Giáo án môn Mĩ thuật 6 - Trường THCS Phan Đình Phùng

Bài 01: VẼ TRANG TRÍ

CHÉP HỌA TIẾT TRANG TRÍ DÂN TỘC

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Nhận ra vẻ đẹp của các họa tiết dân tộc miền xuôi và miền núi.

 - Biết cách khai thác, chọn lọc các đường nét của hoa lá ở thiên nhiên và trong vốn trang trí cổ của dân tộc ứng dụng vào bài tập

 2. Kĩ năng:

 - Bước đầu biết cách sử dụng đường nét trong các bài trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.

 - HS vẽ được một số họa tiét gần giống mẫu và tô màu theo ý thích.

 3.Thái độ:

 - Học sinh biết yêu quý, trân trọng giữ gìn và bảo tồn bản sắc dân tộc, những vốn cổ của dân tộc Việt Nam.

 Năng lực hình thành: năng lực quan sát, cảm thụ, ước lượng tư duy, thực hành nhận biết, sáng tạo, vấn đáp.

 

doc 116 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1212Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật 6 - Trường THCS Phan Đình Phùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng diềm có vai trò rất quan trọng trong việc tạo cho các đồ vật, sản phẩm nào đó trở nên đẹp và trang trọng hơn. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp trang trí đường diềm cơ bản, hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Trang trí đường diềm”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 
- cho HS quan sát một số đồ vật có trang trí đường diềm, yêu cầu HS nhận xét về: Hình dáng, bố cục, họa tiết và màu sắc.
- Tóm tắt và nhấn mạnh một số đặc điểm chính trong đường diềm.
- Cho HS kể tên một số đồ vật khác có trang trí đường diềm mà mình biết.
- HS quan sát một số đồ vật có trang trí đường diềm, nhận xét về: Hình dáng, bố cục, họa tiết và màu sắc.
- Quan sát GV phân tích đặc điểm chính trong đường diềm.
- HS kể tên một số đồ vật khác có trang trí đường diềm mà mình biết
I/. Thế nào là đường diềm.
- Đường diềm là hình trang trí kéo dài, giới hạn trong hai đường song song (Thẳng, cong, tròn). Họa tiết được vẽ xen kẽ, lặp lại hoặc đảo ngược đều đặn và liên tục.
- Đường diềm thường trang trí trên quần, áo, bát, đĩa, thảm, giường, tủ, giấy khen làm cho các đồ vật thêm đẹp và trang trọng hơn.
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS cách trang trí đường diềm.
+ Kẻ hai đường song song.
- cho HS quan sát bài vẽ mẫu để HS nhận ra đường diềm luôn được giới hạn trong hai đường song song.
- vẽ minh họa.
+ Chia khoảng.
- cho HS nhận xét về khoảng cách các mảng họa tiết trong đường diềm.
- vẽ minh họa hai cách chia khỏang: Đều nhau và không đều nhau.
+ Vẽ họa tiết.
- yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét về các loại họa tiết và cách sắp xếp trong đường diềm.
- phân tích trên bài vẽ mẫu làm nổi bật sự sắp xếp họa tiết cần có chính, phụ, có nét thẳng, nét cong.
+ Vẽ màu.
- cho HS quan sát và nêu cảm nhận về một số bài vẽ có gam màu khác nhau.
- Cho HS nhắc lại cách dùng màu trong trang trí.
- phân tích về việc sử dụng màu sắc trong đường diềm cần có sự chọn lựa hợp lý, phù hợp với phong cách sáng tạo và chú ý không nên dùng quá nhiều màu.
- HS quan sát bài vẽ mẫu nhận ra đường diềm luôn được giới hạn trong hai đường song song.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- HS nhận xét về khoảng cách các mảng họa tiết trong đường diềm.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- HS quan sát và nêu nhận xét về các loại họa tiết và cách sắp xếp trong đường diềm.
