Giáo án môn Mĩ thuật 6 (cả năm)

VẼ TRANG TRÍ

CHÉP HOẠ TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức:

- Nhận ra vẻ đẹp của các họa tiết dân tộc miền xuôi và miền núi.

- Biết cách khai thá, chọn lọc các đường nét của hoa lá ở thiên nhiên và trong vốn trang trí cổ của dân tộc ứng dụng vào bài tập

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết cách sử dụng đường nét trong các bài trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.

- HS vẽ được một số họa tiét gần giống mẫu và tô màu theo ý thích.

3.Thái độ:

- Học sinh biết yêu quý, trân trọng giữ gìn và bảo tồn bản sắc dân tộc, những vốn cổ của dân tộc Việt Nam.

II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

Phương pháp quan sát, vấn đáp, đánh giá, luyện tập.

III/ CHUẨN BỊ:

Giáo viên:

- Hình minh họa hướng dẫn cách chép hoạ tiết trang trí dân tộc (ĐDMT6).

- Phóng to các bước chép hoạ tiết dân tộc trong SGK.

- Sưu tầm các hoạ tiết dân tộc ở: Quần, áo, khăn, túi, váy hoặc bản rập các họa tiết ở trên bia đá, hình vẽ, ảnh chụp các công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam.

 Học sinh.

- Sưu tầm các họa tiết dân tộc ở sách, báo.

- Giấy vẽ, bút chì đen 2B -> 5B, thước, màu vẽ, tẩy.

 

