu.
Riêng phần màu sắc cô yêu cầu các bạn ở Nửa lớp bên ngoài : trang trí đường diềm sử dụng gam màu lạnh
Nửa lớp bên trong: Trang trí đường diềm sử dụng gam màu nóng.
Khi thời gian kết thúc, tất cả các em dừng bút sau đó cô sẽ chọn ra 1 số bài vẽ để cả lớp cùng nhận xét đánh giá.
- HS vẽ bài.
- Gv chú ý nhắc thời gian còn lại cho học sinh (đồng hồ đếm ngược)
HĐ4: Nhận xét kết quả học tập
Gv thông báo thời gian làm bài đã kết thúc.
GV chọn một số bài vẽ lên bảng cho hs quan sát, nhận xét
Gv gọi học sinh xếp bài theo gam màu. Gv cho học sinh nhận xét chéo nhau
Về: 
Cách sắp xếp họa tiết
Họa tiết
Màu sắc
Gv nhận xét chung, kết luận
Tuyên dương, khen thưởng những bạn vẽ xong đúng thời gian quy định,
Các bạn chưa vẽ xong về nhà hoàn thành bài, hôm sau mang đi cô chấm.
 chuẩn bị bài : vẽ theo mẫu - Mẫu dạng hình trụ và hình cầu.
I, Thế nào là đường diềm?
- Đường diềm là hình thức trang trí kéo dài, trên đó các họa tiết được sắp xếp lặp đi lặp lại, đều đặn và liên tục, giới hạn trong hai đường song song (thẳng, cong hoặc tròn)
II. CÁCH TRANG TRÍ MỘT ĐƯỜNG DIỀM ĐƠN GIẢN
B1: Kẻ 2 đường song song
B2: Chia khoảng cách họa tiết.
(Nhắc lại hoặc xen kẽ)
B3: Vẽ họa tiết cho đều vào các mảng hình.
(Họa tiết giống nhau thì vẽ giống nhau)
B4: Tô màu:
 - Màu nền sáng, màu họa tiết đậm. 
 - Màu nền đậm, màu họa tiết sáng.
 - Họa tiết giống nhau tô màu giống nhau.
 - Có thể họa tiết giống nhau nhưng tô màu xen kẽ.
III Thực hành
 Trò chơi: AI VẼ NHANH HƠN
Bài tập: Em hãy trang trí 1 đường diềm 
-Kích thước: 7cm x 28cm
Nhận xét bài vẽ
HS nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 14 Trang tri duong diem_12208856.docx