- Quan sát GV phân tích cách vẽ họa tiết.
- HS quan sát và nêu cảm nhận về một số bài vẽ có gam màu khác nhau.
- HS nhắc lại cách dùng màu trong trang trí.
- Quan sát GV phân tích cách dùng màu.
II/. Cách trang trí đường diềm.
1. Kẻ hai đường song song.
2. Chia khoảng.
3. Vẽ họa tiết.
4. Vẽ màu.
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- nhắc nhở HS làm bài tập theo đúng phương pháp.
- quan sát và hướng dẫn thêm về cách bố cục và cách sắp xếp họa tiết cho bài vẽ của học sinh.
- HS làm bài tập.
III/. Bài tập.
- Trang trí đường diềm. Kích thước: 25 x 7 cm.
	4. Củng cố: (5’)   
	? Muốn trang trí đường diềm ta phải làm như thế nào?
	- HS suy nghĩ và trả lời.
	5. Dặn dò:  (1 phút)
	- GV nhắc nhở học sinh hoàn thành bài ở nhà (nếu ở lớp chưa xong).
	- Chuẩn bị cho bài học sau bài 16: Vẽ theo mẫu: MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
Tuần 16	      Ngày soạn: 02/12/2017
Tiết  16                                                                                     Ngày dạy: 04/12/2017
Bài 16: Vẽ theo mẫu
MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
(Tiết 1: Vẽ hình)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 
	- Học sinh nắm bắt được đặc điểm của mẫu và nắm bắt phương pháp vẽ hai 	vật mẫu kết hợp.	
	2. Kĩ năng: 
	- Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của mẫu, thể hiện bài vẽ 	đúng tỷ lệ, mềm mại và nổi bật hình khối cơ bản của mẫu.
	3. Thái độ: 
	- Biết nhận xét và đánh giá kết quả của bạn cũng như tự đánh gía kết quả học 	tập của mình...
	- Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của đồ vật và bài vẽ 	theo mẫu, rèn luyện thói quen làm việc khoa học từ tổng thể đến chi tiết.
II. CHUẨN BỊ :
	1. Giáo viên: 
	- Mẫu vẽ: hình cầu và hình trụ.
	- Bài vẽ của HS năm trước.
	2. Học sinh: 
	- Giấy vẽ bút chì tẩy màu.
	3. Phương pháp:
   	- Phương pháp trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Ổn định tổ chức:  (1 phút)
	- Kiểm tra sĩ số, đồ dùng.
	2. Kiểm tra bài cũ : (3 phút)
	? Nêu các bước của vẽ trang trí đường diềm?
	? Ứng dụng của trang trí trong đời sống hàng ngày?
	3. Bài mới:
• Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tìm hiểu về phương pháp vẽ theo mẫu. Để củng cố kiến thức và giúp các em nắm chắc hơn về cấu tạo của các hình khối cơ bản, hôm nay thầy và các em cùng nhau nghiên cứu bài “VTM: Hình trụ và hình cầu”.
Bài 16: Vẽ theo mẫu
MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét (10’)
- GV yêu cầu HS 4 nhóm lên bày 4 bộ mẫu sao cho hợp lí.
- Cùng HS nhận xét chọn ra 1 mẫu đẹp nhất.
? Khung hình chung của mẫu là khung hình gì ?
? Khung hình riêng của lọ và quả là khung hình gì
? Nêu vị trí của khối trụ và khối cầu?
? Tỷ lệ của khối trụ và khối cầu?
? Màu sắc của khối trụ và khối cầu?
? ánh sáng chiếu lên mẫu từ hướng nào
? Độ đậm nhạt trên mỗi vật mẫu chuyển như thế nào?
? Vật nào đậm nhất, vật nào sáng nhất
=> GV tóm lại
- Bày mẫu có xa gần và thuận mắt, hợp lí 
- Khung hình : chữ nhật đứng
- Hình trụ CNĐ, khối cầu nằm trong khung hình vuông.
- Khối cầu nằm trước khối trụ.
- Khối cầu cao = 1/3 khối trụ.
- Khối trụ và khối cầu có màu trắng.
- Từ phải sang trái
- Chuyển nhẹ nhàng
- Khối trụ đậm hơn khối cầu.
- Chú ý
I/. Quan sát và nhận xét:
+ Hình dáng.
+ Vị trí.
+ Tỷ lệ.
+ Đậm nhạt
Hoạt động 2: Cách vẽ(7’)
- GV giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ cho hs nắm rõ các bước