doc 38 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1361Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật 6 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủng cố và kết luận.
Hoạt động 2:
GV: Vẽ nhanh lên bảng một vài hình cái ca: (Cái xen kích thước: Cao, thấp, rộng, hẹp, cai đúng, đẹp).
Học sinh quan sát để tìm ra hình vẽ đẹp và chưa đúng (xem hình 1 - SGK).
Bày mẫu như thế nào để bài vẽ có bố cục đẹp?
(Đặt mẫu ngang tầm mắt, giữa hai mẫu có khoảng cách vừa phải, có gần, có xa, có đậm, có nhạt...).
Các bước để tiến hành một bài vẽ theo mẫu?
Quan sát,nhận xét mẫu
Quan sát, nhận xét mẫu để làm gì?
(Để nhận biết về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, mầu sắc và độ đậm nhạt của mẫu).
Vẽ phác khung hình.
Vẽ phác nét chính.
Vẽ chi tiết.
Vẽ đậm nhạt.
Hoạt động 3:
GV: Theo dõi, uốn nắn học sinh về:
Ước lượng tỉ lệ và vẽ khung hình vào giấy.
Ước lượng lỉ lệ các bộ phận và vẽ nét chính.
Vẽ chi tiết, hoàn thành hình vẽ.
HS: Làm bài theo sự gợi ý của giáo viên.
I. Thế nào là vẽ theo mẫu.
- Bầy mẫu: cái ca, cái chai, quả.
Khái niệm: Vẽ theo mẫu là vẽ lại mẫu bày trước mặt bằng hình vẽ thông qua suy nghĩ, cảm xúc của mỗi người để diễn tả được đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, đậm nhạt và màu sắc của vật mẫu.
II. Cách vẽ theo mẫu.
1. Quan sát, nhận xét mẫu.
- Quan sát, nhận xét mẫu để nhận biết về đặc điểm, cấu tạo, hình dáng, mầu sắc và độ đậm nhạt của mẫu và để xác định vị trí bố cục cho hợp lí, cân đối.
2. Vẽ phác khung hình.
- Vẽ khái quát đồ vật bằng những hình cơ bản như: Hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật....
3. Vẽ phác nét chính.
- Vẽ khái quát vật cần vẽ những nét thẳng, mờ.
4. Vẽ chi tiết.
- Diễn tả đặc điểm của mẫu.
5. Vẽ đậm nhạt.
- Diễn tả đồ vật bằng 3 độ đậm nhạt cơ bản: Đậm - đậm vừa - nhạt.
III. Thực hành:
- Dựa vào các bước tiến hành một bài vẽ theo mẫu em hóy vẽ một hình hộp và một hình cầu.
- Mẫu đặt ngang tầm mắt.
4. Củng cố: (2 Phút)
Hình dáng của mẫu thay đổi phụ thuộc vào đâu?
Như thế nào là vẽ theo mẫu?
Học sinh trả lời => GVbổ sung.
5. Dặn dò: (1 Phút)
Làm bài tập trong SGK.
Xem kĩ mục II - bài 4 - SGK
Chuẩn bị tiết sau: 
Giấy vẽ, bút trì (để làm phác thảo bài 5)
Tổ trưởng nhận xét: Đông Xuân, ngày....tháng...năm 20...
Tuần 6- tuần 7 - tiết 6,7
vẽ theo mẫu
Ngày soạn : 17-09-2017
Ngày giảng: 6A: 22 - 29 / 09
 6B: 18-25/09 
 6C: 18-25/09
THỰC HÀNH 
MẪU CÓ DẠNG HÌNH HỘP VÀ HÌNH CẦU (Tiết 2,3)
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức: 
Biết được cấu trúc của hình hộp, hình cầu và sự Thay đổi của chúng khi nhìn ở vị trí khác nhau.
2. Kỹ năng:
Học sinh biết cách vẽ hình hộp, hình cầu và vận dụng vào đồ vật
có dạng tương đương.
3. Thái độ: 
Học sinh vẽ được hình hộp và hình cầu gần giống với mẫu.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp quan sát, vấn đáp, đánh giá, luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: 
ĐDDH mỹ thuật 6. Tranh hướng dẫn cách vẽ mẫu khác nhau.
Một số đồ vật; chai, cốc, hộp, quả bóng, quả cam ...
Học sinh:
Giấy vẽ, chì, tẩy để làm phác thảo.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh: Tranh ảnh sưu tầm,bút màu, bút chì, tẩy........ 