- GV phác hình lên bảng và hướng dẫn cụ thể từng bước cho hs quan sát
- GV chỉ ra bố cục đẹp và chưa đẹp cho hs vẽ đúng
- Cho hs tham khảo một số bài vẽ của hs năm trước
- Quan sát hình gợi ý
- Quan sát lên bảng
- Chý ý
- Tham khảo và học tập
II/. Cách vẽ:
Bước 1 : Ước lượng tỉ lệ vẽ khung hình chung.
Bước 2 : Ước lượng tỉ lệ của ấm và bát rồi vẽ khung hình của từng vật mẫu.
Bước 3 : Vẽ phác hình bằng những nét thẳng.
Bước 4 : Vẽ hình hoàn chỉnh.
Hoạtđộng3:Thực hành (23’)
- GV cho hs vẽ theo mẫu khối trụ và khối cầu.
- Yêu cầu hs vẽ hình
- Xuống lớp quan sát nhắc nhở hs vẽ bài
- Sửa sai cho hs
- Vẽ bài vào giấy vẽ hoặc vở vẽ
- Chình hình tương đối giống mẫu
III. Thực hành
Hoạt động 4 : Củng cố và đánh giá(5’)
- GV chọ một số bài tốt và chưa tốt của hs lên cùng hs nhận xét và đánh giá
- GV bổ xung
-Tuyên dương những em hăng hái phát biểu xây dựng bài
- Nhắc nhở những em chưa chú ý
- HS Nhận xét
	4. Củng cố: (2 phút)
	- Nắm được như thế nào là mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
	- Qua bài học trên các em phải nắm được cách chọn bố cục và vẽ khung hình.
	- Cần nhớ các bước vẽ theo mẫu.
	5. Dặn dò: (1 phút)
	- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới	
Tuần 17	 Ngày soạn: 08/11/2017
Tiết  17	Ngày dạy: 11/11/2017
Bài 16: Vẽ theo mẫu
MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
(Tiết 2: Vẽ màu)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Học sinh nắm được hình dáng, tỉ lệ, đặc điểm của vật mẫu.
	- Nắm được phương pháp vẽ mẫu dạng hình trụ và hình cầu.
2. Kĩ năng: - Học sinh nhanh nhẹn trong việc nắm bắt đặc điểm của mẫu, thể hiện 	bài vẽ đúng tỷ lệ, mềm mại và nổi bật hình khối cơ bản của mẫu.
3. Thái độ : 	- HS có thái độ tích cực trong học tập.
	- Biết bảo vệ, giữ gìn đồ vật xung quanh.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
                  - Tranh mĩ thuật 6, hình trụ và hình cầu.
                  - Bài vẽ của HS năm trước.
2. Học sinh: 
                 - Bài dựng hình tiết 1, đồ dùng học tập.
3. Phương pháp:
   - Phương pháp trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
1. Ổn định tổ chức:  (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
? Muốn vẽ hình mẫu có dạng hình trụ và hình cầu ta phải làm như thế nào?
- HS: nêu cách vẽ hình.
3. Bài mới: (1 phút)
& Giới thiệu bài: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu cách vẽ hình của hình trụ và hình  cầu, tiết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu cách vẽ đậm nhạt
Bài 17: Vẽ theo mẫu
MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
( Tiết 2: Vẽ đậm nhạt)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét (10’)
- xếp vật mẫu giống tiết học trước.
- cho HS xếp mẫu theo nhóm và nhận xét kỹ về: Hướng chiếu của ánh sáng, ranh giới giữa các mảng đậm nhạt và độ đậm nhạt giữa các vật mẫu và giữa vật mẫu với nền đặt mẫu.
- cho HS xem một số bài vẽ mẫu và yêu cầu HS nhận xét về cách vẽ đậm nhạt.
- HS xếp mẫu theo nhóm và nhận xét kỹ Hướng chiếu của ánh sáng, ranh giới giữa các mảng đậm nhạt và độ đậm nhạt giữa các vật mẫu và giữa vật mẫu với nền đặt mẫu.
- HS xem một số bài vẽ mẫu và yêu cầu HS nhận xét về cách vẽ đậm nhạt.
I/. Quan sát – nhận xét
- Hướng chiếu của ánh sáng.
- Ranh giới giữa các mảng đậm nhạt.
- Độ đậm nhạt giữa các vật mẫu và giữa vật mẫu với nền đặt mẫu.
Hoạt động 2: Cách vẽ(7’)
- GV giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ cho hs nắm rõ các bước