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
15 Phút
10 Phút
12 Phút
Hoạt động 1:
GV bày mẫu ở vài vị trí khác nhau, để học sinh nhận xét tìm ra bố cục hợp lý.
Hình hộp sau hình cầu nhìn chính diện.
Hình hộp, hình cầu cách xa nhau nhìn chính diện.
Hình hộp nhìn thấy 3 mặt, hình cầu phía trước
Hình hộp đặt chếch, hình cầu đặt trên hình hộp.
GV kết luận: ở góc độ nhìn như hình (c) và (d) bố cục bài vẽ nhìn rõ và đẹp hơn.
GV cho học sinh quan sát và nhận xét mẫu;
Tỷ lệ của khung hình?
Độ đậm, độ nhạt của mẫu?
Hoạt động 2:
GV: Hướng dẫn ở hình minh họa.
Hoạt động 3
GV. Quan sát chung, nhắc nhở học sinh làm bài có thể bổ sung một số kiến thức nếu thấy học sinh đa số chưa rõ;
Cách ước lượng tỷ lệ và vẽ khung hình.
Xác định tỷ lệ bộ phận.
Cách vẽ nét vẽ hình.
HS: Hoàn thành bài vẽ.
Nhận xét theo ý mình về;
Tỷ lệ khung hình chung, riêng, bố cục bài vẽ.
Hình vẽ, nét vẽ.
I. Quan sát, nhận xét:
Cấu trúc: Khối cầu 
 Khối hộp
 Bố cục: Tuỳ theo các góc nhìn khác nhau thì hình vẽ khác nhau
 a b
 c d
II. Cách vẽ:
1.Vẽ khung hình chung, sau đó vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.
2. Ước lượng tỷ lệ từng bộ phận của mẫu
3.Vẽ nét chính bằng những đường thẳng mờ.
4.Nhìn mẫu vẽ chi tiết.
5. Vẽ đậm nhạt sáng tối.
III.Thực hành: 
Vẽ hình hộp và hình cầu trên giấy A4.
4. Củng cố: (2 Phút)
GV chuẩn bị một số bài vẽ đạt và chưa đạt, gợi ý học sinh nhận xét về bố cục, hình vẽ, nét vẽ.
Sau khi học sinh nhận xét GVbổ sung và củng cố về cách vẽ hình.
Xếp loại một số bài đạt và chưa đạt.
5. Dặn dò: (1 Phút)
Tập bày mẫu và tập quan sát.
Làm bài tập SGK .
Chuẩn bị bài sau bài 5.
Tổ trưởng nhận xét: Đông Xuân, ngày....tháng...năm 20...
Tuần 8 - tiết 8
vẽ tranh
Ngày soạn : 01-10-2017
Ngày giảng: 6A: 06/10
 6B: 02/10 
 6C: 02/10
CÁCH VẼ TRANH
ĐỂ TÀI HỌC TẬP (Tiết 2)
(Kiểm tra 15 phút)
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Học sinh vẽ được tranh đề tài học tập.
HS hiểu được cách tìm màu sắc phù hợp cho bài vẽ của mình.
2. Kỹ năng: 
Luyện cho khả năng học sinh tìm bố cục theo nội dung chủ đề.
biết cách tìm màu sắc cho phù hợp với nội dung đề tài.
3. Thái độ:
Học sinh thể hiện được tình cảm yêu mến thầy cô giáo, bạn bè, trường lớp học.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp quan sát, vấn đáp, đánh giá, luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên
Một số tranh đẹp của HS vẽ đề tài. 
Bộ tranh vẽ ĐDDH mỹ thuật 6
 Học sinh:
Giấy vẽ, chì, màu, tẩy để làm phác thảo.
Một số tranh sưu tầm vè đề tài.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh: Tranh ảnh sưu tầm, bút màu, bút chì, tẩy........
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
5 Phút
5 Phút
27 Phút
Hoạt động 1
GV: Cho HS xem những bức tranh, ảnh về các hoạt động học tập.
Đâu là tranh, đâu là ảnh? Tranh và ảnh khác nhau ở chỗ nào?
GV: Đưa 1 số bài vẽ tranh của HS khoá trước, hoạ sĩ để HS quan sát, nhận xét.
Tranh diễn tả cảnh gì.
Bố cục mảng chính, phụ trong tranh như thế nào?
Màu sắc như thế nào?
Tranh của họa sỹ và học sinh khác nhau ở chỗ nào?
GV: Kết luận:
Ảnh chụp chi tiết, giống với ngoài đời, Tranh thông qua sự suy nghĩ, chắt lọc và cảm nhận cái thực không như nguyên mẫu.