- GV phác hình lên bảng và hướng dẫn cụ thể từng bước và cách lên đậm nhạt cho hs quan sát
- GV chỉ ra bố cục đẹp và chưa đẹp cho hs vẽ đúng
- Cho hs tham khảo một số bài vẽ của hs năm trước
- Quan sát hình gợi ý
- Quan sát lên bảng
- Chý ý
- Tham khảo và học tập
Hoạt động: Thựchành(23’)
- GV cho hs vẽ theo mẫu khối trụ và khối cầu.
- Yêu cầu hs vẽ đậm nhạt
- Xuống lớp quan sát nhắc nhở hs vẽ bài
- Sửa sai cho hs
- Vẽ bài vào giấy vẽ hoặc vở vẽ
- Chình hình tương đối giống mẫu
III. Thực hành
	4. Củng cố: (1 phút)
	? thế nào là vẽ theo mẫu?
	? Để vẽ theo mẫu ta phải làm như thế nào?
	5. Dặn dò:  (1 phút)
	- Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
Tuần 18	               Ngày soạn: 15/12/201	6
Tiết 18	 Ngày dạy : 18/12/2017
Bài 18: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS hiểu cách trang trí hình vuông cơ bản.
2. Kĩ năng:    
- HS làm được bài trang trí hình vuông cơ bản hoặc ứng dụng.
3. Thái độ: 
- Giáo dục HS biết tự làm đẹp các đồ vật trong đời sống.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Bài vẽ của HS năm trước.
- Một vài đồ vật hình vuông có trang trí: bạch hoa, hộp bánh, kẹo, khăn tay.
- Tranh mĩ thuật 6.
2. Học sinh: 	
- Giấy vẽ, chì, tẩy màu, đồ vật hình vuông     
3. Phương pháp dạy học: 
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, luyện tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng học tập..
3. Bài mới: 
• Giới thiệu bài: Giới thiệu một số hình ảnh, đồ vật được trang trí hình vuông và cho HS nhận xét.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
- GV hướng dẫn HS quan sát một số đồ vật có dạng hình vuông: cái khăn bàn, viên gạch hoa
Và một vài bài trang trí hình trang trí cơ bản.
? Trang trí ứng dụng và trang trí cơ bản khác nhau ở chỗ nào?
- GV giới thiệu một vài mẫu trang trí hình vuông, hướng dẫn học sinh nhận ra.
? Họa tiết chính, phụ?
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các họa tiết?
? Màu sắc trong bài như thế nào?
- GV nhận xét, tóm tắt kiến thức: Trang trí hình vuông cần kẻ trục đối để vẽ họa tiết và vẽ màu cho đều.
- HS: Trang trí cơ bản có ít mảng hình, màu sắc đơn giản.Trang trí ứng dụng có nhiều mảng hình, màu sắc đa dạng phong phú.
- HS: Hoa, lá, (chim, thú...)
- HS nhận ra các cách sắp xếp họa tiết.
+ Sắp xếp họa tiết đối xứng qua trục.
+ Họa tiết trang trí ở các góc thường giống nhau về hình dáng và độ lớn, màu sắc.
+ Sử dụng mảng hình không đều.
- HS: nổi rõ trọng tâm.
I. Quan sát,nhận xét.
1. Sắp xếp họa tiết đối xứng qua trục.
2. Họa tiết trang trí ở các góc thường giống nhau về hình dáng và độ lớn màu sắc.
3. Sử dụng mảng hình không đều.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí hình vuông cơ bản.
- GV hướng dẫn học sinh cách trang trí hình vuông cơ bản.
- GV làm mẫu qua đồ dùng dạy học, giải thích cách làm.
+ Bước 1: Tìm bố cục.
Kẻ trục đối xứng (trục ngang, dọc, trục chéo...) Phác các mảng hình họa tiết chính họa tiết phụ cho cân đối, đều.
+ Bước 2: Tìm họa tiết.Vẽ họa tiết vào các mảng hình cho phù hợp với hình dáng của các góc.
+ Bước 3: Tìm màu họa tiết và màu nền cho phù hợp, chú ý đến đậm nhạt, màu hài hòa rõ trọng tâm.
- GV giới thiệu một số bài vẽ trang trí hình vuông của học sinh lớp trước, phân tích để học sinh nhận ra vẻ đẹp của từng bài.
II. Cách trang trí	
1. Vẽ hình, kẻ trục đối xứng.
2. Vẽ các mảng hoạ tiết chính phụ: 
2. Tìm họa tiết cho phù hợp.
3. Tìm màu cần thể hiện rõ trọng tâm.
Hoạt động 3: Thực hành
- GV nêu nội dung bài tập: Trang trí hình vuông với cạnh là 14cm
- GV hướng dẫn học sinh có thể cắt dán, vẽ họa tiết tự chọn và sắp xếp cho hợp lí.
- GV bao quát, nhắc nhở HS cách làm bài, chọn họa tiết, bố cục vẽ màu.
- HS chọn hình thức làm bài.chú ý chọn họa tiết đẹp, vẽ mảng hình cho cân đối, vẽ màu đều tay
- HS hoàn thành bài vẽ.
* Câu hỏi và bài tập.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá
- GV chọn một số bài vẽ tiêu biểu để nhận xét. Hướng dẫn HS nhận xét về các nội dung;
? Cách sắp xếp họa tiết?
? Màu sắc trong bài?
- GV nhận xét, đánh giá, nhận xét chung tiết học.
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.
4. Củng cố: 
 ? Nêu cách trang trí hình vuông?
 ? Hoạ tiết là gì?
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.: 	
- GV nhắc nhở HS về nhà hoàn thành bài (Nếu ở lớp chưa xong)
- Chuẩn bị cho bài học - Bài 19: Thường thức mĩ thuật
GIỚI THIỆU VỀ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM.
Tuần 19    	Ngày soạn: 22/12/2017
Tiết 19	Ngày dạy: 25/12/2017
Bài 19: Thường thức mĩ thuật
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:  - HS hiểu được nguồn gốc,ý nghĩa và vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam.
                      - Hiểu được giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo thông qua nội dung và hình thức thể hiện của tranh dân gian.
2. Kĩ năng:     - Phát triển khả năng tư duy lôgic, phân tích tổng hợp vấn đề.
3. Thái độ:     - HS có thái độ tích cực trong học tập. Trân trọng,giữ gìn nền văn hóa dân tộc.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên:   - Hình minh họa một số tranh dân gian Việt Nam.
                       - Tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống.
2. Học sinh:    - Đồ dùng học tập
                       - Sưu tầm một số tranh dân gian.Bài viết về dòng tranh dân gian.
3. Phương pháp: 
                       - Trực quan,đàm thoại,
                       - Thuyết trình, vấn đáp, minh họa.
III. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: : 	
- Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, đồ dùng.
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Cách trang trí hình vuông?
? Nhận xét bài vẽ?
3. Bài mới: : 
- GV dẫn dắt vào bài: Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong – màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp. Em biết gì về dòng tranh được nêu trong hai câu thơ trên?
Bài 19: Thường thức mĩ thuật
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tranh dân gian. 
GV yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức ở các lớp trước
? Em biết gì về tranh dân gian?
- GV giới thiệu: Nằm trong nghệ thuật cổ Việt Nam, tranh dân gian có từ rất lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác.
- GV treo tranh dân gian, hướng dẫn học sinh quan sát và tìm hiểu.
? Xuất xứ của tranh?
? Đặc điểm chất liệu và màu sắc trong tranh ra sao?
- GV nhận xét phần trả lời của học sinh,
- HS: Trang dân gian được nhân dân ưa thích.
- HS: Được lưu hành rộng rãi trong nhân dân do các nghệ nhân vẽ, in và bán vào dịp tết - > tranh tết, tranh thờ.
- HS: Tranh in bằng ván gỗ, hoặc tô màu bằng tay. Màu sắc trong tranh tươi ấm, nét vẽ đôn hậu..
I. Vµi nÐt vÒ tranh d©n gian
- Tranh dân gian nằm trong dòng 