Tranh của hoạ sỹ thường chuẩn mực về bố cục, hình vẽ. Tranh của học sinh ngộ nghĩnh, tươi sáng..
Với đề tài này em chọn hình ảnh gì để vẽ?
Hoạt đông 2.
Một bài vẽ trnh gồm mấy bước?
4 bước
GV: Minh họa cách vẽ trên bảng;
Tìm và chọn nội dung đề tài
Bố cục mảng chính , phụ
Tìm hình ảnh, chính phụ.
Vẽ màu theo không gian, thời gian, màu tươi sáng..
Hoạt động 3:
GV: Nhắc HS làm bài theo từng bước như đã hướng dẫn.
GV: Gợi ý cho từng HS về:
Cách bố cục trên tờ giấy.
Cách vẽ hình 
Cách vẽ màu.
I. Quan sát nhận xét.
II. Cách vẽ.
1.Tìm và chọn nội dung đề tài
2. Bố cục mảng chính , phụ
3.Vẽ chi tiết hình ảnh, chính phụ 
4. Vẽ màu
III. Thực hành
Vẽ tranh đề tài học tập (vẽ màu)
4. Củng cố: (2 Phút)
GV treo một số bài vẽ để HS nhận xét về bố cục, hình vẽ.
GV kết luận và cho điểm một số bài vẽ đẹp.
5. Dặn dò: (1 Phút)
Hoàn thành bài vẽ
Chuẩn bị bị bài sau: Bài 6:
Tổ trưởng nhận xét: Đông Xuân, ngày....tháng...năm 20...
Tuần 9 - tiết 9
trang trí
Ngày soạn : 08-10-2017
Ngày giảng: 6A: 13/10
 6B: 09/10 
 6C: 09/10
CÁCH SẮP XẾP BỐ CỤC TRONG TRANG TRÍ
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được tác dụng của màu sắc đối với cuộc sống của con người, và trong trang trí.
2. Kĩ năng:
Phân biệt được cách sử dụng màu sắc khác nhau trong một số ngành trang trí ứng dụng.
3.Thái độ:
Làm được bài trang trí bằng màu sắc hoặc xé dán giấy màu.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp quan sát, vấn đáp, đánh giá, luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên.
Ảnh màu: Cỏ cây, hoa lá...
Hình trang trí ở sách báo, nhà ở, y phục, gốm, mây tre và trang trí dân tộc.
Một vài đồ vật trang trí như: Lọ, khăn, mũ, túi, thổ cẩm, đĩa...
2. Học sinh.
Màu vẽ: Các loại màu có sẵn.
Giấy thủ công, hồ dán, keo, thước, bút chì, giấy (để xé dán).
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Quan sát cầu vồng trên hình vẽ, em chỉ và gọi tên từng màu? (Phân biệt 3 màu gốc và 4 màu nhị hợp).
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh: Tranh ảnh sưu tầm, bỳt chỡ, tẩy, bỳt màu.
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
10 Phút
10 Phút
17 Phút
Hoạt động 1:
GV: Cho HS quan sát một số h/ảnhvề thiên nhiên (Cỏ cây, hoa lá) để hs thấy được sự phong phú của MS 
GV: Cho hs qs một số tranh, ấn phẩm,đồ vật, để hs thấy được cách sử màu trong cuộc sống.
HS: Quan sát tranh, nghe và ghi nhớ
GV: Nhấn mạnh vai trò của màu sắc
GV: Gợi ý để HS trả lời bằng sự hiểu biết của mình về màu sắc ở:
- Trang trí ấn loát (Sách báo, Tạp chí)
- Trang trí kiến trúc (Nhà cửa)
- Trang trí y phục (Túi, áo, khăn thổ cẩm..)
Trang trí gốm, sứ.(Một số lọ hoa)
HS: Em thấy màu sắc có vai trò như thế nào trong cuộc sống ?
(Màu sắc hỗ trợ và làm đẹp cho sản phẩm)
HS: Màu sắc thường trang trí ở đâu nữa?
MS được trang trí trên nhiều đồ vậtnhư nhà cửa,sách vở,vải vóc, ấm chén, bát đĩa.
Hoạt động 2:
HS: Em thường sử dụng màu gì trong bài trang trí của mình ?
HS: Suy nghĩ trả lời 
GV: Chốt lại
HS: Trong trang trí sử dụng màu sắc như thế nào cho hợp lý ?
(Màu sắc hài hoà, rõ trọng tâm )
Màu sắc có thể sử dụng xen kẽ, kết hợp giữa các màu với nhau như:
Màu nóng hoặc lạnh
Màu tương phản
Màu bổ túc
Màu tươi sáng rực rỡ
Màu êm dịu
Hoạt đông 3.
Hướng dẫn HS thực hành.(20p)
GV: Cho HS làm bài trang trí theo 2 cách
+ Cách 1: phô tô các bài trang trí rồi tập tìm và tô màu theo ý thích 
+ Cách 2: Xé dán giấy màu thành tranh chân dung,tĩnh vật, phong cảnh.
GV: Động viên khuyến khích để HS tìm màu đẹp
GV: Hướng dẫn cụ thể:
Tìm màu nền
Tìm màu chính phụ khác nhau.
I. Màu sắc trong các hình trang trí.
II. Cách sử dụng màu trong trang trí.
Màu sắc trong trang trí càn hài hoà, thuận mắt, rõ trọng tâm
III. Thực hành
Làm bài vào vở thực hành
4. Củng cố: (2 Phút)
GV treo bài vẽ của học sinh và gợi ý để học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng của mình.
5. Dặn dò: (1 Phút)
Làm tiếp bài ở lớp, quan sát màu sắc cỏ cây, hoa lá, đồ vật... tập nhận xét.
 Tổ trưởng nhận xét: Đông Xuân, ngày....tháng...năm 20...
Tuần 9 - tiết 9
trang trí
Ngày soạn : 15-10-2017
Ngày giảng: 6A: 27/10
 6B: 16/10 
 6C: 16/10
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
( kiểm tra 1 tiết)
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được tác dụng của màu sắc đối với cuộc sống của con người, và trong trang trí.
2. Kĩ năng:
Phân biệt được cách sử dụng màu sắc khác nhau trong một số ngành trang trí ứng dụng.
3.Thái độ:
Làm được bài trang trí bằng màu sắc hoặc xé dán giấy màu.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
- Phương pháp quan sát, vấn đáp, đánh giá, luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên.
Ảnh màu: Cỏ cây, hoa lá...
Hình trang trí ở sách báo, nhà ở, y phục, gốm, mây tre và trang trí dân tộc.
Một vài đồ vật trang trí như: Lọ, khăn, mũ, túi, thổ cẩm, đĩa...
2. Học sinh.
Màu vẽ: Các loại màu có sẵn.
Giấy thủ công, hồ dán, keo, thước, bút chì, giấy (để xé dán).
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Quan sát cầu vồng trên hình vẽ, em chỉ và gọi tên từng màu? (Phân biệt 3 màu gốc và 4 màu nhị hợp).
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh: Tranh ảnh sưu tầm, bỳt chỡ, tẩy, bỳt màu.
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
10 Phút
10 Phút
17 Phút
Ổn định lớp học:
 - GV cho lớp hát tập thể 1 bài hát.
Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra dụng cụ học tập.
3) Bài mới
3.1 Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1
Hướng dẫn HS quan sát nhận xét:
GV giới thiệu cho HS một số đồ vật có trang trí đường diềm và một số hình tham khảo và đặt câu hỏi giúp HS tìm hiểu về vẻ đẹp của đường diềm ở một số đồ vật:
+ Em có nhận xét gì về đồ vật được trang trí và đồ vật không được trang trí đường diềm?
+ Đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào?
+ Người ta dùng những hoạ tiết gì để trang trí?
+ Các hoạ tiết đó được sắp xếp như thế nào?
-GV nhận xét, cho HS xem minh hoạ về sắp xếp hoạ tiết
 Xoay chiều
 Xen kẽ
 Lặp lại
+ Những hoạ tiết giống nhau thường được vẽ màu như thế nào?
+ Các đường diềm thường được trang trí ở đâu trên các đồ vật?
+ Những màu nào thường được vẽ trên đường diềm?
-Y/c HS trả lời
-Y/c HS khác bổ sung
-GV & HS nhận xét
* GV tổng hợp: 
- Trang trí đuờng diềm thường ở trên viền của váy áo, hay các đồ vật như bát, đĩa, trang trí làm cho đồ vật đó đẹp hơn.
- Những hoạ tiết giống nhau thường được trang trí hàng ngang hàng dọc, các hoạ tiết khác nhau có thể trang trí xen kẽ
HS trả lời
- Đồ vật được trang trí đường diềm sẽ đẹp hơn.
- Đường diềm thường được trang trí trên áo quần, khay dĩa
- Các hoạ tiết hoa lá, động vật hay các hoa văn dân tộc
- Xen kẽ, nhắc lại, xoay chiều, đối xứng.
- Giống nhau.
- Ngoài viền của các đồ vật
- Xanh, đỏ, vàng
-HS bổ sung
-HS lắng nghe
Hoạt động 2
Hướng dẫn HS cách vẽ
- GV cho HS xem 1 số bài trang trí của HS lớp trước
- Y/c HS quan sát, bài vẽ đã sử dụng những hoạ tiết gì để trang trí ?
- các hoạ tiết được sắp xếp ra sao ?
- màu sắc trang trí thế nào ?
- Y/c 1 HS trả lời
-Y/c 1 HS khác nhận xét
-GV nhận xét, chốt lại câu trả lời.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước trang trí đường diềm 
- Y/c HS khác bổ sung
- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời
Bước 1: Vẽ khung hình
-Kẻ hai đường thẳng cách đều nhau ,chia khoảng cách các ô đều nhau
-Kẻ đường trục đường chéo
Bước 2: Vẽ hình mảng trang trí
-Mảng chính
-Mảng phụ
Bước 3: Chọn và vẽ họa tiết 
Bước 4: Vẽ màu
- Hs nhắc lại các bước vẽ trang trí đường diềm.
HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời
+ Tìm vị trí để trang trí trên đồ vật
+ Kẻ hai đường thẳng ngang hay dọc song song với nhau có khoảng cách phù hợp.
+ Chia khoảng cách của hai đường thẳng đó ra các ô đều nhau để vẽ hoạ tiết.
+ Kẻ trục, tìm mảng và vẽ hoạ tiết.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Gv vẽ minh hoạ trên bảng để Hs hình dung được các bước trang trí.
Hoạt động 3
Hướng dẫn HS thực hành.
kiểm tra 1 tiết. trang trí đường diềm
- HS tiến hành vẽ bài.
+ Chọn hoạ tiết vẽ cho đều nhau.
- HS chọn và sắp xếp hoạ tiết đường diềm cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều, rõ hình.
Hoạt động 4
Nhận xét đánh giá
- GV chọn một số bài cho HS cùng xem:
 + Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
 + Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- GS nhận xét và tuyên dương.
- GV nhận xét, bổ sung và nêu lí do vì sao đẹp vì sao chưa đẹp. 
- HS nhận xét về:
 + Cách bố cục (hài hoà, cân đối.)
 + Vẽ hoạ tiết (đều, đẹp)
 + Vẽ màu (có đậm, có nhạt.)
- HS nhận xét và xếp bài theo cảm nhận riêng.
4. Củng cố: (2 Phút)
GV treo bài vẽ của học sinh và gợi ý để học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng của mình.
5. Dặn dò: (1 Phút)
Làm tiếp bài ở lớp, quan sát màu sắc cỏ cây, hoa lá, đồ vật... tập nhận xét.
 Tổ trưởng nhận xét: Đông Xuân, ngày....tháng...năm 20...
Tuần 16-17 - tiết 16-17
vẽ tranh
Ngày soạn : 22-11-2017
 Ngày giảng: 6A: 27/11
 6B: 16/11 
 6C: 16/11
KIỂM TRA HỌC KÌ I
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Học sinh hiểu được nội dung đề tài bộ đội.
Nhận thức được hình tượng, hình ảnh chính, hình ảnh phụ để thể hiện vào nội dung đề tài.
Biết được phương pháp tiến hành phác thảo bố cục. 
2. Kỹ năng:
Bước đầu biết lựa chọn đúng nội dung đề tài khi vẽ tranh.
Biết cách sắp xếp hình mảng hợp lí trong bài vẽ tranh.
Biết cách lựa chọn hình ảnh chính phụ.
Vẽ được một bức tranh về đề tài bộ đội theo ý thích.