tranh nghệ thuật cổ Việt Nam được lưu hành rộng rãi trong nhân dân, được nhân dân ưa thích và truyền từ đời này sang đời khác. 
 - Tranh được làm ở nhiều nơi như Đông Hồ (Bắc Ninh), Kim Hoàng (Hà Tây), Hàng Trống
(Hà Nội). 
- Nội dung: chủ yếu là đề tài chúc tụng như: Gà trống, gà mái, lợn nái hoặc các trò chơi sinh hoạt trong dân gian. Tranh thờ phục vụ tín ngưỡng như: Tranh ngũ hổ
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tranh dân gian. 
- GV giới thiệu tranh dân gian Đông Hồ“Gà Mái’’Hướng dẫn HS thảo luận về các nội dung sau.
? Bức tranh thuộc dòng tranh nào?
? Xuất xứ của tranh Đông Hồ?
? Bức tranh (Gà mái)có bao nhiêu màu?Các mảng màu ngăn cách như thế nào?
? Kĩ thuật làm tranh?
- Kĩ thuật làm tranh: Khắc và in trên giấy dó, quét màu điệp.
- GV tóm tắt, củng cố kiến thức: Tranh Đông Hồ tất cả các màu đều được in bằng các bản khắc gỗ khác nhau, sau đó in nét viền đen. Màu được lấy từ thiên nhiên. (Màu đỏ lấy từ sỏi đỏ tán mịn.màu vàng lấy từ cây gỗ vang, màu trắng lấy từ vỏ sò, màu đen lấy từ than lá tre, xanh lấy từ lá chàm...)
Đường nét đơn giản, dứt khoát. 
- GV treo bức tranh’’Ngũ Hổ “hướng dẫn học sinh tìm hiểu tranh qua câu hỏi thảo luận.
? Bức tranh thuộc dòng tranh nào?
? Xuất xứ của tranh?
? Nội dung của tranh?
? Kĩ thuật làm tranh?
? Tranh (Ngũ Hổ) có bao nhiêu màu? được vẽ bằng những màu nào?
- HS: Màu tươi mà không chói, không gian lung linh có chiều sâu.
? Em có nhận xét gì về đường nét trong tranh?
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Để có được 1 bức tranh các nghệ nhân phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau từ khắc hình lên ván gỗ, in và tô màu từng bước theo một qui trình công phu.
- HS: Tranh Đông Hồ
- HS: Sản xuất tại làng Đông Hồ.	
- HS: Tranh có 4 màu chính,màu rõ ràng,các mảng màu được ngăn cách bằng nét viền to, đậm,
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS: tranh hàng Trống.
- Được sản xuất tại Phố Hàng Trống- Hà Nội
- Tranh HT chủ yếu là tranh thờ, miêu tả cuộc sống của con người, vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Tranh chỉ cần một bản khắc nét, in viền, trực tiếp tô màu. Dùng kĩ thuật vờn chồng lên nhau tạo cho tranh mềm mại hơn.
- HS: Đường nét mảnh mai, trau chuốt.
- HS nhóm khác nhận xét.
I. Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống.
1. Tranh Đông Hồ: 
- Sản xuất tại làng Đông Hồ.
- Tranh thể hiện cuộc sống muôn màu của con người.
- Kĩ thuật làm tranh: Khắc và in trên giấy dó, quét màu điệp.
- Đường nét đơn giản, dứt khoát, màu sắc trầm ấm được lấy từ thiên nhiên.
2. Tranh Hàng Trống: 
- Được sản xuất tại Phố Hàng Trống- Hà Nội
- Tranh HT chủ yếu là tranh thờ,miêu tả cuộc sống của con người,vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Tranh chỉ cần một bản khắc nét,in viền,trực tiếp tô màu.
- Màu tươi, không gian lung linh có chiều sâu.
Hoạt động 3: Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian.
- GV kết luận: tranh dân gian Việt Nam đã được đa số nhân dân yêu thích, là một bộ phận của nền văn hóa dân tộc và của nhân loại
? Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian?
Tranh dân gian hết sức hồn nhiên, trực cảm, màu sắc tươi tắn mà không lòe loẹt, nét viền đều và thô, không cứng.
- Hình tượng trong tranh có sức khái quát cao, hình tượng vừa hư vừa thực 
- Bố cục theo lối ước lệ tượng trưng.
- HS: tranh mang bản sắc dân tộc đậm đà.
III.Gía trị nghệ thuật của tranh dân gian Việt Nam