Phân tích được ý nghĩa của tên gọi "Bộ đội cụ Hồ"
3. Thái độ:
Thể hiện tình cảm của mình với các chú bộ đội qua tranh vẽ.
Biết kính trọng và ghi nhớ công ơn Bác Hồ
Làm bài nghiêm túc.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Kiểm tra - đánh giá.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài
Bộ tranh về đề tài bộ đội.
Chọn bộ tranh, ảnh về đề tài bộ đội của các hoạ sĩ và học sinh với nhiều hình ảnh, hoạt động khác nhau.
Sưu tầm tranh ảnh về "Bộ đội cụ Hồ"
Học Sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK
Giấy, chì màu tẩy, Phác thảo nét
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
Nắm sĩ số, nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh: Tranh ảnh sưu tầm, bút chỡ, tẩy, bút màu.
3. Nội dung bài mới: (84 phút)
a/ Đặt vấn đề:
b/ Triển khai bài.
Hoạt động 1: Nhắc nhở: (2 phút)
GV: Nhấn mạnh một số quy định trong quá trình thực hiện
HS: Chú ý
Hoạt động 2: Nhận xét (2 phút)
GV: nhận xét ý thức làm bài của cả lớp
Ưu điểm:
Hạn chế:
5. Dặn dò:	(1 phút)
Chuẩn bị:
Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ cho bài học sau.
4. ĐỀ KIỂM TRA: Đại diện nhóm lên bốc thăm và cả nhóm thực hiện bài thi.
ĐỀ TÀI :
Vẽ tranh: Đề tài bộ đội
4. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC VÀ CÁCH CHO ĐIỂM.
a. Phương pháp tổ chức.
Kiểm tra theo đề:
b. Cách cho điểm.
1. Xếp loại: Giỏi
Bài vẽ thể hiện được rõ nội dung chủ đề (Hình, đường nét, màu sắc) 
Bố cục chặt chẽ sáng tạo
Màu sắc tình cảm, sinh động, có đậm nhạt, có không gian
Trình bày sạch đẹp
2. Xếp loại: Khá
Bài vẽ thể hiện được nội dung chủ đề
Bố cục tương đối chặt chẽ (Có mảng chính, phụ)
Màu sắc tương đối hài hoà, có đậm nhạt
3. Xếp loại: Trung bình
Tranh vẽ có nội dung nhưng chưa rõ
Có thức về bố cục nhưng chưa hợp lí
Tô màu hoàn chỉnh
4. Xếp loại: Chưa đạt
Tranh không rõ về nội dung
Bố cục không hợp lí
Tô màu chưa hoàn chỉnh
Chưa có ý thức vẽ bài
Tuần 13-14 - tiết 13-14
vẽ theo mẫu
Ngày soạn : 15-11-2017
Ngày giảng: 6A: 10/11
 6B: 06/11-13/11 
 6C: 06/11-13/11 
VẼ THEO MẪU
MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức:
Học sinh biết được cấu tạo của mẫu, biết bố cucụ bài vẽ thế nào là đẹp và hợp lí
2. Kỹ năng: 
Học sinh biết cách vẽ hình và vẽ được hình gân với mẫu.
3.Thái độ: 
Nhận ra được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật từ đó thêm yêu mến thiên nhiên tươi đẹp.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp quan sát, vấn đáp, đánh giá, luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
Giáo viên.
Hình gợi ý cách vẽ màu, tranh tĩnh vật của các họa sỹ.
Mẫu lọ hoa và quả.
Học sinh
Đồ dùng vẽ của học sinh.IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh: Tranh ảnh sưu tầm, bút chỡ, tẩy, bỳt màu.
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
10 Phút
12 Phút
15 Phút
Hoạt động 1.
GV bày mẫu ở vài vị trí khác nhau, để học sinh nhận xét tìm ra bố cục hợp lý.
Hình trụ và hình cầu nhìn chính diện.
Hình trụ và hình cầu nhìn cách xa nhau nhìn chính diện.
Hình cầu đặt trên hình trụ.
GV kết luận: ở góc độ nhìn như hình (c) và (d) bố cục bài vẽ nhìn rõ và đẹp hơn.
GV: Cho học sinh quan sát và nhận xét mẫu;
Tỷ lệ của khung hình?