- Tranh mang bản sắc dân tộc đậm đà.
Tranh dân gian hết sức hồn nhiên, trực cảm, màu sắc tươi tắn mà không lòe loẹt, nét viền đều và thô, không cứng.
- Hình tượng trong tranh có sức khái quát cao, hình tượng vừa hư vừa thực  
- Bố cục theo lối ước lệ tượng trưng,
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá: 
GV? Xuất xứ của tranh dân gian?
? Kĩ thuật làm tranh dân gian?
? Đề tài trong tranh dân gian?
? Giá trị nghệ thuật của tranh dân gian?
- GV tổng hợp vấn đề, nêu nội dung kiến thức cần nắm.
- Nêu bài học đạo đức: 
- HS nêu những nội dung chính.
4. Củng cố: 
? Tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống có gì giống và khác nhau?
? Đề tài trong tranh dân gian thường là gì?
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. 
- Học bài, sưu tầm tranh dân gian.
Tuần 20	  Ngày soạn:  08/01/2017
Tiết 20	 Ngày dạy  : 12/01/2017
Bài 24: Thường thức mĩ thuật
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I.Mục tiêu: 
1.Kiến thức: - HS hiểu hơn về hai dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam là Đông Hồ và Hàng Trống.
- Hiểu thêm về giá trị nghệ thuật thông qua hình thức và nọi dung của tranh
dân gian.
2. Kĩ năng:  - Rèn luyện kĩ năng tư duy,phân tích,giải quyết vấn đề.
3. Thái độ:   - HS có thái độ tích cực trong học tập.
                    - Biết giữ gìn và phát huy truyền thống của văn hóa nhân loại
II. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên: 	 - Bộ tranh dân gian Đông Hồ,Hàng trống.
	- Tranh dân gian có trong bài học.Tài liệu viết về tranh dân gian.
2. Học sinh:  - Đồ dùng học tập.
3. Phương pháp: 
- Trực quan,quan sát
               - Đàm thoại- giải thích,thảo luận nhóm.
III. Tiến trình dạy học: 
1. Ổn định tổ chức: : 
	- Kiểm tra sĩ số,đồ dùng học tập.
2. Kiểm tra bài cũ: : 
	? Xuất xứ của tranh dân gian?
	? Ở Việt Nam có những dòng tranh nào?
	? Những nơi nào thường sản xuất tranh dân gian?
- Gọi ý trả lời: +Xuất xứ: Tranh có từ lâu đời, do tập thể quần chúng nhân dân sáng tạo nên.
	+Ở VN có hai dòng tranh nổi tiếng: Đông Hồ và Hàng Trống.
	+Một số vùng sản xuất tranh: Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây...
3. Bài mới: : 	
	- GV dẫn dắt vào bài mới. Chúng ta đã tìm hiểu về tranh dân gian VN. Vậy tranh dân gian có nội dung như thế nào bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
Bài 20: Thường thức mĩ thuật
GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1 : Phân biệt hai dòng tranh dân gian tiêu biểu
I. Phân biệt hai dòng tranh dân gian 
* Giống nhau : Đều là tranh dân gian khắc gỗ, có từ lâu đời do tập thể nhân dân sáng tác 
* Khác nhau: 
Tranh Đông Hồ
- Sản xuất tại làngĐông Hồ( B. Ninh)
-Do bà con nông dân sáng tác thể hiện ước mơ hoài bão của người dân
- In nhiều màu mỗi màu là 1 bản in, in nét viền đen sau cùng .
-Chất liệu màu hạn chế (từ những vật liệu trong tự nhiên)
Tranh Hàng Trống
- Sản xuất tại làng Hàng Trống ( Hoàn Kiếm, Hà Nội)
- Do những nghệ nhân sáng tác, phục vụ cho tầng lớp trung lưu và thị dân ở kinh thành 
- Chỉ cần một bản gỗ khắc in nét viền đen sau đó tô màu bằng tay
- Màu sắc chế tạo từ phẩm nhuộm nên phong phú hơn.
? Việt Nam ta có những dòng tranh dân gian nào tiêu biểu nào? nêu xuất xứ của chúng.
? Phân biệt hai dòng tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống
? Xuất xứ của chúng, đối tượng phục vụ, kỹ th

Tài liệu đính kèm:

  • docMi thuat 6 3 cot Anh Thi_12244345.doc