Độ đậm, độ nhạt của mẫu ?
Hoạt động 2.
GV: Hướng dẫn ở hình minh họa.
Hoạt động 3.
GV: Quan sát chung, nhắc nhở học sinh làm bài có thể bổ sung một số kiến thức nếu thấy học sinh đa số chưa rõ;
Cách ước lượng tỷ lệ và vẽ khung hình.
Xác định tỷ lệ bộ phận.
Cách vẽ nét vẽ hình.
GV: Theo sát, hướng dẫn, gợi ý cho HS bài.
I. Quan sát, nhận xét.
Vị trí vật mẫu thay đổi tùy thuộc vào vị trí của người quan sát.
Chia làm 3 phần: Miệng, thân, 
đáy
 a b
 c 
II. Cách vẽ:
Vẽ khung hình chung, sau đó vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.
Ước lượng tỷ lệ từng bộ phận của mẫu
Vẽ nét chính bằng những đường thẳng mờ.
Nhìn mẫu vẽ chi tiết.
Hoàn thành hình vẽ.
III.Thực hành
Em hãy hoàn thành bài vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. (Tiết 1 - vẽ hình).
4. Củng cố: (2 Phút)
GV chuẩn bị một số bài vẽ đạt và chưa đạt, gợi ý học sinh nhận xét về bố cục, hình vẽ, nét vẽ.
Sau khi học sinh nhận xét GVbổ sung và củng cố về cách vẽ hình.
5. Dặn dò: (1 Phút)
Làm bài tập ở SGK
Chuẩn bị bài sau.
HỌC KÌ II
Tuần 21
Tiết 21 Ngày soạn: 15 /01/ 2018
THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN 
VIỆT NAM 
I/ MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh phải:
1. Kiến thức: 
Học sinh hiểu hơn về 2 dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam là Đông Hồ và Hàng Trống.
Hiểu được nguồn gốc ,xuất xứ của một số dòng tranh dân gian Việt Nam
Hiểu được đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác tranh dân gian
hiểu được sự gắn kết giữa nội dung và hình thức trong tranh dân gian
2. Kĩ năng: 
Biết thêm về giá trị nghệ thuật thông qua nội dung và hình thức bức tranh được giới thiệu.
Biết được kĩ thuật sử dụng trong tranh dân gian Việt Nam
Biết được chất liệu màu dùng trong tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống
Nhớ và trình bày sơ lược được nội dung và hình thức một vài bức tranh
3. Thái độ: 
Thêm yêu mến về văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc.
II/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
Phương pháp quan sát, vấn đáp, đánh giá, luyện tập.
III/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên.
Tranh minh hoạ ở bộ ĐDDH MT6 và SGK.
Sưu tầm thêm tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống: Gà đại cát, Đám cưới chuột, Bốn mùa, Chợ quê, Phật bà Quan Âm....
Học sinh.
Sưu tầm một số tranh dân gian Việt Nam trên sách, báo.
IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số, nề nếp lớp. (1 Phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 Phút)
Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh.
3. Nội dung bài mới:
a/ Đặt vấn đề.
Hai vùng sản xuất tranh dân gian tập trung và nổi tiếng nhất là Đông Hồ và Hàng Trống. Hai dòng tranh này đã tồn tại hàng mấy trăm năm, trở thành một dòng nghệ thuật riêng biệt, quý giá, là kho báu của nghệ thuật dân tộc Việt Nam và để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị, bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các bức tranh của hai dòng tranh dân gian nổi tiếng này
b/ Triển khai bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TR

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12202319.doc